intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để trẻ mẫu giáo say giấc nồng

Chia sẻ: Bambi Bambi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Trí tưởng tượng đang phát triển chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 1 – 3 tuổi ngủ ít, ngủ chập chờn. Trí tưởng tượng đang phát triển chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 1 – 3 tuổi ngủ ít, ngủ chập chờn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để trẻ mẫu giáo say giấc nồng

  1. Ảnh minh họa. Để trẻ mẫu giáo say giấc nồng - Trí tưởng tượng đang phát triển chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 1 – 3 tuổi ngủ ít, ngủ chập chờn. Trí tưởng tượng đang phát triển chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 1 – 3 tuổi ngủ ít, ngủ chập chờn. Bằng việc lắng nghe nỗi sợ hãi và cùng con vượt qua, bạn có thể giúp đuổi những con quái vật đáng sợ xa khỏi giấc ngủ của con mình. Trẻ cần ngủ bao nhiêu giờ? 1. Thời gian ngủ tùy thuộc vào tuổi và yêu cầu của từng cơ thể. Ở trẻ em, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn.
  2. Từ 12 tháng – 3 tuổi: Trẻ nên ngủ 12 – 13 giờ/ ngày, chia thành 1 – 3 giấc ngủ tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân của trẻ. Sẽ hoàn toàn bình thường khi một số trẻ ở độ tuổi này ít ngủ ngày. Nếu trẻ không có dấu hiệu mệt mỏi hoặc có tín hiệu cần một giấc ngủ ngày và vẫn thoải mái chơi đùa thì bạn không cần quá lo. Một giấc ngủ ngày ngắn và yên tĩnh đã đủ cho trẻ. Chứng sợ hãi khi ngủ hoặc ác mộng có thể khiến bé liên tục thức và quấy đêm. (Ảnh minh họa). Chứng sợ hãi khi ngủ và ác mộng 2. Khi trí tưởng tượng của con bạn phát triển nhanh, bé có thể bắt đầu gặp ác mộng hoặc mắc chứng sợ hãi khi ngủ. Chứng sợ hãi khi ngủ thường xảy ra trong vài giờ đầu của giấc ngủ khi con bạn đang ngủ say; trong khi đó, ác mộng thường xảy ra từ nửa đêm đến 4 giờ sáng. Dấu hiệu mệt mỏi 3. Khi trẻ mệt mỏi, chúng dễ cáu kỉnh và ỉu xìu, một số trẻ sẽ có biểu hiện tăng động. Vì vậy, hãy giúp trẻ bình tĩnh và cân
  3. bằng trở lại bằng một giấc ngủ sâu trong một không gian yên tĩnh. Lịch trình đi ngủ 4. Một vài trẻ có thể ngủ sâu rất nhanh, trong khi đó, số khác lại ngủ nông, bồn chồn, trằn trọc đến 20 phút trước khi ngủ sâu hẳn. Một lịch trình ngủ theo thói quen có tác dụng giúp trẻ an giấc. Hầu hết trẻ tuổi mẫu giáo muốn đi ngủ vào khoảng 7 giờ tối, đặc biệt là sau một ngày mệt mỏi ở trường mẫu giáo. Chuẩn bị để bé có giấc ngủ sâu 5. - Mẹ hãy duy trì một thời gian cụ thể quy định giờ đi ngủ của trẻ. Sau một thời gian đã hình thành thói quen, giờ đi ngủ sẽ là mốc dễ dàng đưa bé vào giấc ngủ. Ngoài ra, mẹ chỉ cho trẻ có giấc ngủ ngắn vào buổi chiều để trẻ dễ ngủ hơn vào buổi tối. - Cho trẻ ăn đủ no để trẻ không cảm thấy đói vào ban đêm và thức dậy. - Trong ngày hãy cho trẻ ngủ trong một căn phòng đủ ánh sáng. Điều này sẽ giúp trẻ phân biệt được ngày và đêm và làm cho giấc ngủ ban ngắn hơn và vì vậy bé sẽ dễ ngủ vào ban đêm. Buổi tối thì ngược lại, cần cho bé ngủ trong phòng tối, tránh mọi tiếng ồn. - Tránh quấn tã quá chặt hoặc mặc quá nhiều quần áo cho trẻ khi bé ngủ, giữ nhiệt độ phòng thích hợp nhất. Hát ru hoặc âm nhạc nhẹ nhàng rất dễ dụ trẻ ngủ. -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2