intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Chế Lan Viên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Chế Lan Viên” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Chế Lan Viên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 12 CUỐI KÌ I Năm học 2022-2022 ❖ Chương 1: ESTE-LIPIT 1-Biết. Câu 1: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2nO (n ≥ 1). B. CnH2nO2 (n ≥ 1). C. CnH2nO2 (n ≥ 2). D. CnH2nO3 (n ≥ 2). Câu 2: Este etyl fomat có công thức là A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3. Câu 3: Phản ứng giữa axit với ancol tạo thành este được gọi là A. Phản ứng trung hoà. B. Phản ứng ngưng tụ. C. Phản ứng este hoá. D. Phản ứng kết hợp. Câu 4: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng A. Hiđrat hoá. B. Xà phòng hoá. C. Sự lên men. D. Este hóa. Câu 5: Số đồng phản este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 6: Chất béo tripanmitin có công thức là A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D.(C17H31COO)3C3H5. Câu 7: Chọn phát biểu đúng? A. Chất béo là trieste của glixerol với axit. B. Chất béo là triete của glixerol với axit vô cơ. C. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo D. Chất béo là trieste của ancol với axit béo. 2-Thông hiểu Câu 8: Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng), sinh ra các sản phẩm là A. CH3COONa và CH3COOH. B. CH3COONa và CH3OH. C. CH3COOH và CH3ONa. D. CH3OH và CH3COOH. Câu 9: Khi thủy phân bất kì một chất béo nào thì cũng luôn thu được: A. Axit oleic B. Glixerol C. Axit stearic D. Axit panmitic. Câu 10: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol. Câu 11: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H33COONa và glixerol. 3-Vận dụng Câu 12: Để xà phòng hóa 17,4 gam một este no đơn chức cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tìm công thức phân tử của este đem dùng. A. C6H12O2 B. C5H10O2 C. C4H8O2 D. C6H10O2 Câu 13:Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 3,4. B. 4,8. C. 3,2. D. 5,2 Câu 14:Thủy phân 8,8 gam este X có công thức phân tử C 4H8O2 bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,6 gam ancol Y và m gam muối Z. Giá trị của m là A. 3,4. B. 4,1. C. 4.2. D. 8,2 4-Vận dụng cao Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol một chất béo X cần dùng vừa đủ 6,36 mol O2. Mặt khác, cho lượng X trên vào dung dịch nước Br2 dư thấy có 0,32 mol Br2 tham gia phản ứng. Nếu cho lượng X trên tác dụng hết với NaOH thì khối lượng muối khan thu được là A. 72,8 gam. B. 88,6 gam. C. 78,4gam. D. 58,4 gam. Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn triglixerit cần vừa đủ 3,08 mol O2, thu được CO2 và 2 mol H2O. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 35,36 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
  2. A. 0,12. B. 0,10. C. 0,04. D. 0,06. ❖ Chương 2: CACBOHIDRAT 1-Biết: Câu 17: Đồng phân của glucozơ là A. saccarozơ. B. xenloluzơ. C. fructozơ. D. tinh bột Câu 18: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. fructozơ. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. xenlulozơ. Câu 19: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ. Câu 20: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hoà tan Cu(OH)2. B. thủy phân. C. trùng ngưng. D. tráng bạc. Câu 21: Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có tính chất hóa học chung là A. phản ứng với nước brom. B. có vị ngọt, dễ tan trong nước. C. tham gia phản ứng thủy phân. D. hòa tan Cu(OH)2 điều kiện thường. Câu 22: Dãy gồm các chất đều bị thủy phân trong dung dịch H2SO4, đun nóng là A. glucozơ, saccarozơ và fructozơ. B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột. C. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. D. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. 