Đề thi môn Luật lao động
lượt xem 501
download
Nhằm giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức vững vàng hơn trước các kỳ thi kết thúc môn. Mời các bạn cùng tham khảo các đề thi môn Luật lao động dưới đây gồm có các câu hỏi tự luận và bài tập tình huống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi môn Luật lao động
- Đề thi Luật Lao động Đề 1: Nêu mối quan hệ: - giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể - giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công. Đề 2: 1. Trách nhiệm của ng sử dụng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2. Công ty A có 100 công nhân, do áp dụng dây chuyền mới nên dôi dư 30 công nhân.5 người được đào tạo để làm việc ở dây chuyền mới, 3 người đc chuyển sang bộ phận khác, số còn lại bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động. 22 công nhân này đã liên hệ với BCHCĐ để thương lượng với người sử dụng lao động để được nhận lại.Tuy nhiên công ty không nhận số công nhân này. Cho rằng công ty đã vi phạm, 22 công nhân làm đưa vụ việc ra TAND. Hỏi : tranh chấp trên là tranh chấp cá nhân hay tranh chấp tập thể.Tại sao Câu hỏi thêm: theo tình huông đề bài, thì công ty phải có trách nhiệm gì với 22 công nhân trên Đề 3: 1. Nguyên tắc phân phối theo lao động trong chế định tiền lương ? (Hỏi thêm: Ý nghĩa của nguyên tắc này; 1 số vấn đề về tiền lương tối thiểu: ai quy định, căn cứ xác định, mức, loại theo quy định hiện hành ?) 2. Thỏa ước lao động tập thể của công ty S được ký kết và đưa vào thực hiện từ tháng 05/2008. Toàn bộ người lao động trong công ty S đều được thực hiện chế độ làm việc 8h/ngày, 48h/tuần theo như trong thỏa ước. Thời gian gần đây, trên địa bàn công ty S hoạt động, có rất nhiều công ty khác cho công nhân của mình nghỉ thêm nửa ngày đến 1 ngày/tuần. Thấy vậy, một số lao động của công ty S có kiến nghị lên BCHCĐ yêu cầu lãnh đạo công ty giảm giờ làm. BCHCĐ sau đó đã có văn bản đề nghị ban lãnh đạo công ty sửa đổi 1 số nội dung trong thỏa ước tập thể về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của công nhân. Lãnh đạo công ty kiên quyết không thay đổi. BCHCĐ đã đưa vụ việc ra Hội đồng hòa giải ở cơ sở. Hỏi: Tranh chấp trên là tranh chấp lao động cá nhân hay tập thể ? Tại sao ? (Hỏi thêm: tiêu chí phân biệt tranh chấp lao động tập thể với tranh chấp lao động cá nhân?)
- Đề 4: Câu 1: Nêu trình tự và thủ tục giải quyết đình công. Câu 2: Khi tiến hành thanh tra công ty X, Thanh tra sở LĐ-TB-XH phát hiện thoả ước lao động tập thể của công ty là do Phó Giám đốc công ty ký. Hãy bình luận về giá trị pháp lý của thoả ước lao động tập thể trên. Câu hỏi thêm: - Các trường hợp đình công bất hợp pháp? Đề 5: 1. Trình tự thủ tục kí kết thoả ước lao động tập thể? 2. Công ty A có 100 công nhân, do áp dụng dây chuyền mới nên dôi dư 30 công nhân.5 người được đào tạo để làm việc ở dây chuyền mới, 3 người đc chuyển sang bộ phận khác, số còn lại bị công ty chấm dứt hợp đồng lao động. 22 công nhân này đã liên hệ với BCHCĐ để thương lượng với người sử dụng lao động để được nhận lại.Tuy nhiên công ty không nhận số công nhân này. Cho rằng công ty đã vi phạm, 22 công nhân làm đưa vụ việc ra TAND. Hỏi : tranh chấp trên là tranh chấp cá nhân hay tranh chấp tập thể.Tại sao? Câu hỏi thêm: -Thời hạn khởi kiện đối với tranh chấp trên? -Thủ tục giải quyết tranh chấp trên? -Trình tự thủ tục hoà giải lao động cơ sở, kết cấu của hội đồng hoà giải cơ sở? -ĐIểm khác biệt cơ bản nhất trong trình tự thủ tục hoà giải của hoà giải cấp cơ sở và hội đồng trọng tài? Đề 6: 1. thẩm quyền giải quyết tranh chấp cá nhân 2. K là công nhân làm việc trong doanh nghiệp S có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp.hãy nêu hình thức kỷ luật ( cao nhất ) mà K phải chịu, và hãy nêu các thủ tục để quyết định kỷ luật đó đúng pháp luật ? Đề 7: 1. Nguyên tắc ký kết Thỏa ước lao động tập thể
- 2. Bài tập tình huống về tranh chấp lao động tập thể. Yêu cầu xác định loại tranh chấp và giải thích tại sao? Câu hỏi thêm Biểu hiện tính công khai của Thỏa ước lao động thể? Tại sao Thỏa ước lao động phải có tính công khai? Trình tự ký kết thỏa ước lao động tập thể khác gì với Giao kết hợp đồng? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (chú ý ko bỏ sót TAND vì TAND có chức năng giải quyết tranh chấp ở 1 số DN không được đình công) Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể khác gì vs trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân? BÀI TẬP TÌNH HUỐNG MÔN : LUẬT LAO ĐỘNG Bài 1: A và cty X ký HĐLĐ xác định thời hạn 36 tháng (từ 01/01/2003 đến 01/01/2006) với mức lương 2,6 triệu đồng/tháng. Thời gian làm việc 8giờ/ngày. Trong tháng 4/2005 A có làm thêm vào 1 ngày nghỉ hàng tuần, 1 ngày lễ (đã được cty cho nghỉ bù) và 04 giờ làm thêm ban đêm vào ngày thường. a) Tính tiền lương làm thêm của A trong tháng 4. b) Hết hạn HĐLĐ các bên không ký HĐLĐ mới. A vẫn tiếp tục làm việc và được trả lương với mức lương là 3 triệu/tháng. Đến ngày 01/09/2007 A đơn phương chấm dứt HĐLĐ và báo trước cho Cty 30 ngày. Hãy giải quyết chế độ cho A khi chấm dứt HĐLĐ trên. Bài 2: A có thời gian đóng BHXH theo thang bảng lương nhà nước (từ 01/01/1980 đến 31/12/1999). Mức bình quân lương làm căn cứ đóng BHXH 5 năm cuối trong khu vực nhà nước là 400.000 đ. Ngày 01/01/2000 A chuyển sang làm việc cho DN có vốn đầu tư nước ngoài với diễn biến tiền lương như sau: - 01/01/2000 – 31/12/2002: 750.000 đ/tháng - 01/01/2003 – 31/12/2005: 1.000.000 đ/tháng - 01/01/2006 – 31/12/2007: 1.500.000 đ/tháng - 01/01/2008 ông A xin nghỉ hưu.
- Hãy tính chế độ lương hưu trí của ông A trong các trường hợp sau: a) Ông A sinh ngày 01/01/1947 b) Ông A sinh ngày 01/01/1955, có 10 năm công tác tại Campuchia trước 31/8/1999 và bị suy giảm 61% khả năng lao động. c) Ông A sinh ngày 01/01/1951, bị suy giảm 63% khả năng lao động. d) Ông A sinh ngày 01/01/1966, có 10 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Bị suy giảm 63% khả năng lao động và mức lương liền kề cao nhất trong thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại là 450.000 đ/tháng e) Ông A sinh ngày 01/01/1966, có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Bị suy giảm 63% khả năng lao động và mức lương liền kề cao nhất trong thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại là 450.000 đ/tháng. Đề thi môn: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀO QỦAN LÝ DOANH NGHIỆP Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Anh ( chị) có nhận xét gì về thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật lao động trong lĩnh vực dạy nghề tại các doanh nghiệp? theo anh ( chị) có những hạn chế nào? Cách khắc phục những hạn chế đó? Câu 2: Hãy ra quyết định xử lý kỷ luật trong trường hợp người lao động tự ý bỏ 05 ngày làm việc trong 01 tháng mà không có lý do chính đáng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp đề thi môn Luật lao động
12 p | 1753 | 423
-
Trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
22 p | 604 | 281
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
22 p | 968 | 275
-
NGÂN HÀNG ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
34 p | 989 | 241
-
ĐỀ TÀI "LUẬT PHÁ SẢN 2004 – NHỮNG TIẾN BỘ VÀ HẠN CHẾ "
15 p | 422 | 144
-
Đề thi vấn đáp môn luật lao động - Số tín chỉ/ĐVHT: 03
9 p | 636 | 104
-
Câu hỏi ôn tập môn luật hành chính 1 - dùng cho hình thức thi vấn đáp
4 p | 549 | 70
-
2 Đề thi trắc nghiệm và tự luận môn LLNN&PL
12 p | 303 | 65
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
10 p | 474 | 34
-
Luật lao động Việt Nam - Sổ tay hỏi đáp về pháp luật: Phần 2
200 p | 69 | 10
-
Đề cương môn Luật Lao động
70 p | 50 | 8
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Pháp luật thực định năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 20 | 3
-
Đề thi lý thuyết môn Pháp luật năm 2016 (Mã đề 01)
4 p | 45 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn