ĐỀ TÀI "VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP"
lượt xem 92
download
Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. Vốn là điều kiện cần thiết, cơ bản với mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là lượng tiền vốn nhất định cần thiết ban đầu nhằm đảm bảo cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI "VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP"
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI "VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP"
- MỤC LỤC CHƯƠ NG I ................................ ................................ .................................................... 3 VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.......................................................................................................... 3 I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN KINH DOANH................................ ......... 3 II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP +-................................................................................................... 8 CHƯƠ NG II................................ ................................................................................. 14 THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ TẠO LẬP VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU TH ÀNH ..................... 14 I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY ..... 14 II. THỰC TRẠNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU THÀNH NĂM 2004-2005 ................................................................. 18 III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TRONG VIỆC TẠO LẬP VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU THÀNH ............ 28 CHƯƠ NG III ............................................................................................................... 32 NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN TẠO LẬP VỐN ............................... 32 KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU CHÂU TH ÀNH ................ 32 KẾT LUẬN ................................ ................................ .................................................. 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 40
- CHƯƠNG I VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH D OANH CỦA DOANH NGHIỆP I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN KINH DOANH 1. Khái niệm về vốn kinh doanh Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn. Vốn là điều kiện cần thiết, cơ bản với mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. V ậy vốn kinh doanh là gì? Đó là lượng tiền vốn nh ất định cần thiết ban đầu nhằm đảm bảo cho các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh (mua sắm nguyên vật liệu, trang bị tài sản cố định, trả tiền công cho người lao động …). Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Trong nền kinh tế th ị trường, vốn kinh doanh còn được coi là mộ t qũy tiền tệ đặc biệt không thể thiếu của doanh nghiệp. Tiền được gọi là vốn khi nó thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: - Một là, tiền đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định hay nói cách khác tiền phải được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thực. - Hai là, tiền phải đ ược tích tụ và tập trung mộ t lượng nhất định, đủ đ ể tiến hành kinh doanh. - Ba là, tiền phải được vận động bằng mục đ ích sinh lời. Từ cách định nghĩa này có thể thấy điều kiện 1,2 được coi là điều kiện ràng buộ c để trở thành vốn, điều kiện 3 được coi là đặc trưng cơ bản nhất của vốn.Thử hình dung chúng ta có tiền nhưng lượng tiền lớn đó chỉ nằm một chỗ, khô ng vận động quay vòng thì đó chỉ là những đồ ng tiền "chết". Theo Mác thì "tiền không tự đẻ ra tiền". Một lượng tiền nhất đ ịnh trở thành vốn chỉ khi nó được vận động và nhằm mục đích sinh lời, tức là cho vay phải có lãi. Các Mác đ ã khái quát hoá phạm trù
- vốn qua phạm trù tư b ản: "Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư" định nghĩa như vậy đã b ao hàm đồng thời bản chất và tác dụng của vốn. 2. Vai trò của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh luôn là điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới thiết bị công nghệ, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp… và vai trò của vốn chỉ được phát huy trên cơ sở thực hành tiết kiệm và hiệu quả. Do đó doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý vốn để tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3. Những đặc trưng của vốn kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, vốn là yếu tố số 1 của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp mang các đặc trưng sau: - Vốn đạ i diện cho một lượng giá trị tà i sản: điều đó có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng những giá trị tài sản như: nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị… - Vốn được vận động sinh lời. Để tiền biến thành vốn thì đồng tiền đó phải được vận động sinh lời. Trong quá trình vận động, đồ ng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng đ iểm xuất phát và điểm kết thúc của vòng tuần hoàn phải là giá trị - là tiền; đồng tiền phải quay về điểm xuất phát với giá trị lớn hơn (T-T' ), (T' > T). Trường hợp tiền có vận độ ng nhưng bị thất tán, quay về vạch xuất phát nhưng với giá trị nhỏ hơn ban đầu (T' < T) thì đồng vố n khô ng đ ược đ ảm b ảo. Chu kỳ vận động tiếp theo của nó b ị ảnh hưởng. - Vốn phả i được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định m ới có thể phá t huy được tá c dụng. Do đó các doanh nghiệp phải tìm cách thu hút nguồn vố n như góp vốn, hùn vố n, phát hành cổ p hiếu… - Vốn có g iá trị về mặt thời gian: điều này cũng có nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng vốn b ởi vì:"đồng tiền có giá trị về m ặt thời gian, đ ồng tiền ngày nay khác với đồ ng tiền ngày mai". - Vốn phải gắn với chủ sở hữu: Mỗi một đồng vố n phải đ ược gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Trong nền kinh tế thị trường không thể có những đồng vốn vô chủ. Cũng cần phân biệt quyền sử dụng và quyền sở hữu vốn.Tù y theo hình
