intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nghi Xuân

Chia sẻ: Fan Chengcheng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nghi Xuân” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT 2022 sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn có đáp án - Trường THPT Nghi Xuân

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN BÀI THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Anh cùng em sang bên kia cầu Nơi có những miền quê yên ả Nơi có những ngọn đèn thắp trong kẽ lá Quả cây chín đỏ hoe Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè, Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu, Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng... Mạch đất ta dồi dào sức sống Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương… (Trích Lửa đèn, 1967, Phạm Tiến Duật, Thơ Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục, 2005, tr.149) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Kể ra “những ngọn đèn thắp trong kẽ lá” được tác giả nhắc đến trong đoạn trích. Câu 3. Anh/chị hãy cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong các dòng thơ sau: Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè, Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu, Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu Chạm đầu lưỡi chạm vào sức nóng... Câu 4. Đoạn trích gợi cho anh/chị cảm xúc gì trước vẻ đẹp và sức sống của thiên nhiên quê hương? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc thắp sáng quê hương trong cuộc sống mỗi người. Câu 2. (5.0 điểm) Anh/chị hãy cảm nhận về khát vọng sống của người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Kim Lân. ……………….. Hết ……………….
  2. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KỲ THI THỬ TN THPT NĂM 2022 TRƯỜNG THPT NGHI XUÂN BÀI THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM (Đáp án- thang điểm gồm 04 trang) Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Đoạn trích viết theo thể thơ tự do/thơ tự do 0.5 2 “Những ngọn đèn thắp trong kẽ lá” được tác giả nhắc đến trong 0.5 đoạn trích: Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu/ Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu/ Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu. 3 - Nhấn mạnh tín hiệu chuyển mùa trong năm (mùa hè, mùa đông); 1.0 thể hiện vẻ đẹp của hình ảnh trái nhót, quả cà chua, quả ớt chín đỏ; khả năng quan sát, liên tưởng phong phú của tác giả. - Tạo cho các dòng thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn. 4 Ðoạn trích gợi lên tình yêu quê hương đất nước, cảm xúc tự hào về 1.0 “miền quê yên ả” với hoa thơm trái ngọt đã nuôi dưỡng tâm hồn con người. Ðó là những vần thơ không chỉ của một thời “Lửa đèn” mà còn thắp sáng quê hương đất nước hôm nay, không chỉ viết dọc chiến hào mà còn đi cùng năm tháng. II LÀM VĂN 7.0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc thắp 2.0 sáng quê hương trong cuộc sống mỗi người a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25 Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25 Ý nghĩa của việc thắp sáng quê hương trong cuộc sống mỗi người c. Triển khai vấn đề nghị luận 1.0 Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc thắp sáng quê hương trong cuộc sống mỗi người. Có thể tập trung vào các ý sau: - Thắp sáng quê hương: Góp sức mình để vun đắp, xây dựng quê hương tươi đẹp. - Bàn luận về ý nghĩa của việc thắp sáng quê hương trong cuộc sống mỗi người + Giúp mỗi người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội, từ đó nâng cao tinh thần, ý chí quyết tâm vươn lên trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân. + Phát huy tinh thần cống hiến cho cộng đồng của mỗi cá nhân; gắn kết mỗi người với quê hương trong mối quan hệ thân tình, tốt đẹp. + Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với quê hương, cộng đồng, với chính bản thân, gia đình; xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp. - Thắp sáng quê hương trong cuộc sống mỗi người cần xuất phát từ thái độ chân thành, tự nguyện; mọi suy nghĩ, hành động không Trang 1/4
