Đề xuất các giải pháp tuyên truyền pháp luật phòng chống ma túy học đường cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế
lượt xem 6
download
Nội dung của bài viết bàn một số vấn đề lý luận về ma túy, thực trạng nhận thức về ma túy ở lứa tuổi trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế và đề xuất các giải pháp tuyên truyền pháp luật phòng chống ma túy học đường cho họ sinh trung học phổ thông đạt hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề xuất các giải pháp tuyên truyền pháp luật phòng chống ma túy học đường cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế
- TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG MA TÚY HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ NGUYỄN THỊ VŨ LAN LÊ THÀNH ĐẠT TRỊNH THỊ HỒNG LĨNH Ngày nhận bài: 11/03/2021 Ngày phản biện: 15/03/2021 Ngày đăng bài: 30/03/2021 Tóm tắt Abstract Tình hình về ma túy học đường ngày Schooling drugs are more and more càng có xu hướng trẻ hóa và diễn biến phức rejuvenated and complicated in Vietnam tạp trên địa bàn cả nước cũng như địa bàn including Thua Thien Hue province in general tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, thành phố and Hue city in particular. To solve these Huế nói riêng. Trước tình trạng đó, một số cơ situations, a number of government agencies quan ban ngành đã có những quy định, kế have issued regulations and plans on legal hoạch về giáo dục, tuyên truyền phổ biến dissemination and legal education. Although pháp luật. Hoạt động giáo dục, tuyên truyền activities about the dissemination and phổ biến pháp luật về ma túy học đường cho education of law provisions on schooling học sinh trên địa bàn thành phố Huế cũng drugs prevention in Hue city are also được quan tâm và triển khai tổ chức, tuy interested and organized, these actions still nhiên còn mang nặng tính lý thuyết và heavily theoretical and focus on characteristics, nghiêng về tuyên truyền tác hại, đặc điểm của drawbacks of schooling drugs instead of an ma túy học đường mà chưa nhấn mạnh về emphasis on the law.Therefore, the article quy định pháp luật. Chính vì vậy, bài viết bàn discusses some theoretical issues about drugs, một số vấn đề lý luận về ma túy, thực trạng recent awareness of teenagers about schooling nhận thức về ma túy ở lứa tuổi trung học phổ drugs in Hue city, and proposes effective thông trên địa bàn thành phố Huế và đề xuất legal solutions for schooling drugs prevention. các giải pháp tuyên truyền pháp luật phòng chống ma túy học đường cho họ sinh trung học phổ thông đạt hiệu quả. Từ khóa: Keywords: Ma túy học đường, tuyên truyền pháp luật. School drugs, legal propaganda. Nhóm sinh viên K41 Khoa Luật Kinh tế - Trường Đại học Luật, Đại học Huế; Email: trancaothanh47@gmail.com 88
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 1. Đặt vấn đề Trước những quy định, kế hoạch về hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống ma túy học đường cho học sinh trên địa bàn thành phố Huế, các cơ quan, tổ chức đã thực hiện những hoạt động tuyên truyền. Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền chưa chú trọng về tuyên truyền pháp luật, chủ yếu còn nặng về tác hại, đặc điểm của ma túy học đường. Tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Trung tâm Thực hành Luật và Khởi nghiệp là đơn vị chuyên môn, có những chương trình, hoạt động tuyên truyền pháp luật cho cộng đồng, đặc biệt là cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố, nhưng nhìn chung, các hoạt động này chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa có kế hoạch và các giải pháp cụ thể về tuyên truyền pháp luật phòng chống ma tuý học đường. Từ đó, đặt ra vấn đề cần thiết có những giải pháp, kế hoạch cụ thể để giúp sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế tham khảo, áp dụng hiệu quả trong các hoạt động tuyên truyền pháp luật, cũng như hỗ trợ phía nhà trường trung học phổ thông trong quá trình nâng cao nhận thức cho học sinh về pháp luật phòng chống ma túy học đường. 