- thức đầu tư mà người sở hữu vốn có thể đồng nhất với người sử dụng vốn hoặc người sở hữu vốn được tách khỏi người sử dụng vốn. - Vốn phải được quan niệm là hà ng hoá đặc biệt: những người dư thừa vố n có thể đầu tư vốn vào thị trường. Những người cần vốn tới thị trường vay nghĩa là được sử dụng vốn của người chủ nợ. Quyền sở hữu vốn không di chuyển nhưng quyền sử dụng vố n được chuyển nhượng qua sự vay nợ. Người vay được quyền sử dụng trong mộ t thời gian nhất định, phải trả cho một kho ản chi phí nhất định cho chủ sở hữu đó là lãi vay. - Vốn không chỉ biểu hiện bằ ng tiền của những tà i sản hữu hình mà còn được biểu hiện bằng những tài sản vô hình như: b ản quyền phát minh sáng chế, bí quyết công nghệ, thương hiệu..... Cùng với sự p hát triển của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, những tài sản vô hình ngày càng giữ vai trò quan trọng, tạo khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 4. Phân loại vốn kinh doanh Vốn kinh doanh trong doanh nghiệp thường được chia thành nhiều phần khác nhau tuỳ theo m ục đ ích và tính chất sử dụng vốn. 4.1. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn Vốn kinh doanh được chia thành 2 loại: Vốn cố định và vốn lưu động 4.1.1. Vốn cố định Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ p hận của vốn đầu tư ứng ra hình thành TSCĐ của doanh nghiệp. Là một khoản đầu tư ứng trước để mua sắm TSCĐ có hình thái vật chất và TSCĐ không có hình thái vật chất nên quy mô của vốn cố định sẽ quyết định đến quy mô TSCĐ. Song đ ặc điểm vận động của TSCĐ lại quyết định đến đ ặc đ iểm tuần ho àn và chu chuyển của vốn cố định. Từ mố i quan hệ đó ta có thể khái quát sự vận đ ộng của vốn cố định trong sản xuất kinh doanh như sau: - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, có đặc điểm này là do TSCĐ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp và phát huy tác d ụng trong nhiều chu kỳ sản xuất. V ì thế vốn cố đ ịnh hình thái biểu hiện bằng tiền của TSCĐ cũng tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng.
- - Vốn cố định được luôn chuyển giá trị dần dần từng phần: Khi tham gia vào quá trình sản xuất, TSCĐ không bị thay đổi hình thái hiện vật ban đ ầu nhưng tính năng và công suất giảm dần, tức là nó bị hao mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử d ụng thì giá trị của nó cũng giảm đi. Theo đó vốn cố đ ịnh được tách thành 2 phần: + Một phần tương ứng với giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị của sản phẩm dưới hình thức của sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và được tích luỹ lại thành quỹ khấu hao sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ. + Phần còn lại của vốn cố định được "cố định" ngày càng giảm đi thì phần vốn luân chuyển lại càng tăng lên tương ứng với sự suy giảm dần giá trị sử dụng TSCĐ . Kết thúc quá trình vận động đó cũng là lúc TSCĐ hết thời hạn sử dụng và vốn cố đ ịnh cũng hoàn thành một vòng luân chuyển. Vốn cố định là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong to àn bộ vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm luân chuyển của nó lại tuân theo quy luật riêng. Do đó , việc quản lý và sử dụng vố n cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 4.1.2. Vốn lưu động Vốn lưu độ ng của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành lên tài sản lưu độ ng đảm bảo cho quá trình sản xuất v à tái sả n xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Vố n lưu động tham gia quá trình sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau. Đ ặc đ iểm luân chuyển là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và toàn bộ giá trị sẽ chuyển dịch giá trị sản phẩm sản xuất ra. Vốn lưu động hoàn thành mộ t vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh . Đ ặc điểm luân chuyển vốn lưu động đòi hỏ i công tác tổ chức quản lý sử dụng vốn lưu độ ng của doanh nghiệp phải thực sự có hiệu quả. Phải luôn chú trọng nâng cao hiệu suất sử d ụng vốn lưu động, sử dụng vốn tiết kiệm nhằm bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn N ếu căn cứ vào hình thái biểu hiện của v ốn người ta chia vốn kinh doanh thành hai loại: vốn bằng tiền và vốn hiện vật 4.2.1. Vốn bằng tiền
- Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồ n quỹ, tiền gửi ngân hàng, vố n trong thanh toán và các khoản đầu tư ngắn hạn. Ngoài ra vốn b ằng tiền của doanh nghiệp còn bao gồm cả những giấy tờ có giá trị để thanh toán. 4.2.2. Vốn hiện vật Là các khoản vố n có hình thái biểu hiện cụ thể bằng hiện vật như tài sản cố định, nguyên vật liệu, sản phẩm d ở dang, thành phẩm, hàng hoá. 5. Nguồn vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của m ột doanh nghiệp thường được hình thành từ các nguồ n khá c nhau tuỳ thuộ c vào loại h ình, điều kiện và mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp. Dựa vào những tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại, ở đây chúng ta đ i nghiên cứu mộ t số phương phá p phâ n loại chủ yếu sau: 5.