Đề tài: Quản lý đô thị
lượt xem 226
download
Đề tài: Quản lý đô thị gồm có 3 nội dung chính dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành về quản lý đô thị tham khảo. Nội dung của bản báo cáo: Một số nội dung cơ bản về quản lý đô thị, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của bản quyết định hiện hành, các phương án đề xuất và kiến nghị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Quản lý đô thị
- Đề tài Quản lý đô thị 1
- MỤC LỤC Mở đầu .............................................................................................................. 2 Phần I: Một số vấn đề về lý luận chung .......................................................... 6 1.Vì sao phải có lý luận chung ...................................................................... 6 2.Những khái niệm cơ bản: Đô thị, đô thị hóa, quản lý đô thị.................... 6 a, Khái niệm đô thị ................................................................ ...................... 6 b. Khái niệm đô thị hóa................................................................................ 8 c. Khái niệm quản lý đô thị. ......................................................................... 8 3.Các mô hình phát triển đô thị, các mô hình quản lý đô thị. .................... 8 a, Các mô hình phát triển đô thị ................................................................ .. 8 b.Các mô hình quản lý đô thị. ...................................................................... 9 4.Những nội dung cần quản lý ở đô thị ...................................................... 12 a, Quản lý đất đô thị. ................................................................................. 12 b.Quản lý kinh tế đô thị.............................................................................. 12 c.Quản lý dân số, lao động và việc làm...................................................... 12 d.Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng. ............................................................. 12 e. Giao thông và thông tin đô thị................................................................ 12 f.Quản lý môi trường xây dựng. ................................................................. 13 g. Quản lý tài chính nhà nước.................................................................... 13 5.Bộ máy quản lý đô thị, những nguyên tắc tổ chức ................................. 13 a.Bộ máy quản lý đô thị. ............................................................................ 13 b. Nguyên tắc tổ chức bộ máy. ................................................................... 13 Phần II ............................................................................................................ 15 Một số đánh giá cơ bản về thực trạng phân công công tác .......................... 15 của các thành viên UBND thành phố Hà Nội................................................ 15 1. So với nghị định 174 ................................................................................ 15 2. So với yêu cầu lý thuyết ................................................................ .......... 17 3. Những đối tượng quản lý bị chia cắt, chồng chéo. ................................ 18 4.Những cơ chế để thực hiện bản phân công. ............................................ 19 Phần III-Giải pháp ......................................................................................... 20 1.Mục đích yêu cầu. ................................................................ .................... 20 2.Giải pháp. ................................................................................................. 20 a) Xác định lại nội dung quản lý ................................................................ 20 b) Điều chỉnh lại nhiệm vụ của các thành viên ................................ .......... 20 3. Bổ sung : Quy định cơ chế làm việc và cơ chế phối hợp các Phó chủ tịch và các thành viên ......................................................................................... 22 4. Biện pháp cụ thể ...................................................................................... 22 Kết luận........................................................................................................... 28 1
- Mở đầu Hà nội- một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Ở đây thường xuyên diễn ra những họat động phức tạp. Chính vì vậy, việc quản lý đô thị Hà Nội là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Hơn thế nữa, bộ máy quản lý nhà nước ở đô thị là một tổ chức công quyền của dân, thực hiện chức năng hành pháp của quyền lực nhà nước, phục tùng sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận nghiêm khắc về chất lượng thì họ còn yếu kém về năng lực hành chính, không được đào tạo theo hướng chính quy nghiệp vụ hành chính, do đó hiệu quả quản lý trên các lĩnh vực ở đô thị không cao. Chính vì vậy, công tác tổ chức bộ máy quản lý và phân công công tác cho từng thành viên trong bộ máy quản lý là một yếu tố quan trọng tạo ra hiệu quả trong việc quản lý nhà nước ở đô thị. Tuy nhiên, việc phân công công tác cho các thành viên chỉ có hiệu quả trong một thời điểm nhất định. Khi các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thay đổi thì cần thiết có sự phân công lại quyền hạn, nhiệm vụ của các thành viên. Mặt khác, hiện nay với xu hướng hội nhập và m ở cửa luôn luôn có sự tác động của các điều kiện bên ngoài. Vì thế, đòi hỏi cần có sự rà soát thường xuyên nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên nhằm giảm thiểu sự chồng chéo hoặc trùng sót trong phân công công tác quản lý. Do đó, việc đánh giá tính chất hợp lý của việc phân công là rất cần thiết để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong bộ máy quản lý nhà nước. Từ đó, sẽ giúp cho bộ máy quản lý nhà nước ở đô thị hoạt động hiệu quả, trơn tru tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội ở đô thị Với lý do chủ yếu như trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin có một số ý kiến trao đổi về bản quyết định số 99/2004/QĐ_UB về việc phân công công tác của các thành viên của UBND Thành phố Hà Nội. Chúng tôi cho rằng UBND Thành phố Hà Nội chỉ là một bộ phận của bộ máy quản lý đô thị Hà Nội nhưng đây là bộ phận quan trọng nhất. Những nội dung chủ yếu trao đổi ở đây là những ưu điểm, và những hạn chế của việc phân công và tìm ra phương an khắc phục. Nội dung của bản báo cáo này gồm 3 phần( không kể phần mở đầu): 1, Một số nội dung cơ bản về quản lý đô thị. 2, Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của bản quyết định hiện hành. 3, Các phương án đề xuất và kiến nghị Chúng tôi hi vọng rằng bản báo cáo sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho UBND Thành phố và các nhà quản lý đô thị. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn UBND Thành phố Hà Nội đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bản báo cáo này. Bản báo cáo này chắc còn nhiều thiếu sót, mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ e-mail: Banhbeonghean99@yahoo.com. Chúng tôi xin tiếp thu và cảm ơn. 1
- Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2007 1
- Phần I: Một số vấn đề về lý luận chung 1.Vì sao phải có lý luận chung Lý luận chung có vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở để đi vào thực tiễn. Ta cần hiểu rằng đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên nghành có vai trò sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. Hơn thế nữa, đô thị có nhiều đặc trưng: Trong đô thị có các vấn đề luôn tiềm ẩn như tội phạm, tệ nạn xã hội, thiên tai , hỏa họa, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…; ccác thách thức kinh tế luôn được đặt ra như cung cấp dịch vụ, đất đai, nhà ở, đảm bảo công ăn việc làm, giao thông đi lại…chính vì vậy mà chúng ta cần tìm hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của đô thị để tổ chức bộ máy quản lý và phân công công tác cho các thành viên một cách hợp lý nhằm khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh của đô thị. Hà Nội- trung tâm chính trị , kinh tế, văn hóa xã hội nên nơi đây mở ra nhiều cơ hội việc làm cho mọi người. Chính vì thế ở đây có mật độ dân cư cao nhất nhì cả nước do dòng di dân lớn từ các nơi khác đ ổ về . Do đó việc quản lý lao đ ộng rất khó khăn. Hơn thế nữa, Hà Nội luôn diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động, là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến từ bên ngoài. Hà Nội cũng luôn diễn ra các hoạt động văn hóa mang tầm cỡ quốc gia . Mặt khác, giao thông Hà Nội đ ã và đang là một vấn đề bức xúc vì thường xuyên xảy ra ùn tắc, tai nan…Với những lý do kể trên ta thấy được sự cần thiểt trong việc tổ chức và phân công công tác cho các thành viên của UBND Thành phố Hà Nội nhằm đưa thủ đô luôn là lá cờ đầu của cả nước trên tất cả các lĩnh vực. Khi đã hiểu rõ đ ặc điểm của H à Nội và những gì đang diễn ra ở Hà Nội, những điểm yếu, điểm mạnh của thủ đô sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo trong việc tổ chức bộ máy quản lý sao cho p hù hợp và phân công công tác cho các thành viên một cách hợp lý. Từ đó tránh sự chồng chéo hay trùng sót trong nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên đồng thời giúp cho bộ máy lãnh đạo của UBND hoạt động có hiệu quả hơn xứng đáng với nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. 2.Những khái niệm cơ bản: Đô thị, đô thị hóa, quản lý đô thị a, Khái niệm đô thị Ở nước ta, theo quy định số 132 /HDBT ngày 5 tháng 5 năm 1990 của hội đồng bộ trưởng nay la chính phủ quy định đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau đây: - Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một đô thị nhất định 1
- - Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người(đô thị núi có thể thấp hơn ) - Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 60% tổng số lao động là nơi có sản xuất và dịch vụ thương m ại hàng hóa phát triển - có cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị - Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng đô thị phù hợp với đặc điểm từng đô thị. Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện. Những đô thị là trung tâm tổng hợp khi chúng có vai trò và chức năng nhiều mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội … Những đô thị là trung tâm chuyên ngành khi chúng có vai trò chức năng chủ yếu về một mặt nào đó như công nghiệp cảng, du lịch, nghỉ ngơi, đầu mối giao thông… Việc xác định trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành còn phải căn cứ vào vị trí của đô thị đó trong một đô thị nhất định. Đô thị của đô thị bao gồm nội thành hay nội thị (gọi chung là nội )và ngoại ô hay ngoại thị. Các đ ơn vị hành chính ngo ại ô bao gồm huyện và xã. Về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở điểm dân cư đô thị chỉ tính trong phạm vi nội thị. Lao động phi nông nghiệp bao gồm lao động công nghiệp và thủ công nghiệp, lao động xây dựng cơ b ản, lao động giao thông vạn tải, bưu điện tín dụng ngân hàng, lao động thương nghiệp và dịch vụ công cộng, du lịch trong các cơ quan hành chính, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học và những lao động khác ngoài những lao động trực tiếp vế nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng đô thị là yếu tố phản ánh mức độ phát triển và tiện nghi sinh hoạt của người dân đô thị theo lối sóng đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị gồm hạ tầng kỹ thuật ( như giao thông điện, nước, cống rãnh, lao động thông tin, vệ sinh môi trường…) và hạ tầng xã hội( như nhà ở tiện nghi, các công trình công cộng văn hóa, xã hội, đào tạo, nghiên cứu khoa học(NCKH), cây xanh giải trí…).Cơ sở hạ tầng đô thị được xác định dựa trên chỉ tiêu đạt được ở từng đô thị ở mức tối thiểu Mật độ dân cư là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị, nó được xác định trên cơ sở quy mô dân số nội thị, nó đ ược xác định trên cơ sở quy mô dân số nội thị ( người /km2 hoặc người/ha) Ở nước ta hiện nay, theo thống kê m ới nhất có gần 700 trăm điểm dân cư đô thị. Mặc dù ở nhiều đô thị đó, nếu căn cứ vào chỉ tiêu nêu trên thì chưa đạt đầy đủ các yêu cầu, nhưng hầu hết trong số đó là các thị trấn huyện lịhoặc các thị trấn sản xuất chuyên ngành, nó giữ vị trí là một trung tâm của một đô thị nhất 1
