intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

địa lý địa phương tỉnh đaklak

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

589
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 193 /BC-UBND Buôn Ma Thuột, ngày 02 tháng 12 năm 2010 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG – AN NINH NĂM 2010 VÀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2011 (Báo cáo này thay cho Báo cáo số 163/BC-UBND ngày 02/11/2010 của UBND tỉnh) Phần I TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2010 Năm 2010 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: địa lý địa phương tỉnh đaklak

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Buôn Ma Thuột, ngày 02 tháng 12 năm 2010 Số: 193 /BC-UBND BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN K INH TẾ - XÃ HỘI, BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG – AN NINH NĂM 2010 VÀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH NĂM 2011 (Báo cáo này thay cho Báo cáo số 163 /BC-UBND ngày 02/11/2010 của UBND tỉnh) Phần I TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2010 Năm 2010 là năm có ý ngh ĩa rất quan trọng, là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Ngh ị quyết số 22/2006/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010. Được sự lãnh đ ạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 của Chính phủ, về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều h ành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, Nghị quyết số 18/NQ- CP ngày 6/4/2010 của Chính phủ, về các giải pháp đảm bảo ổn định kinh tế vĩ m ô, 1
  2. không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khỏang 6,5% trong năm 2010 và các văn bản chỉ đạo, điều h ành khác của Chính phủ; sự lãnh đạo của Tỉnh ủy trong năm 2010 với quyết tâm duy trì tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, ph ấn đấu thực hiện đạt và vượt các mục tiêu cơ bản kế hoạch 5 năm đã đ ề ra, thi đua lập thành tích chào m ừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đồng thời tạo tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và toàn diện hơn trong giai đo ạn tiếp theo . Trong quá trình thực hiện ngh ị quyết, m ặc dù gặp rất nhiều khó khăn do tác động tiêu cực của tình trạng suy giảm kinh tế; lũ lụt, hạn hán gây hại cho cây trồng; dịch bệnh gia súc diễn ra trên diện rộng, … song được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, sự giám sát chặt chẽ của HĐND và Mặt trận Tổ q uốc Việt Nam tỉnh, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đ ã ch ỉ đạo các ngành, các cấp, vận động cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các giải pháp của Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh - tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng năm 2010. Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2010 được đánh giá như sau: A. Về Kinh tế 1- Giá trị tổng sản phẩm (giá so sánh năm 1994) ước đạt 12.813 tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm 2009 (KH tăng 12 -13%). Trong đó: - Nông – lâm - ngư nghiệp ước đạt 6.367 tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2009 (KH tăng 5-6%); - Công nghiệp - xây dựng ước đạt 2.253 tỷ đồng, tăng 19 % (KH tăng 28-30%); Riêng ngành công nghiệp ước đạt 1.699 tỷ đồng, tăng 20 %(KH 1.710 tỷ đồng, 2