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn Theo cách phân loại này nguồn vốn kinh doanh có thể chia thành 2 loại: Vố n chủ sở hữu và nợ phải trả 5.1.1. Vốn ch ủ sở hữu: Bao gồm vốn điều lệ d o chủ sở hữu đầu tư, vố n tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và từ các quỹ của doanh nghiệp; vốn tài trợ của Nhà nước (nếu có). 5.1.2. Nợ phải trả Là các kho ản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như tiền vay ngân hàng và các tổ chức khác, tiền vay từ p hát hành trái phiếu, các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước, các khoản phải trả cho người bán… Đ ể đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh b ình thường, doanh nghiệp phải phố i hợp giữa 2 nguồn vố n chủ sở hữu và vốn vay một cách hợp lý. 5.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng Theo các phân loại này có thể chia nguồ n vố n của doanh nghiệp thành 2 loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vố n tạm thời. 5.2.1.Ngu ồn vốn thường xuyên Là tổng thể là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng.Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn. Vố n được xác định bằng cách:
- Vốn thường xuyên = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu 5.2.2. Nguồn vốn tạm thời Là các nguồ n vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm), nhằm đ áp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn. Vốn tạm thời = tổng giá trị tài sản - vốn thường xuyên V iệc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vố n phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố trong quá trình kinh doanh . 5.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn kinh doanh Theo cách phân loại này vố n kinh doanh có thể chia thành 2 nguồn: Nguồ n vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài 5.3.1. Nguồn vốn b ên trong Là nguồ n vốn có thể huy động từ hoạt động của b ản thân doanh nghiệp bao gồm tiền khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận đ ể lại và các khoản dự trữ dự phòng, các khoản thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. 5.3.2. Nguồn vốn b ên ngoài Là nguồn vốn có thể huy động như vay vốn của ngân hàng và các tổ chức kinh doanh khác,phát hành trái phiếu nợ người cung cấp và các khoản nợ khác. Cách phân lo ại này chủ yếu giúp cho việc xem xét huy động nguồn vố n cho doanh nghiệp đang hoạt động. Doanh nghiệp cần chủ đ ộng tích cực huy động vốn, duy trì nguồn vốn cũ, tìm kiếm thêm nguồn vốn mới, có biện pháp hữu hiệu để khai thác được các lợi thế từ bên ngoài và tận dụng khả năng sẵn có. II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP +- 1. Sự cần thiết phải tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đ òi hỏi phải có một lượng vốn nhất định đ ủ lớn như là một tiền đề quyết định cho sự tồ n tại và phát triển của doanh nghiệp. Không có vốn sẽ không có bất cứ hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh nào. Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiế n bộ trong khoa học công nghệ là những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt độ ng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm m à doanh nghiệp cung cấp phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp,
- hợp thị hiếu người tiêu dùng và giá cả phải chăng so với doanh nghiệp khác trên thị trường. Trong quá trình cạnh tranh để tồn tại và phát triển chỉ b ằng cách là khô ng ngừng tự cải tiến và ho àn thiện mình.Doanh nghiệp rất cần có vốn đ ể thực hiện mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để đ i đến quyết định đ ầu tư, doanh nghiệp không thể không tính đến khả năng tài chính. Mỗi doanh nghiệp chỉ có nguồn tài chính đ ầu tư có giới hạn nhất định, bao gồm vốn tự có và vố n có khả năng huy độ ng. Doanh nghiệp khô ng thể q uyết định đầu tư những dự án vượt quá khả năng tài chính của mình. Do vậy, các nguồn vốn riêng lẻ nhàn rỗi trên thị trường đã được tập trung lại để hình thành mộ t thế lực tiền vốn nhằm tạo đ iều kiện cho lĩnh vực ho ạt động sản xuất kinh doanh lớn; tập trung đầu tư chiều sâu. Trong nền kinh tế thị trường, các khoản bao cấp về vố n qua cấp phát của ngân sách Nhà nước không còn nữa. Các doanh nghiệp phải tự trang trải mọi chi phí và dảm bảo kinh doanh có lãi, phải tổ chức và sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Mặt khác, doanh nghiệp phải b ảo to àn số vố n có đ ược kể cả khi có trượt giá; phải chủ động tìm kiếm bạn hàng, đầu tư đổi mới trong hoạt động kinh doanh. Nếu khô ng làm cho vố n sinh sôi nảy nở, khô ng b ảo to àn và p hát triển vố n tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự tồ n tại và phát triển của doanh nghiệp, nguy cơ phá sản là khó tránh khỏ i. Cũng phải nói thêm rằng, một thực tế hiện nay là các doanh nghiệp đều trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo vố n cho sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải chủ độ ng đi tìm các nguồ n vốn bên ngoài. Huy độ ng đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề lớn. Song vấn đề q uan tâm hơn cả là hiệu quả của đồng vốn được sử dụng như thế nào.Việc thất thoát tham ô, lãng phí vố n đang là vấn đề lớn m à x ã hộ i quan tâm. 2. C ác hình thức chủ yếu tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt độ ng sản xuất của doanh nghiệp có thể liên tục và nhịp nhàng được chính là nhờ có vốn. Doanh nghiệp có thể huy động từ nhiều nguồ n khác nhau (nguồ n bên trong và nguồ n bên ngoài). 2.1. Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước Theo chế độ hiện hành, nếu là doanh nghiệp Nhà nước thì khi mới được thành lập, thì Nhà nước sẽ đầu tư to àn bộ hoặc một phần vốn điều lệ ban đầu, số vốn này khô ng nhỏ hơn tổng m ức vốn pháp đ ịnh của các ngành nghề mà doanh nghiệp đ ó hoạt độ ng kinh doanh.