  3. trong sáng, lấy cớ thắp sáng quê hương để mưu cầu lợi ích cá nhân đều không được trân trọng, tôn vinh. - Mỗi người cần xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương; có những hành động cụ thể, thiết thực để góp phần thắp sáng quê hương. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách dùng từ, diễn đạt mới mẻ. 2 Cảm nhận về khát vọng sống của người vợ nhặt trong truyện 5.0 ngắn Vợ nhặt a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận một cách hệ thống, Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 Khát vọng sống của người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 3.5 Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các nội dung sau: a. Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt 0.5 - Kim Lân quan niệm văn chương phải chân thật, phải giản dị, phải nói được tiếng nói và sự suy nghĩ của nhà văn. - Truyện ngắn Vợ nhặt in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962). Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - tác phẩm viết sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ nhặt. b. Cảm nhận về khát vọng sống của nhân vật người vợ nhặt 2.0 b1. Muốn sống qua nạn đói - Thân phận, tình cảnh khốn khổ + Lai lịch không rõ ràng: Không tên tuổi, không gia đình, không quê hương, không nghề nghiệp, không tài sản, không quá khứ => Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người nhỏ bé, rẻ rúng. + Ngoại hình, trang phục: Được miêu tả qua những chi tiết chân thực => Chân dung thảm hại do cái đói tạo ra. + Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động: Vô duyên, táo bạo đến trơ trẽn => Sinh ra từ cái đói nghèo, tăm tối, chứ tuyệt nhiên không sinh ra từ cái ác, cái xấu. - Chống chọi với cái đói, khao khát được sống + Vì mong có được miếng ăn, chống lại cái đói, cái chết mà thị đã phải huy động tối đa vẻ đẹp của giới tính nữ ra trước mắt Tràng: “Thị liếc mắt, cười tít...”. + Bám víu vào câu hò của Tràng, gợi ý để đòi ăn => Hé mở hoàn cảnh khốn khó, bị cái đói hành hạ. + Vì sinh tồn nên thị “cắm đầu ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”, ăn để sống. Trang 2/4
  4. + Không phải ngẫu nhiên mà thị bảo Tràng: “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố!”. Câu nói ấy hẳn nhiên không phải chỉ là một câu thể hiện sự cảm thông, lo ngại cho Tràng. Đó còn là sự trỗi dậy của “bản năng ham sống”. + Chấp nhận theo không người đàn ông xa lạ. => Bề ngoài liều lĩnh nhưng thực chất lại dám vượt qua định kiến. Tự tìm cho mình cơ hội sống, cho thấy người vợ nhặt có khát khao sống mãnh liệt. Dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến cùng cực nhưng thị vẫn khao khát được sinh tồn. + Khi nhìn thấy gia cảnh nhà Tràng: Nén tiếng thở dài, chấp nhận cuộc sống nghèo khổ, đối mặt với thực tại đầy khó khăn. b2. Khát khao hạnh phúc gia đình - Theo Tràng về, người vợ nhặt thay đổi về tính cách, tâm trạng + Trên con đường “dẫn dâu”, giữa xóm ngụ cư, cô nàng cong cớn, trơ trẽn bỗng trở nên e dè, ngượng ngập, thị khó chịu lắm trước sự tò mò, trêu cợt cũng chỉ dám càu nhàu trong miệng. + Thị có được cảm giác của một nàng dâu: Khép nép, thẹn thùng, lo lắng cho gia đình… Tình thuơng và mái ấm gia đình đã làm hồi sinh ở thị bao vẻ đẹp nữ tính. - Hành động cùng mẹ chồng thu dọn nhà cửa đã thể hiện ý thức về bổn phận và trách nhiệm sâu sắc để tạo dựng mái ấm gia đình. - Sự đúng mực, ý tứ trong bữa cơm ngày đói: Đón lấy bát cháo cám mẹ chồng đưa, hai con mắt thị tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng => Thị không chỉ biết cư xử ý tứ, một tấm lòng trân trọng nghĩa tình mà còn có cả một bản năng dũng cảm khi chấp nhận đối mặt với cái đói. - Thổi hồn cuộc sống vào gia đình Tràng và cả xóm ngụ cư. b3. Biết tin vào ngày mai - Người vợ nhặt là người đầu tiên nhen nhóm niềm hi vọng về sự đổi đời qua câu chuyện về những người đói đi phá kho thóc của Nhật. - Gieo niềm tin vào Tràng, bà cụ Tứ để cùng hướng tới tương lai tươi sáng, hướng đến con đường sống. * Đánh giá chung 1.0 - Khát vọng sống của người vợ nhặt mang đến giá trị nhân đạo sâu sắc, cảm động + Ðồng cảm với thân phận con người, trân trọng những giá trị tốt đẹp. + Niềm tin mãnh liệt vào sự sống, tương lai. + Quan niệm về hạnh phúc giàu tính nhân văn. => Cách nhìn về con người của nhà văn: Trong cái đói, những người nghèo khổ vẫn hướng đến sự sống. - Khát vọng sống của người vợ nhặt được thể hiện bằng nghệ thuật đặc sắc + Xây dựng tình huống truyện độc đáo làm nổi bật tình cảnh, số phận nhân vật; + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế; + Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, chặt chẽ, khéo léo; Trang 3/4
  5. + Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. d. Chính tả, ngữ pháp 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo 0.5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách dùng từ, diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10.0 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2