intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình" sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập môn Vật lý lớp 9, hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo để các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao. Chúc các bạn may mắn và thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Tân Bình

  1. TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI Họ tên: MÔN: VẬT LÝ 9 Lớp: 9/ NĂM HỌC: 2021 - 2022 PHẦN I: LÝ THUYẾT Câu 1: Phát biểu định luật Ôm. Viết công thức của định luật, chú thích các đại lượng có trong công thức. − Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. − Công thức: I : cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. (A) U U : hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. (V) I= R R : điện trở của dây dẫn. (Ω) Câu 2: Viết các công thức liên quan đến đoạn mạch mắc nối tiếp, đoạn mạch mắc song song gồm 2 điện trở R1 và R2. R1 nối tiếp R2 (R1 nt R2) R1 song song R2 (R1 // R2) 1 I = I1 = I2 1 I = I1 + I2 2 U = U1 + U2 2 U = U1 = U2 1 1 1 R1 . R 2 3 R tđ = R1 + R 2 3 = + (ℎ𝑎𝑦 R tđ = ) R tđ R1 R 2 R1 + R 2 U1 R1 I1 R 2 4 = 4 = U2 R 2 I2 R 1 Câu 3: Nêu kí hiệu và đơn vị của điện trở suất. Nêu sự liên hệ giữa điện trở suất và tính dẫn điện của vật liệu. − Kí hiệu:  (rô). − Đơn vị: Ωm. − Lưu ý: Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt. Ví dụ:  bạc <  đồng <  sắt => bạc dẫn điện tốt hơn đồng, đồng dẫn điện tốt hơn sắt. Trang 1
  2. Câu 4: Nêu sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố làm dây dẫn. Từ đó, viết công thức tính điện trở và chú thích các đại lượng có trong công thức − Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện, và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn. − Công thức: R : điện trở của dây dẫn. (Ω) l  : điện trở suất. (Ωm) R= S l : chiều dài dây dẫn. (m) S : tiết diện của dây dẫn. (m2) − Lưu ý: ▪ Công thức tính tiết diện tròn của dây dẫn: d2 r : bán kính đường tròn (m) S =  .r =  . 2 4 d : đường kính đường tròn (m) ▪ Đổi đơn vị: −3 −6 mm ⎯⎯⎯→ m 10 mm 2 ⎯⎯⎯→ m 2 10 Câu 5: Viết công thức tính công suất điện, chú thích các đại lượng có trong công thức. Bóng đèn có ghi (220 V - 100 W) các con số đó cho biết điều gì? − Công thức: P : công suất điện. (W) P =U.I U : hiệu điện thế. (V) I : cường độ dòng điện. (A) − Bóng đèn ghi (220 V - 100 W) cho biết: ▪ 220 V: là hiệu điện thế định mức để đèn hoạt động bình thường. ▪ 100 W: là công suất định mức mà đèn tiêu thụ khi hoạt động bình thường. Câu 5: Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng? Cho ví dụ. Điện năng là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của điện năng. − Dòng điện có mang năng lượng vì: ▪ Dòng điện có khả năng thực hiện công. (Ví dụ: máy bơm nước, quạt điện,...) ▪ Dòng điện có cung cấp nhiệt lượng. (Ví dụ: bàn ủi, nồi cơm điện,...). − Điện năng là năng lượng của dòng điện. ▪ Kí hiệu: A. ▪ Đơn vị: Jun hay kW.h (Lưu ý: 1 kW.h = 3 600 000 J). Trang 2
  3. Câu 6: Viết công thức tính công của dòng điện (hay điện năng), chú thích các đại lượng có trong công thức. Đo công của dòng điện (hay điện năng) trong đời sống bằng dụng cụ nào? Số đếm trên công tơ điện cho biết điều gì? − Công thức: A : công của dòng điện (hay điện năng) (J hoặc kW.h]). A = P.t P : công suất điện. (W hoặc kW) t : thời gian dòng điện chạy qua. (s hoặc h) 𝐔𝟐 Ngoài ra còn có công thức: A = U.I.t = 𝐈𝟐 . 𝐑. 𝐭 = .𝐭 𝐑 − Dụng cụ đo công của dòng điện (hay điện năng) trong đời sống là: công tơ điện. − Số đếm trên công tơ điện cho biết: công của dòng điện hay lượng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ. (1 số đếm trên công tơ điện => A = 1 kW.h = 3 600 000 J) Câu 7: Phát biểu định luật Jun ̶ Len-xơ. Viết các công thức của định luật, chú thích các đại lượng có trong công thức. − Định luật Jun ̶ Len-xơ: “Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.” − Công thức: Q = I2.R.t (Jun) Q = 0,24.I2.R.t (calo) Q : nhiệt lượng dòng điện tỏa ra. (J hay calo ; 1J = 0,24 calo) I : cường độ dòng điện. (A) R : điện trở của dây dẫn. (Ω) t : thời gian dòng điện chạy qua. (s) Câu 8: Viết công thức tính hiệu suất của bếp điện (ấm điện). Qthu H= .100% Qtỏa − Nhiệt lượng thu vào để vật nóng lên: Qthu = m.c.(t2 – t1) U2 − Nhiệt lượng tỏa ra của bếp, ấm: Qtỏa = I2.R.t (hoặc Qtỏa = P.t = U.I.t = .t ) R − Nếu sự mất mát nhiệt không đáng kể thì: Qtoả = Qthu ( H = 100%). Trang 3
  4. Câu 9: Nêu đặc điểm và sự tương tác của nam châm. Vì sao có thể nói Trái Đất là một nam châm khổng lồ? − Đặc điểm: nam châm nào cũng có hai từ cực (cực Bắc và cực Nam). − Sự tương tác từ giữa hai nam châm: khi đặt hai nam châm lại gần nhau thì: ▪ Các cực cùng tên đẩy nhau. ▪ Các cực khác tên hút nhau. − Có thể nói Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì: khi đặt tự do, kim nam châm luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam của Trái Đất. Câu 10: Từ trường tồn tại ở đâu? Nam châm và dòng điện có khả năng gì giống nhau? Làm thế nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường? − Từ trường: tồn tại ở vùng không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện, xung quanh Trái Đất. − Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng: tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó. − Cách nhận biết từ trường: người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử), nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam của Trái Đất thì chứng tỏ nơi đó có từ trường. PHẦN II: BÀI TẬP DẠNG 1: “ĐỊNH LUẬT ÔM – ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP – ĐOẠN MẠCH SONG SONG. Bài 4.1 trang 9 SBT. Hai điện trở R1 và R2 và ampe kế được mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm A và B. a/. Vẽ sơ đồ mạch điện trên. b/. Cho R1 = 5 Ω, R2 = 10 Ω, ampe kế chỉ 0,2 A. Tính hiệu điện thế của đoạn mạch AB theo 2 cách khác nhau. Bài 4.3 trang 9 SBT. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên, trong đó điện trở R1 = 10 Ω, R2 = 20 Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng 12 V. Hãy tính số chỉ của vôn kế và ampe kế. Trang 4
  5. Bài 4.4 trang 9 SBT. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên, trong đó có điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 15 Ω, vôn kế chỉ 3 V. a/. Tính số chỉ của ampe kế. b/. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch. Bài 5.1 trang 13 SBT. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên, trong đó R1 = 15 Ω, R2 = 10 Ω, vôn kế chỉ 12 V. a/. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. b/. Tính số chỉ của các ampe kế. Bài 5.2 trang 13 SBT. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên, trong đó R1 = 5 Ω, R2 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 0,6 A. a/. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu AB của đoạn mạch b/. Tính cường độ dòng điện ở mạch chính. Bài 5.3 trang 13 SBT. Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên, trong đó R1 = 20 Ω, R2 = 30 Ω, ampe kế A chỉ 1,2 A. Số chỉ của các ampe kế A1 và A2 là bao nhiêu? DẠNG 2: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CÁC YẾU TỐ LÀM DÂY DẪY. Bài 9.4 trang 24 SBT: Một sợi dây đồng dài 100 m có tiết diện là 2 mm2. Tính điện trở của sợi dây đồng này, biết điện trở suất của đồng là 1,7.10-8 Ω.m. Bài 9.10 trang 24 SBT: Một cuộn dây điện trở có trị số là 10 Ω, được quấn bằng dây nikêlin có tiết diện là 0,1 mm2 và có điện trở suất là 0,4.10-6 Ω.m. Tính chiều dài của dây nikêlin dùng để quấn cuộn dây điện trở này. Bài 9.11 trang 24 SBT: Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 Ω.m để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là 4,5 Ω và có chiều dài tổng cộng là 0,8 m. Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu? Bài 9.12 trang 24 SBT: Ở các nhà cao tầng, người ta lắp cột thu lôi để chống sét. Dây nối đầu cột thu lôi xuống đất là dây sắt, có điện trở suất là 12,0.10-8 Ω.m. Tính điện trở của một dây dẫn bằng sắt này nếu nó dài 40 m và có đường kính tiết diện là 8 mm. Trang 5
  6. DẠNG 3: CÔNG SUẤT ĐIỆN – ĐIỆN NĂNG – CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN. Bài 12.5 trang 35 SBT: Trên một nồi cơm điện có ghi (220 V – 528 W). a/. Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi. b/. Tính điện trở dây nung của nồi khi nồi đang hoạt động bình thường. Bài 12.12 trang 36 SBT: Trên bóng đèn có ghi (6 V – 3 W). Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu? Bài 12.13 trang 37 SBT: Trên một bàn ủi có ghi (220 V – 1 100 W). Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu? Bài 13.3 trang 38 SBT: Trên một bóng đèn có ghi (12 V – 6 W). Đèn này được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức. Hãy tính. a/. Điện trở của đèn khi đó. b/. Điện năng mà đèn sử dụng trong 1 giờ. Bài 13.5 trang 38 SBT: Trong 30 ngày, số chỉ công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình mỗi ngày là 4 giờ, tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này. Bài 13.10 trang 39 SBT: Một ấm điện loại 220 V – 1 100 W được sử dụng với hiệu điện thế 220 V để đun nước. a/. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây đun của ấm khi đó. b/. Thời gian dùng ấm để đun nước của mỗi ngày là 30 phút. Hỏi trong 1 tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này? Cho rằng giá tiền điện là 1 800 đồng/kW.h. Bài 13.11 trang 39 SBT: Một nồi cơm điện có số ghi trên vỏ là 220 V – 400 W, được sử dụng với hiệu điện thế 220V. Trung bình mỗi ngày sử dụng nồi cơm điện trong thời gian 2 giờ. a/. Tính điện trở của dây nung của nồi và cường độ dòng điện chạy qua khi đó. b/. Tính điện năng mà nồi tiêu thụ trong 30 ngày. DẠNG 4: ĐỊNH LUẬT JUN – LEN-XƠ. Bài 1 trang 47 SGK: Một bếp điện hoạt động bình thường có điện trở R = 80 Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A a/. Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây. b/. Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5 lít nước có nhiệt độ ban đầu là 25 oC thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích, tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4 200 (J/kg.K). c/. Mỗi ngày sử dụng bếp điện này 3 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bếp điện đó trong 30 ngày, nếu giá 1 kW.h là 1 800 đồng. Trang 6
  7. Bài 16-17.5 trang 42 SBT: Một dây dẫn có điện trở 176 Ω được mắc vào hiệu điện thế 220 V. Tính nhiệt lượng do dây tỏa ra trong 30 phút theo đơn vị Jun và đơn vị calo. Bài 16-17.6 trang 43 SBT: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3 A. Dùng bếp này đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20 oC thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4 200 (J/kg.K). Bài 16-17.14 trang 44 SBT: Trong mùa đông, một lò sưởi có ghi (220 V – 880 W) được sử dụng với hiệu điện thế 220 V trong 4 giờ mỗi ngày. a/. Tính điện trở của dây nung lò sưởi và cường độ dòng điện chạy qua nó khi đó. b/. Tính nhiệt lượng mà lò sưởi này toả ra trong mỗi ngày theo đơn vị kJ. c/. Tính tiền điện phải trả cho việc dùng lò sưởi như trên trong suốt mùa đông, tổng cộng là 30 ngày. Cho rằng giá tiền điện là 1 800 đ/(kW.h). DẠNG 5: NAM CHÂM VĨNH CỬU – TỪ TRƯỜNG. Hãy xác định tên và kí hiệu từ cực cho các nam châm 1, 2, 3, 4, 5 trong các hình vẽ dưới đây: ---☺---☺---☺---- CHÚC CÁC EM ĐẠT KẾT QUẢ CAO TRONG BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ. Trang 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2