- định một điểm dân cư đô thị cũng như tính toán thống kê về dân số đô thị trong cả nước. Tính chất và lối sống đô thị ở đây còn chụi ảnh hưởng nhiều của lối sống nông thôn, song vị trí của nó là điểm đô thị phát triển. Xét đến một khái niệm khác về một đô thị thì dự hiện diện của đô thị liên quan với các hiện tượng xã hội và kinh tế, những động lực của loài người. Cho nên nghiên cứu về đô thị không chỉ là nghiên cứu về cách thứcvà phương pháp xây dựng nên nó, dù rằng thoạt nhìn thì đó là điều đập vào mắt ta trước tiên. Cần có sự tham gia và đóng góp của hàng loạt các chuyên gia ở nhiều bộ môn khác nhau: kinh tế học, địa lý học, nhân học, xã hội học, biểu tượng học, kiến trúc, xây dựng. b. Khái niệm đô thị hóa. Đô thị hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện d ưới nhiều hình thức khác nhau, vì vậy có thể nêu khái niệm dưới nhiều góc độ. Trên quan điểm một vùng: đô thị hóa là một quá trình hình thành, phát triển các hìn thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị. Trong ngôn ngữ báo chí hàng ngày, chúng ta thường gặp các cụm từ tốc độ đô thị hóa, trình độ đô thị hóa nhằm mô tả diễn biến, tình trạng của quá trình.Tốc độ đô thị hóa có thể có hai nghĩa. Trên góc độ thống kê người ta thường so sánh quy mô đô thị về mặt dân số, kinh tế giữa các thời kỳ để xác định quy mô tăng thêm trong một thời kỳ nhất định. Trên góc độ kinh tế- xã hội ta có thể hiểu nó như là tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số ở một thời điểm nhất định. Trên quan điểm kinh tế quốc dân: Đô thị hóa là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất, bố trí dân cư nhunữg vùng không phải đô thị thành đô thị. Đô thị hóa là sự quá độ từ hình thức sống nông thông lên hình thức sống đô thị. Khi kết thúc thời k ì quá độ thì các điều kiện tác động đến đô thị hóa cũng thay đổi và xã hội sẽ phát triển trong các điều kiện mới… đặc biệt là thay đổi cơ cấu dân cư. c. Khái niệm quản lý đô thị. Quản lý đô thị là quá trình tác đ ộng bằng các cơ chế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thị(các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành, chức năng) vào các ho ạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy try\ì hoạt động đó. Trên góc độ nhà nước, quản lý nhà nước đối với đô thị là sự căn thiệp bằng quyền lực của mình ( bằng pháp luật, thông qua pháp luật) vào các quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng nhất định. 3.Các mô hình phát triển đô thị, các mô hình quản lý đô thị. a, Các mô hình phát triển đô thị -Mô hình làn sóng điện 1
- Do nhà xã hội học Ernest Burges- Chicago đề xuất năm 1925.Thành phố chỉ có một trung tâm và năm vùng đồng tâm ( trừ trường hợp nó bị giới hạn bởi các điều kiện địa lý) .1)Khu vực trung tâm là khu vực hành chính, hoặc thương mại dịch vụ ( văn phòng , khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, cơ sỏ công nghiệp nhẹ … ) .2)Khu chuyển tiếp: Dân cư có m ức sống thấp, thương m ại và công nghiệp nhe đan xen nhau…Dân cư có mức sống trung bình: gồm những hộ đi khỏi khu chuyển tiếp mật độ dân cư không cao, các hộ sống ổn định và nhiều người sở hữu nhà ở đây. 4)Dân cư có mức sống tương đối cao:cách trung tâm chừng 15 – 20 phút xe hơi , các hộ dân cư giàu có hơn ,họ thuộc tầng lớp trung lưu , nhà cửa hiện đại hơn, nhiều biệt thự hơn và có sự đan xen các khu thương mại nhỏ.5)V ùng ngo ại ô: không gian rộng, ga hàng không, ga xe lửa thường được bố trí ở đât. Dân cư không đông đúc mà chức năng chủ yếu của khu vực này la đ ể cung cấp nông sản… Đặc điểm chung của mô hình đô thị này là tất cả các khu vực đều hướng mở rộng ( không có khu vực nào đứng im). Dân cư thuộc tầng lớp thượng lưu và các khu công nghiệp có xu hướng chuyển ra khỏi thành phố . Những người lao động không có trình độ chuyên môn có xu hướng di chuyển vào trung tâm để kiếm việc làm. Chính vì vậy mà giá thuê nhà ở trung tâm sẽ giảm dần … - Mô hình thành phố đa cực : mô hinh do hai nhà đ ịa lý Harris và Ullman đưa ra năm 1945. Mô hình chủ yếu tính đến các dạng đô thị mới phát sinh do sự phát triển của phương tiện giao thông . Đặc điểm của mô hình là linh họat và có tính đến vị trí địa hình .Xu hướng công nghiệp sử dụng vùng có đ ịa thế bằng phẳng kết hợp với phong cảnh đẹp, không gian thoáng rộn. Cơ sở xây dụng mô hình là thành phố có cơ cấu kiểu tế bào, cho phép xây dựng nhiều trung tâm . Trong mô hình :1) Trung tâm ;2)Khu công nghiệp nhẹ ;3) Khu dân cư hỗn hợp ; 4)Khu dân cư có thu nhập trung bình ; 5)Khu dân cư có thu nhập dưới trung bình ; 6) Khu công nghiệp nặng; 7)Khu thương mại ngoại thành ; 8)Khu ở ngoại thành chất lượng cao ; 9)Khu công nghiệp ngoại thành. - Mô hình phát triển theo khu vực mô hình do chuyên gia địa chính Homer Hoyt đưa ra năm 1939. Mô hình chủ yếu tính đến các dạng đô thị phát triển với sự hiện đại hóa của các phương tiện giao thông và nhiều thành phố phát triển theo kiểu khu phố. Đặc điểm của mô hình : 1) Từ trung tâm thành phố được mở rộng. 2) Thành phố bao gồm các khu vực 3) Sự tăng trưởng hướng vào vùng còn trống 4) Sự phát triển nhanh theo các trục giao thông làm cho thành phố có hình sao. b.Các mô hình quản lý đô thị. -Mô hình quản lí đô thị lấy quản lí xã hội làm chủ đạo 1
- + Đ ặc trưng của mô hình dặt trọng tâm quản lý đô thị vào quản lý môi trường pháp lý và các vấn đề đối ngoại: chính quyền đô thị tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị, thu hut các nguồn lực từ bên ngoại như vốn đầu tư, lao động kỹ thuật, … Quản lý gian tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: thông qua sự vận động của thị trường, chính quyền đô thị vận dụng pháp luật và các công cụ kinh tế để điều tiết hoạt động sản xuất của các chủ thể của nền kinh tế đô thị. Các chính sách thuế, giá cả, lãi suât, đầu tư là công cụ để điều chỉnh, khuyến khích hay hạn chế phát triển các lĩnh vực của nền kinh tế. Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò bổ sung. Chính quyền đô thị chỉ tham gia vào những hoạt động mang tinh xã hội, cung cấp các dịch vụ chung của xã hội như quốc phòng, an ninh, y tế, giáo dục. + Đ iều kiện vận dụng: Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, trình đ ộ dân trí cao, hệ thông tìa chính ngân hàng hiện đại. Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, hệ thống thông tin hiện đại, giao thông tốt. Mô hình này thường được áp dụng cho các đô thị ở các nước phát triển, có khả năng tài chính mạnh. + Ưu điểm của mô hình Các doanh nghiệp, tổ chức tự chủ sản xuất kinh doanh. Bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả cao, trật tự xã hội tốt. + N hược điểm: Tự do cạnh tranh , nguy cơ khủng hoảng, thất nghiệp. - Mô hình quản lý đô thị lấy quản lý kinh tế làm chủ đạo + Đặc trưng của mô hình: Chính quyền đô thị trực tiếp quản lý kinh tế thông qua các sở, ban chức năng. + Nội dung quản lý: Quản lý theo kế hoạch, chủ trương của chính quyền cấp trên. Hoạt động quản lý mang nặng tính hành chính Hệ thống pháp lý chung cho đô thị và nông thôn : Tỉnh tương đương với Thành phố, quận tương đương với huyện, phường,xã, thị trấn tương đương với nhau. Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. + Đ iều kiện vận dụng: Các nước quản lý nền kinh tế kiểu tập trung theo kế hoạch của chính phủ. Các nước đang phát triển có trình độ đô thị hóa thấp, luật pháp chưa hoàn chỉnh. Cơ sở hạ tầng thấp kém không đồng bộ. 1
- + Ưu điểm của mô hình: Tạo điều kiện phát triển đô thị có trọng tâm trong điều kiện tài chính hạn chế, phân tán nguồn vốn + N hược điểm của mô hình: Môi trường pháp lý bị xem nhẹ, các doanh nghiệp nhà nước kém chủ động, tệ tham nhũng lãng phí xuất hiện. Quản lý bị chồng chéo thông tin bị sai lệch do qua nhiều lớp trung gian. Bộ máy quản lý cồng kềnh kếm hiệu qủa. -Mô hình quản lý đô thị hỗn hợp +Đ ặc trưng của mô hình: Quản lý kinh tế và xã hội được coi trọng như nhau Chính quyền đô thị quản lý kinh tế thông qua các sở, ban chuyên ngành: Kế hoạch, kết hợp thị trường tạo nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước(định hướng xã hội chủ nghĩa) Điều tiết gián tiếp các doanh nghiệp không phải Nhà nước thông qua công cụ tài chính và hoạt động của thị trường. Tăng cường hệ thông pháp lý: Từng bước pháp luật hóa các hoạt động kinh tế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động phát triển kinh tế nhiều thành phần. +Điều kiện vận dụng: Áp dụng cho những nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam Hệ thống đô thị có cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh Nền kinh tế chưa phát triển, dân trí chưa cao Hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc chưa hiện đại +Ưu điểm của mô hình: Ổn định kinh tế- xã hội, không gây xáo trộn lớn. Nhờ có chủ trương cổ phần những doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả mà chính quyền đô thị chuyển dần từ quản lý kinh tế sang quản lý xã hội. Có khả năng tập trung vốn cho cơ sở hạ tầng có trọng điểm. +Nhược điểm của mô hình: Quản lý chồng chéo: Mỗi doanh nghiệp bị UBND quản lý thông qua sở chuyên ngành, sở chuyên ngành bị Bộ chủ quản quản lý…mỗi vấn đề của đô thị như đất đai , công trình do nhiều cơ quan quản lý. Pháp luật lỏng lẻo: Như ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng bị lấn chiếm khi thu hồi Nhà nước lại phải đền bù như mua với giá thị trường. Tình trạng buôn lậu , trốn thuế, tham nhũng gia tăng. Ở Việt Nam, cộng hòa liên bang Nga trong thời kì chuyển đổi nạn buôn lậu, trốn thuế phát triển nhanh chóng. 1
- 4.Những nội dung cần quản lý ở đô thị a, Quản lý đất đô thị. Có 7 yếu tố cơ bản của quản lý đô thị mà Nhà nuwóc chịu trách nhiệm: - Quản lý thông tin đất đai - Sở hữu đất đai - Đăng ký đất đai - Chính sách phát triển đất đai - Quy hoạch không gian đô thị - Luật sử dụng đất - Các hoạt động mang tính tổ chức và pháp lý của phát triển đất đai - Phân tích thị trường đất đai b.Quản lý kinh tế đô thị. Đô thị có thể coi nhủ một nền kinh tế quốc dân, nó có mối quan hệ trao đổi kinh tế với nền kinh tế quốc gia và địa phương. Hoạt động kinh tế là cơ sở của đời sống đô thị, là nguồn gốc của mọi vấn đề đô thị. Kinh tế phát triển, xã hội văn minh, khả năng cạnh tranh cao của đô thị là mục tiêu chung của các đô thị. Qnảu lý kinh tế đô thị là công tác xây dựng kế hoạch và các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế khai thác hết tiềm năng vế lao động lợi thế kinh tế chính trị của các đô thị c.Quản lý dân số, lao động và việc làm. Dân số đô thị luôn là vấn đề cần quan tâm tren các góc độ: quy mô, cơ cấu, chất lượng. Quy mô dân số có liên quan đ ến vấn đề về môi trường, cung cấp dịch vụ, nhà ở…quy mô dân số có liên quan đ ến vấn đề cung cấp nguôn lao động cho đô thị. Đô thị muốn có nguồn lao động dồi dào chất lượng cao nhưng không muốn quá tải về dân số, chính vì vậy người ta cố gắng tìm kiếm một quy mô dân số tối ưu cho mỗi đô thị. d.Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng. Việc cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng là một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước. Các vấn đề chính trong việc quản lý các dịch vụ cơ sở hạ tầng đô thị trong một nền kinh tế thị trường là: - Xác định những thiếu hụt của hệ thống cơ sở hạ tầng - Quy hoạch cơ sở hạ tầng - Kỹ thuật , công nghệ :chọn công nghệ - Chiến lược vận hành và bảo dưỡng - Tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật và lưu trữ các hồ sơ e. Giao thông và thông tin đô thị. Hệ thống giao thông và thông tin đô thị là huyết quản và mạch máu của các đô thị. Không có hệ thống giao thong và thông tin hiệu quả, các thành phố sẽ dần mất đi tính cạnh tranh và sự thu hút đầu tư. Sự hiệu quả của quản lý dịch vụ giao thông và thông tin đô thị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: 1
- o H ệ thống giao thông o D ịch vụ giao thông o Cơ sở hạ tầng của hệ thồng thông tin liên lạc o Q uản lý môi trường đô thị f.Quản lý môi trường xây dựng. Các công trình chiếm một nửa đầu tư cơ bản trong thành phố. Sự quản lý hiệu quả môi trường xây dựng của các đô thị phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng sau: -Thiết kế đô thị - Quản lý các công trình di sản văn hóa - Chất lượng và số lượng nhà ở - Vật liệu xây dựng g. Quản lý tài chính nhà nước. Hình thức tìa chính của các dịch vụ đô thị do Nhà nước cung cấp đóng cai trò thiết yếu đối với sự sống của đô thị. Bốn khu vực sau của quản lý tài chính nhà nước của đô thị phải được xem xét cẩn thận để đảm bảo thành phố sẽ đ ược quản lý một cách hiệu quả: - Thu thuế - Cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng - Tài chính giữa các tổ chức nhà nước - Quản lý nguồn lực đô thị 5.Bộ máy quản lý đô thị, những nguyên tắc tổ chức a.Bộ máy quản lý đô thị. Bộ máy quản lý Nhà nước đối với đô thị là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước, là một hệ thống cơ quan chức năng thống nhất (với đầy đủ quy định pháp lý về mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng, quyền hạncó cơ cấu tổ chức- bộ máy quản lý cúng đội ngũ công chức và tài chính, cơ sở trang thiết bị vật chất kỹ thuật tương ứng ) để thực hiện các chức năng hành pháp trên tất cả các mặt, các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa- xã hội, đối nội, an ninh, quốc phòng; khoa học, công nghê, tài nguyên thiên nhiên, môi trường; tài chính, ngân sách, tài sản, công sản,kế toán, kiểm toán, thống kê, thị trường chứng khoán;công vụ, chế độ công chức;tổ chức bộ máy, nhân sự; quy hoạch đô thị, cung cấp các dịch vụ công cho cư dân đô thị…nhằm phát triển đô thị bền vững\, phat huy vai trò vị trí, chức năng đặc thù của đô thị trong đời sống xã hội hiện đại. b. Nguyên tắc tổ chức bộ máy. - Nguyên tắc chung Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đô thị cũng phải tuan theo những nguyên tắc chung của lý thuyết khoa học tổ chức sau đây: Phân nhóm tổ chức theo chức năng (1) Phân cáp theo chức năng kết hợp với phân cấp quản lý (2) 1
- Phân công lao động và hớp tác (3) Thồng nhất chỉ huy và tính hệ thống thứ bậc (4) Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm (5) Phạm vi kiểm soát hợp lý (6) Bộ máy tinh giảm (7) - Các nguyên tắc tổ chức bộ máy hành chính (1) Các nguyên tắc chính trị : phục tùng đường lối chủ trương đúng đắn trong cương lĩnh chính trị của Đảng cầm quyền, nguyên tắc dân chủ, kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ, nguyên tắc cơ cấu tổ chức hoạt động các ngành, văn hóa- x ã hội… phải phù hợp gắn với thực tiễn đời sống cư dân địa phương và các đơn vị cơ sở. (2) Các nguyên tắc của khoa học tổ chức nền hành chính nhà nước: - N guyên tắc hoàn chỉnh thứ nhất - N guyên tắc phân định thẩm quyền quản lý hợp lý, hài hòa -Nguyên tắc về sự nhất trí giữa chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn và thẩm quyền, giữ quyền hạn với trách nhiệm, giữ nhiệm vụ, trách nhiệm với phương tiện. - Nguyên tắc phát huy tính tích cực và sở trường của mọi công chức trong tổ chức. - N guyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. - N guyên tắc tạo điều kiện để các công dân và cộng đồng liên quan được tham gia vào công việc quản lý một cách dân chủ. 1
- Phần II Một số đánh giá cơ bản về thực trạng phân công công tác của các thành viên UBND thành phố Hà Nội 1. So với nghị định 174 Q uyết đ ịnh số 99/2004/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội về việc phân công công tác của các thành viên UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2004- 2009 được đưa ra căn cứ theo: Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Nghị định số 107/2004/NĐ -CP ngày 01/04/2004 của Chính phủ về quy định số lượng Phó chủ tịch và cơ cấu thành viên UBND các cấp; Quyết định số 528/QĐ -TTg ngày 28/05/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009 và quyết đ ịnh số 529 /QĐ -TTg ngày 28/05/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn các Phó chủ tịch và thành viên UBND Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009. Như vậy, quyết định trên có tính hiệu lực và tính pháp lý do nó đ ược đưa ra dựa trên những quy định của pháp luật, đ ược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được bảo đảm thực thi bởi các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền. Tại điều 1 của Nghị đ ịnh số 174-CP ngày 29/09/1994 của Chính phủ về quy định cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân và số Phó chủ tịch Ủy ban nhân d ân các cấp quy định UBND thành phố Hà Nội gồm có 1 Chủ tịch, 4 Phó chủ tịch, 8 ủy viên, các thành viên được phân công phụ trách từng lĩnh vực công việc cụ thể. Tuy nhiên theo quyết định nêu trên thì UBND thành phố Hà Nội gồm có 1 Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch, 5 ủy viên. Như vậy, so với Nghị định 174 thì cơ cấu thành viên UBND thành phố Hà Nội tăng thêm 1 Phó chủ tịch và giảm đ i 3 ủy viên. Việc tăng thêm Phó chủ tịch và giảm đi các ủy viên không làm cho bộ máy hoạt động kém hiệu quả mà ngược lại nó đã làm tăng thêm tính trách nhiệm của mỗi cá nhân trước những hành đ ộng cho tập thể. Đồng thời, việc tinh giảm biên chế này làm cho bộ máy không còn cồng kềnh mà vẫn có thể quản lý mọi mặt đời sống xã hội của thành phố. Quyết định cũng đã chỉ rõ những nhiệm vụ của mỗi thành viên, những yêu cầu và các nguyên tắc cần tuân thủ. Quyết định đã xác định rõ yêu cầu công việc đối với Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Ủy viên. Trong đó, vai trò của Chủ tịch là tổng hợp nhất, phụ trách chung, lãnh đạo và điều hành toàn diện các mặt công tác của UBND Thành phố. Vai trò của từng Phó chủ tịch cũng đã được chỉ rõ: mỗi Phó chủ tịch phụ trách một lĩnh vực nhất định của các mặt đời sống xã hội. Các Ủy viên cũng được giao trách nhiệm đối với từng lĩnh vực chuyên môn. Sự cụ thể hóa nhiệm vụ của từng thành viên UBND làm cho bộ máy hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên việc phân công công tác cho từng thành viên không có nghĩa là giữa các thành viên không có mối liên hệ mà ngược lại, giữa 1
- các thành viên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện tốt công tác quản lý thành phố. Đặc biệt mối liên hệ này sẽ giúp cho hoạt đ ộng của các thành viên có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Bởi trong thực tế, tuy chúng ta chia nhỏ các mặt đời sống kinh tế x ã hội, an ninh quốc phòng… nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vì thế cần có mối liên hệ giữa các thành viên trong bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động. Vai trò của vị Chủ tịch luôn là phụ trách chung, lãnh đạo và điều hành toàn diện các mặt công tác của UBND thành phố. Nghị định 174 cũng đã chỉ rõ: “Chủ tịch UBND phụ trách chung; nội chính; quy hoạch đô thị (có kiến trúc sư trưởng trực tiếp giúp việc quy hoạch và thiết kế đô thị)”. Bất kì một tổ chức nào cũng cần phải có một người lãnh đạo với vai trò thống nhất ý kiến, đại diện cho tổ chức khi tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội. Với vai trò là người lãnh đạo, Chủ tịch sẽ giữ trọng trách ở tầm vĩ mô, sẽ trực tiếp chỉ đ ạo các lĩnh vực công tác như an ninh quốc phòng, chiến lược phát triển kinh tế x ã hội... Tại đ iều 2 của quyết định nói trên đã quy định rõ các nguyên tắc chủ yếu trong phân công công tác giữa Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố. Nguyên tắc đầu tiên đó là: “các Phó chủ tịch thay mặt Chủ tịch UBND thành phố chỉ đ ạo đ iều hành từng lĩnh vực công tác thuộc phạm vi các ngành, các cấp theo sự phân công của Chủ tịch UBND thành phố, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các Phó chủ tịch không xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cấp, ngành thành phố”. Một lần nữa cần nhấn mạnh quyền hạn của từng thành viên trong tổ chức, mỗi thành viên sẽ phụ trách một số lĩnh vực nhất định và thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ trong phạm vi cho phép. Nguyên tắc này cho thấy sự chuyên môn hóa ngay trong khâu tổ chức của bộ máy. Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, các Phó chủ tịch chủ động giải quyết công việc và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về quyết đ ịnh của mình. Yêu cầu này đòi hỏi mỗi thành viên phải ý thức rõ về trách nhiệm của mình trước mỗi quyết định được đưa ra. Trong quá trình giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do các Phó chủ tịch khác phụ trách thì các Phó chủ tịch chủ động phối hợp với nhau để giải quyết , đảm bảo sự thống nhất chung. Trong trường hợp giữa các Phó chủ tịch còn có những vấn đề chưa thống nhất ý kiến thì Phó chủ tịch đang chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Chủ tịch quyết định. Các Phó chủ tịch được thay mặt Chủ tịch UBND thành phố ký các văn b ản pháp quy thuộc lĩnh vực được phân công. Nguyên tắc này đã chỉ rõ các Phó chủ tịch sẽ chủ động giải quyết các công việc trong phạm vi và quyền hạn của mình, đồng thời chịu trách nhiệm trước những quyết đ ịnh mà mình đưa ra, điều này cho thấy sự công minh, rạch ròi, đề cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong công tác quản lý thành phố. Trong quá trình giải quyết các công việc không thể tránh khỏi có liên quan đến các ngành khác, vì vậy cần có sự phối hợp hoạt động giữa các ngành với nhau để cùng thực hiện tốt các công việc đề ra. Vấn đề đ ặt ra ở đây là cơ chế phối hợp như thế nào đ ể hoạt động cho hiệu quả? Đ iều này sẽ được nói rõ ở mục 3 phần III. Quy định về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cá 1
- nhân sẽ giúp cho bộ máy hoạt động thật hiệu quả và vai trò của mỗi thành viên UBND cũng sẽ được nâng cao, tự chịu trách nhiệm về những quyết định mà mình đưa ra sẽ hạn chế được việc lợi dụng quyền hạn và chức vụ để trục lợi cá nhân, làm hại đến tổ chức, ảnh hưởng đến tập thể mà cuối cùng trách nhiệm lại không ai gánh chịu. Đây chính là ưu đ iểm của quyết định này. Bất kỳ một bộ máy nào tồn tại cũng phải có mục đích và hoạt động phục vụ cho mục đích đó. UBND thành phố H à Nội cũng như vậy. Nó tồn tại với mục đích quản lý mọi mặt đ ời sống xã hội và những hoạt động của nó là nhằm để phục vụ cho mục đích đó. Công việc của bộ máy lãnh đạo là xây d ựng các chương trình công tác trọng tâm tháng, quý, năm đồng thời chỉ đạo các thành viên thực hiện. Thông qua các báo cáo hằng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm để đánh giá nhận xét những gì đ ã, đang, chưa làm được, từ đó rút ra những bài học, những kinh nghiệm cho công tác quản lý về sau. Quyết định này cũng đã chỉ rõ nhiệm vụ của từng ủy viên trong ban lãnh đạo là đ iều hành các mặt công tác thuộc các ngành, lĩnh vực được phân công, đồng thời cũng nhấn mạnh việc mỗi ủy viên phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về các quyết định liên quan đến việc thực hiện các công việc. Bất cứ một ai cũng vậy thôi, khi gắn trách nhiệm và quyền hạn với nhau thì sẽ làm việc có hiệu quả và trách nhiệm hơn rất nhiều. Nhờ vậy mà bộ máy sẽ hoạt động có hiệu quả. 2. So với yêu cầu lý thuyết Như m ục 4 phần I đ ã nêu ra các nội dung cần quản lý ở đô thị, nó bao gồm các lĩnh vực sau: Quản lý đất đô thị Quản lý kinh tế đô thị Quản lý dân số, lao động và việc làm Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng Giao thông và thông tin đô thị Quản lý môi trường xây dựng Quản lý tài chính Nhà Nước Bảy lĩnh vực quản lý này đã được cụ thể hóa thành các nội dung công tác thuộc phạm vi thành phố H à Nội và đã được định hướng theo mối quan hệ ngành, gồm: Nội chính, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Qui hoạch, Tổng hợp; Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Hội nhập quốc tế; Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên-Môi trường và Nhà đất; Xây dựng, Quản lý đô thị, Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông; Văn hóa-Xã hội, Giáo dục-Đào tạo; Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Thương mại, Du lịch. 1
- Các nội dung công tác này đã được phân công cụ thể tới từng thành viên của bộ máy chính quyền, mỗi thành viên có nhiệm vụ quản lý nội dung công tác được giao và có nhiệm vụ phối hợp với các thành viên khác để nắm rõ thông tin, đưa ra được các quyết định hiệu quả. Việc bám sát các nội dung cần quản lý ở đô thị đ ể đề ra nhiệm vụ công tác cho từng thành viên là rất hợp lý, sẽ quản lý được mọi mặt của thành phố, nhằm thúc đẩy thành phố phát triển đ i lên. 3. N hững đối tượng quản lý bị chia cắt, chồng chéo. Trong quá trình phân công công tác, nhiệm vụ của các Phó chủ tịch đã bị chồng chéo, chia cắt. Điều này đã dẫn đến tình trạng các Phó chủ tịch khi giải quyết các công việc sẽ khó khăn hơn vì công việc đó thuộc thẩm quyền xử lý của ngành này một ít, ngành kia một ít và khi có sai phạm thì trách nhiệm lại được quy cho nhiều tổ chức mà thực tế thì không có một tổ chức nào đ ứng ra nhận trách nhiệm về mình cả, việc xử lý vi phạm chỉ mang tính chất hình thức, kỷ luật không nghiêm minh, quản lý quá lỏng lẻo, còn mang nặng tính bao cấp, đó cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều cá nhân lợi dụng chức quyền để trục lợi cho bản thân. Vì vậy nhiệm vụ của bản báo cáo này là chỉ ra những điểm chồng chéo, chia cắt trong phân công công tác cho các Phó chủ tịch và từ đó tìm ra các giải pháp để phân công lại cho các thành viên, tránh hiện tượng chồng chéo, chia cắt và bộ máy hoạt động thực sự hiệu quả. Đơn cử là nhiệm vụ của Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Văn Ninh, nhiệm vụ của ô ng là chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, tập thể UBND thành phố, HĐ ND thành phố về quản lý Nhà nước đối với các hoạt động: thu, chi ngân sách, xác lập, ổn đ ịnh giá cả, tổ chức thị trường tài chính, quản lý và xây d ựng chính sách huy động các nguồn vốn; đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các ngân hàng, kho bạc, chứng khoán, đ áp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế…Tóm lại là chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh tế xã hội của thành phố. Tuy nhiên, đồng thời ông cũng chịu trách nhiệm về chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng mà đáng lẽ ra nhiệm vụ này nên thuộc thẩm quyền xủ lý của vị Phó chủ tịch phụ trách về vấn đề giao thông công chính và đô thị của thành phố là ông Đỗ Hoàng Ân. Mặt khác ông Vũ Văn Ninh cũng không nên theo dõi và chỉ đạo các cơ quan là Quỹ đầu tư phát triển đô thị và Ban công nghệ thông tin mà trách nhiệm này thuộc về ông Đỗ Hoàng Ân, bởi vì trách nhiệm của vị Phó chủ tịch Đ ỗ Hoàng Ân là quản lý thành phố đối với các lĩnh vực: xây dựng và phát triển nhà ở và chie đạo thực hiện các chính sách về xây dựng nhà ở; quản lý, phát triển giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng các công trình công cộng, công viên và các khu vui chơi giải trí. Mặt khác, vị Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Quý Đôn không nên chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực Nhà đất mà lĩnh vực này nên thuộc thẩm quyền xử lý của đồng chí Đỗ Hoàng Ân vì b ản thân vị Phó chủ tịch này đ ã có trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông công chính và hạ tầng đ ô thị. V ì vậy các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái đ ịnh cư cũng như công tác địa chính, quản lý nhà đất sẽ thuộc thẩm quyền của đồng chí Đỗ Hoàng Ân. Việc phân công lại này sẽ làm rõ ràng trách nhiệm của từng đồng chí, hạn chế sự chồng chéo và chia cắt trong phân công công tác. Đồng thời trách nhiệm kinh doanh và dự trữ lương thực vốn 1
- trước kia thuộc về đồng chí Vũ Văn Ninh thì nay nên đ iều chỉnh lại nhiệm vụ, nó nên thuộc thẩm quyền xử lý của đồng chí Lê Quý Đôn vì bản thân đồng chí Lê Quý Đôn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trên đây là những điểm chồng chéo, chia cắt trong phân công công tác của UBND thành phố. Vấn đề đặt ra là cần giải quyết những đ iểm chồng chéo, chia cắt này để bộ máy lãnh đạo hoạt động hiệu quả hơn. 4.Những cơ chế để thực hiện bản phân công. Nhận thấy được những đ iểm chồng chéo, chia cắt trong phân công công tác của các Phó chủ tịch là một điều quan trọng, giải quyết được vấn đề càng quan trọng hơn. Vì có như thế thì bộ máy làm việc mới hiệu quả, phát huy đ ược khả năng lãnh đạo của từng cá nhân, mới mong thúc đẩy xã hội phát triển.Vậy để đạt được điều này thì chúng ta cần phải làm gì? Hay nói một cách cụ thể hơn là cơ chế nào đ ể thực hiện bản phân công này? Cơ chế đầu tiên mà chúng ta nhắc đến ở đây là giao ban hàng tuần. Trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như các công ty tư nhân hay đã cổ phần hóa thì công việc giao ban hàng tuần đ ều được thực hiện. Giao ban được hiểu nôm na là giao việc cho các phòng ban, và thực tế là vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, các cơ quan sẽ họp các trưởng phòng hoặc đại diện để đánh giá những gì đã làm đ ược trong tuần qua và những công việc cần làm trong tuần này. Như vậy việc quản lý sẽ được cụ thể hóa, công việc luôn được rà soát thường xuyên tránh việc bỏ sót trong khâu quản lý và nhờ vậy m à hiệu quả công việc cũng được nâng lên. Cơ chế thứ hai là báo cáo hàng tháng. Cũng tương tự như công việc giao ban nhưng cơ chế này được thực hiện theo tháng. Tại đây, các Phó chủ tịch sẽ nghe báo cáo về công việc của tháng trước, những gì đã và chưa làm đ ược từ đó tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết vấn đ ề đồng thời đ ề ra công việc cho tháng tới. Ngo ài ra, báo cáo còn được thực hiện theo quý, năm… đ ể kịp thời nắm bắt và có những đánh giá sát thực nhất với tình hình của tổ chức đ ể có thể đề ra được những phương án thực hiện. Trong quá trình thực hiện luôn cần có sự phối hợp giữa các Phó chủ tịch về các nội dung liên quan để tìm cách giải quyết và xử lý vấn đ ề. Đồng thời cần ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đ ể tinh giảm bộ máy lãnh đạo mà vẫn giữ được hiệu quả của các hoạt động của công tác quản lý thành phố. Ngoài ra phải thường xuyên thực hiện rà soát đội ngũ cán bộ về trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất để đưa ra những điều chỉnh kịp thời trong việc phân công công tác cho các thành viên của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. 1
- Phần III-Giải pháp 1.Mục đích yêu cầu. Như chúng ta đã biết, một tổ chức muốn hoạt động tốt thì cần phải có một bộ máy lãnh đ ạo thông suốt hoạt động đồng bộ và ăn khớp.Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, nhất là khi Việt Nam đ ã gia nhập tổ chức thương mại WTO, để xứng đáng là trung tâm cả nước về chính trị, văn hóa, kinh tế..Hà Nội đã đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực, đón nhận đ ược nhiều cơ hội mới nhưng cũng phải đối mặt với vô khối những thách thức không lường trước. Hơn lúc nào hết bộ máy lãnh đạo của UBND Thành phố cần phát huy hiệu quả cao độ.H à Nội đã có nhiều chương trình cải cách bộ máy lãnh đạo như chống tham nhũng, chú ý bồi dưỡng cán bộ, thu hút nhân tài…và đặc biệt là chính sách cải cách hành chính. Đây là việc làm không phải một sớm một chiều, mà đòi hỏi thời gian dài tập trung cao với ý chí cải cách mạnh mẽ. Cải cách trên từng lĩnh vực, từng ngành, từng cấp. Phân công công việc cụ thể nhưng không chồng chéo, rà soát công việc một cách tỉ mỉ không bỏ sót và phù hợp với khả năng từng người Với mục đích đó,và sau khi phân tích ưu nhược điểm của quyết định nhóm chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến như sau 2.Giải pháp. a) Xác định lại nội dung quản lý Nội dung công tác thuộc phạm vi Thành phố Hà Nội được định hướng theo mối quan hệ ngành gồm: 1. Nội chính, Kế hoạch, Tổng hợp bao gồm các công tác tổ chức kế hoạch quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 2. Kinh tế, Tài chính,Ngân hàng, 3. Nông nghiệp và phát triển nông thôn,Tài nguyên môi trường 3. Xây d ựng, Quy hoạch,Quản lý đô thị, giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông 4. Văn hóa-xã hội, Giáo dục-Đào tạo 5. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,phát triển doanh nghiệp,du lịch b) Điều chỉnh lại nhiệm vụ của các thành viên 1. Chủ tịch Nguyễn Quốc Triệu Giống như bản phân công công tác cũ. 2. Phó chủ tịch UBND Thành phố Vũ Văn Ninh Về nhiệm vụ công tác có một số thay đổi như sau: - Chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của Thành phố - Chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của thành phố - Thôi giữ chức Trưởng ban chỉ đạo chương trình công nghệ thông tin 1
- - Thôi theo dõi và chỉ đạo cơ quan: Ban công nghệ thông tin và các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của các ngành này. -Theo dõi và chỉ đạo Thanh tra Thành phố 3. Phó chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Quang Nhiệm vụ giống bản phân công công tác cũ 4. Phó chủ tịch UBND Thành phố Đỗ Hoàng Ân Về nhiệm vụ có một số thay đổi so với bản phân công công tác cũ: - Trưởng ban quản lý phố cổ - Trưởng ban chỉ đạo đền bù và giải phóng mặt bằng. - Quản lý nhà đất các chính sách bồi thường hỗ trợ và tái đ ịnh cư. - Trưởng ban kiểm tra quản lý và sử dụng đất. - Chủ tịch hội đồng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Theo dõi và chỉ đạo ban quản lý phố cổ và các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý - Nhà nứơc thuộc ngành này. - Chủ tịch hội đồng nhà chính sách Thành phố. 5. Phó chủ tịch UBND Thành phố Lê Quý Đôn Về nhiệm vụ, có một số điểm khác so với bản phân công công tác cũ: - Thôi giữ chức quản lý về lĩnh vực nhà đ ất - Thôi giữ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư - Thôi giữ chức chỉ đạo công tác khiếu nại tố cáo của Thành phố. - Thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng giải quyết nhà chính sách của Thành phố - Thôi giức chứcChủ tịch Hội đồng tư vấn giao quyền sử dụng đất và cho thuê đất - Thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Thôi giữ chức Trưởng Ban kiểm tra về quản lý và sử dụng đất - Thôi theo dõi Thanh tra Thành phố. 6. Phó chủ tịch Ngô Thị Thanh Hằng Về nhiệm vụ, có một số thay đổi so với bản phân công công tác cũ như sau: -Thôi giữ chức Trửong Ban quản lý phố cổ - Thôi theo dõi và chỉ đạo Ban Quản lý phố cổvà các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của các ngành này. - Q uản lý và giải quyết các vấn đề về lao động- thương binh- xã hội của Thành phố. 7. V ề nhiệm vụ của các ủy viên Theo ý kiến của nhóm chúng tôi, đối với bộ máy quản lý UBND Thành phố Hà Nội có 3 ủy viên 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài ”Quản lý đồ án tốt nghiệp sinh viên”
100 p | 1335 | 185
-
Đề tài NCKH cấp Nhà nước: Xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý đô thị Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
171 p | 128 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Mô hình và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hoá cho một số đô thị Bắc Trung Bộ Việt Nam
191 p | 105 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung Bộ
182 p | 149 | 21
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mở rộng quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
12 p | 108 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý thoát nước các đô thị tỉnh lỵ vùng đồng bằng sông Cửu Long hướng đến phát triển bền vững
222 p | 17 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong quản lý đô thị ở Việt Nam
126 p | 61 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội
45 p | 37 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị: Ảnh hưởng của quá trình di dân tự do nông thôn – đô thị đến công tác quản lý đô thị (lấy ví dụ thành phố Hà Nội)
20 p | 50 | 8
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý quy hoạch xây dựng các khu đô thị mới tại thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
21 p | 45 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lưu trữ: Khảo sát, đánh giá nguồn tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý đô thị trong Phông lưu trữ Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội
20 p | 91 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tác động của biến đổi khí hậu đến quản lý đô thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
60 p | 8 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị cột 5 – cột 8 thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
42 p | 15 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
27 p | 15 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý thoát nước các đô thị tỉnh lỵ vùng đồng bằng sông Cửu Long hướng đến phát triển bền vững
27 p | 10 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn khu đô thị Lào Cai – Cam Đường
17 p | 17 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Sự tham gia cộng đồng trong quản lý không gian công cộng tại các khu chung cư cũ ở Hà Nội
25 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn