intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG THUYỀN NGHỆ

Chia sẻ: ĐỖ HỮU DUY DUY | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

315
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thế nào là sức kéo đứt của dây ? Công thức tính sức kéo đứt của dây thực vật? − Sức kéo đứt của dây: − Là sức kéo nhỏ nhất làm cho dây đứt. − Công thức: R = K.C² trong đó : R: sức

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG THUYỀN NGHỆ

  1. ĐỀ CƯƠNG 1. Thế nào là sức kéo đứt của dây ? Công thức tính sức kéo đứt của dây thực vật? − Sức kéo đứt của dây: − Là sức kéo nhỏ nhất làm cho dây đứt. − Công thức: R = K.C² R: sức kéo đứt của dây (kg) trong đó : C: chu vi của dây (cm) K : hệ số (nếu k = 0,3÷0,5 đối với dây gai ngâm dầu,dây dưa, k=0,4÷0,6 đối với dây gai không ngâm dầu, k=0,5÷0,7 …………………Manila. Chú ý: đối với dây thực vật k < 1 - tính gần đúng sức làm việc của dây: P = R/n: trong đó p là sức kéo làm việc của dây(kg) R: sức kéo đứt (kg) n : mọi việc n = 6÷10 , để cẩu người n =14 - tính gần đúng trọng lượng của dây: Q = C²/106 (dây gai c < 100mm) Q = C²/112 (dây gai có c > 100mm) Q = C²/137 (dây Manila) Q = C²/145 (dây dứa) Trong đó Q:là trọng lượng của 1m dây ( kg ) C: chu vi của dây (cm) Thế nào là sức kéo làm việc của dây?Công thức tính sức 2. kéo làm việc của dây tổng hợp?  Sức làm việc của dây là: − Là sức kéo lớn nhất dây phải chịu trong quá trình làm việc lâu dài mà không bị đứt, không biến dạng và chất lượng dây không thay đổi, thường thì sức kéo làm việc bằng 1/6 sức kéo đứt của dây.
  2. Công thức:  P=R⁄n Trong đó: R: sức kéo đứt (kg) P: sức kéo làm việc (kg) n: hệ số với mọi công việc( n = 6 ÷ 10 ) 3. Dây thực vật có những loại nào?Cho biết đặc điểm của mỗi loại? 4. • Dây thực vật có các loại sau:(dây gai, dây Manila, dây dứa, dây dừa) • Đặc điểm của mỗi loại: • Dây gai: được làm từ sợi gai có độ lớn từ 60 cm trở lên, dây gai chịu sức kéo tốt, có 2 loại. − Dây gai ngâm dầu: Độ chắc giảm 10÷25% nhưng tuổi thọ tăng vì không bị ẩm mục. − Dây gai không ngâm dầu: Dễ bị ngấm nước • Dây Manila: Làm từ sợi của dây chuối rừng ở đảo Manila thuộc philippin, có màu vàng lâu óng ánh, dây này nhẹ nổi trên mặt nước, sử dụng trên tàu rất thích hợp. Tính đàn hồi đạt từ 15÷20%. • Dây dứa: Làm bằng tơ dứa dại. Có màu vàng nhạt hoặc trắng bóng. Dây này nổi trên mặt nước . So với dây Manila dây dứa yếu hơn và kém đàn hồi hơn,dây dứa ở nhiệt độ thấp rễ bị cứng, giòn, gẫy. • Dây dừa: Làm bằng sợi vỏ quả dừa, dây này nhẹ hơn nhiều so với dây Manila, tính đàn hồi tốt , trước khi bị kéo đứt dây này có thể dài thêm ra 30÷35% so với chiều dài ban đầu nhưng độ chắc yếu hơn nhiều so với dây gai (sức kéo đứt của dây dừa = ¼ sức kéo đứt của dây gai. Dây dừa dùng cho các loại tàu nhỏ trong cảng như các tàu lai. 5. Cấu tạo dây thực vật? Các cỡ dây, sử dụng dây thực vật?
  3. - Cấu tạo: Được bện từ các sợi xenlulô của các loại cây như: gai, chuối, dứa, dừa. - Mô hình cấu tạo: Nhiều sợi bện với nhau theo chiều từ trái sang phải tạo thành rảnh hoặc dẻ, nhiều dảnh rẻ bện với nhau tạo thành tao. Người ta dùng 3 tao bện lại với nhau theo chiều từ trái sang phải thành dây phải. Dây như thế gọi là dây 3 tao theo chiều phải. Nếu quy trình ngược lại thì cho ta dây 3 tao theo chiều trái. • Các cỡ dây: - Cỡ nhỏ: có C < 25 mm - Cỡ trung bình: có C từ 25 ÷ 100 mm - Cỡ lớn: C từ 100 ÷ 150 mm và trên lớn là C từ 150÷350 mm - Sử dụng dây thực vật tùy thuộc vào kích thước mỗi tàu: Đối với tàu nhỏ dùng dây cỡ nhỏ, tàu càng lớn thì dùng cỡ dây càng phải lớn hơn. Trình bày cấu tạo của dây tổng hợp 3 tao? Cho biết đặc 6. điểm chung của dây tổng hợp? • Cấu tạo dây tổng hợp 3 tao: được bện từ các sợi tổng hợp pôlime gồm các loại: nilông, ecalông, peclông, cucalông,tapalông, lavơsan, pôligrôpile. • Đặc điểm chung : - Ưu điểm : dây tổng hợp nói chung chắc nhẹ, đàn hồi tốt và không bị tác dụng của axit loãng, kiềm, dầu, dung dịch rửa, muối, không bị mối mục, không bị động thực vật biển tác dụng vì thế giảm nhẹ được công tác bảo quoản . - Nhược điểm : trong quá trình làm việc do ma sát giữa các dây vời bề mặt tiếp xúc, giữa các sợi và các mảnh với nhau trong nội bộ của dây cho nên trên bề mặt của dây sẽ tích tụ tĩnh điện. Trong kiện nào đó các điện tích này phóng điện sẽ kèm theo tia lửa rễ gây cháy. - Dây tổng hợp nói chung rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, sợ nhiệt độ cao ở 215˚C dây nilông có thể nóng chảy, ở 0˚C
  4. vẫn giữ được tính dẻo và tính đàn hồi, ở -80˚C sức kéo đứt giảm đi 70% và tính đàn hồi giảm đi 24%. Cấu tạo của dây tổng hợp 8 tao? Công thức tính sức kéo 7. làm việc của dây tổng hợp ? • Cấu tạo: − Sợi bện từ trái sang phải tạo thành rãnh , rảnh bện từ phải sang trái tạo thành tao (chiều trái), ngược lại tạo thành tao chiều phải. Người ta dùng 4 tao chia thành 2 đôi và cho ôm nhau theo chiều trái cứ như vậy các đôi tao trái phải lồng lại tạo thành 8 tao. - Công thức: P=R⁄n Trong đó: R: sức kéo đứt (kg) P: sức kéo làm việc (kg) n: hệ số với mọi công việc( n = 6 ÷ 10 )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2