2. Thực trạng tuyên truyền pháp luật phòng chống ma túy học đƣờng tại một số trƣờng phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế 2.1. Thực trạng nhận thức của học sinh về ma tuý học đƣờng trong các trƣờng phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế Tình hình tội phạm về ma túy thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian gần đây gia tăng báo động, có xu hướng trẻ hóa theo tình hình chung trên cả nước. Số người nghiện và sử dụng ma túy ở lứa tuổi thanh, thiếu niên chiếm hơn 65% tổng số người nghiện và sử dụng ma túy1, đặc biệt là thành phố Huế, tình trạng về ma túy học đường ngày càng nhiều. Thông qua khảo sát2 1.020 học sinh trung học phổ thông từ 6/10 trường trên địa bàn thành phố, đánh giá thực trạng nhận thức của học sinh về ma tuý học đường dựa trên các tiêu chí và kết quả cụ thể ở Biểu đồ 1 dưới đây: 1 Theo thông tin từ báo Thừa thiên Huế đăng trên web https://baothuathienhue.vn/phong-chong-ma-tuy- trong-hoc-duong-a88499.html 2 Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện được Hội đồng nghiệm thu đề tài thông qua ngày 23/12/2020. 89
- TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 Biểu đồ 1. Tự đánh giá mức độ hiểu biết về ma túy học đƣờng của học sinh trên địa bàn thành phố Huế Có thể thấy, nhận thức của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế về các vấn đề liên quan tới ma túy học thực sự hiểu biết rất thấp, mức độ hiểu biết chỉ nằm ở những vấn đề cơ bản mà không sâu rộng, đặc biệt về quy định pháp luật thì có tới 58% học sinh không hiểu biết pháp luật quy định như thế nào về ma túy… 2.2. Nhu cầu đối với hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy học đƣờng cho học sinh phổ thông trung học Một số quy định, kế hoạch về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống ma túy học đường trong thời gian đã thể hiện được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành tới vấn đề nóng như ma túy học đường hiện nay, trong số đó có thể kể đến như sau: “Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên trong nhà trường; trọng tâm tuyên truyền, phổ biến về hậu quả, tác hại của ma túy và các chất gây nghiện, chất hướng thần núp bóng các vỏ bọc, hình thức như: Tem giấy, bùa lưỡi, cỏ Mỹ, bóng cười,... cho học sinh, sinh viên, phụ huynh học sinh; phát động học sinh, sinh viên “Chung tay nói không với ma túy, vì chính bạn và cộng đồng”3. “Quyết định số 264/QĐ-UBDT 2019 Kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy”4. “Báo cáo sơ kết 02 năm công tác chuyển địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội của Ban chỉ đạo Phòng chống tệ nạn, Tệ nạn xã hội và Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc UBND Thành phố Huế năm 2016”5. 3 Theo báo Phòng chống tệ nạn xã hội đăng trên web: http://pctnxh.molisa.gov.vn/default.aspx?page=news &do=detail&category_id=31&id=2779 4 Theo Quyết định số 246/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc được website Luật Việt Nam đăng trên web: https://luatvietnam.vn/an-ninh-trat-tu/quyet-dinh-264-qd-ubdt-2019-ke-hoach-tuyen-truyen-ve-phong- chong-te-nan-ma-tuy-172685-d1.html 5 https://thuathienhue.gov.vn/Thong-tin-kinh-te-xa-hoi/tid/Bao-cao-ktxh-cua-ubnd-tinh/cid/FAA940FA- 0DB7-43D6-8EC3-A7140100FA3D 90
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 2.2.1. Nhu cầu từ phía các trường phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế Thông qua việc khảo sát6 hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy học đường ở một số trường phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế, nhóm tác giả nhận thấy các hoạt động tuyên truyền giảng dạy pháp luật về phòng chống ma túy học đường chưa được thực hiện mạnh mẽ tại tất cả các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế bởi một số l do khách quan. Tuy có một số trường đã tổ chức được hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhưng chưa có được hiệu quả nhất định và 100% nhà trường khảo sát có nhu cầu về tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật về ma túy học đường. Cụ thể về từng hoạt động như buổi ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, giảng dạy pháp luật mong muốn tổ chức chiếm rất cao. 2.2.2. Nhu cầu từ phía học sinh phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế Từ kết quả đánh giá, nhận thức của học sinh về ma túy học đường còn hạn chế, kể cả những học sinh đánh giá bản thân hiểu biết hoặc rất hiểu biết về ma túy học đường nhưng có tới 96,6% học sinh mong muốn được trang bị thêm những kiến thức về phòng chống ma túy học đường. Tuy nhiên, có 3,4% học sinh không có nhu cầu về hoạt động tuyên truyền pháp luật phòng chống ma túy học đường. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những hoạt động tuyên truyền trước đây chưa thực sự có hiệu quả, còn nặng nề về l thuyết khiến học sinh không hứng thú tham gia. Vì thế, cần có những hoạt động tuyên truyền pháp luật có hiệu quả với những phương thức thu hút học sinh nhằm thay đổi suy nghĩ của các em về các hoạt động tuyên truyền pháp luật. Điều đó cần thêm sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và cả xã hội, giáo dục mọi lúc, mọi nơi và mọi thời điểm. Với kết quả khảo sát thực tế đã chỉ ra nhu cầu mong muốn tổ chức dù là các hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy dưới hình thức nào, thì các em học sinh vẫn lựa chọn muốn tổ chức rất cao, lần lượt là: 55.8%, 63.9% và 65.4% chiếm đa số qua thống kê số liệu khảo sát. 2.3. Đánh giá hiệu quả tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy học đƣờng cho học sinh phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế thông qua hoạt động giảng dạy và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật 2.3.1. Đánh giá hiệu quả của chương trình tuyên truyền giảng dạy pháp luật về phòng chống ma túy học đường cho học sinh phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế của Trường Đại học Luật, Đại học Huế Chương trình tuyên truyền giảng dạy pháp luật về phòng chống ma túy học đường cho học sinh phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế đã mang lại nhiều tác động tích cực 6 Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện được Hội đồng nghiệm thu đề tài thông qua ngày 23/12/2020. 91
- TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 đối với các chủ thể tham gia, hưởng lợi trực tiếp từ chương trình, nhất là các em học sinh phổ thông trung học, sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế và phía các nhà trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế. Thứ nhất, hiệu quả từ phía học sinh. Qua quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động tuyên truyền giảng dạy thực tế 1020 học sinh từ các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Huế, nhóm tác giả thực hiện khảo sát nhằm so sánh và đánh giá trực tiếp về hiệu quả hoạt động, nhìn thấy được những điểm tích cực cần phát huy. Bên cạnh đó, cũng còn một số hạn chế có thể xử lý, khắc phục để hoạt động phát huy tối đa hiệu quả. Theo đánh giá, phản hồi từ phía học sinh, hoạt động tuyên truyền giảng dạy pháp luật đã đáp ứng được mong muốn tìm hiểu phòng chống ma túy học đường của các em học sinh là 48.6% và rất đáp ứng chiếm 50.7%. Bên cạnh đó, có 0.7% học sinh thấy chưa đáp ứng được nhu cầu của mình. Mức độ “đáp ứng” đến “rất đáp ứng” chiếm tới 99,3% toàn bộ học sinh đã chứng tỏ được mô hình tuyên truyền giảng dạy pháp luật về phòng chống ma túy học đường đã giải quyết được một phần nào đó nhu cầu của các em học sinh. Để đánh giá sâu rộng hiệu quả của hoạt động tuyên truyền giảng dạy pháp luật về phòng chống ma túy học đường từ phía học sinh, nhóm tác giả đưa ra 3 mức độ đánh giá là “không hiệu quả”, “hiệu quả”, “rất hiệu quả”. Kết quả chỉ ra ở 3 mức độ trên đó là không có học sinh nào cho rằng hoạt động tuyên truyền giảng dạy pháp luật về phòng chống ma túy học đường “không hiệu quả”. Có tới 45,1% số lượng học sinh tham gia khảo sát tự đánh giá hoạt động này “hiệu quả” và có tới 54,9% đánh giá hoạt động này “rất hiệu quả”. Cụ thể, mức độ thu hút của các nội dung tuyên truyền đã đạt được theo thống kê (Biểu đồ 2) ở hai nội dung đó là “trò chơi” và “làm việc nhóm” mức độ rất thu hút ở hai nội dung này chiếm tỷ lệ cao nhất là: 62.2% và 59%. Ở “nội dung, kiến thức, kỹ năng phòng chống ma túy học đường” cũng được các em đánh giá rất cao về mức độ “thu hút” là 43.3% và “rất thu hút” là 56,1%. Biểu đồ 2. Nội dung thu hút học sinh trong buổi tuyên truyền 92