2-Thông hiểu Câu 23: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng bạc là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 24: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. glucozơ, anđehit fomic, natri axetat. B. glucozơ, glixerol, natri axetat. C. glucozơ, glixerol, axit axetic. D. glucozơ, glixerol, ancol etylic. Câu 25: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng ba dung dịch: glucozơ, hồ tinh bột, glixerol. Để phân biệt 3 dung dịch, người ta dùng thuốc thử A. Dung dịch iot và phản ứng tráng bạc. B. Dung dịch iot. C. Dung dịch axit. D. Phản ứng với Na. 3-Vận dụng Câu 26: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là A. 16,2 gam. B. 32,4 gam. C. 10,8 gam. D. 21,6 gam. Câu 27: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là A. 54. B. 27 C. 72. D. 36. 4-Vận dụng cao Câu 28: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là A. 26,73. B. 33,00. C. 25,46. D. 29,70. ❖ Chương 3: AMIN-AMINOAXIT-PEPTIT-PROTEIN 1-Biết Câu 29: Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là A. CnH2n-5N (n ≥ 6). B. CnH2n+1N (n ≥ 2). C. CnH2n-1N (n ≥ 2). D. CnH2n+3N (n ≥ 1). Câu 30: Công thức phân tử của đimetylamin là A. C2H8N2. B. C2H7N. C. C4H11N. D. CH6N2. Câu 31: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một? A. (CH3)3N. B. CH3NHCH3. C. CH3NH2. D. CH3CH2NHCH3 Câu 32 : Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 33: Chất nào sau đây là tripeptit? A. Gly–Gly. B. Gly–Ala. C. Ala–Ala–Gly. D. Ala–Gly.
  3. 2-Thông hiểu Câu 34: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2 ? A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH. Câu 35: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo của X là? A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Phe-Val. C. Gly-Ala-Val-Phe D.Ala-Val-Phe-Gly. Câu 36: Phát biểu không đúng là: A. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ. B. Ở điều kiện thường, metylamin là chất lỏng có mùi khai, tương tự như amoniac. C. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài chục triệu. D. Đipeptit Gly-Ala có 2 liên kết peptit. Câu 37: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? A. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. B. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị -amino axit được gọi là liên kết peptit. D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các -amino axit. 3-Vận dụng Câu 38: Một amin A thuộc cùng dãy đồng đẳng với metylamin có hàm lượng cacbon bằng 68,97%. CTPT của A là A. C3H9N. B. C5H13N. C. C4H11N. D. C2H7N. Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 6,2g một amin no, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít O2(đktc). Công thức của amin đó là A. C2H5NH2 B. CH3NH2 C. C4H9NH2 D. C3H7NH2 Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2) sinh ra 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 3,1 gam. B. 6,2 gam. C. 5,4 gam. D. 2,6 gam Câu 41: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M. Cô cạn dung dịch thu được 1,835 g muối khan. Khối lượng phân tử của A là A. 147 B. 150 C. 97 D. 120 Câu 42: Một α – aminoaxit X chỉ chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 0,89g X phản ứng vừa đủ với dd HCl tạo ra 1,255 g muối. CTCT của X là A. CH3 – CH(NH2) – CH2 – COOH B. CH3 – CH(NH2) – COOH C. H2N – CH2 – COOH D. H2N – CH2 – CH2 – COOH 4-Vận dụng cao Câu 43: Cho 100 ml dung dịch amino axit X nồng độ 0,2M phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng tối đa với 120 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được dung dịch chứa 4,71 gam hỗn hợp muối. Công thức của X là A. H2NC3H5(COOH)2. B. (H2N)2C2H3COOH. C. (H2N)2C3H5COOH. D. H2NC3H6COOH. ❖ Chương 4: POLIME-VẬT LIỆU POLIME 1-Biết Câu 44: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên? A. Polistiren. B. Polipropilen. C. Tinh bột. D. Polietilen. Câu 45: Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là A. cao su Buna. B. poli(vinyl clorua). C. polistiren. D. polietilen. Câu 46: Tơ gồm 2 loại là A. tơ hoá học và tơ tổng hợp. B. tơ tổng hợp và tơ nhân tạo. C. tơ hoá học và tơ thiên nhiên. D. tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo. Câu 47: Tơ visco không thuộc loại A. tơ tổng hợp. B. tơ bán tổng hợp. C. tơ hoá học. D. tơ nhân tạo.
  4. Câu 48: Tơ nilon-6,6 thuộc loại A. tơ nhân tạo. B. tơ thiên nhiên. C. tơ tổng hợp. D. tơ bán tổng hợp. Câu 49: Loại tơ thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là A. tơ capron B. tơ nilon -6,6 C. tơ capron D. tơ nitron. 2-Thông hiểu Câu 50: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây? A. CH2=C(CH3)COOCH3 B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CH-CN. D. CH2=CH-CH=CH2. Câu 51: Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy gồm các polime tổng hợp là: A. polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6. B. polietilen, polibutađien, nilon-6, nilon-6,6. C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6. D. polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6. ❖ Tổng hợp 1. Biết Câu 52: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ? A. Glucozơ. B. Protein C. Etyl axetat. D. Saccarozơ. Câu 53: Chất có chứa nguyên tố nitơ là A. metyl amin. B. saccarozơ. C. xenlulozơ. D. glucozơ. 2. Hiểu Câu 54: Cho các phát biểu sau: (a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể làm nguyên liệu để điều chế xà phòng. (b) Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc. (c) Tơ tằm kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm. (d) Dung dịch anilin làm quì tím chuyển thành màu xanh. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2. C. 3 D. 4. Câu 55: Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. (b) Saccarozơ có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. (c) ở nhiệt độ thường, triolein là chất béo ở trạng thái rắn. (d) Tinh bột là chất rắn, ở dạng tinh thể màu trắng, tan nhiều trong nước. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2. C. 3 D. 4. Câu 56: Cho các phát biểu sau: (a) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng. (b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ. (c) Triolein có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, t°). (d) Tinh bột là đồng phân cùa xenlulozơ. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2. C. 3 D. 4. 3. Vận dụng Câu 57. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại dưới bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tƣợng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng T Nước Br2 Kết tủa trắng Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, alinin. B. Hồ tinh bột, alinin, lòng trắng trứng, glucozơ. C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, alinin. D. Hồ tinh bột; lòng trắng trứng; alinin; glucozơ.
  5. Câu 58. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tƣợng X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Ðun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Tạo dung dịch màu Y Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 xanh lam Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm tiếp Z Tạo kết tủa Ag dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng T Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím Các chất X, Y, Z, T lần lượt là: A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột. B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng. C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat. D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột. Câu 59: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được khi ở bảng sau: Chất Thuốc thử Hiện tượng X Cu(OH)2 Tạo hợp chất màu tím Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 Tạo kết tủa Ag Z Nước brom Tạo kết tủa trắng Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. Gly-Ala-Gly, etyl fomat, anilin. C. Etyl fomat, Gly-Ala-Gly, anilin. B. Gly-Ala-Gly, anilin, etyl fomat. D. Anilin, etyl fomat, Gly-Ala-Gly. ❖ Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 1. Biết Câu 60: Kim loại có các tính chất vật lý chung là: A. tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi B. tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy C. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim D. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng Câu 61: Kim loại có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại là: A. crom B. vonfram C. đồng D. sắt Câu 62: Mạng tinh thể kim loại gồm có: A. ion kim loại và các electron độc thân B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do C. nguyên tử kim loại và các electron độc thân D. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân 2. Hiểu Câu 63: Cation M2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử M là: A. Na (Z = 11) B. C (Z =6) C. Mg (Z = 12) D. F (Z = 9) Câu 64: Kim loại M phản ứng được với: dd HCl, dd Cu(NO3)2, dd HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là A. Fe B. Al C. Zn D. Ag Câu 65: Dãy kim loại tác dụng với H2O ở điều kiện thường là: A. Cu, Pb, Rb, Ag B. Al, Hg, Cs, Sr C. Fe, Zn, Li, Sn D. K, Na, Ca, Ba Câu 66: Cho 2,8 g kim loại X có hóa trị 2 tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1M. X là A. Fe B. Zn C. Mg D. Al.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2