intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL đầu năm môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Mã đề 104)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi KSCL đầu năm môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Mã đề 104)” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL đầu năm môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Mã đề 104)

  1. SỞ GD&ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU  TRƯỜNG THPT HÀM LONG  NĂM NĂM HỌC 2022 ­ 2023 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ MÔN:LỊCH SỬ 11 (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và  Số báo  Mã đề 104 tên: ............................................................................ danh: ............. Câu 1. Đến đầu TK XIX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh có gì khác so với châu Phi? A. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.B. Trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. C. Nhiều nước giành được độc lập.D. Chưa giành được thắng lợi. Câu 2. Điểm tiến bộ nhất trong cải cách về chính trị ở Nhật Bản năm 1868 là A. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. B. Thủ tiêu hoàn toàn chế độ người bóc lột người. C. Thực hiện chính sách hòa hợp giữa các dân tộc. D. Xác định vai trò làm chủ của nhân dân lao động. Câu 3. Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về li ên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam   và Campuchia là A. Khởi nghĩa của Hoàng thân Sivôtha B. Khởi nghĩa của Commađam C. Khởi nghĩa của Pucômbô D. Khởi nghĩa của Acha Xoa Câu 4. Tháng 1­1868, một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Nhật Bản là A. Cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu.B. Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi. C. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán.D. Chế độ Mạc phủ sụp đổ. Câu 5. Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là A. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân. B. Thành lập Trung Hoa Dân quốc. C. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo. D. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí. Câu 6. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian: 1. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha 2. Chiến tranh Trung – Nhật 3. Chiến tranh Anh – Bôơ 4. Chiến tranh Nga – Nhật A. 2, 4, 1, 3 B. 2, 1, 3, 4 C. 3, 2, 1, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối TK  XIX – đầu TK XX? A. Thu hút đông đảo nhân dân tham gia, gây tổn thất nặng nề cho các nước đế quốc. B. Phong trào diễn ra đơn lẽ, chưa có sự thống nhất giữa các địa phương. C. Phong trào diễn ra rộng lớn, đoàn kết đấu tranh trong cả nước. D. Hình thức đấu tranh phong phú nhưng chủ yếu là đấu tranh vũ trang. Mã đề 104 Trang 1/5
  2. Câu 8. Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Nền kinh tế các nước Châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh. B. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa. C. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công. D. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Câu 9. Cho các sự kiện: 1. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội thành lập. 2. Tôn Trung Sơn được bầu làm tổng thống.  3. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ. Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian. A. 1, 3, 2. B. 2, 3, 1. C. 1, 2, 3. D. 3, 2, 1. Câu 10. Nhận xét nào đúng về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa TK XIX đầu TK XX? A. Diễn ra sôi nổi, nhằm mục tiêu đánh đổ đế quốc,dưới nhiều hình thức. B. Đông đảo lực lượng tham gia, dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang. C. Đông đảo lực lượng tham gia,dưới nhiều hình thức nhằm giải phóng dân tộc. D. Diễn ra sôi nổi,lôi kéo đông đảo lực lượng tham gia ,dưới nhiều hình thức. Câu 11. Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914­1918 ), mang tính chất? A. chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa.             B. phi nghĩa thuộc về phe Liên minh C. phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.D. chính nghĩa về các nước thuộc địa. Câu 12. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là: A. Đế quốc cho vay nặng lãi. B. Đế quốc phát xít. C. Đế quốc phong kiến quân phiệt. D. Đế quốc thực dân. Câu 13. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc? A. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc. B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc. C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. D. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Đông Nam Á. Câu 14. Tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội do ai thành lập? A. Tôn Trung Sơn. B. Hồng Tú Toàn. C. Lương Khải Siêu. D. Khang Hữu Vi. Câu 15. Trong 20 năm đầu (1885­1905) Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp: A. Bạođộng. B. Vũ trang. C. Bạo lực. D. Ôn hòa. Câu 16. Với Hiến pháp năm 1889, chế độ nào ở Nhật được thiết lập? A. Dân chủ đại nghị.    B. Cộng hòa tư sản.C. Dân chủ cộng hòa. D. Quân chủ lập hiến. Câu 17. Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa? A. Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo B. Tiến hành cải cách để phát triển nguồn lực đất nước, thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo C. Thực hiện chính sách dựa vào các nước lớn D. Chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với các đế quốc Anh, Pháp Câu 18. Chìa khóa cho sự thành công trong cải cách của Nhật Bản là ở lĩnh vực nào ? Mã đề 104 Trang 1/5
  3. A. Quân sự. B. Chính trị C. Giáo dục. D. Kinh tế. Câu 19. Nội dung nào phản ánh đúng tình hình Ấn Độ giữa thế kỉ XIX? A. Anh và Pháp bắt tay nhau cùng thống trị Ấn Độ. B. Chế độ phong kiến Ấn Độ sụp đổ hoàn toàn. C. Thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ. D. Các nước đế quốc từng bước can thiệp vào Ấn Độ. Câu 20. Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập với tên gọi A. Quốc dân đảng. B. Đảng Cộng hòa. C. Đảng Dân chủ. D. Đảng Quốc đại. Câu 21. Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì? A. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác. B. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa. C. Nước Đức có lực lượng quân đội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ. D. Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu. Câu 22. Giữa thế kỷ XIX, tình hình chung nhất của các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và Đông  Nam Á là? A. Chế độ xã hội chủ nghĩa.B. Chế độ tư bản. C. Chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu.D. Chế độ chiếm hữu nô lệ. Câu 23. Sự thành lập của chính Đảng Quốc đại đó có ý nghĩa gì A. Giai cấp tư sản Ấn Độ có tiềm lực kinh tế mạnh. B. Giai cấp công nhân Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị. C. Đánh dấu giai cấp tư sản Ấn Độ đã bước lên vũ đài chính trị. D. Chế độ cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ suy yếu. Câu 24. Mục đích của những chính sách mà Mĩ áp dụng tại các nước Mĩ Latinh là? A. giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Tây Ban Nha. B. giành độc lập cho Mĩ Latinh. C. biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ. D. giúp các nước Mĩ Latinh thoát khỏi thực dân Bồ Đào Nha. Câu 25. Ý nào sau đây không phải là chính sách bóc lột về kinh tế của thực dân Anh ở Ấn Độ từ giữa thế  kỷ XIX? A. Bóc lột nhân công để thu lợi nhuận. B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng. C. Ra sức vơ vét lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. D. Mở rộng khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản. Câu 26. Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu A. Các nước đế quốc đã chia sẻ xong “cái bánh ngọt” Trung Quốc. B. Triều đình Mãn Thanh đầu hàng hoàn toàn, nhà nước phong kiến Trung Quốc sụp đổ. C. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. D. Trung Quốc trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây. Câu 27. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân chủ  quan dẫn đến sự  thất bại của các cuộc đấu tranh  chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Thiếu đường lối đúng đắn và thiếu tổ chức mạnh Mã đề 104 Trang 1/5
  4. B. Mang tính tự phát C. Chưa có sự đoàn kết, phối hợp đấu tranh D. Lực lượng quân Pháp ở Đông Dương rất mạnh, đủ sức đàn áp phong trào Câu 28. Cải cách Minh Trị có ý nghĩa A. là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.B. là một cuộc cách mạng tư sản. C. như một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.D. như một cuộc cách mạng tư sản. Câu 29. Ý phản ánh đúng chủ trương đấu tranh của Ti lắc là A. Tuyên truyền ý thức dân tộc và khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân. B. Tập hợp trí thức tiến bộ để đấu tranh. C. Phát động nhân dân lật đổ thực dân Anh, xây dựng quốc gia độc lập tự chủ. D. Phản đối thỏa hiệp, đòi phải có thái độ kiên quyết chống thực dân Anh. Câu 30. Các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi vào khoảng thời gian nào? A. Những năm 50 – 60 của thế kỉ XIX . B. Những năm 60 – 70 của thế kỉ XIX. C. Những năm 80 – 90 của thế kỉ XIX. D. Những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX . Câu 31. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của A. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc. B. Giai cấp nông dân Trung Quốc. C. Liên minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc. D. Giai cấp vô sản Trung Quốc. Câu 32. Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của cải cách Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản? A. Có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. B. Đưa Nhật Bản trở thành nước đế quốc duy nhất ở Châu Á. C. Đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. D. Xóa bỏ chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 33. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì? A. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân. B. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát. C. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội . D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa . Câu 34. Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì? A. Cách mạng giải phóng dân tộc. B. Cách mạng vô sản. C. Cách mạng dân chủ tư sản triệt để. D. Cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. Câu 35. Nguyện vọng nào của giai cấp tư sản Ấn Độ không được thực dân Anh chấp nhận? A. Muốn được tham gia vào chính quyền và hợp tác với thực dân Anh. B. Muốn được tự do cạnh tranh với tư sản Anh. C. Muốn được tự do phát triển kinh tế và tham gia vào chính quyền. D. Muốn được thực dân Anh đầu tư để phát triển kinh tế. Câu 36. Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia Mã đề 104 Trang 1/5
  5. A. Tư bản chủ nghĩa. B. Phong kiến khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng. C. Phong kiến quân phiệt. D. Công nghiệp phát triển. Câu 37. Điểm khác biệt giữa cao trào cách mạng 1905 – 1908 với các phong trào trước đó ở Ấn Độ là A. Do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đấu tranh cho một nước Ấn Độ  độc lập và dân chủ. B. Có quy mô lớn, nêu cao khẩu hiệu đấu tranh “Ấn Độ của người Ấn Độ”. C. Diễn ra dưới hình thức một cuộc tổng bãi công, lan rộng ra nhiều thành phố. D. Có sự tham gia đông đảo của hàng vạn công nhân ở nhiều thành phố trên cả nước. Câu 38. Cuộc đấu tranh của nhân dân nước nào nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh ở châu Phi? A. Ê­ti­ô­pi­a B. Ai Cập. C. Ghi nê. D. Xu­ đăng. Câu 39. Thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, mụcđích chính của Thiên hoàng  Minh Trị là gì? A. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây. B. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. C. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây. D. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á. Câu 40. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là A. Học thuyết Tam dân của Từ Hi Thái hậu. B. Học thuyết Tam dân của Khang Hữu Vi. C. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn. D. Học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Mã đề 104 Trang 1/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1