SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN<br />
<br />
MÃ ĐỀ: 201<br />
(Đề thi gồm 04 trang)<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3<br />
Năm học 2018 - 2019<br />
Môn: LÝ 11<br />
Thời gian làm bài: 60 phút<br />
(không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1: Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì:<br />
A. Số phân tử trong đơn vị thể tích tăng tỉ lệ với nhiệt độ.<br />
B. Số phân tử trong đơn vị thể tích không đổi.<br />
C. Áp suất khí không đổi.<br />
D. Số phân tử trong đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.<br />
Câu 2: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí<br />
A. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.<br />
B. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.<br />
C. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.<br />
D. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.<br />
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?<br />
A. Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.<br />
B. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có phương nằm trong mặt phẳng hai dòng điện<br />
<br />
và vuông góc với hai dòng điện.<br />
C. Hai dòng điện thẳng song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau.<br />
D. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ của hai dòng<br />
điện.<br />
2<br />
Câu 4: Một dây kim loại dài 1m, tiết diện 1,5mm có điện trở 0,3Ω. Tính điện trở của một dây cùng chất<br />
dài 4m, tiết diện 0,5mm2:<br />
A. 0,36Ω<br />
B. 0,25Ω<br />
C. 0,1Ω<br />
D. 0,4Ω<br />
Câu 5: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc v của vật rơi tự do là:<br />
A. v 2 gh .<br />
<br />
B. v 2 gh .<br />
<br />
C. v gh .<br />
<br />
D. v <br />
<br />
2h<br />
.<br />
g<br />
<br />
Câu 6: Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là<br />
<br />
các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:<br />
-12<br />
-8<br />
A. lực hút với F = 9,216.10 (N).<br />
B. lực đẩy với F = 9,216.10 (N).<br />
C. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).<br />
D. lực hút với F = 9,216.10-8 (N).<br />
Câu 7: Từ phổ là:<br />
A. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.<br />
B. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.<br />
C. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.<br />
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.<br />
Câu 8: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quỹ đạo là một đường cong kín, có<br />
chiều dài quỹ đạo là s thì công của lực điện trường là<br />
A. A = 0.<br />
B. A = qE/s.<br />
C. A = 2qEs.<br />
D. A = qEs.<br />
Câu 9: Định luật I Niutơn xác nhận rằng:<br />
A. Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng không thì vật không thể chuyển động được.<br />
B. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại.<br />
C. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.<br />
D. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của<br />
bất cứ vật nào khác.<br />
Câu 10: Hạt tải điện trong chất điện phân là:<br />
Trang 1/4 - Mã đề thi 201<br />
<br />
A. ion âm.<br />
B. ion âm và iôn dương.<br />
C. Electron tự do.<br />
D. ion âm và electron tự do.<br />
Câu 11: Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần<br />
<br />
khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì<br />
A. BM =1/2BN<br />
B. BM =2BN<br />
C. BM =1/4BN<br />
D. BM =4BN<br />
Câu 12: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó<br />
A. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.<br />
B. có độ lớn giảm dần theo thời gian<br />
C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.<br />
D. có hướng như nhau tại mọi điểm.<br />
Câu 13: Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài, cảm ứng từ tại M lớn hơn cảm ứng từ tại N 4 lần.<br />
Kết luận nào sau đây đúng?<br />
A. rM = rN/2<br />
B. rM = rN/4<br />
C. rM = 2rN<br />
D. rM = 4rN<br />
Câu 14: Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì<br />
A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1.<br />
B. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1.<br />
C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.<br />
D. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2.<br />
Câu 15: Khi tăng nhiệt độ của một kim loại sẽ làm tăng điện trở của kim loại này, nguyên nhân gây ra<br />
hiện tượng này là:<br />
A. Số lượng va chạm của các electron dẫn với các ion ở nút mạng trong tinh thể tăng.<br />
B. Số electron dẫn bên trong mạng tinh thể giảm.<br />
C. Số nguyên tử kim loại bên trong mạng tinh thể tăng.<br />
D. Số ion ở nút mạng bên trong mạng tinh thể tăng.<br />
Câu 16: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 (Ω), mắc nối tiếp với điện trở R2 = 200 (Ω). đặt vào hai<br />
đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở R1 là 6 (V). Hiệu điện thế<br />
giữa hai đầu đoạn mạch là:<br />
A. U = 12 (V).<br />
B. U = 18 (V).<br />
C. U = 6 (V).<br />
D. U = 24 (V).<br />
-9<br />
Câu 17: Có một điện tích Q = 5. 10 C đặt tại điểm A trong chân không. Cường độ điện trường tại điểm<br />
B cách A một khoảng 10 cm<br />
A. 3500 N/C<br />
B. 3000 N/C<br />
C. 4500 N/C<br />
D. 4000 N/C<br />
Câu 18: Tính chất cơ bản của từ trường là:<br />
A. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.<br />
B. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.<br />
C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.<br />
D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.<br />
-5<br />
Câu 19: Người ta muốn tạo ra từ trường có cảm ứng từ B = 250.10 T bên trong một ống dây, mà dòng<br />
điện chạy trong mỗi vòng của ống dây chỉ là 2A thì số vòng quấn trên ống phải là bao nhiêu, biết ống<br />
dây dài 50cm.<br />
A. 7490 vòng<br />
B. 479 vòng<br />
C. 498 vòng<br />
D. 4790 vòng<br />
Câu 20: Hai dòng điện cường độ I1 =6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có<br />
chiều dài ngược nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10 cm. Cảm ứng từ tại điểm<br />
N cách I1, I2 tương ứng là 6 cm và 8 cm có độ lớn bằng<br />
-5<br />
-5<br />
-5<br />
-5<br />
A. 4,25.10 T.<br />
B. 4.10 T.<br />
C. 0,25.10 T.<br />
D. 3.10 T.<br />
Câu 21: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó<br />
hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:<br />
A. 14,50 (V).<br />
B. 11,75 (V).<br />
C. 12,00 (V).<br />
D. 12,25 (V).<br />
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng?<br />
A. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.<br />
Trang 2/4 - Mã đề thi 201<br />
<br />
B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo<br />
<br />
bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.<br />
C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.<br />
D. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.<br />
<br />
Câu 23: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác<br />
định bởi công thức :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A. p m.a .<br />
B. p m.v .<br />
C. p m.v .<br />
D. p m.a .<br />
Câu 24: Khi mắc các điện trở nối tiếp với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương đương của đoạn<br />
<br />
mạch sẽ<br />
A. bằng trung bình cộng các điện trở trong đoạn mạch.<br />
B. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất trong đoạn mạch.<br />
C. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất trong đoạn mạch.<br />
D. bằng tổng của điện trở lớn nhất và nhỏ nhất trong đoạn mạch.<br />
Câu 25: Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn<br />
<br />
thành vòng tròn bán kính R = 1,5 cm, tại chỗ chéo nhau dây dẫn<br />
được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 3 (A) ,Cảm<br />
ứng từ tại tâm O của vòng tròn là<br />
-5<br />
<br />
-5<br />
<br />
-5<br />
<br />
-5<br />
<br />
A. 6,5.10 T.<br />
B. 18.10 T.<br />
C. 16,6.10 T.<br />
D. 7.10 T<br />
Câu 26: Một điện trở R = 4 được mắc vào nguồn điện có suất điện động 1,5 V để tạo thành mạch kín<br />
<br />
thì công suất toả nhiệt trên điện trở này là 0,36 W. Tính điện trở trong r của nguồn điện.<br />
A. 4 .<br />
B. 2 .<br />
C. 1 .<br />
D. 3 .<br />
Câu 27: Giữa hai bản kim loại phẳng song song cách nhau 4 cm có một hiệu điện thế không đổi 200 V.<br />
Cường độ điện trường ở khoảng giữa hai bản kim loại là<br />
A. 80 V/m.<br />
B. 50 V/m.<br />
C. 800 V/m.<br />
D. 5000 V/m.<br />
Câu 28: Đặt một hiệu điện thế U không đổi vào hai cực của bình điện phân. Xét trong cùng một khoảng<br />
thời gian, nếu kéo hai cực của bình ra xa sao cho khoảng cách giữa chúng tăng gấp 2 lần thì khối lượng<br />
chất được giải phóng ở điện cực so với lúc trước sẽ:<br />
A. giảm đi 4 lần.<br />
B. tăng lên 2 lần.<br />
C. tăng lên 4 lần.<br />
D. giảm đi 2 lần.<br />
-2<br />
Câu 29: Một electron bay vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có độ lớn 5.10 T thì<br />
chịu một lực Lorenxo có độ lớn 1,6.10-14 N. Vận tốc của eletron khi bay vào là<br />
A. 2.106 m/s.<br />
B. 3.106 m/s.<br />
C. 2,5.106 m/s.<br />
D. 106 m/s.<br />
Câu 30: Giữa hai đầu mạng điện có mắc song song 3 dây dẫn điện trở lần lượt là R1 = 4Ω, R2 = 5Ω, R3 =<br />
20Ω. Tìm hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch nếu cường độ dòng điện trong mạch chính là 2,2(A)<br />
A. 11V<br />
B. 63,8V<br />
C. 4,4V<br />
D. 8,8V<br />
Câu 31: Hai dòng điện cường độ I1 =6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có<br />
chiều dài ngược nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10 cm. Cảm ứng từ tại điểm<br />
N cách I1, I2 tương ứng là 6 cm và 8 cm có độ lớn bằng<br />
-5<br />
-5<br />
-5<br />
-5<br />
A. 4.10 T.<br />
B. 4,25.10 T.<br />
C. 0,25.10 T.<br />
D. 3.10 T.<br />
Câu 32: Một khung dây tròn bán kính R = 4 cm gồm 10 vòng dây. Dòng điện chạy trong mỗi vòng dây<br />
có cường độ I = 0,3 A , Cảm ứng từ tại tâm của khung là<br />
-5<br />
-5<br />
-5<br />
-5<br />
A. 3,5.10 T.<br />
B. 6,5.10 T.<br />
C. 4,7.10 T.<br />
D. 3,34.10 T.<br />
Câu 33: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (ε = 81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa<br />
chúng bằng 0,2.10-5 (N). Hai điện tích đó<br />
-3<br />
-2<br />
A. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10 (μC).<br />
B. trái dấu, độ lớn là 4,472.10 (μC).<br />
Trang 3/4 - Mã đề thi 201<br />
<br />
C. trái dấu, độ lớn là 4,025.10-9 (μC).<br />
D. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10-10 (μC).<br />
Câu 34: Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành hai dãy song song với nhau, mỗi dãy<br />
gồm 3 acquy mắc nối tiếp với nhau. Mỗi acquy có suất điện động = 2 (V) và điện trở trong r = 1 (Ω).<br />
<br />
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn lần lượt là:<br />
A. b = 6 (V); rb = 3 (Ω).<br />
B. b = 12 (V); rb = 6 (Ω).<br />
C. b = 12 (V); rb = 3 (Ω).<br />
D. b = 6 (V); rb = 1,5 (Ω).<br />
-8<br />
Câu 35: Hai điện tích điểm q1=10 C và q 2=−3.10 -8C đặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau<br />
8 cm. Đặt điện tích điểm q=10-8 C tại điểm M trên đường trung trực của đoạn thẳng AB và cách AB một<br />
khoảng 3cm. Lấy k=9.109N.m2/C. Lực điện tổng hợp do q 1 và q 2 tác dụng lên q có độ lớn là<br />
-3<br />
-3<br />
A. 1,14.10 N.<br />
B. 1,23.10 N.<br />
-3<br />
C. 1,44.10 N.<br />
D. 1,04.10-3N.<br />
Câu 36: Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá<br />
trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở<br />
đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V).<br />
Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:<br />
A. = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).<br />
B. = 9 (V); r = 4,5 (Ω).<br />
C. = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω).<br />
D. = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω).<br />
Câu 37: Một electron được gia tốc bởi hiệu điện thế U = 2000 V, sau đó bay vào từ trường đều có cảm<br />
ứng từ B = 10-3T theo phương vuông góc với đường sức từ của từ trường. Biết khối lượng và điện tích<br />
của electron là m và e mà<br />
<br />
m<br />
5, 6875.1012 (kg / C ) . Bỏ qua vận tốc của electron khi mới bắt đầu được<br />
e<br />
<br />
gia tốc bởi hiệu điện thế U. Tính chu kì quay của electron.<br />
A. 3,57.10-8(s)<br />
B. 1,57.10-6(s)<br />
C. 2,67.10 -6(s)<br />
Câu 38: Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó<br />
<br />
D. 5,67.10-8(s)<br />
<br />
=2,5V;r=0;R1=4Ω;R2=6Ω;R3=1,5Ω. B là bình điện phân đựng<br />
<br />
dung dịch AgNO3, các điện cực bằng bạc (A=180;n=1). Ampe kế<br />
chỉ số 0.Tính lượng bạc được giải phóng ở catốt trong thời gian 32<br />
phút 10 giây.<br />
A. 2,16(g)<br />
B. 3,6(g)<br />
C. 0,25(g)<br />
D. 1, 6(g)<br />
Câu 39: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 3 (Ω),<br />
<br />
mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ω) mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện<br />
trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị<br />
A. R = 2 (Ω).<br />
B. R = 1 (Ω).<br />
C. R = 3 (Ω).<br />
D. R = 4 (Ω).<br />
Câu 40: Cho hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song, cách nhau một<br />
hoảng 2a=20cm trong không khí, các dòng điện cùng<br />
chiều I1=I2=10(A) chạy qua. Một mặt phẳng P vuông góc bới hai dây dẫn<br />
đó, cắt chúng tại A và B vuông góc với AB. Tại vị trí điểm M cảm ứng từ<br />
có giá trị lớn nhất. Tính giá trị đó.<br />
-5<br />
<br />
A. 3.10 T<br />
<br />
-5<br />
<br />
B. 4.10 T<br />
<br />
-5<br />
<br />
C. 10 T<br />
<br />
-5<br />
<br />
D. 2.10 T<br />
<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
Trang 4/4 - Mã đề thi 201<br />
<br />