LỜI CẢM ƠN<br />
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThS Trần<br />
Thị Mỹ Hồng, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho em trong suốt quá<br />
trình thực hiện đề tài.<br />
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trong Khoa<br />
SP Tiểu học – Mầm non, Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Quảng Bình đã<br />
tận tình giảng dạy, động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại<br />
trường. Cảm ơn tất cả bạn bè đã lo lắng, động viên, giúp đỡ ủng hộ em trong thời<br />
gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.<br />
Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn<br />
hạn chế, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng<br />
góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn chỉnh hơn.<br />
Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô giáo, chúc các bạn sức khỏe và thành<br />
công.<br />
Em xin chân thành cảm ơn!<br />
Đồng Hới, ngày 19 tháng 05 năm 2018<br />
Sinh viên thực hiện đề tài<br />
<br />
Mai Thị Mỹ Duyên<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi cam đoan đề tài “Hồi ức tuổi thơ trong sáng tác cho thiếu nhi của<br />
Nguyễn Nhật Ánh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên<br />
cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa công bố nội<br />
dung này ở bất kỳ đâu. Các số liệu trong đề tài được sử dụng trung thực, nguồn<br />
trích dẫn có chú thích rõ ràng, minh bạch, có tính kế thừa, phát triển từ các tài<br />
liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website.<br />
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.<br />
Đồng Hới, ngày 19 tháng 05 năm 2018<br />
Sinh viên thực hiện đề tài<br />
<br />
Mai Thị Mỹ Duyên<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
A - PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1<br />
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................................1<br />
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................................2<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................6<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 6<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 6<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................6<br />
5. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................................6<br />
6. Cấu trúc đề tài .............................................................................................................7<br />
B- PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 8<br />
CHƯƠNG 1: NGUYỄN NHẬT ÁNH – NHÀ VĂN THÂN QUÝ CỦA TUỔI<br />
THƠ ....................................................................................................................... 8<br />
1.1. Cuộc đời...................................................................................................................8<br />
1.2. Sự nghiệp sáng tác ............................................................................................... 10<br />
1.3. Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi ....................................................................... 11<br />
1.4. Vai trò của hồi ức trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh .... 13<br />
1.4.1. Khái niệm “hồi ức” ................................................................................................13<br />
1.4.2.Vai trò của hồi ức trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh .....14<br />
CHƯƠNG 2: NHỮNG HỒI ỨC TUỔI THƠ TRONG SÁNG TÁC CHO THIẾU<br />
NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ..................................................................... 18<br />
2.1. Hồi ức tuổi thơ với những trò chơi bất tận ......................................................... 18<br />
2.2. Hồi ức tuổi thơ với những ước mơ và khát vọng đẹp đẽ ................................... 21<br />
2.3. Hồi ức tuổi thơ với những yêu thương ............................................................... 24<br />
2.4. Hồi ức tuổi thơ với những rung cảm đầu đời ..................................................... 27<br />
2.5. Hồi ức tuổi thơ với những chiêm nghiệm, suy tư về con người và cuộc đời ... 33<br />
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN HỒI ỨC TUỔI THƠ TRONG SÁNG<br />
TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ...................................... 38<br />
3.1. Điểm nhìn trần thuật ............................................................................................ 38<br />
3.1.1. Hồi ức qua điểm nhìn trẻ thơ ................................................................................38<br />
<br />
3.1.2. Hồi ức qua điểm nhìn người lớn ...........................................................................40<br />
3.1.3. Sự dung hòa điểm nhìn trẻ thơ – người lớn .........................................................42<br />
3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật .................................................................... 44<br />
3.2.1. Không gian nghệ thuật...........................................................................................44<br />
3.2.2. Thời gian nghệ thuật ..............................................................................................44<br />
3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu ...................................................................................... 48<br />
3.3.1. Ngôn ngữ ................................................................................................................53<br />
3.3.2. Giọng điệu...............................................................................................................56<br />
C- PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................... 62<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 64<br />
<br />
A - PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể thiếu trong dòng chảy văn học<br />
Việt Nam với ý nghĩa giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách trẻ em ở mọi lứa<br />
tuổi khác nhau. Văn học thiếu nhi Việt Nam đến nay đã đạt được những thành tựu<br />
rất đáng ghi nhận, với đội ngũ nhà văn đông đảo, đa dạng về độ tuổi và phong<br />
cách, năng động về sức tìm tòi, khám phá, đổi mới tư duy và cách tiếp cận cuộc<br />
sống với những cây bút khá nổi như Tô Hoài, Phạm Hổ, Trần Hoài Dương, Trần<br />
Đăng Khoa, Nguyễn Nhật Ánh, Phan Hồn Nhiên, Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Ngọc<br />
Tư, Nguyễn Ngọc Thuần... Viết cho thiếu nhi, những nhà văn luôn cần mẫn sáng<br />
tạo, mở rộng đề tài và tìm tòi hướng khai thác mới mẻ, đáp ứng nhu cầu thưởng<br />
thức của độc giả. Họ đã thành công với nhiều mảng đề tài gắn với những suy<br />
nghĩ, cảm xúc hồn nhiên của trẻ thơ cùng những bài học giáo dục có ý nghĩa nhân<br />
văn sâu sắc.<br />
Trong số các tác giả viết cho thiếu nhi nổi bật nhất là Nguyễn Nhật Ánh.<br />
Xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học, Nguyễn Nhật Ánh là một cây<br />
bút tài năng với nỗ lực cách tân không ngừng về mặt tư duy cũng như nghệ thuật.<br />
Mỗi tác phẩm của ông ra đời đều mang tới một ấn tượng mới mẻ cho người đọc.<br />
Với giọng văn hài hước nhẹ nhàng cùng nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc<br />
những trang văn của ông thực sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả<br />
với những ai “từng là trẻ em”. Nguyễn Nhật Ánh đã có một số đầu sách kỉ lục về<br />
lượng phát hành, có sức chinh phục mạnh mẽ độc giả nhỏ tuổi, đạt nhiều giải<br />
thưởng cả trong nước và quốc tế. Ông thuộc số những cây bút hiếm hoi được các<br />
em luôn ngóng đến, tin tưởng, yêu quý. Sáng tác của ông cũng thực sự góp phần<br />
vào sự đổi mới diện mạo văn học thiếu nhi nước ta vài chục năm nay.<br />
Từ sau năm 1975, các nhà văn Việt Nam đã thành công trong việc chọn hồi<br />
ức làm chất liệu sáng tác, đặc biệt là hồi ức tuổi thơ chất chứa nhiều rung cảm.<br />
Với mỗi con người, tuổi thơ là quãng thời gian đầu đời có ý nghĩa quan trọng để<br />
định hình nên nhân cách. Tuổi thơ đong đầy kỷ niệm, vụng dại, thơ ngây càng lùi<br />
xa càng không ngừng quay trở về trong hiện tại. Với văn chương, hồi ức không<br />
1<br />
<br />