- 2.2. Vốn tự huy động của doanh nghiệp 2.2.1. Nguồn vốn b ên trong: Bao gồm tất cả những nguồn vốn có thể huy độ ng được từ nộ i bộ doanh nghiệp, đó là các nguồn lợi nhuận đ ể lại, quỹ khấu hao và mộ t số quỹ dự trữ… - Nguồn thứ nhất: Lợi nhuận đ ể tái đầu tư: Đây là nguồn giữ vị trí và vai trò quan trọng trong các nguồn vốn b ên trong doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là kho ản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp đó bỏ ra trong một khoảng thời gian nhất định. Số lợi nhuậ n được để lại là số lợi nhuận còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Phần lợi nhuận để lại này được doanh nghiệp sử dụng vào để bù đắp và bảo toàn vốn trích lập các quỹ: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng thất nghiệp, quỹ đ ầu tư phát triển… Phần lợi nhuận để lại được trích cho quỹ đầu tư p hát triển là m ột nguồn vốn quan trọ ng mà doanh nghiệp có thể huy động để phục vụ cho các mục tiêu phát triển của mình. - Nguồ n thứ hai: Quỹ khấu hao cơ bản G iá trị hao mò n được tính chuyển vào giá trị sản phẩm được tiêu thụ, số tiền này được trích lại và tích luỹ thành quỹ khấu hao tài sản cố định. Quỹ này phục vụ cho mục đích tái sản xuất giản đơn tài sản cố định của doanh nghiệp, được gọi là quỹ khấu hao cơ bản. - N goài ra, doanh nghiệp còn có thể khai thác nguồ n vố n do thanh lý , nhượng bán tài sản cố định. Số tài sản đã b ị hư hỏng nhiều không sử dụng được chờ thanh lý và tài sản cố định không sử dụng đến không những khô ng góp phần vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp m à cò n gây khó khăn thêm như: bảo quản, sửa chữa, làm phát sinh thêm chi phí cho doanh nghiệp. Ý thức được vấn đ ề này, việc thanh lý chuyển nhượng các tài sản cố định chưa cần dùng và không cần dù ng cũng tháo gỡ p hần nào khó khăn nhằm tăng nguồn vố n cho doanh nghiệp. Trong việc huy động vố n phục vụ cho sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu về đ ầu tư thì nguồ n vốn b ên trong (nguồ n nội lực) là vô cùng quan trọ ng. Nó giữ vai trò quan trọ ng trong sự tồn tại của các doanh nghiệp. Khi sử dụng nó doanh nghiệp sẽ không phải bỏ ra chi phí sử d ụng vốn như đố i với các nguồn vốn vay. 2.2.2. Nguồn vốn b ên ngoài: Bao gồm nhiều nguồn khác nhau:
- * Vay dà i hạn ngân hàng: đây là nguồn vốn quan trọng trong việc đ ầu tư của doanh nghiệp. K hi doanh nghiệp đ i vay vố n từ ngân hàng và các tổ chức tín d ụng, doanh nghiệp phải trả lãi cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng đó. Có thể gọ i đây là chi phí sử d ụng vốn của doanh nghiệp. *Huy động vốn qua phá t hành chứng khoán Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ việc phát hành chứng khoán. Hai loại chứng khoán thường được sử dụng là trái phiếu và cổ phiếu. - Trái phiếu doanh nghiệp: là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và lãi suất do doanh nghiệp phát hành. Trên mỗi tờ trái phiếu có ghi vốn vay nhất đ ịnh, kỳ trả lãi và thanh toán nợ. Trái phiếu doanh nghiệp có thể mua bán chuyển nhượng, làm thẻ thế chấp cầm cố. - Cổ phiếu: là giấy chứng nhận góp cổ phần để tạo lập vốn của cô ng ty cổ phần và người nắm giữ cổ phần được nhận thu nhập từ doanh nghiệp. * Huy động vốn liên doanh, liên kết: Đ ể có vố n sử dụng trong đầu tư phát triển thì góp vố n liên doanh cũng là một hướng để thu hút vốn. Khi doanh nghiệp thực hiện một dự án kinh doanh có tính chất dài hạn nhưng khô ng đủ vốn đ ầu tư, doanh nghiệp có thể mời các đơn vị kinh tế và cá nhân khác trong và ngoài nước, bỏ vố n đầu tư theo một khoản thoả thuận nhất định và cùng hưởng những khoản lợi nhuận do việc đầu tư đ ể lại. Các bên có thể góp vốn b ằng nhiều cách: nhà cửa đất đai, b ằng phát minh sáng chế, thiế t bị máy móc cô ng nghệ, tiền… * Nguồn vốn trong thanh toán Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đương nhiên sẽ nảy sinh các quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với Nhà nước, giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với cán bộ cô ng nhân viên trong doanh nghiệp. Với Nhà nước là quan hệ cấp phát vốn của Nhà nước cho các doanh nghiệp theo chế độ tài chính hiện hành và việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong đ ó chủ yếu là nộ p thuế, bảo hiểm xã hội. Giữa các doanh nghiệp với nhau là việc thanh toán công nợ. Với cán bộ công nhân viên là việc thanh toán lương, bảo hiểm xã hội và các khoản tạm ứng khác. * Thuê tà i chính: Trong ho ạt động kinh doanh thuê tài chính là mộ t phương thức giúp cho các doanh nghiệp nếu thiếu vốn có thể huy độ ng bình thường. Thuê tài chính hay còn được gọi là thuê vốn, là một phương thức tín dụng trung và dài hạn. Theo phương thức này, người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã được thoả thuận
- và không được cắt ngang hợp đồng. Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo thoả thuận trong hợp đồng thuê. * Huy động vay vốn người lao động trong doanh nghiệp Muố n có một đội ngũ cán bộ CNV gắn bó lâu dài với doanh nghiệp tất nhiên sẽ có nhiều biện pháp song một công cụ rất quan trọng vừa làm tăng sức mạnh của doanh nghiệp vừa tạo khả năng gắn kết chặt chẽ của người lao động với doanh nghiệp đó là việc huy động nguồ n vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp. 3. Vai trò của tài chính trong việc tạo vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp Vốn theo khái niệm rộng không chỉ là tiền tệ m à còn là các nguồn lực, tài nguyên lao độ ng, đất đai và trí tuệ, vốn trở thành yếu tố quan trọng trong nền kinh tế và trong sản xuất. Vì thế để tổ chức và sử dụng vốn có hiệu quả cũng như việc làm thế nào để tạo vố n cho doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Tài chính đóng vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: * Huy động đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho ho ạt động kinh doanh của doanh nghiệp V ai trò tài chính trong doanh nghiệp trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, và tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp huy động nguồn vố n bên trong và bên ngoài đáp ứng kịp thời nhu cầu vố n cho ho ạt động của doanh nghiệp. Do vậy, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng trong việc chủ động lựa chọ n các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động là thấp nhất. * Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả H iệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn phụ thuộc vào việc tổ chức sử dụng vốn. Tài chính doanh nghiệp đó ng vai trò quan trọng vào việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở p hân tích khả năng sinh lời và m ức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tư tối ưu. Việc huy động các nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng để doanh nghiệp có thể chớp được cơ hội kinh doanh. H ình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vố n. * Giám sát kiểm tra các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thô ng qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình tài chính và thực hiện các chi tiêu tài chính, người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể
- đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những tồ n tại, vướng mắc trong kinh doanh từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt độ ng phù hợp với tình hình thực tế. Trên đây là những vai trò cơ bản của quản trị tài chính nhằm giúp cho doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của việc tạo lập nguồn vốn cũng như việc sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất.
- CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ VẤN Đ Ề TẠO LẬP VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU THÀNH I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vật liệu xâ y dựng Châu Thành Tiền thân Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành là xí nghiệp cơ khí nông nghiệp Nam Ninh, đ ược thành lập từ năm 1975 do UBND huyện Nam Ninh quản lý, được Nhà nước thành lập theo nghị định 388/CP, tại quyết đ ịnh số 09 ngày 02/01/1993 do Chủ tịch UBND tỉnh Nam Hà ký. X í nghiệp được Nhà nước đầu tư xây d ựng mới dây chuyền sản xuất gạch đ ất sét nung chất lượng cao công suất 20 triệu viên/năm b ằng nguồn vốn ngân sách tại quyết định số 1645 QĐUB ngày 30/09/1996 của UBND tỉnh Nam Đ ịnh. Tháng 06/1997 nhà m áy gạch Tuynel Châu Thành được thành lập và đ ưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại thông tư số 436 CT/CĐKT ngày 27/01/1998. Thực hiện chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Chính phủ ngày 21/4/1998 về đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, nhà máy gạch Tuynel Châu Thành lại đổi tên thành Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Châu Thành. Thực hiện nghị đ ịnh của Nhà nước số 103/1999/NĐ -CP ngày 10/09/1999 của Chính phủ về giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê Doanh nghiệp Nhà nước và theo quyết định số 1735/2003/QĐUB ngày 30/6/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Châu Thành được cổ phần hoá. Căn cứ theo quyết định số 1 00/2003/QĐ ngày 19/12/2003 của UBND tỉnh Nam Định về việc đổi tên cô ng ty sản xuất vật liệu xây dựng Châu Thành thành Cô ng ty cổ phần vật liệu xây d ựng Châu Thành có giấy phép kinh doanh số 0703000320 ngày 24/12/2003 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nam Định cấp. - Tên gọi đầy đủ: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành - Địa chỉ trụ sở chính: Km 7 - Q uốc lộ 21B, Cầu Vòi, xã Hồ ng Quang - huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định.
- - Đ iện thoại: 0350.829.614 - Fax: 0350.829.499 - Tài khoản: 4801000000193-2 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Nam Định. - Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất kinh doanh gạch đất sét nung bằng công nghệ Tuynel phục vụ cho ngành xây dựng và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; thực hiện chế độ hạch toán độc lập. Tổ chức và ho ạt động theo luật Doanh nghiệp và điều lệ của Công ty cổ phần đã được Đại Hội Cổ Đông thông qua. Vốn đ iều lệ khi thành lập: 23.306.700 nghìn đồng. Trong đó: - Vốn của Nhà nước: 11.886.400 (nghìn đồng), tương ứng với 51% vốn điều lệ. - Vốn cổ đông trong doanh nghiệp: 9.803.386 (nghìn đồ ng) tương ứng 42,06% vố n điều lệ gồm: + Cổ p hần ưu đãi: 2.384.736 (nghìn đồ ng) + Cổ p hần phổ thông: 7.418.650 (nghìn đồng) - Vốn góp của các cổ đông ngo ài Doanh nghiệp: 1.328.412 (nghìn đồng) tương ứng 5,69% vốn đ iều lệ. 2. Đ ặc điểm ho ạt động kinh doanh của Công ty 2.1. Đặc đ iểm tổ chức quản lý của Công ty Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng: Giám đốc trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty. Các phòng ban tham mưu cho giám đốc và theo chức năng và nhiệm vụ của mình (tham khảo phụ lục 01). Tính đ ến ngày 31/12/2005, tổng số cán bộ cô ng nhân viên của công ty là: 446 người H iện nay ở Cô ng ty có một phân xưởng sản xuất và m ột phân xưởng cơ điện phục vụ sản xuất. Phân xưởng sản xuất được chia làm bộ phận tương ứng với các giai đoạn cô ng nghệ của quy trình sản xuất. 2.2. Đặc đ iểm tổ chức sản xuấ t của công ty Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành có sản phẩm sản xuất chính là gạch tuynel chất lượng cao có kích thước 220mm x 105mm x 64mm, đảm bảo
- độ nén (chịu lực) lớn hơn 75kg/cm2, độ rỗ ng của viên gạch có đường kính từ 35-38 mm. Các loại sản phẩm gạch của Công ty đ ều đ ảm b ảo qua công tác kiểm tra chất lượng của chi cục đo lường tỉnh Nam Định hàng năm. Công ty đã khô ng ngừng mở rộng thị trường và quy mô, cạnh tranh với hàng loạt công ty khác và đã đ áp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho ngành xây dựng. Công ty với dây chuyền công nghệ hiện đại liên hoàn đã nhanh chóng nâng công suất từ 20 triệu viên/năm lên 30 triệu, 35 triệu và đến năm 2005 là trên 40 triệu viên/năm. (Phụ lục 2: Quy trình công nghệ sản xuất gạch tuynel) - K hu vực sản xuất: + Bộ p hận tạo hình sản phẩm + Bộ p hận phơi, kiêu đảo, vận chuyển gạch mộc nhập kho + Bộ p hận xếp goò ng + Bộ p hận vận hành hầm sấy - lò nung, nung đốt sản phẩm + Bộ p hận phân loại sản phẩm, nhập kho. + Bộ p hận cơ đ iện, máy ủi, nghiền than, sửa chữa goò ng. Đ ể tiện cho việc tính toán các chỉ tiêu các loại sản phẩm gạch của Công ty được quy thành gạch viên tiêu chuẩn 2 lỗ, đơn vị tính là 1000 viên tiêu chuẩn. 2.3. Bộ má y kế toán của Công ty: gồm 09 ng ườ i (phụ lục 03) - Công ty đ ang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính, có sửa đổi bổ sung theo Thô ng tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002.Từ tháng 4/2006 Công ty áp dụng hệ thố ng tài kho ản kế toán ban hành theo quyết định số 15 ngày 20/03/2005 của Bộ Tài Chính, các chứng từ áp d ụng đ ều tuân thủ theo đúng quy đ ịnh của Nhà nước, được lập theo mẫu in sẵn của Bộ Tài chính đ ã phát hành hoặc Công ty xây dựng theo đăc thù sản xuất kinh doanh của Công ty. Niên độ kế toán b ắt đầu từ ngày 01/01 năm N và kết thúc vào ngày 31/12 năm N. - Do Công ty có q uy mô vừa phải, ho ạt động sản xuất kinh doanh không phức tạp, hạch to án kinh tế độc lập nên bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức kế to án tập trung. Toàn bộ cô ng tác kế toán được thực hiện tại phò ng kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khâu tổng hợp lập báo cáo và kiểm tra kế toán.
- Nguyên tắc dánh giá hàng tồn kho: Theo giá mua thực tế. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty nộp thuế g iá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ. H ình thức sổ kế toán: chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ kế to án ở Cô ng ty thể hiện qua (phụ lục 04) 2.4. Những thuận lợi và khó khă n cơ bản trong sả n xuất kinh doanh của Cô ng ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành * Những thuận lợi - Sản xuất kinh doanh vật liệu hiện nay là một m ũi nhọ n để phát triển kinh tế của tỉnh Nam Đ ịnh. Các đơn vị sản xuất loại vật liệu này không đ áp ứng kịp nhu cầu xây dựng hàng năm. Do vậy gạch đất sét nung phục vụ cho xây dựng trong và ngo ài tỉnh thiếu rất nhiều về số lượng và chất lượng. Do đó với sản phẩm đa dạng, hình dáng đẹp, chất lượng cao, giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dù ng đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty rất dễ dàng. Điều đó cho thấy đầu tư xây dựng của Nhà nước và tư nhân trên đ ịa bàn trong và ngo ài tỉnh Nam Định là rất lớn. Chính những điều kiện ấy đã m ở ra hướng sản xuất lâu dài và ổ n định của Cô ng ty trong những năm tới. - Tình hình kinh tế chính trị trong nước ổn đ ịnh, nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng tố t. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư xây dựng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. - Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành có hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đ ại, lực lượng đội ngũ cán b ộ công nhân viên trẻ, lành nghề, có trình độ cao. Những đ iều kiện đó sẽ đảm bảo cho công ty ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. - Sau 7 năm hoạt độ ng, công ty đã tạo dựng đ ược uy tín với khách hàng, nhà cung ứng và các ngân hàng… đây là điều kiện thuận lợi đối với cô ng ty. - Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành có địa điểm sản xuất kinh doanh hết sức thuận lợi, có vù ng nguyên liệu do sông Hồng bồi tụ. * Những khó khăn:
- - Có những yếu tố khách quan mà Cô ng ty không có khả năng giải quyết đó là giá đất, giá than, giá điện phụ thuộ c vào các Công ty sản xuất kinh doanh trong nước và giá nhập khẩu xăng dầu. Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng cô ng cụ trực tiếp cho sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất. - Công ty đang gặp phải những khó khăn về vốn đầu tư cho cô ng nghệ m ới, cơ sở hạ tầng cũng cần được nâng cấp nhưng vố n vay ngân hàng lãi suất không được ưu đãi. - V ề nguyên vật liệu chính là đất sét bồi tụ đã có quy hoạch song đường vận chuyển không thuận lợi do quy định của Cục đê điều vào mùa lũ từ tháng 8 năm trước đ ến tháng 2 năm sau khô ng được phép vận chuyển trên đ ê. Đồng hành với những khó khăn ấy là những tồ n tại mà công ty cần phải khắc phục như vấn đề sử dụng lao động chưa hợp lý trong dây chuyền sản xuất, việc sử dụng nguyên liệu chưa tố t làm cho sản phẩm mộc hư hỏng nhiều dẫn đ ến lãng phí than, điện trong quy trình sản xuất sản phẩm, công tác tiếp thị chưa hoàn thiện làm ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. II. THỰC TRẠNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU THÀNH NĂM 2004-2005 1. V ốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty 1.1. Vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Th ành N gay từ khi mới hoạt động theo thông tư số 436CT/CĐKT ngày 27/01/1998 để tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh cũng như tạo uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng… Công ty đã không ngừng đổi mới thiết bị công ngh ệ, nâng cao chất lượng sản phẩm… V ì thế q uy mô vố n kinh doanh của công ty cũng không ngừng tă ng lên. Năm 2003, tổng số vốn kinh doanh của công ty là 126.308.410 (nghìn đồng). Nhưng đến năm 2004 tổng số vốn kinh doanh của công ty đã lên tới 172.770.118 (nghìn đ ồng). Tuy nhiên, đến năm 2005 vốn kinh doanh của Cô ng ty có giảm so với năm 2004. Để thấy được điều này ta xem xét bảng 1 . Bả ng 01: Vốn kinh doanh trong nă m 2004 - 2005 Đ ơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Tăng (giảm)
- Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn kinh doanh 172.770.118 157.427.252 -15.342.866 -8,88 Q ua bảng 01 ta thấy tổ ng số vốn kinh doanh của công ty năm 2005 là 157.427.252 (nghìn đồng) giảm 15.342.866 (nghìn đồng) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,88%. Tuy nhiên, quy mô vốn kinh doanh năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể là: về sản lượng sản xuất năm 2005 là 41.342.936 (viên); với tổng doanh thu đạt được trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là 5.059.647 (nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng doanh thu là 2,36%. Tổng lợi nhuận đ ạt được trong năm 2004 là 3.686.144 (nghìn đồng). Sang năm 2005 tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2005 là 3.847.233 (nghìn đồ ng) tăng 161.089 (nghìn đồng) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,37%. V ới kết quả này, thu nhập của CBCNV toàn công ty cũng tăng lên đáng kể, năm 2004 thu nhập bình quân người/tháng là 950 (nghìn đồng). Sang năm 2005, thu nhập bình quân người/tháng là 1.200 (nghìn đồng) tăng 250 (nghìn đồng) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,31%. N guyên nhân của việc giảm quy mô vố n kinh doanh là do trong năm 2005, Cô ng ty đ ã bố trí lại cơ cấu vốn kinh doanh nhằm tạo ra mộ t cơ cấu vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả sử d ụng của các loại vố n. V ề cơ cấu vố n kinh doanh của công ty trong năm 2004 và 2005 có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn lưu động và giảm tỷ trọng vốn cố định. Số liệu trong bảng 02 sẽ minh hoạ cụ thể điều này. Bảng 02: Bảng cơ cấu vốn kinh doanh qua các năm Đơn vị tính: 1000 đồng Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch C hỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền STĐ (%) (%) (%) Vốn lưu động 66.808.793 38,67 70.783.026 44,96 +3.974.223 5,95 Vốn cố định 105.961.325 61,33 86.644.226 55,04 -19.317.099 -18,23 Cộng 172.770.118 100 157.427.252 100 -15.342.866 -8,88 Q ua bảng 02 ta nhận thấy trong năm 2004 tỷ trọng vốn lưu động chiếm 38,67% trong tổng số vốn kinh doanh của công ty. Nhưng sang tới năm 2005 tỷ trọng vốn lưu đ ộng tăng lên tới 44,96%. Mức tăng vốn lưu động năm 2005 so với năm 2004 về số tuyệt dối là 3.974.233 (nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,95%.
- Đối với vốn cố định thì năm 2005 so với năm 2004 lại giảm xuống. Năm 2004 tỷ trọng vốn cố định chiếm trong tổng số vốn kinh doanh của công ty là 61,33% nhưng sang năm 2005 tỷ trọng này chỉ còn ở mức 55,04% với mức giảm vốn cố đ ịnh về số tuyệt đố i là 19.317.099 (nghìn đồng) tương đ ương với tỷ lệ giảm vốn cố đ ịnh 18,23%. Từ số liệu phân tích ở trên cho thấy mức giảm về vốn cố định năm 2005 so với năm 2004 lớn hơn rất nhiều so với mức tăng vốn lưu động. Điều này đ ã làm cho vố n kinh doanh của công ty giảm, về số tuyệt đố i là 15.342.866 (nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,88%. V ới cơ cấu vốn như trên là chưa được hợp lý, theo kinh nghiệm của một số đối tác trong khu vực, với ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở một số doanh nghiệp thường có cơ cấu vố n tối ưu là mức vốn cố định chiếm khoảng 80% và vốn lưu động chiếm khoảng 20% trên tổ ng vố n kinh doanh. Nhưng đối với Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành thì vố n lưu động khô ng ngừng chiếm tỷ trọng lớn, mà còn tăng lên trong năm 2005. Hơn nữa số vố n này lại chủ yếu nằm trong các khoản phải thu và hàng hoá tồn kho… Đây là m ột vấn đề mà công ty cần xem xét, nhằm bố trí lại cơ cấu vốn kinh doanh của mình, tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, tối ưu hơn cho những năm tới. 1.2.Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành K hi được thành lập năm 1998, công ty đ ược Nhà nước đầu tư mộ t nguồ n vố n là 11.886.400 (nghìn đồ ng). Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhận thức được rằng trong đ iều kiện mới của nền kinh tế, cô ng ty phải tự chủ độ ng trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ho ạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm… Thực tế trong những năm qua, công ty đã chủ đ ộng và linh hoạt trong việc huy động các nguồ n vốn để đ áp ứng được yêu cầu về vốn kinh doanh của mình. Bên cạnh việc tận dụng các nguồn vố n huy độ ng có tính chất truyền thống bên trong như bổ sung vố n từ lơi nhuận để lại, huy động vốn từ quỹ chuyên dù ng… Công ty đã m ạnh d ạn huy động vốn từ bên ngoài như: vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, huy động vốn liên doanh, liên kết… Với các hình thức huy độ ng vốn đa dạng và phong phú Công ty đã tạo lập được một nguồn vố n kinh doanh rất lớn. Tính đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 157.427.252 (nghìn đồng). Tuy nhiên trong thời gian hoạt động, cơ cấu nguồn vốn của công ty luôn có sự thay đổi giữa các năm. Để thấy rõ được điều này ta xem xét bảng 03.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Vốn kinh doanh và các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy xây dựng Komatsu Việt Nam
48 p | 1171 | 550
-
Luận văn tốt nghiệp "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động"
119 p | 1001 | 488
-
Đề tài "Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty vật liệu và công nghệ "
70 p | 468 | 310
-
Luận văn - Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
89 p | 727 | 282
-
Khóa luận tốt nghiệp: Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty FPT
97 p | 285 | 88
-
Đề tài: “Vốn kinh doanh và một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Điện tử công nghiệp”
85 p | 231 | 85
-
Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH TRẦN HIẾU
89 p | 137 | 52
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện
25 p | 210 | 51
-
LUẬN VĂN: Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH trần hiếu
66 p | 157 | 46
-
Tiểu luận: " Vốn kinh doanh và cách thức khai thác vốn kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp "
11 p | 104 | 32
-
Đề tài: "Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi 3 Nghệ An"
0 p | 115 | 31
-
Đề tài:Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
53 p | 162 | 30
-
Đề tài "Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty vật liệu và công nghệ "
70 p | 104 | 27
-
Đề tài "Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi 3 Nghệ An"
0 p | 106 | 26
-
Đề tài: “Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty vật liệu và công nghệ”
71 p | 114 | 24
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Miền Bắc
27 p | 65 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi Khánh Hòa
26 p | 16 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần HUNGAUTO
89 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn