intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ CƯƠNG XÊMINA MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chia sẻ: Lê Toàn Quyền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

565
lượt xem
247
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được xem như là chìa khóa để mở cửa đi vào kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là chìa khóa để chống lại một cách có hiệu quả những luận điệu thù địch và sai trái. c1. Trước hết phải hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. c2. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ CƯƠNG XÊMINA MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

  1. ĐỀ CƯƠNG XÊMINA MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG MỞ ĐẦU VÀ MỘT Chủ đề 1: Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh để nhận thức và đấu tranh để chống lại các quan điểm xuyên tạc của kẻ thù. 1. Quá trình nhận thức của Đảng CSVN về tư tưởng Hồ Chí Minh (từ ĐH VI  IX, X) 2. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh - Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh - Nội hàm của khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh: 3. Đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc a. Nhận thức kẻ thù b. Mục đích xuyên tạc - Từ sự thâm thù chủ nghĩa cộng sản - Muốn “hạ bệ thần tượng” - Từ sự bất mãn của một số cá nhân. c. Đấu tranh chống xuyên tạc chống phá Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được xem như là chìa khóa để mở cửa đi vào kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là chìa khóa để chống lại một cách có hiệu quả những luận điệu thù địch và sai trái. c1. Trước hết phải hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. c2. Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. 4. Biện pháp - Đẩy mạnh việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh - Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về Hồ Chí Minh. - Nâng cao ý thức cảnh giác, đấu tranh trực diện với các luận điệu xuyên tạc. 5. Tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh a. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác b. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị Chủ đề 2: Phân tích cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. a. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 1
  2. b. Bối cảnh thời đại 2. Tiền đề tư tưởng - lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. a. Giá trị truyền thống dân tộc b. Tinh hoa văn hóa nhân loại - Tinh hoa văn hóa phương Đông - Tinh hoa văn hóa Phương Tây c. Chủ nghĩa Mác - Lênin  Thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức kinh nghiệm thực tiễn để tìm ra con đường cứu nước; Mở ra cho Hồ Chí Minh một chân trời mới, nhận thức mới về CM GPDT; Mở đầu một thời kỳ mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam; HCM đã đi đến một sự lựa chọn và khẳng định dứt khoát đi theo chủ nghĩa M-L - Việc “học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận” nhằm nắm vững phép biện chứng, bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin để vận dụng vào thực tiễn, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin có sức sống mãnh liệt và đưa cách mạng Việt Nam đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đặc biệt là cách mạng giải phóng thuộc địa. Chủ đề 3: Trình bày các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và hãy cho biết tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí, vai trò như thế nào đối với CM Việt Nam? 1. Các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh a. Thời kỳ 1890 - 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước. b. Thời kỳ 1911 - 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. c. Thời kỳ 1921 - 1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam. d. Thời kỳ 1930 - 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng. e. Thời kỳ 1945 - 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển, hoàn thiện. 2. Ðối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí, vai trò: - Tài sản vô giá trong kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam và thế giới tiến bộ. - Vạch ra con đường và dẫn dắt đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn: Từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng XHCN, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Góp phần to lớn vào việc hình thành thế giới quan phương pháp luận, nhân sinh quan đúng đắn cho mỗi con người Việt Nam trong mọi tình huống. - Tư tưởng Hồ Chí Minh là hiện thân của tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo, nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn, tinh thần ấy có vai trò to lớn trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. CHƯƠNG HAI VÀ BA 2
  3. Chủ đề 4: Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng và giải quyết vấn đề dân tộc hiện nay như thế nào? Phần lý luận: - Làm rõ vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Làm rõ mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong TT Hồ Chí Minh Phần vận dung: - Vấn đề dân tộc được Đảng, Nhà nước giải quyết như thế nào trong tình hình hiện nay (Có văn bản, Luật…). - Địa phương đã vận dụng và giải quyết vấn đề dân tộc ở địa phương như thế nào. - Bản thân sinh viên vận dụng và giải quyết vấn đề dân tộc như thế nào. Chủ đề 5: Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh rằng, luận điểm cách mạng GPDT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở “chính quốc” là một sáng tạo lớn của HCM. Phần lý luận: - Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động, sáng tạo. - Mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quóc. Phần vận dung: - Chọn một giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam. - Làm rõ tính chủ động, sáng tạo của cuộc cách mạng đó. - Kết quả của cuộc cách mạng. - Sự đóng góp của thắng lợi đó đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Chủ đề 6: Trình bày quan điểm về những đặc trưng bản chất của CNXH theo Hồ Chí Minh. Đảng ta đã vận dụng việc xây dựng các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Phần lý luận: - Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. - Cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh. - Đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phần vận dung: * ĐHVII (24 – 27/6/1991), ĐH VIII (28/6 – 1/7/1996) * ĐH IX (19/4 – 22/4/2001) vẫn tiếp tục xác định 6 đặc trưng. * ĐH X (18/4 – 25/4/2006), xác định có 8 đặc trưng, trong đó bổ sung thêm 2 đặc trưng - Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; - Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3
  4. Chủ đề 7: Trình bày nội dung con đường và biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng như thế nào trong việc xác định con đường quá lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phần lý luận: - Nội dung con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo TT Hồ Chí Minh. - Biện pháp quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phần vận dung: - Quan điểm của Đảng ta về con đường quá độ lên chủ nghĩa ở Việt Nam. - Những chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề trên. CHƯƠNG BỐN VÀ CHƯƠNG NĂM Chủ đề 8: Theo Hồ Chủ tịch nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm sút lòng tin trong nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền là gì? Phải làm gì để hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi, tẩy trừ nó? Nguyên nhân chính: - Sự thoái hóa biến chất của cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. - Tính hai mặt của quyền lực, đặc biệt là mặt tiêu cực (thói ham muốn quyền lực, chạy theo quyền lực, tranh giành quyền lực, lợi dụng quyền lực để lạm quyền, lộng quyền, đặc quyền, đặc lợi, biến quyền lực của nhân dân thành đặc quyền của cá nhân). - Tính tiêu cực của môi trường, xã hội (tác động kinh tế thị trường) - Sự kích động của các thế lực thù địch Việc phải làm ngay: - Chỉnh đốn và đổi mới Đảng trên cả 3 mặt.(chính trị, tư tưởng, tổ chức) - Luật pháp phải mạnh tay để răn đe nhất là đối với những đảng viên có chức, có quyền giữ các vị trí then chốt trong bộ máy nhà nước. - Tuyên truyền giáo dục luật pháp và đạo đức phải nghiêm minh, nói đi đôi với làm. + Mỗi cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Đảng không sợ sai, sợ phê bình. Sai thì phải xử lý, mà xử lý thì phải đúng người, đúng tội. Việc phê bình, xử phạt cho đúng chẳng những không làm mất thể diện và uy tín của cán bộ, đảng viên, trái lại còn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn, do đó mà uy tín của Đảng ngày càng tăng. Vừa qua một số cán bộ, đảng viên “cỡ lớn” bị xử lý, bị ra vành móng ngựa, mặc dù đau lòng nhưng dân rất ủng hộ. Vì có như vậy mới làm trong sạch được Đảng, loại bỏ được những người không đủ phẩm chất, năng lực ra khỏi Đảng; nhân dân càng tin vào Đảng hơn. + Đảng ta phải tiếp thu ý kiến của nhân dân và giải quyết thấu đáo những kiến nghị của nhân dân; tránh tình trạng nói rồi để đó hoặc lẩn tránh khi phải gặp gỡ giải đáp, trao đổi với nhân dân. + Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chú trọng thực hiện có nền nếp và có chất lượng việc tự phê bình và phê bình trong cấp ủy và trong tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, tệ quan liêu, tham nhũng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, 4
  5. đảng viên; củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan kiểm tra, thanh tra; coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ. + Công tác quy hoạch cán bộ phải được làm tốt. Phải đánh giá, bồi dưỡng, lựa chọn, sử dụng cán bộ trên cơ sở hiệu quả công tác và sự tín nhiệm của nhân dân. Việc luân chuyển và quản lý cán bộ lãnh đạo cần được thực hiện thường xuyên và phù hợp với yêu cầu thực tế. Các cấp ủy tập trung chỉ đạo củng cố các đảng bộ, chi bộ yếu kém, kịp thời kiện toàn cấp ủy và tăng cường cán bộ ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết. Các cấp ủy và đảng viên phải giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nói phải đi đôi với làm. Nói mà không làm hoặc làm qua loa, đại khái, không có chất lượng thì Đảng càng mất uy tín. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên trên cương vị chức trách của mình phải xem xét lại bản thân, phải thực sự “vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân”. Có như vậy uy tín của Đảng mới tăng, sự lãnh đạo của Đảng mới bền vững. Chủ đề 9: Bạn hiểu thế nào về Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Chứng minh quá trình trở thành Đảng cầm quyền của Đảng ta. Suy nghĩ của thế hệ trẻ về sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Phần lý luận: - Nội dung của Đảng cầm quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh. - Vai trò của Đảng khi trở thành Đảng cầm quyền. - Mục đích lý tưởng của Đảng cầm quyền. Phần thực tiễn: - Nhận thức về Đảng cầm quyền trong giai đoạn hiên nay trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách mà Đảng đã hoặch định. - Tuổi trẻ hiện nay cần phải làm gì để đảm bảo tính khả thi của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đạt hiệu quả cao trong thực tiễn Chủ đề 10: Phân tích các nguyên tắc tổ chức sinh họat Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay. Với tư cách là đội hậu bị tin cậy của Đảng thanh niên chúng ta cần phải làm gì để đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh họat Đảng của cán bộ, đảng viên trong quá trình lãnh đạo và quản lý đất nước nhằm làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Phần lý luận: - Nhận thức 5 nguyên tắc tổ chức sinh họat Đảng của Đảng kiểu mới. Phần thực tiễn: - Mỗi người tự nhìn lại mình về cái đã làm được, cái chưa làm được, nguyên nhân. - Kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm các nguyên tắc đó. - Biến nhận thức thành hành động cụ thể trong học tập, rèn luyện của bản thân, nhằ tự hoàn thiện mình. Chủ đề 11: Phân tích vai trò của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhận thức của bạn về điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bộ phim những giây phút cuối đời của Người. Tuổi trẻ hiện nay cần phải làm gì để thực hiện điều mong muốn đó. Phần lý luận: 5
  6. - Làm rõ ý nghĩa chiến lược và nhiệm vụ, mục tiêu của đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phần thực tiễn: - Nhận thức về điều mong muốn cuối cùng của Người:” Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu… “ - Giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện ở trường ĐHAG. - Xây dựng tập thể lớp, nghành, khoa, trường, thành một khối đoàn kết, thống nhất góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực của trường ĐHAG. - Chống lại sự đấu tranh xuyên tạc của kẻ thù (chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc) Chủ đề 12: Trong điều kiện hiện nay theo TT Hồ Chí Minh, phải làm gì để thắt chặt khối đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế? - Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, quyết tâm chấn hưng đất nước, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, phát huy tính năng động của mỗi con người và của cả cộng đồng, khắc phục những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường để giữ gìn nền VH truyền thống dân tộc. - Phải xây dựng cho được 1 Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. - Phải xây dựng cho được 1 chế độ thật sự do nhân dân là chủ và làm chủ. - Phải xây dựng 1 hệ thống chính trị có hiệu quả và hiệu lực thực tế. - Phải nhanh chóng đổi mới chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối với trí thức – nhân tài, chính sách đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, đặc biệt là chính sách giai cấp. - Chủ động thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu, hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa với mọi lực lượng tiến bộ trên thế giới vì mục tiêu của thời đại. - Đảng và Chính phủ phải thực sự bảo vệ lợi ích của dân tộc.(VD: vedan, bô-xít Tây Nguyên…) CHƯƠNG SÁU VÀ BẢY Chủ đề 13: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ. Đảng CSVN đã vận dụng quan điểm trên của Hồ Chí Minh như thế nào? Suy nghĩ và việc làm của bạn để phát huy dân chủ trong xã hội và trong sinh viên Phần lý luận: - Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ - Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội - Thực hành dân chủ Phần vận dụng: - Suy nghĩ của sinh viên - Hành động của sinh viên Chủ đề 14: Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền trong sạch và có hiệu quả, theo bạn cần phải làm gì? Phần lý luận: - Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước 6
  7. - Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức Phần vận dụng: - Phát huy và thực hành dân chủ rộng rãi - Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức; chống chủ nghĩa cá nhân, khắc phục suy thoái về đạo đức, lối sống, đặc biệt trong sinh viên. - Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, phẩm chất - Tiếp tục cải cách nền hành chính… - Đối mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước Chủ đề 15: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có hiệu lực quản lý mạnh mẽ. Suy nghĩ của bạn về việc đưa pháp luật vào cuộc sống và việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức “vừa hồng vừa chuyên”? Phần lý luận: - Xây dựng một Nhà nước hợp hiến và hợp pháp - Tăng cường quản lý Nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật, đưa PL vào cuộc sống - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài Phần vận dụng: - Tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật kỷ cương, kỷ luật - Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có đức và tài, hồng, chuyên, phẩm chất, năng lực Chủ đề 16: Phân tích khái niệm về văn hóa và vị trí, vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Sinh viên cần phải làm gì để góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đã bản sắc dân tộc? Phần lý luận: - Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng - Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Phần vận dụng: - Liên hệ của sinh viên Chủ đề 17: Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống. Cho biết việc xây dựng văn hóa đời sống mới trong sinh viên hiện nay. Phần lý luận: - Thực chất của văn hóa đời sống - Nội dung của văn hóa đời sống mới: Phần vận dụng: - Nhận thức trong SV và xây dựng đời sống văn hóa mới trong sinh viện. Chủ đề 17: Phân tích phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Là sinh viên, bạn đã thực hành cần , kiệm, liêm, chính như thế nào trong thực tế? Phần lý luận: - Phân tích phẩm chất đạo đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư 7
  8. Phần vận dụng: -Hành động cụ thể của sinh viên Chủ đề 18: Phân tích các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì sao xây dựng con người mới phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân?để chống chủ nghĩa cá nhân triệt để theo bạn cần phải làm gì? Phần lý luận: - Các nguyên tắc xây đựng đạo đức mới: - Nói đi đôi với làm - Xây đi đôi với chống - Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời Phần vận dụng: -Vì sao phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - Biện pháp của bản thân Chủ đề 20: Phân tích chiến lược “trồng người” của Hồ Chí Minh. Là sinh viên Đại học An Giang bạn nhận thức và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào trong sự nghiệp xây dựng con người mới XHCN ở nước ta? Phần lý luận: - “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng - “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người XHCN” - Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Phần vận dụng: - Về tư tưởng, đạo đức, lối sống - Bồi dưỡng tinh thần nhân ái, khoan dung Hồ Chí Minh - Rèn luyện thói quen tự học, vươn lên làm chủ khoa học công nghệ và thông tin, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu hội nhập với thế giới.. 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2