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ Ngoài ra, theo đánh giá7 của học sinh về mức độ nâng cao nhận thức của các nội dung liên quan đến ma túy học đường (Biểu đồ 3), có thể thấy “mức độ nâng cao” và “rất nâng cao” chiếm rất cao, chỉ có dưới 1% là “không nâng cao” đối với toàn bộ nội dung. Đặc biệt về quy định pháp luật, so với trước khi tuyên truyền, thì mức độ nâng cao của các em học sinh là rất cao. Điều đó chứng tỏ hoạt động tuyên truyền giảng dạy pháp luật về phòng chống ma túy học đường đã có những phương pháp đúng đắn, giúp đem lại hiệu quả cao. Biểu đồ 3. Mức độ nâng cao của từng nội dung trong buổi tuyên truyền Ngoài những kiến thức, kỹ năng được củng cố và nâng cao nói trên, nhóm tác giả đã ghi nhận rất nhiều nhận xét đánh giá, cảm nhận trực tiếp của các em học sinh tham gia chương trình. Theo đó, hoạt động này đã tạo nên một không gian thoải mái giúp các em học sinh vừa học vừa chơi nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng về phòng chống ma túy học đường, giải toả những căng thẳng, áp lực sau giờ học mệt mỏi. Sự thân thiện và nhiệt tình của các cộng tác viên giúp cho các em thoải mái thể hiện nên những suy nghĩ cá nhân và được cơ hội trao đổi kiến.Quan trọng hơn, giúp các em học sinh thay đổi cách nhìn đối với những chương trình tuyên truyền giảng dạy pháp luật so với trước đây mà các em từng tham gia, từ đó tạo hứng thú tham gia cho những hoạt động lần sau. Thứ hai, hiệu quả từ phía nhà trường. Qua nhận xét, đánh giá8 từ phía lãnh đạo nhà trường cho thấy, hoạt động tuyên truyền giảng dạy pháp luật đã góp phần giúp nhà trường thực hiện kế hoạch về nâng cao nhận thức về pháp luật cho học sinh cũng như thực hiện được mục tiêu của nhà trường là trang bị kiến thức, kỹ năng về các vấn đề nóng trong xã hội hiện nay. Đồng thời, nhà trường có một số đánh giá như sau: 7 Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện được Hội đồng nghiệm thu đề tài thông qua ngày23/12/2020. 8 Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện được Hội đồng nghiệm thu đề tài thông qua ngày 23/12/2020. 93
- TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 Một là, người giảng dạy là sinh viên, cụ thể tuyên truyền viên là sinh viên. Nhà trường đánh giá tốt vai trò tương tác, lôi kéo được sự thu hút tham gia của học sinh, giúp học sinh gần gũi, thoải mái thể hiện suy nghĩ, quan điểm cá nhân cũng như đánh giá cao phong cách làm việc chuyên nghiệp. Hai là, nội dung giảng dạy. Các nội dung giảng dạy cơ bản đáp ứng được nhu cầu cần thiết của học sinh và nhà trường, trang bị được kiến thức pháp lý và kỹ năng về phòng chống ma túy hiệu quả cho học sinh. Đồng thời cũng như sự đầu tư về âm thanh, hình ảnh qua những video, tranh ảnh minh họa giúp học sinh tiếp cận rõ hơn. Ba là, các hoạt động được tổ chức trong chương trình tuyên truyền giảng dạy thực tốt; đánh giá chất lượng của hoạt động tuyên truyền giảng dạy đáp ứng được nhu cầu cầu, lợi ích của các em học sinh qua việc đề xuất thêm các hoạt động như thế này về các chủ đề khác nhau từ chính các em học sinh. Hoạt động tuyên truyền giảng dạy này đã góp phần thay đổi nhận thức của các em học sinh về những chương trình giảng dạy pháp luật, từ đó giúp nhà trường dễ dàng trong công tác trang bị kiến thức pháp luật cho học sinh. Tuy nhiên, có một số lo ngại nhà trường cũng đề cập đến, cụ thể như: Một là, nhà trường còn lo ngại về nền tảng pháp l của sinh viên đối với tất cả vấn đề nếu họ muốn mở rộng sang bất cứ chủ đề nào. Hai là, về vấn đề kiến thức giáo dục. Tuy nội dung giảng dạy đáp ứng được nhu cầu nhưng nhà trường mong muốn tối đa hóa bằng thực tiễn vì chương trình giảng dạy vẫn còn mang tính thuyết giảng thông qua các điều khoản quy định của pháp luật. Từ đó, đặt ra những vấn đề trong việc hoàn thiện, phát triển đội ngũ nhân sự, xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế. Thứ ba, hiệu quả từ phía cộng tác viên tham gia tuyên truyền pháp luật. Qua khảo sát9 30/30 cộng tác viên tham gia, ở hai góc độ tham gia thực hiện chương trình với vai trò, vị trí là tuyên truyền viên và hỗ trợ, các cộng tác viên đánh giá chất lượng của hoạt động tuyên truyền giảng dạy pháp luật tốt và rất tốt. Trong đó, đánh giá chất lượng tốt chiếm 47,1%, rất tốt chiếm 52,9%. Theo khảo sát từ phía cộng tác viên, học sinh tích cực và rất tích cực tham gia, không có mức độ chưa tích cực. Đối với cộng tác viên, chương trình tuyên truyền giảng dạy pháp luật là cơ hội để sinh viên được thực hành nghề nghiệp, học hỏi và tích lũy kiến thức; áp dụng kiến thức pháp luật đã được học vào thực tiễn; đồng thời cũng như cách thức xử l tình huống... Cộng tác viên được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quan trọng của một sinh viên luật, đó là kỹ năng thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng phân tích tài liệu, cũng như kỹ năng xử l tình huống... 9 Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện được Hội đồng nghiệm thu đề tài thông qua ngày 23/12/2020. 94
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ Bên cạnh đó, sinh viên trực tiếp tương tác với những đối tượng, vụ việc chỉ được ví dụ trên lớp, từ đó có thể đối chiếu để đúc kết kinh nghiệm, rút ra được những bài học để tiếp cận dễ dàng đối với những đối tượng, vấn đề khác. Hoạt động tuyên truyền giảng dạy đã đào tạo được đội ngũ cộng tác viên dày dặn kinh nghiệm, giúp các cộng tác viên tự tin về kiến thức, cũng như kỹ năng để thực hiện tiếp tục những chương trình sau, tạo nên một môi trường giúp cộng tác viên là sinh viên tự tin, năng động hơn... Chính vì những giá trị lợi ích mà hoạt động tuyên truyền giảng dạy pháp luật đem lại mà tất cả cộng tác viên tham gia chương trình đều muốn hoạt động này được tiếp tục thực hiện và lan rộng hơn không chỉ nằm trong phạm vi thành phố Huế để cộng tác viên có nhiều cơ hội tham gia hơn. 2.3.2. Đánh giá hiệu quả của cuộc thi tìm hiểu về ma túy học đường cho học sinh phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế và một số hoạt động khác Từ đánh giá10 của học sinh cho thấy, cuộc thi đã tạo nên một “sân chơi pháp l ” chơi vô cùng bổ ích, tạo hiệu ứng xã hội tích cực, thu hút nhiều học sinh tham gia, theo dõi, giúp các em giao lưu, học hỏi. Thông qua những kiến thức pháp l cũng như kỹ năng về phòng chống ma túy, đặc biệt là ma túy học đường, cũng như thời gian tìm hiểu diễn ra trước cuộc thi, nội dung câu hỏi xoay quanh các vấn đề về ma túy, đặc biệt là ma túy học đường đã tái hiện lại, giúp các em học sinh được củng cố và phát triển thêm kỹ năng, kiến thức của mình. Với hình thức này, học sinh không còn có cảm giác khô cứng, tìm hiểu để đối phó mà hoạt động này đã giúp các em tự mình tìm hiểu sâu rộng các vấn đề về chủ đề cuộc thi đã được thông báo, tích lũy kiến thức để giao lưu học hỏi, chia sẻ những kiến thức mình có. Đặc biệt, cuộc thi này đã có vai trò rất lớn trong việc chuyển suy nghĩ, trạng thái thụ động của các em học sinh trong nhu cầu tìm hiểu pháp luật sang trạng thái chủ động, tích cực tìm hiểu. Bên cạnh đó, cuộc thi mở rộng được phạm vi tiếp cận, đồng thời đưa kiến thức pháp luật về ma túy học đường đã được gọt dũa đến đông đảo học sinh một cách dễ dàng và nhanh chóng. Cụ thể, đối với học sinh nằm ngoài đối tượng dự thi thì đây cũng là cơ hội để giúp các em tiếp thu kiến thức pháp luật về ma túy học đường rất hiệu quả. Cuộc thi tìm hiểu pháp luật đã nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng chống ma túy học đường cho các em học sinh, tạo chuyển biến thói quen trong việc tìm hiểu pháp luật,; đồng thời lan tỏa mạnh mẽ thông điệp cũng như thức tuân thủ, chấp hành pháp luật phòng chống ma túy học đường ra toàn xã hội. Ngoài các cuộc thi học sinh cần đến các hoạt động ngoại khóa, tham gia các hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp học sinh giải tỏa mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng mà còn là 10 Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu thực hiện được Hội đồng nghiệm thu đề tài thông qua ngày 23/12/2020. 95
- TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 cơ hội để học sinh phát triển các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Học sinh được thoải mái thể hiện tưởng, sáng tạo, như là một sân chơi chung giúp các em thoải mái hơn ngoài sách vở và có thời gian gắn kết bạn b hơn. Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền phòng chống ma túy học đường đã đem lại một kết quả tốt thu hút tối đa học sinh tham gia. Hoạt động này đã làm thay đổi trạng thái của nhiều học sinh từ bị động sang chủ động, giúp các em không còn thấy nhàm chán mà thoải mái thể hiện tưởng, tư duy, sáng tạo. Cuộc thi tiểu phẩm tuyên truyền phòng chống ma túy học đường là cơ hội để các em học sinh có thể phát huy năng khiếu “diễn xuất”. Từ chủ đề của cuộc thi liên quan đến ma túy học đường giúp học sinh thoải mái sáng tạo thông qua đóng kịch, hoặc thực hiện video. Từ đó, thức được những vấn đề liên quan đến ma túy học đường, vừa là sân chơi thú vị, bổ ích giúp cho các em thể hiện được bản thân đồng thời lan tỏa thông điệp về phòng chống ma túy học đường đến xung quanh, xã hội. Những Fanpage, confession,… thiết lập ra để giải đáp những thắc mắc về ma túy học đường cho học sinh có vai trò, hiệu quả rất lớn. Bởi thông qua hoạt động này, học sinh trực tiếp được trình bày, nhận lại giải đáp cho kiến, thắc mắc, dễ dàng nói ra những điều khó nói trực tiếp, hay những tình huống liên quan đến ma túy học đường mà các em đang gặp phải và chúng ta có thể kiểm soát được tình hình về ma túy học đường nhanh hơn. Đồng thời, vừa tiết kiệm được thời gian mà lại không đòi hỏi sự đầu tư như tổ chức một chương trình trực tiếp. Ngoài ra, những hoạt động có thể lồng ghép trong các giờ sinh hoạt lớp, giờ học môn Giáo dục công dân hoặc ngoài giờ lên lớp như talkshow, nói chuyện chuyên đề hoặc tổ chức các hoạt động về tuyên truyền phòng chống ma túy học đường khi mà không có điều kiện về thời gian nhiều để tổ chức. 3. Đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quản tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy học đƣờng cho học sinh phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế. 3.1. Xây dựng chƣơng trình tuyên truyền giảng dạy pháp luật về phòng chống ma túy học đƣờng cho học sinh phổ thông trung học Xây dựng chương trình tuyên truyền giảng dạy pháp luật này phải xác định được đúng đối tượng giảng dạy đó là học sinh trung học phổ thông. Từ đó, đưa ra những phương pháp giảng dạy và xây dựng nội dung bài giảng phù hợp để tiến hành thực hiện tuyên truyền giảng dạy giảng dạy. Hoạt động giảng dạy pháp luật cộng đồng có rất nhiều phương pháp được sử dụng từ trước đến nay. Tuy nhiên, đối với cộng đồng học sinh, đặc biệt là khi truyền tải nội dung pháp luật vốn dĩ rất khô khan và cứng nhắc đến đối tượng này thì cần một phương pháp giảng dạy hiệu quả, không đơn giản như phương pháp giảng dạy truyền thống là một bên am hiểu kiến 96
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ thức đi truyền đạt lại thông qua lời nói, hành động đơn giản cho một bên còn mơ hồ về kiến thức đó, sẽ tạo nên sự thụ động trong khi lĩnh hội kiến thức và không tạo được sự hứng thú cho người nghe. Vì thế phải thực hiện phương pháp giảng dạy tương tác, tích hợp nhiều phương pháp cụ thể khác nhau, lấy học sinh làm trung tâm, nhằm giúp cho việc giảng dạy sẽ gây được thú vị, hấp dẫn người nghe; tạo một môi trường vừa học vừa chơi để các em học sinh không còn cảm thấy nhàm chán với kiến thức pháp luật. Áp dụng phương pháp này bằng cách kết hợp các phương pháp giảng dạy tương tác khác nhau như phương pháp phá vỡ khoảng cách, động não, thảo luận nhóm, trình bày, câu hỏi và trả lời tương tác trong suốt quá trình giảng dạy, trò chơi đúc kết kiến thức… Bên cạnh đó, sử dụng các dụng cụ trực quan bổ trợ cho hoạt động giảng dạy… Nội dung bài giảng được xây dựng trên nhu cầu thực tế của chính bản thân học sinh, nhà trường, gia đình và xã hội trước thực trạng của ma túy học đường. Đồng thời, nhấn mạnh và lồng ghép quy định pháp luật về ma túy nhằm mục đích tuyên truyền phổ biến cho học sinh. Qua khảo sát để đánh giá nhu cầu của học sinh, nội dung bài giảng được xây dựng dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, giảng viên cố vấn gồm 7 phần, gồm những nội dung cơ bản và cần thiết nhất để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền giảng dạy. Cụ thể: Thứ nhất là khái niệm. Nhóm nghiên cứu cung cấp cho học sinh hai khái niệm quan trọng đó là “Ma túy học đường”. Thứ hai là nhận dạng ma túy và các chất liên quan tới ma túy. Thứ ba là phần thực trạng. Số liệu thực trạng là số liệu thực tế mới nhất, không chỉ là số liệu ở các địa phương khác trên cả nước, mà phải gồm cả số liệu của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng tính thực tế, cụ thể. Thứ tư là phần tác hại của ma túy học đường (hay còn gọi là hậu quả). Thứ năm là quy định của pháp luật. Đây là nội dung trọng tâm mà chương trình giảng dạy hướng tới. Khác với các đơn vị có thể thực hiện hoạt động tuyên truyền, Trường Đại học Luật, Đại học Huế là đơn vị có chuyên môn cao về lĩnh vực pháp l vì vậy đây là đặc trưng riêng khi thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật. Thứ sáu là nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma túy học đường, trong đó phải kể đến nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cụ thể là nguyên nhân từ gia đình, xã hội và chính bản thân của các em. Thứ bảy là giải pháp. Trên cơ sở tất cả nội dung đề cập ở trên, giải pháp là nội dung cần được xây dựng kỹ và phải có tính áp dụng cao, tránh l thuyết suông, khô khan, cứng nhắc. Để một chương trình tuyên truyền giảng dạy được thực hiện, phải chuẩn bị khâu nhân sự rất quan trọng, cụ thể là cộng tác viên tham gia chương trình phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết. Đồng thời thiết lập mối quan hệ với nhà trường trung học phổ thông để trao đổi việc tổ chức thực hiện chương trình và hỗ trợ, hợp tác... Tiến hành hoạt động tuyên truyền pháp 97
- TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 luật này cần sự phối hợp, hỗ trợ của các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm về hoạt động giảng dạy như Trung tâm Thực hành Luật và Khởi nghiệp Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Sau khi phân công nhiệm vụ và nhận nội dung bài giảng, thực hiện chương trình giảng dạy như một buổi giảng dạy chính thức có sự giám sát của ban cố vấn chuyên môn để lường trước những tình huống có thể xảy ra trong quá trình giảng dạy để rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh bài giảng, sau đó theo thời gian đã sắp xếp với phía nhà trường tiến hành giảng dạy chính thức. 3.2. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về ma túy học đƣờng cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố và tỉnh Thừa Thiên Huế Để tăng hiệu quả của hoạt động tuyên truyền giảng dạy, cần có nhiều chương trình phối hợp, được tổ chức để tạo tính thường xuyên. Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về ma túy học đường phải được tổ chức sau khi học sinh tham gia chương trình tuyên truyền giảng dạy pháp luật để phát triển thêm nền tảng kiến thức cho học sinh. Hình thức cuộc thi được tổ chức theo dạng gameshow Rung chuông vàng, nhóm tác giả xây dựng bộ câu hỏi theo chủ về ma túy học đường và pháp luật phòng chống ma túy học đường, phục vụ cuộc thi theo từng cấp độ và được các chuyên gia, cố vấn có chuyên môn nhận xét và đánh giá. Việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật sẽ làm thay đổi tư duy của học sinh, giúp học sinh chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức pháp l ; đồng thời, mở rộng phạm vi tiếp cận để phổ biến pháp luật hơn, từ đó tạo nên một sân chơi pháp l để các em học sinh giao lưu học hỏi, nâng cao nhận thức pháp luật về phòng chống ma túy học đường. 3.3. Tổ chức các buổi ngoại khóa và các hoạt động khác về ma túy học đƣờng cho học sinh phổ thông trung học trên địa bàn thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các em học sinh không chỉ ngày một ngày hai, mà phải có tính liên kết, hỗ trợ. Ngoài những hoạt động chuyên môn do đơn vị Trường Đại học Luật, Đại học Huế thực hiện cần có những biên bản ghi nhớ để tạo cơ sở triển khai thực hiện chương trình hoạt động hằng năm. Bên cạnh những chương trình đó, nhà trường trung học phổ thông cần có sự chủ động trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng chống ma túy học đường thông qua một số hoạt động ngoại khóa như: - Tổ chức cuộc thi vẽ tranh mở rộng. - Các hoạt động về đóng video, tiểu phẩm nhân các ngày lễ liên quan đến phòng chống ma túy hay các buổi ngoại khóa cũng như tuần, tháng sinh hoạt lớn của các hoạt động đoàn trong nhà trường. - Xây dựng mô hình “Radio lắng nghe và chia sẻ” để giúp các em học sinh được giải bày tâm tư nguyện vọng của mình. 98
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ - Một số các hoạt động khác như tổ chức tọa đàm, nói chuyện chuyên đề hoặc lồng ghép trong chương trình giảng dạy những môn học có nội dung liên quan đến kiến thức xã hội như môn giáo dục công dân thì có thể thực hiện các hoạt động này. 4. Kết luận Trước thực trạng và nhu cầu của học sinh về nâng cao nhận thức, kỹ năng về pháp luật phòng chống ma túy học đường trên địa bàn thành phố Huế, cũng như với nét đặc trưng riêng trong hoạt động tuyên truyền phát luật của Trường Đại học Luật Đại học Huế sẽ có nhiều hiệu quả và đúng nhu cầu, tính cấp thiết của xã hội. Thông qua những giải pháp về mô hình tuyên truyền pháp luật mà nhóm tác đã đã thực hiện thực tế để đưa nên những đề xuất cụ thể, có tính áp dụng, cho sinh viên Luật tham khảo để tiến hành thực hiện các chương trình tuyên truyền pháp luật thực tế khác, từ đó có nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp quan trọng. Đồng thời, những hoạt động thí điểm mà tác giả đã thực hiện thí điểm có vai trò quan trọng trong việc thay đổi tư duy, suy nghĩ cho học sinh trong việc tham gia, tìm hiểu các vấn đề pháp luật. Bên cạnh đó, những giải pháp trên góp phần định hướng cho nhà trường trung học phổ thông những hoạt động có thể linh hoạt để tổ chức nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về pháp luật phòng chống ma túy học đường, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi ma túy tấn công học đường. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 246/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc được website Luật Việt Nam đăng trên web: https://luatvietnam.vn/an-ninh-trat-tu/quyet-dinh-264-qd-ubdt-2019-ke-hoach-tuyen- truyen-ve-phong-chong-te-nan-ma-tuy-172685-d1.html; 2. Báo Thừa thiên Huế đăng trên web https://baothuathienhue.vn/phong-chong-ma-tuy- trong-hoc-duong-a88499.html. 3. Báo Phòng chống tệ nạn xã hội đăng trên web: http://pctnxh.molisa.gov.vn/default. aspx?page=news&do=detail&category_id=31&id=2779. 4. Báo cáo kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đăng trên: https://thuathienhue.gov.vn/Thong-tin-kinh-te-xa-hoi/tid/Bao-cao-ktxh-cua-ubnd-tinh/cid/FA A940FA-0DB7-43D6-8EC3-A7140100FA3D. 5. Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10. 6. Luật phổ biến giáo dục pháp luật. 7. Thông tư số 03/2018/TT-BTP quy định bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. 99
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hợp đồng thương mại quốc tế và các biện pháp giải quyết tranh chấp: Phần 2
216 p | 102 | 13
-
Những bước đi ban đầu và giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
9 p | 31 | 9
-
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng dịch vụ công trực tuyến tại Kho bạc Nhà nước Liên Chiểu - Đà Nẵng
9 p | 16 | 8
-
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang
10 p | 92 | 8
-
Quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Tuyên Quang
8 p | 26 | 7
-
Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững cho chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn tại các trang trại ở tỉnh Hải Dương
13 p | 10 | 6
-
Tiếp cận hệ thống để chuyển đổi sang đô thị tuần hoàn
15 p | 15 | 6
-
Dịch vụ công trực tuyến - thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
9 p | 38 | 5
-
Phát triển cơ sở hạ tầng logistics đường sắt tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
9 p | 17 | 5
-
Tuyến du lịch đường bộ hành lang kinh tế Đông Tây: Nghiên cứu mô hình và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế ASEAN
7 p | 76 | 4
-
Giải pháp tin học hóa Từ điển Thống kê Việt Nam phục vụ tra cứu và cập nhật trực tuyến
4 p | 32 | 3
-
Nghiên cứu đề xuất giải pháp chống ngập cho đường Dương Đình Cúc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 10 | 3
-
Lòng trung thành của khách hàng Gen Z trong việc mua sắm trực tuyến trên Tiktok
11 p | 17 | 3
-
Thuế tối thiểu toàn cầu - Động thái các quốc gia và cân nhắc chính sách cho Việt Nam
8 p | 13 | 2
-
Giải pháp thúc đẩy quá trình tập trung đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng nguyên liệu trên địa bàn các tỉnh vùng trung tâm Bắc Bộ
8 p | 24 | 2
-
Đánh giá quy trình nộp hồ sơ trên Cổng thông tin dịch vụ công Quốc gia tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
6 p | 9 | 2
-
Thách thức và giải pháp phát triển kinh doanh trên nền tảng số của Việt Nam
7 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn