intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài cấp ĐHQG: Quản lý chất lượng của W.Edwards Deming triết lý, nội dung và ý nghĩa

Chia sẻ: Tathimu Tathimu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

348
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích bối cảnh ra đời và phát triển của thuyết Quản lý chất lượng toàn diện theo phương pháp thống kê của Edwards Deming, đề tài khái quát những tư tưởng cơ bản và triết lý của thuyết này cũng như ý nghĩa của nó đối với Việt Nam hiện nay. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài cấp ĐHQG: Quản lý chất lượng của W.Edwards Deming triết lý, nội dung và ý nghĩa

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> QUẢN LÝ CHẤT LUỢNG CỦA W. EDWARDS DEMING<br /> TRIẾT LÝ, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA<br /> <br /> ĐỀ TÀI CẤP ĐHQG, MÃ SỐ: QX.0720<br /> CHỦ TRÌ: HOÀNG VĂN LUÂN<br /> <br /> 3<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tổng quan về quản lý chất lượng<br /> <br /> Nguồn gốc của phong trào chất lượng xuất hiện từ thời Trung cổ<br /> châu Âu, nơi mà thợ thủ công đã bắt đầu tổ chức thành công đoàn mà lúc<br /> đầu được gọi là phường hội (Guild) ở cuối thế kỷ XIII.<br /> Nghiệp đoàn chịu trách nhiệm đối với việc phát triển các quy tắc<br /> nghiêm ngặt cho các sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Uỷ ban kiểm tra thi<br /> hành các quy tắc của hàng hoá. Hàng hóa hoàn hảo (flawless) được đánh<br /> dấu bằng một dấu đặc biệt hoặc biểu tượng.<br /> Thợ thủ công thường được đánh dấu một ký hiệu riêng trên hang hóa<br /> do họ sản xuất. Lúc đầu, việc đánh dấu này đã được sử dụng để theo dõi<br /> nguồn gốc của các mặt hàng bị lỗi. Nhưng qua thời gian, những ký hiệu này<br /> đã trở thành những nhãn hiệu đại diện cho danh tiếng tốt của nghệ nhân.<br /> Kiểm tra, đánh dấu và đánh dấu chủ - thợ thủ công phục vụ như một<br /> bằng chứng về chất lượng cho khách hàng trong suốt thời Trung cổ ở châu Âu.<br /> Cách làm này được vận dụng đến cuộc cách mạng công nghiệp đầu thế kỷ 19.<br /> Cho đến đầu thế kỷ 19, sản xuất công nghiệp trên thế giới có xu<br /> hướng đi theo mô hình sự tinh xảo nghề nghiệp (craftsmanship). Thanh tra<br /> sản phẩm được nhấn mạnh trong các nhà máy Vương quốc Anh bắt đầu<br /> xuất hiện từ những năm 1750s và phổ biến trong cuộc cách mạng công<br /> nghiệp vào đầu thế kỷ XIX.<br /> Trong đầu thế kỷ 19, sản xuất tại Hoa Kỳ có xu hướng đi theo mô<br /> hình Tinh xảo nghề nghiệp đã từng được sử dụng trong các quốc gia châu<br /> Âu. Trong mô hình này, chàng trai trẻ có thể học được một nghề có tay<br /> <br /> 4<br /> <br /> nghề cao trong quá trình làm việc trong phường hội như là một người học<br /> việc trong nhiều năm.<br /> Do hầu hết các thợ thủ công được bán hàng hóa của họ tại địa<br /> phương và lợi ích của họ phụ thuộc vào việc đáp ứng các nhu cầu cá nhân<br /> của khách hàng về chất lượng. Nếu nhu cầu chất lượng không được đáp<br /> ứng hoặc các nghệ nhân chuyển đi, thì nguy cơ mất khách hàng xuất hiện.<br /> Vì vậy, các ông chủ duy trì một hình thức kiểm soát chất lượng bằng cách<br /> kiểm tra hàng hoá trước khi bán một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt.<br /> Khi sản xuất phát triển, người Châu Âu đã có những cải tiển cơ bản<br /> trong việc đảm bảo chất lượng: công việc của công nhân được chuyên môn<br /> hóa, chủ cửa hang (người phân phối) trở thành người giám sát sản xuất.<br /> Chất lượng trong hệ thống nhà máy đã được bảo đảm thông qua các kỹ<br /> năng của người lao động, bổ sung bằng cách kiểm toán và / hoặc kiểm tra.<br /> Sản phẩm bị khuyết tật hoặc là phải tái chế (reworked) hoặc loại bỏ.<br /> Đến cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ đã vượt bỏ cách làm truyền thống của<br /> Châu Âu bằng phương pháp quản lý theo khoa học của Frederick W.<br /> Taylor. Mục tiêu của F.W. Taylor là tăng năng suất mà không tăng số<br /> lượng các thợ thủ công lành nghề. Cách tiếp cận của F.W. Taylor đã dẫn<br /> đến tăng đáng kể năng suất, nhưng nó có nhược điểm quan trọng: Người<br /> lao động, một lần nữa, bị tước bỏ quyền lực và quá nhấn mạnh tới năng<br /> suất đã tác động tiêu cực đến chất lượng.<br /> Đến đầu thế kỷ XX, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa quy trình thanh<br /> tra sản phẩm hay kiểm soát chất lượng sản phẩm vào quá trình sản xuất. Và<br /> các quy định về chỉ tiêu, tiêu chuẩn chất lượng đã trở thành một trong<br /> những văn bản quản lý quan trọng.<br /> <br /> 5<br /> <br /> Đến đầu thế kỷ XX, quy trình chất lượng đã ra đời. Quy trình chất<br /> lượng được xem xét là một nhóm các hoạt động từ đầu vào đến đầu ra như<br /> một đầu bếp chế biến các nguyên liệu thành các món ăn.<br /> Walter Shewhart, một nhà thống kê cho phòng thí nghiệm Bell, bắt<br /> đầu tập trung vào việc kiểm soát các quá trình trong giữa thập niên 1920<br /> nhằm đảm bảo chất lượng không chỉ ở khâu cuối khi các sản phẩm đã hoàn<br /> tất mà còn nhằm đảm bảo chất lượng từ trong quá trình tạo ra nó.<br /> Shewhart cho rằng bằng phương pháp thống kê và sử dụng các kỹ<br /> thuật thống kê, các dữ liệu có thể được phân tích nhằm tiến tới kiểm soát<br /> một quá trình ổn định về chất lượng. Ông đã đưa ra khái niệm Kiểm soát<br /> chất lượng bằng thống kê (SQC). Với cách làm này, Shewhart đặt nền tảng<br /> cho các biểu đồ kiểm soát, một công cụ hiện đại nhằm đảm bảo chất lượng<br /> ngày nay.<br /> W. Edwards Deming, một nhà thống kê với Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ<br /> và Cục Điều tra dân số, đã đi theo phương pháp Kiểm soát bằng thống kê<br /> của Shewhart và sau này trở thành một nhà lãnh đạo của phong trào chất<br /> lượng ở cả Nhật Bản và Hoa Kỳ.<br /> Sau khi Hoa Kỳ bước vào Chiến tranh thế giới lần thứ II, chất lượng<br /> đã trở thành một thành phần quan trọng của các nỗ lực chiến tranh: Các đầu<br /> đạn (Bullets) được sản xuất tại một quốc gia nhưng phải được sử dụng cho<br /> các loại sung trường khác nhau. Trong thời gian này, chất lượng đã trở<br /> thành một vấn đề an toàn quan trọng. Lực lượng vũ trang Hoa Kỳ kiểm tra<br /> chặt chẽ để đảm bảo rằng các đơn vị sản xuất đều an toàn. Trên thực tế,<br /> điều này đòi hỏi lượng lớn các lực lượng thanh tra.<br /> Các lực lượng vũ trang bước đầu được kiểm tra hầu như mỗi đơn vị<br /> sản phẩm, sau đó để đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình này mà không<br /> ảnh hưởng đến an toàn, quân đội đã bắt đầu sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu<br /> <br /> 6<br /> <br /> để kiểm tra, hỗ trợ bằng việc công bố tiêu chuẩn đặc điểm kỹ thuật quân sự.<br /> Đó là thời kỳ, các khóa đào tạo thống kê của Walter Shewhart được ứng<br /> dụng rộng rãi nhằm kiểm soát kỹ thuật quân sự.<br /> Tuy nhiên, các khóa đào tạo chỉ dẫn đến một số cải tiến chất lượng<br /> trong một số tổ chức, hầu hết các công ty không có động lực để thực sự tích<br /> hợp các kỹ thuật kiểm tra. Với họ, vấn đề quan trọng là hợp đồng với chính<br /> phủ được thanh toán. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của họ là tổ chức sản xuất,<br /> thời hạn giao nộp chứ không phải là chất lượng. Hầu hết các chương trình<br /> SQC đã chấm dứt khi hợp đồng chính quyền chấm dứt.<br /> Sự ra đời của Quản lý chất lượng toàn diện ở Hoa Kỳ là một sự kiện<br /> đáng nhớ đối với người Mỹ sau khi nhận ra rằng sau Chiến tranh thế giới<br /> lần thứ II, Nhật Bản đã hoan nghênh và tích cực ứng dụng các quan điểm<br /> của các nhà tư tưởng quản lý Hòa Kỳ như Joseph M. Juran và W. Edwards<br /> Deming khi các ông phê phán việc tập trung vào kiểm tra và thanh tra sản<br /> phẩm và khuyến cáo tập trung vào việc cải thiện tất cả các quy trình tổ<br /> chức thông qua những người sử dụng chúng.<br /> Thay vì dựa hoàn toàn vào kiểm tra sản phẩm, các nhà sản xuất Nhật<br /> Bản tập trung vào việc cải thiện tất cả các quy trình tổ chức thông qua<br /> những người lao động. Kết quả là, Nhật Bản đã có thể sản xuất hàng xuất<br /> khẩu chất lượng cao với giá thấp hơn và người tiêu dung trên thế giới được<br /> hưởng lợi.<br /> Trong khi đó, các nhà sản xuất Nhật Bản đã bắt đầu tăng thị phần của<br /> mình tại thị trường Mỹ, gây ra hiệu ứng xấu cho kinh tế Hoa Kỳ: Các nhà sản<br /> xuất đã bắt đầu mất dần thị phần, các tổ chức vận chuyển đã bắt đầu công việc<br /> ở nước ngoài, và nền kinh tế phải chịu số dư thương mại bất lợi.<br /> Nói chung, người Mỹ không biết gì về xu hướng chất lượng của<br /> Nhật Bản. Họ tiếp tục cạnh tranh với hàng hóa của Nhật Bản theo giá cả.<br /> <br /> 7<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2