intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi Olympic cụm môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi Olympic cụm môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội” là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh đang ôn tập chuẩn bị cho kì thi HSG sắp tới. Tham khảo tài liệu để làm quen với cấu trúc đề thi, luyện tập và nâng cao khả năng ghi nhớ các bạn nhé. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi Olympic cụm môn GDCD lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Hà Nội

  1. SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI OLYMPIC CỤM NĂM HỌC 2021­2022  CỤM TRƯỜNG THPT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ­ LỚP 10 THANH XUÂN­CẦU GIẤY  Thời gian làm bài: 120 phút THƯỜNG TÍN­PHÚ XUYÊN (Đề thi gồm 01 trang)   Câu  1  (5 điểm):  Trong lịch sử  triết học có 2 phương pháp luận cơ  bản   đối lập nhau là 2 phương pháp luận cơ bản nào? Nêu rõ nội dung của 2 phương   pháp luận đó. Truyện ngụ  ngôn: “Thầy bói xem voi” (Sách giáo khoa Giáo dục  công dân 10, trang 10, 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) thể hiện rõ  phương pháp luận nào? Vì sao? Qua đó em rút ra bài học gì cho bản thân?         Câu 2 (5 điểm): Phân tích quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự  biến  đổi về chất. Lấy ví dụ bằng 1 câu ca dao hoặc tục ngữ, qua đó em rút ra bài học  thực tiễn gì cho bản thân?        Câu 3 (5 điểm): Trong cuộc sống hằng ngày, có một số người lười lao động  nhưng lại thường xuyên cầu khấn thần linh phù hộ cho họ có nhiều tiền, sống sung   sướng.         Dựa vào kiến thức con người là chủ  thể của lịch sử, em có thể  nói với họ  điều gì?        Câu 4 (5 điểm):  Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có  tài thì làm việc gì cũng khó. Em hãy giải thích câu nói của Bác và làm rõ vai trò  của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội. ­­­­­­­ Hết ­­­­­­­ Họ và tên thí sinh:…………………………………………………….., SBD: …………………… Câu Nội dung Điể m 1 1. Học sinh nêu được 2 phương pháp luận cơ bản đối lập nhau trong  5 lịch sử  triết học là: Phương pháp luận biện chứng và phương pháp  luận siêu hình (1 điểm) ­ Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự  ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không  1/1
  2. Câu Nội dung Điể m ngừng của chúng (1 điểm) ­ Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự  vật, hiện tượng một cách  phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận   động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự  vật này vào sự vật khác (1 điểm) 2. Chuyện ngụ ngôn: “Thầy bói xem voi” thể hiện phương pháp luận   siêu hình(0,5 điểm) Vì: 5 ông thầy bói đã nhìn phiến diện con voi, các ông chỉ  thấy 1 bộ  phận của con voi nhưng nghĩ rằng đó là con voi; áp đặt máy móc sự  vật hiện tượng này vào sự  vật, hiện tượng khác (con đỉa, đòn càn,  quạt thóc, cột đình, chổi sể cùn thành con voi) (0,5 điểm) 3. Bài học cho bản thân (1 điểm)  ­ Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện, tổng thể. ­ Không áp đặt, suy luận không có căn cứ. 2 Học sinh  trình bày  được  nội  dung: Quan  hệ   giữa  sự   biến  đổi về  5 lượng và sự biến đổi về chất. ­  Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt  đầu từ  sự  biến đổi về lượng. Sự  biến đổi này diễn ra một cách dần   dần. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của   sự  vật và hiện tượng, nhưng chất của sự  vật hiện tượng chưa biến   đổi ngay. (1 điểm) ­ Giới hạn mà trong đó sự  biến đổi về  lượng chưa làm thay đổi về  chất của sự vật hiện tượng được gọi là độ. (0,5 điểm) ­ Khi sự  biến đổi về  lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ  sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ,   sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ. (1 điểm) ­ Điểm giới hạn mà tại đó sự  biến đổi của lượng làm thay đổi chất   của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút. (0,5 điểm) ­ Mỗi sự  vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng  phù hợp với nó. Vì vậy khi một chất mới ra đời lại bao hàm một   lượng mới để  tạo thành sự  thống nhất mới giữa chất và lượng. (0,5  điểm) ­ Học sinh lấy ví dụ  qua 1 câu ca dao tục ngữ (0,5 điểm) (Ví dụ: Có   công mài sắt có ngày nên kim) ­ Rút ra bài học cho bản thân (1 điểm) 1/1
  3. Câu Nội dung Điể m + Trong học tập, rèn luyện phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường   việc nhỏ + Tích cực học tập để  tích lũy tri thức nhằm tạo nên sự  thay đổi về  chất + Tránh mọi hành động nôn nóng đốt cháy giai đoạn hoặc nửa vời, vì   sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. ­ Khẳng định không đồng tình vì đó là quan điểm mang tính duy tâm  không đúng đắn, không khoa học, không tiến bộ. (1 điểm) ­ Học sinh lý giải được: ­ Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình. Con người, và xã hội là  sản  phẩm   tiến hóa  của  tự   nhiên. Nhờ   có lao  động mà  con người  không ngừng tiến hóa, hoàn thiện, xã hội không ngừng phát triển văn  minh. Lịch sử loài người bắt đầu khi con người biết chế tạo công cụ  lao động. Như vậy thông qua lao động con người tự tạo ra lịch sử của  chính mình (con người không phải do thần linh, thượng đế nào tạo ra)  (1 điểm) 3 ­ Con người là chủ  thể  sáng tạo nên các giá trị  vật chất và tinh thần   5 của xã hội. Làm rõ được mọi của cải (vật chất, tinh thần) đều do sức   lao động của con người tạo ra. (1 điểm) + Con người là động lực của các cuộc cách mạng. Khẳng định chính con  người bằng hoạt động cụ thể đã tạo nên sự thay đổi xã hội chứ không  phải đấng siêu nhiên( thần linh, thượng đế...) nào sắp đặt hay tạo ra. (1  điểm) +   Tóm lại, thông qua lao động và chỉ  có bằng lao động con người   mới có thể  sống sung sướng, hạnh phúc và tự  quyết định cuộc sống   của mình (đừng trông chờ, ỷ lại vào thần linh, thượng đế...những thứ  không có thật) (1 điểm) 4 ­ Giải thích được ý nghĩa câu nói của Bác Hồ (2 điểm) 5 Câu  nói của Hồ  Chủ  tịch đã khẳng định giá trị  cơ  bản của một con   người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến  thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống  để  con  người có thể  hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc  biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp.  Đức chính  là  đạo  đức, là  tư   cách  tác  phong, là  lòng nhiệt  tình, là  những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo   1/1
  4. Câu Nội dung Điể m vệ  chân lí, dám đấu tranh với sai  lầm...Tài và đức gắn bó chặt chẽ  không thể  tách rời.  Giữa tài và đức, Bác Hồ  coi trọng và đặt chữ  “đức” lên trên. Nói cách khác câu nói của Bác khẳng định vai trò quan   trọng của đạo đức con người.  Nêu được vai trò của đạo đức (mỗi vai trò được 1 điểm). ­ Đối với cá nhân: + Góp phần hoàn thiện nhân cách. + Giáo dục lòng nhân ái, vị tha. + Có ý thức, năng lực và sống thiện. ­ Đối với gia đình: + Đạo đức là nền tảng hạnh phúc của gia đình. + Đạo đức tạo nên sự ổn định và phát triển của gia đình. ­ Đối với xã hội: + XH sẽ  phát triển bền vững nếu XH đó thực hiện đúng các quy tắc   chuẩn mực đạo đức. + XH sẽ mất ổn định nếu đạo đức xuống cấp. …. 1/1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2