ĐỀ THI HOÁ VÔ CƠ HỌC SINH GIỎI TỈNH AN GIANG
lượt xem 26
download
Câu 1: (5đ). 1. Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử thuộc, gồm 3 nguyên tố phi kim, tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số prôton trong A là 42 và trong anion Y- chứa hai nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp . a/ Viết công thức phân tử và gọi tên A b/ Viết công thức electron và công thức cấu tạo của A
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ THI HOÁ VÔ CƠ HỌC SINH GIỎI TỈNH AN GIANG
- ĐỀ THI HÓA VO CƠ HỌC SINH GIỎI TỈNH AN GIANG NGAY 1 Trường học Học sinh giỏi tỉnh An Giang Lớp học 12 Năm học 2006 Hóa học Môn thi Thời gian 180 phút Thang điểm 10 Câu 1: (5đ). 1. Hợp chất A được tạo thành từ cation X+ và anion Y-. Phân tử A chứa 9 nguyên tử thuộc, gồm 3 nguyên tố phi kim, tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố là 2:3:4. Tổng số prôton trong A là 42 và trong anion Y- chứa hai nguyên tố cùng chu kì và thuộc 2 phân nhóm chính liên tiếp . a/ Viết công thức phân tử và gọi tên A b/ Viết công thức electron và công thức cấu tạo của A 2. Một dung dịch có chứa ion Ca2+ và Ba2+ ở cùng nồng độ 0.01 M. Thêm axit để được pH = 4.0. ở pH này nếu ta thêm dung dịch K2Cr04 với nồng độ là 0.1 M có kết tủa xuất hiện không ? Kết luận cho pT CaCr04 = 0.2; pT BaCrO4 = 9.9 H2CrO4 có pK1 = 1.0 và pK2 = 6.5 Câu 2: (5đ) 1. Tính pH và độ điện li của dung dịch NaCN 0.1 M (dd A) cho pKa HCN = 9.35 2. Độ địên li thay đổi thế nào khi : a. Có mặt NaOH 0.005M b. Có mặt HCl 0.002 M c. Có mặt NaHS04 0.01 M biết pk HS04- = 2 Câu 3: (5đ) 1. Một dung dịch có chứa 4 ion của 2 muối vô cơ trong có ion S042- khi tác dụng vìư đủ với dd BA(OH)2 đun nóng cho khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. dd Z sau khi axit hóa tan bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng. Kết tủa Y đem nung được a g chất rắn T. Gía trị của A thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 đem dùng: nếu vừa đủ ,a cực đại, nếu lấy dư a giảm đến cực tiểu. Khi lấy chất rắn T với giá trị cực đại a=7.204 gam thấy T chỉ phản ứng hết với 60 ml dd HCl 1.2 M, còn lại 5.98 gam chất rắn. Hãy lập luận để xác định các ion có trong dung dịch. 2. Trình bày phương pháp phân biệt 3 dung dịch sau bị mất nhãn: dung dịch NaHS04 0.1 M (dd A), dung dịch H2S04 0.1 M (dd B) và dung dich hỗn hợp H2S04 0.1 M và HCl 0.1 M (dd C). Chỉ được dùng quỳ tím và dung dịch NaOH 0.1 M. Tính số mol các chất trong các dung dịch. Câu 4: (5đ) Một hỗn hợp gồm kẽm và sắt. Thực hiện 2 thí nghiệm sau : • TN1: Lấy 3.07 gam hỗn hợp cho vào 200 ml dung dịch HCl, phản ứng xong, cô cạn thu được 5.91 gam chất rắn. • TN2: Lấy 3.07 gam hỗn hợp cho vào 300 ml dung dịc HCl ( dung dich HCl như trên ), phản ứng xong, cô cạn thu được 6.62 gam chất rắn. 1) Tính thể tích khí H2 sinh ra ở TN1 (đktc) và nồng độ mol dd HCl 2) Tính % theo khối lượng hõn hợp 2 kim loại. ĐỀ THI HÓA HỮU CƠ HỌC SINH GIỎI TỈNH AN GIANG NGAY 2 Trường học Học sinh giỏi tỉnh An Giang Lớp học 12
- Năm học 2006 Hóa học Môn thi Thời gian 180 phút Thang điểm 10 Câu 1: (5đ) 1. Viết các phương trình phản ứng kèm theo điều kiện thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau, chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cất tạo thu gọn. - C2H2 -> A -> C2H5OH -> C2H4O -> C2H3O2NH4 - C2H2 -> B -> C2H4O2 -> C2H5OOCCH3 -> C -> CH4 - C2H2 -> C2H3Cl -> B -> D -> CH2=CHOC2H5 - C2H2 -> C2H4Cl -> B -> C2H4O2 -> CH2=CHOOCCH3 -> PVA 2. Các chất A, B, C có cùng CTPT C4H9O2N. Biết A tác dụng với cả HCl và Na2O. B tác dụng với hidro mới sinh tạo ra B' ; B' tác dụng với HCl tạo ra B ; B tác dụg NaOH tạo lại B ; C tác dung với NaOH tạo ra muối và NH3. Cho biết A, B, C ứng vói đồng phân chức nào ? Viết các phương trình phản ứng đã dùng . Câu 2: (5đ) 1. Có 3 hợp chất hữu cơ A, B , C lần lượt có CTPT là CH4O , CH2O, CH2O2. a. Viết CTCT và gọi tên chúng theo danh pháp IUPAC và thông thường. b. Viết các PTPƯ thục hiện chuyển hóa sau: (1) A -> B (2) B -> A (3) B -> C (4) A -> C c. Một dung dich hòa tan 3 chất trên. Bằng những thí nghiệm nào chứng minh sự có mặt của chúng. Viết các phương trình phản ứng. 2. So sánh và giải thích độ mạnh các axit sau : phenol, o-nitrophenol, m-nitrophenol, p-nitrophenol. 3. So sánh và giải thích độ mạnh bazơ của các dung dịch cùng nồng độ: NaOH, CH3COONa, C2H5ONa , C6H5ONa Câu 3: (5đ). Đốt 11,7 gam chất hữu cơ A thì thu được 9.9 g H2O, 22g CO2, 1.4 g N2. Xác định CTPT A biết MA < 120 g/mol Đốt 7.1 g B cần 8.4 l oxi (đktc) thì thu được 4.5 g nước và hỗn hợp khí C02 và N2 có d/H2 = 20.857 Chất C có công thức đơn giản C2H60. Biết rằng khi nhiệt phân A ta được B và C với tỉ lệ nA :nB = 2 : 1 a. Xác địinh CTCT A, B, C b. Từ B viết các PTPƯ điều chế A. Câu 4: (5đ) Người ta chia 1.792 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 1 ankan, 1 anken, 1 ankin làm 2 phần bằng nhau: + Phần 1: Cho qua dung dịc AgNO3 trong amoniac dư tạo thành 0.735 gam kết tủa và thể tích hỗn hợp giảm 12.5% + Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 9.2 lít dung dịc Ca(OH)2 0.0125 M thấy có 11 gam kết tủa. Xác định CTPT của các hidrôcacbon
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH NAM ĐỊNH Trường học Sở GD-ĐT Nam Định Lớp học 12 Năm học 2007 Hóa học Môn thi Thời gian 180 phút Thang điểm 20 Câu 1: Hãy ghi lại chữ chỉ đáp án đúng trong các bài sau vào bài làm: 1. Cho Na vào dung dịch (dd) AlCL3 thì số phản ứng hóa học xảy ra là: D. Không xác định A. 2 B. 3 C. 4 2. Dẫn từ từ V lít hỗn hợp khí X gồm CO và H2 qua ống sử dụng 16,8g hỗn hợp 3 oxit (CuO, Fe3O4, Al2O3) nung nóng. Phản ứng xong thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí và hơi. Hỗn hợp khí và hơi này nặng hơn khối lượng X là 0,32g. Giá trị của V và m là: A. 0,336 lít và 16,42 gam B. 0,448 lít và 16,42 gam C. 0,448 lít và 16,48 gam D. 0,336 lít và 16,48 gam 3. Khối lượng CuSO4.5H2O và khối lượng dd CuSO4 8% cần dùng để pha thành 280 gam dd CuSO4 16% là: A. 80 gam và 200 gam B. 40 gam và 240 gam C. 60 gam và 220 gam D. 100 gam và 180 gam Câu 2: 1. Trén 30ml dd HCL 0,05M víi 20ml dd Ba(OH)2 aM ®îc 50ml dd cã pH = b. C« c¹n dd sau khi trén thu ®îc 0, 19875 gam chÊt r¾n khan. H·y tÝnh a vµ b biÕt r»ng dung m«i lµ n íc vµ trong dd cã [H+][OH-] = 1014 2. Sản xuất NaOH bằng cách điện phân dd NaCl có màng ngăn xốp giữa 2 điện cực (điện cực trơ). Hãy viết sơ đồ, phương trình điện phân. Dung dịch thu được còn lẫn NaCl, hãy nêu cách loại NaCl ra khỏi dd đó. 3. Iốt bán trên thị trường chứa tạp chất là Cl2, Br2, H2O. Hãy trình bày cách tinh chế một lượng nhỏ I2 đó. Câu 3: 1. Chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử (CTPT) là C9H8O2. Đun nóng X với dd Ba(OH)2 dư thu được 1 muối A và 1 andehit B. X phản ứng với Br2 trong dd theo tỉ lệ số mol 1:1. Hãy biện luận xác định công thức cấu tạo (CTCT) của X và viết các phương trình phản ứng (PTPU) xảy ra. 2. Muối hữu cơ A làm ngọn lửa đèn cồn chuyển thành màu vàng, khi tác dụng với dd H2SO4 có nồng độ thích hợp được chất B đơn chức. Chất B tác dụng với etanol tạo ra chất D có mùi dễ chịu và tan ít trong nước. Đốt cháy D chỉ thu được CO2 và H2O trong đó thể tích CO2 thu được gấp đôi thể tích CO2 thu được khi đốt cháy cùng số mol B. Hãy biện luận xác định CTCT của A, B, D và viết các PTPU xảy ra. Câu 4: Cho m gam hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X, Y tác dụng với dd Ba(OH) 2 đun nóng, trung hòa Ba(OH)2 dư cần thêm tiếp 100ml dd HCl 0,5M. Sau thí nghiệm, cô cạn dd, thu được hỗn hợp 2 rượu hơn kém nhau 1 nguyên tử cácbon trong phân tử và được 23,525 gam hỗn hợp 3
- muối khan. Cho toàn bộ lượng rượu trên vào bình đựng Na dư thấy thoát ra 1,68 lít khí H2, khối lượng trong bình đựng Na tăng 5,35g. Hãy tính m và xác định CTCT của X và Y biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 5: Hỗn hợp X gồm MO và R2O3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1. Dẫn H2 dư đi qua 12,3g X, đun nóng, thì được phần rắn nặng 10,7g. Nếu cho 12,3g X vào dd KOH dư thấy có 7,2g chất rắn không tan. Xác định công thức các oxit trong X biết rằng MO, R2O3 là các oxit kim loại không tác dụng với nước và hiệu suất các phản ứng đều là 100%. Câu 6: Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch, tỏa nhiệt. 1. Viết phương trình nhiệt hóa học của phản ứng đó. 2. Tỉ khối của hỗn hợp N2, H2 (trước khi đưa vào tháp tổng hợp) so với khí hidro là 3,6. Tỉ khối của hỗn hợp khí (lúc cân bằng) so với khi hidro là 3,96. Hãy tính hiệu suất phản ứng đó. Câu 7: Khi tách nước từ 9,9g hỗn hợp X gồm 4 rượu no, đơn chức, mạch hở (có cùng số mol) bằng H2SO4 đặc ở 140°C (hiệu suất 100%) được 8,1 gam hỗn hợp Y gồm 10 ete. 1. Tính số mol, xác định CTCT mỗi rượu trong X. 2. Viết CTCT các ete có cấu tạo đối xứng và gọi tên các ete đó. CHÚ Ý: 1. Học sinh được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 2. Thể tích các khí ở các bài đã qui về điều kiện tiêu chuẩn. ĐỀ THI HÓA HỮU CƠ HỌC SINH GIỎI TỈNH GIA LAI Vòng 2 Trường học Học sinh giỏi tỉnh Gia Lai Lớp học 12 Năm học 2006 Hóa học Môn thi Thời gian 150 phút Thang điểm 10 Câu I (4điểm) Cho sơ đồ chuyển hóa sau với A,B,....,F là các sản phẩm chính Hình:Http://img6.imageshack.us/img6/2975/13ar1.gif 1.Ghi công thức các tác nhân phản ứng và các điều kiện thích hợp nếu có,thích hợp vào dấu ? trên sơ đồ phản ứng . 2.Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ phản ứng ( các chất A,B,...,F viết dưới dạng công thức cấu tạo .Trong các hợp chất trên, hợp chất nào có đồng phân hình học .Viết cấu trúc không gian của các đồng phân đó . 3.Trình bày cơ chế của các phản ứng 1 và 4 Câu II (3điểm) Hoàn thành các phản ứng sau, chỉ ra tính lập thể đúng của sản phẩm . Hình:Http://img15.imageshack.us/img15/1496/26kn.gif Câu III (5điểm) 1.Dùng công thức phối cảnh và Niumen để biểu diễn các sản phẩm cuả các phản ứng dehydrobrom hóa theo E2
- a. (R,R)-2,3 dibrombutan b. meso-(R,S)-2,3 dibrombutan 2. Xuất phát từ brombenzen có chứa ở vị trí số 1 và các chất vô cơ cần thiết khác (không chứa (không chứa )Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế -anilin có ở vị trí số 3 . -axit benzoic có chứa ở vị trí số 1 và axit benzoic có ở vị trí số 3 . Câu IV (4điểm) 1.Khi oxi hóa etylenglycol bằng HNO3 tạo thành hỗn hợp có 5 chất . Hãy viết công thức cấu tạo của 5 chất đó và sắp xếp theo trật tự giảm dần nhiệt độ sôi của chúng . Giải thích ? 2. Hợp chất hữu cơ A có tính quang hoạt tác dụng với cho một chất khí X . Nếu đun nóng A với đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp thì cho 1 hidrocacbon B . Phản ứng ozon phân B cho hợp chất C và chất D Biết rằng D cho phản ứng tráng gương còn C không cho phản ứng này . Xác định công thức cấu tạo của A,B,C,D,X . Viết các phương trình phản ứng sảy ra . Câu V (4điểm) X là hợp chất thơm có công thức. Để xác định công thức cấu tạo X người ta thực hiện các thí nghiệm sau . TN1 : oxi hóa mạnh X với đậm đặc thu đựơc 2 axit TN2 : X cho phản ứng với thuốc thử Grinha , sau đó thủy phân trong môi trường axit thu được ancol bậc 3 có một nguyên tử cacbon bất đối . 1.Xác định công thức của X thỏa mãn thí nghiệm 2.Xác định công thức của X thỏa mãn cả hai thí nghiệm trên . Viết các phương trình phản ứng sảy ra ở cả 2 thí nghiệm. ĐỀ THI THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI QUỐC GIA Trường học Sở GD-ĐT Bình Thuận Lớp học 12 Năm học 2006 Hóa học Môn thi Thời gian 180 phút Thang điểm 10 Câu 2: (4 điểm) 1/ Sắp xếp theo chiều giảm dần tính axit và ghi các hằng số Ka (pKa) kèm theo bên cạnh mỗi chất trong từng dãy sau: a. CH3CH2CH2COOH; CH3CH2CHClCOOH; CH3CHClCH2COOH; CH2ClCH2CH2COOH.(với Ka.10-5 không theo thứ tự trên là: 1,5; 3,0 ; 8,9 ; 139) b. Phenol; m-nitrophenol; p-nitrophenol; m-metylphenol; p-metylphenol. (Với pKa không theo thứ tự là: 7,15; 8,4; 9,98; 10,08; 10,14) c. Axit benzoic; axit m-nitrobenzoic; axit p-hidroxibenzoic; axit p-nitrobenzoic; axit o-bitrobenzoic ( Với pKa không theo thứ tự là : 4,54; 4,18; 3,49; 3,43; 2,17) 2/ Từ đá vôi, than đá và các chất vô cơ cần thiết không chứa cacbon, hãy điều chế: p- bromnitrobenzen; 2-brom-4-nitrophenol. Câu 3: (4 điểm) 1/ Nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng xảy ra ở các thí nghiệm sau: a. Đun nóng dung dịch KHCO3 rồi để nguội, dung dịch thu được có môi trường axit hay bazơ?
- b. Thêm lần lượt các dung dịch: BaCl2, AlCl3, ZnCl2 vào dung dịch thu được ở thí nghiệm trên. c. Thêm dung dịch K2S vào lần lượt các dung dịch: Ba(NO3)2, AlCl3, ZnSO4. 2/ Hòa tan 1 gam NH4Cl và 1 gam Ba(OH)2.8H2O vào 80 ml nước. Pha loãng dung dịch bằng nước đến 100 ml, tại 25OC. a. Tính pH của dung dịch sau khi pha loãng. Biết pKa(NH4+) = 9,24. b. Tính nồng độ của tất cả các ion trong dung dịch. c. Nếu thêm 10 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch trên thì pH của dung dịch thu được là bao nhiêu? Hãy tính [NH3] của dung dịch mới. Câu 4: (4 điểm) 1/ Cân bằng của phản ứng : C + CO2 2CO xảy ra ở 1090OC với hằng số cân bằng Kp = 10. a. Tính hàm lượng khí CO trong hỗn hợp khí cân bằng, biết áp suất chung của hệ là 1,5 atm. b. Để có hàm lượng CO bằng 50% về thể tích, thì áp suất chung là bao nhiêu? 2/ Hòa tan x gam một kim loại trong 200 gam dung dịch HCl 7,3% (lượng axit vừa đủ) thu được dung dịch A trong đó nồng độ của muối M tạo thành là 11,96% (theo khối lượng). a. Tính x và xác định kim loại M. b. B là hợp chất của M với oxi trong đó M có số oxi hóa là +4. Hợp chất này có khả năng oxi hóa Br- thành Br2 và Cl- thành Cl2. Để B chỉ oxi hóa Br- thành Br2 nên dùng môi trường H2SO4 loãng hay đậm đặc? Giải thích sự lựa chọn đó, biết rằng: M4+ + 2e = M2+ E0 = 1,23 V Br2 + 2e = 2Br- E0 = 1,07 V Cl2 + 2e = 2Cl- E0 = 1,36 V Câu 5: (4 điểm) Trong một bình kín dung tích 10 lít chứa hỗn hợp 3 andehit đơn chức X,Y,Z (phân tử không chứ liên kết ba) và 32 gam oxi (dư). Đun nóng bình đến 136,50C để cho andehit bay hơi hòan tòan, áp suất trong bình lúc đó là 3,695 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn tòan hỗn hợp, sau đó đưa nhiệt độ bình về 100OC, áp suất trong bình là P (atm). Cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lựơt đi qua 2 bình: bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng 100 ml dug dịch Ba(OH)2 1M, khối lượng bình (1) tăng 2,34 gam, ở bình (2) thu được 11,82 gam kết tủa. Đun nóng bình (2) lại thu thêm được m gam kết tủa nữa. 1/ Tính m và P. 2/ Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X,Y,Z. Biết Y và Z có cùng số nguyên tử C, số mol X gấp 4 lần tổng số mol Y và Z Lấy từ Diễn đàn Olympia Việt Nam
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đáp án 999 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơ
103 p | 1099 | 388
-
Đề thi trắc nghiệm hoá vô cơ - AK1 (M132)
5 p | 647 | 303
-
Đề thi trắc nghiệm hoá vô cơ - AK6 (M134)
4 p | 640 | 286
-
Đề thi trắc nghiệm hoá vô cơ - AK10 (M102)
5 p | 452 | 226
-
Đề thi trắc nghiệm hoá vô cơ - AK8 (M138)
5 p | 416 | 216
-
Luyện thi ĐH: 999 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơ
103 p | 497 | 216
-
125 Câu trắc nghiệm Hóa vô cơ có đáp án
16 p | 604 | 163
-
Ôn hóa vô cơ
32 p | 295 | 102
-
999 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết hóa vô cơ
101 p | 232 | 60
-
Tuyển tập những vấn đề lí thuyết thường gặp trong hóa vô cơ
86 p | 273 | 59
-
Phương pháp giải bài toán Hóa vô cơ - Phương pháp bảo toàn khối lượng
6 p | 255 | 55
-
Công thức giải nhanh Hóa vô cơ - GV. Nguyễn Vũ Minh
44 p | 244 | 34
-
20 đề thi thử Hóa vô cơ 12 - Đề số 1
8 p | 155 | 26
-
Công thức giải nhanh Hóa Vô Cơ
46 p | 203 | 24
-
Trắc nghiệm hóa vô cơ và đáp án
276 p | 174 | 17
-
60 bài tập Hóa vô cơ hay và khó
46 p | 101 | 8
-
Trắc nghiệm Hóa vô cơ: Phần 7
20 p | 86 | 7
-
Câu hỏi lí thuyết vô cơ trong đề thi thử chuyên Đại học Vinh lần 1, 2,3 năm 2013
4 p | 74 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn