intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập môn Bê tông cốt thép - Hệ liên thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

70
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Đề cương ôn tập môn Bê tông cốt thép - Hệ liên thông" để ôn tập, hệ thống kiến thức môn học Bê tông cốt thép để chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Bê tông cốt thép - Hệ liên thông

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN BTCT – HỆ LIÊN THÔNG I. Lý thuyết: 1. Tại sao bê tông và cốt thep làm việc chung được với nhau? 2. Các giai đoạn phát triển của ứng suất và biến dạng trên tiết diện thẳng góc của dầm? Khi tính toán dầm không cho phép nứt thì cần thỏa mãn điều kiện của giai đoạn nào? 3. Phân biệt giữa trạng thái giới hạn thứ nhất và trạng thái giới hạn thứ hai? 4. Căn cứ vào điều kiện nào để kết luận rằng tiết diện đã chọn hợp lý? 5. Cấp phối của bê tông là gì? Tính toán cấp phối của bê tông tương ứng với bê tông có cấp độ bền B20 ? 6. Khi nào phải nối cốt thép, neo cốt thép? Nêu các nguyên tắc neo, nối cốt thép cho các cấu kiện dầm, sàn, cột? 7. Trình bày một số nguyên tắc bố trí cốt thép cho cấu kiện sàn và dầm? 8. Từ biến là gì? và ảnh hưởng của từ biến đến sự làm việc của các cấu kiện BTCT? 9. Phân biệt giữa hai khái niệm mác và cấp độ bền của bê tông? Áp dụng công thức chuyển đổi giữa mác và cấp độ bền, hãy tính cấp độ bền tương ứng cho bê tông có mác như sau: M200 #; M300#? 10. Trình bày vai trò các loại cốt thép trong bản sàn? Hình vẽ minh họa? 11. Phân biệt các loại biến dạng của Bê tông? Tại sao nói bê tông là loại vật liệu “Đàn hồi - dẻo“? 12. Tại sao phải tổ hợp tải trọng khi tính toán thiết kế? Trình bày các trường hợp tổ hợp tải trọng khi thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN? 13. Phân biệt 2 trường hợp phá hoại giòn và phá hoại dẻo của cấu kiện BTCT? Sự phá hoại nào gây nguy hiểm hơn? Vì sao? 14. Trong tính toán cấu kiện có tiết diện chữ T theo trạng thái giới hạn thứu nhất cho tiết diện thẳng góc, tại sao phải xác định giá trị mô men ứng với trường hợp trục trung hòa đi qua mép dưới của cánh (Mf)? Nếu gọi mô men lớn nhất do ngoại lực tác dụng là M u, thì khi nào trục trung hòa đi qua sườn, khi nào trục trung hòa đi qua cánh?
  2. 15. Các yếu tố quyết định cường độ của bê tông? Trong các loại cường độ của bê tông, loại cường độ nào là quan trọng nhất? Vì sao? 16. Nêu các loại thép trong dầm và vai trò của chúng? Hình vẽ minh họa? 17. sự khác nhau của bài toán thiết kế cốt đơn và cốt kép khi tính toán với tiết diện chữ nhật theo cường độ trên tiết diện thẳng góc? II. BÀI TẬP Bài 1: Cho dầm bê tông cốt thép thường có sơ đồ tính như hình vẽ, mặt cắt ngang tiết diện chữ nhật có kích thước bxh = (200x450) mm. Biết cốt thép dọc chịu kéo trong dầm là AS  318 nhóm thép AIII. Cốt thép dọc chịu nén trong dầm được bố trí theo cấu tạo. Cấp độ bền của bê tông là B20. Mô men uốn lớn nhất do tải trọng ngoài tác dụng là M u = 115 kN.m. 1 1 L mÆt c¾t 1-1 1. Hãy bố trí cốt thép lên mặt cắt ngang của tiết diện dầm tại vị trí mặt cắt 1-1, khi sử dụng cốt đai là  6 a150 ? 2. Tính duyệt khả năng chịu lực của dầm?
  3. Bài 2 Cho dầm bê tông cốt thép thường, mặt cắt ngang tiết diện chữ nhật có kích thước bxh = (250x550) mm. Cấp độ bền của bê tông là B20, nhóm thép AIII. Mô men uốn lớn nhất do tải trọng ngoài tác dụng là Mu = 145 kN.m. 1. Hãy thiết kế cốt thép dọc cho dầm tại tiết diện có giá trị mô men uốn lớn nhất? 2. Bố trí cốt thép lên mặt cắt ngang của tiết diện dầm tại vị trí ứng với mô men uốn lớn nhất, khi sử dụng cốt đai là  8a150 ? Bài 3 Cho dầm bê tông cốt thép thường, mặt cắt ngang tiết diện chữ nhật có kích thước bxh = (250x450) mm. Cấp độ bền của bê tông là B25, nhóm thép AII. Mô men uốn lớn nhất do tải trọng ngoài tác dụng là Mu = 285 kN.m. 1. Hãy thiết kế cốt thép dọc chịu kéo trong dầm tại tiết diện có giá trị mô men uốn lớn nhất? Biết cốt thép dọc chịu nén trong dầm A S’ = 3,95 cm2 2. Bố trí cốt thép lên mặt cắt ngang của tiết diện dầm tại vị trí ứng với mô men uốn lớn nhất, khi sử dụng cốt đai là  8a150 ? Bài 4 Cho dầm bê tông cốt thép thường, mặt cắt ngang tiết diện chữ nhật có kích thước bxh = (220x450) mm. Biết cốt thép dọc chịu kéo trong dầm là AS  3 25 nhóm thép AIII. Cốt thép dọc chịu nén trong dầm là AS'  218 . Cấp độ bền của bê tông là B25. Mô men uốn lớn nhất do tải trọng ngoài tác dụng là Mu = 156 kN.m. 1. Hãy bố trí cốt thép lên mặt cắt ngang của tiết diện dầm tại vị trí ứng với mô men uốn lớn nhất, khi sử dụng cốt đai là  8a150 ? 2. Tính duyệt khả năng chịu lực của dầm?
  4. Bài 5 Cho dầm bê tông cốt thép thường, mặt cắt ngang tiết diện chữ T có kích thước b 'f = 650 mm; h 'f = 110 mm;bw = 220 mm; h = 550 mm. Biết cốt thép dọc chịu kéo trong dầm là AS  3 22 nhóm thép AII. Cốt thép dọc chịu nén trong dầm được bố trí theo cấu tạo; Cấp độ bền của bê tông là B20. Mô men uốn lớn nhất do tải trọng ngoài tác dụng là Mu = 208 kN.m. 1. Hãy bố trí cốt thép lên mặt cắt ngang của tiết diện dầm tại vị trí ứng với mô men uốn lớn nhất, khi sử dụng cốt đai là  8a150 ? 2. Tính duyệt khả năng chịu lực của dầm? Bài 6 Cho dầm bê tông cốt thép thường, mặt cắt ngang tiết diện chữ T có kích thước b 'f = 700 mm; h 'f = 120 mm;bw = 200 mm; h = 650 mm. Biết cốt thép dọc sử dụng nhóm thép AIII, cấp độ bền của bê tông là B25. Mô men uốn lớn nhất do tải trọng ngoài tác dụng là Mu = 290 kN.m. 1. Hãy thiết kế cốt thép dọc trong dầm tại tiết diện có giá trị mô men uốn lớn nhất? 2. Bố trí cốt thép lên mặt cắt ngang của tiết diện dầm tại vị trí ứng với mô men uốn lớn nhất, khi sử dụng cốt đai là  8a150 ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2