  3. tăng 22-23%). - Dịch vụ đạt 4.193 tỷ đồng, tăng 20,8% (KH tăng 20-21%). Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành): Nông-lâm-ngư nghiệp 53,2%; công nghiệp - xây d ựng 18,4%; dịch vụ 2 8.4 %. 2- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội 9.050 tỷ đồng, bằng 36% so với GDP (KH 9.450 tỷ đồng). 3- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa b àn 26.400 tỷ đồng (KH 17.800 tỷ đồng). 4- Tổng kim ngạch xuất khẩu ư ớc đạt 620 triệu USD (KH 620 triệu USD); Tổng kim ngạch nhập khẩu ư ớc đạt 16 triệu USD (KH 20 triệu USD). 5- Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 2.910 tỷ đồng (KH 2.500 tỷ đồng). 6- Phát triển hạ tầng: Thuỷ lợi bảo đảm tưới chủ động cho trên 70% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới (KH 70%); cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc b ê tông hóa 75,4% các tuyến đ ường tỉnh (KH 100%), 100% đường đến trung tâm xã (KH 100%), 52% h ệ thống đường huyện (KH 50%), 25% đường xã và liên xã (KH 25%); 94% thôn, buôn có điện (KH 95%), trong đó 95% số hộ được dùng điện (KH 95%). B. Về Xã hội: 7- Tỷ lệ trư ờng đạt chuẩn Quốc gia đạt 16 %, (KH 22%). Có 84,3% thôn, buôn có trường hoặc lớp mẫu giáo( KH 80 -85% thôn, buôn có trường hoặc lớp mẫu giáo). 8- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn về phổ cập trung học cơ sở đạt 98%, (KH 98%). 9- Mức giảm tỷ lệ sinh khoảng 0,8%o (KH tỉnh dưới 1%o). Tỷ lệ tăng dân số 1,36% (KH 1,3%). Quy m ô dân số năm 2010 khoảng 1.758 ngàn người (KH 1.815 ngàn người). 3
  4. 10- Tạo việc làm mới cho 24.976 lao động (KH 36.200). Tỷ lệ lao động qua đào tạo 37% (KH từ 37% trở lên). 11- Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10% (KH
  5. 40.348/36.600 ha KH, đ ạt 110%, vượt 3.748 h a kế hoạch và tăng 3.007 ha so với vụ Đông - Xuân năm trước (1). Tuy thời tiết không thuận lợi (2) song năng suất bình quân và sản lượng lương thực vẫn tăng so với vụ Đông - Xuân năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 204.276 tấn, tăng 21% so với kế hoạch đ ã đề ra. (3 ) Vụ Hè - Thu gieo trồng được 190.873/188.615 ha KH, đạt 101% . Vụ Thu - Đông đã gieo trồng được 60.965/71.480 ha KH, đạt 85,4% (4). Ước sản lượng lương thực cả năm 2010 đạt 1.000.027 tấn, tăng 3,11 % so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi, thú y: Năm 2010 là năm khó khăn đối với ngành chăn nuôi của tỉnh, từ đầu năm đến nay do liên tiếp xảy ra các bệnh dịch như: lở mồm long móng, dịch heo tai xanh và một số bệnh khác. Tính đến nay, dịch bệnh đã h ạn chế thiệt hại cho ngành chăn nuôi của tỉnh, riêng dịch bệnh heo tai xanh ước thiệt hại trên 100 tỷ 1 Trong đó: - Lúa nước: đã thực hiện 29.782 ha/25.850ha, đạt 115,2 % KH, tăng hơn cùng kỳ năm trước 1.567 ha (lúa lai 3.915 ha, chiếm 13,14%, giảm so với vụ Đông xuân năm trước 189 ha). Năng suất bình quân đạt 63,87 tạ/ha, sản lượng 190.219 tấn, đạt 124,7% KH và tăng 37.689 tấn so KH; - Cây Ngô: diện tích thực hiện 2.959 ha/3.000 ha, đạt 98,63% KH, năng suất 47,51 tạ/ha, sản lượng 14.057 tấn (so vụ Đông Xuân 2008 – 2009 diện tích tăng 109,5%, năng suất bằng 88% và sản lượng ngô giảm gần 544 tấn), nguyên nhân do ảnh hưởng hạn làm thiệt hại 353ha tại huyện Krông Bông và M’Đrắk; - Khoai lang, sắn và cây chất bột: 1.391 ha/1.400 ha KH đạt 99,35% KH, so với Đông Xuân trước giảm 53 ha (trong đó diện tích cây sắn tăng 93 ha, diện tích cây khoai lang giảm 252 ha, cây chất bột tăng 106 ha), sản lượng 21.001 tấn; - Rau các loại: 2.774 ha/2.395 ha KH đạt 99,07%KH, tăng 25 ha so với Đông Xuân trước, sản lượng 43.278 tấn; - Đậu các loại: 1.625 ha/2.000 ha KH đạt 81,25%KH, giảm 297 ha so với Đông Xuân trước, sản l ượng 755 tấn; - Cây thuốc lá: 961 ha/300 ha KH tăng 3 lần so KH và tăng hơn vụ Đông Xuân trước 651 ha, sản lượng 1.888 tấn; cây bông vải: 3 ha. 2 Tình hình thiệt hại do ngập lụt: ngày 19 và 20/01/2010, mưa diện rộng đã gây ngập lụt tại một số vùng trũng của các huyện Lăk, Krông Ana, ... làm thiệt hại khoảng 600 ha lúa vụ Đông Xuân mới gieo sạ. Trong đó, huyện Lăk: 353 ha, Krông Ana: 247,2 ha. Trong những tháng tiếp theo, tình trạng nắng nóng kéo dài làm nước các sông, suối, hồ đập tiếp tục giảm. Các huyện Krông Păk, Lăk, Ea Kar, M’Drăk, Krông Bông, EaHleo, Krông Ana đã xảy ra tình trạng thiếu nước tưới cho một số diện tích cây trồngn, diện tích lúa n ước bị khô hạn 2.116 ha trong đó mất trắng 788 ha; diện tích ngô bị khô hạn 83 ha; diện tích cà phê bị hạn 2.540 ha. 3 Trong đó cây lương thực có hạt: 117.605/120.470 ha KH, đạt 97,6%; cây có củ và cây có bột 25.254/21.270 ha KH, đạt 118%; rau đậu các loại: 26.738/26.835 ha KH, đạt 99,6%; cây công nghiệp ngắn ngày: 20.417/18.115 ha KH, đạt 112,7%; cây khác và cây thức ăn gia súc: 859/1.925 ha KH, đạt 44,6%. 4 Tính đến hết tháng 11/2010. 5
  6. đồng (5). UBND tỉnh đ ã ch ỉ đạo ngành ch ức năng kh ẩn trương tri ển khai các biện pháp ch ống dịch nh ằm ngăn chặn dịch bệnh, không để lây lan, kéo dài, hạn chế thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Về lâm nghiệp: Công tác khai thác gỗ rừng tự nhiên: Kết thúc khai thác gỗ thuộc chỉ tiêu năm 2009 được 26.262/26.012 m3 KH, đ ạt 101%. Thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên kế hoạch năm 2010 đ ã được Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm định tại Công văn 756/TCLN-SDR ngày 19/8/2010, UBND tỉnh đang xem xét phê duyệt theo quy định. Về phát triển rừng: tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2010, tính đến tháng 11/2010 đã trồng được 5.984 ha rừng tập (6) . Dự kiến đến cuối năm 2010, trồng được 7600 ha/7.075 ha KH, đạt 107,4%, trung trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng trồng được 600 ha/670 ha KH, đạt 90%, rừng sản suất 7000 ha/6405 ha KH, đạt 109%. Công tác quản lý bảo vệ rừng: m ặc dù được các cấp, các ngành quan tâm triển khai nhiều biện pháp quyết liệt và đã thu được những kết quả nhất định, song tình trạng 5 Lu ỹ kế từ đầu năm đến hết tháng 11/2010 đã xảy ra dịch heo tai xanh tại 146 xã, phường, thị trấn của 14 huyện (riêng huyện Lắk không xảy ra dịch) với số lợn mắc bệnh 105.615 con, số lợn chết và phải tiêu huỷ 48.766 con (tổng trọng lượng tiêu huỷ 1.997.136 kg) Đến cuối tháng 11/2010, có 95/146 xã, phường, thị trấn đã qua 21 ngày không phát sinh thêm gia súc bị ốm. Sơ bộ thống kê đàn gia súc gia cầm có: Đàn trâu 33.000 con, đàn bò 245 ngàn con, đàn heo 685 n gàn con, đàn gia cầm 7,1 triệu con, đàn ong 180 ngàn đàn. Dịch lở mồm long móng xảy ra tại 6 huyện M’Drăk, Ea Kar, Ea Sup, Buôn Hồ, Buôn Đôn, Krông Păk, với số trâu bò mắc bệnh là 411 con (đã điều trị khỏi bệnh được 342 con). 6 Trong đó: - Trồng rừng bằng nguồn vốn 661: 1.745 ha/2.520 ha KH, đạt 69%KH trong đó trồng rừng phòng hộ: 520 ha/670 ha KH, đạt 77,61%KH; hỗ trợ dân trồng rừng sản xuất: 1.225 ha/1.850 ha KH, đạt 66%KH. - Trồng rừng sản xuất bằng các nguồn vốn khác: các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh đăng ký 4.550 ha và đã trồng được: 4.239 ha. 6
  7. vi phạm lâm luật trong quản lý bảo vệ rừng vẫn diễn biến phức tạp, rừng bị xâm hại vẫn còn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều địa phương trong tỉnh (7). Chương trình phát triển cây cao su: Đến nay các Doanh nghiệp được thu ê đ ất trồng cao su đã lập thủ tục để triển khai dự án. Hiện nay có 11 Doanh nghiệp triển khai trồng gần 3.000 ha cao su tại các huyện: Ea H’leo, Ea Súp, Buôn Đôn, Ea Kar, công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các dự án được tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nhằm hạn chế được các sai sót phát sinh. Kinh tế trang trạ i: Hiện nay, toàn tỉnh có 1.629 trang trại, trong đó: 1.165 trang trại trồng trọt, 230 trang trại chăn nuôi, 28 trang trại thu ỷ sản, 34 trang trại lâm nghiệp, 172 trang trại tổng hợp. Nhìn chung, mô hình kinh tế trang trại của tỉnh còn ở dạng sản xu ất nhỏ, đ ầu tư áp dụng khoa học k ỹ thuật còn hạn ch ế, hiệu quả và tính cạnh tranh chưa cao; phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. 2. Tài nguyên, Môi trường Công tác quản lý tài nguyên môi trường được tăng cường; đã tập trung chỉ đạo mạnh về công tác quản lý đất đai(8), hoàn thành công tác kiểm kê đất và xây dựng bản đồ hiện trạn g sử dụng đất năm 2010 của tỉnh, UBND tỉnh đã phê duyệt đề cương, dự toán quy ho ạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của 15 đơn vị hành chính cấp huyện và đang tiến hành rà soát, quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015 theo chỉ đạo của Chính phủ. Các hoạt động quản lý về môi trường được tăng cường; công tác kiểm tra về 7 Trong năm 2010, số vụ vi phạm tài nguyên rừng được phát hiện là 1.115 vụ, trong đó diện tích phá rừng trái phép: 64,92 ha; gỗ tịch thu: 2.531,640 m3; động vật rừng: 414 kg; phương tiện tịch thu: 75 xe các loại (ô tô, máy kéo, công nông: 51 chiếc; xe máy: 24 chiếc); máy móc các loại: 89 chiếc; công cụ thô sơ thông thường: 124 chiếc; tổng các khoản thu 15.247.442.000 đồng; nộp ngân sách 13.340.342.000 đồng; kiểm tra đóng búa kiểm lâm 49.968,533m3; theo dõi tiêu thụ lâm sản 4.333,038m3. Những vụ vi phạm nghiêm trọng đã được chuyển giao cho chức năng điều tra xử lý theo quy định pháp luật. 8 Trong năm 2010, đã lập hồ sơ thu hồi đất của 33 tổ chức, diện tích 3.590,54 ha; giao đất cho 49 tổ chức, diện tích 41.941,3 ha; cho 64 tổ chức thuê đất, diện tích 10.460,85 ha; chuyển mục đích sử dung đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cho 07 tổ chức, diện tích 79,38ha. Cấp 1.353 giấy chứng nhận quyền sử 7
  8. bảo vệ môi trư ờng đối với các cơ sở chế biến công nghiệp được quan tâm chỉ đạo; Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường được triển khai rộng khắp và tổ chức tốt ngày môi trường thế giới. 4. Công nghiệp – Xây dựng - Công nghiệp: Trong n ăm 2010, n gành công nghiệp gặp không ít khó khăn do tình hình thiếu điện trong mùa khô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nh à máy, nhưng UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành điện ưu tiên đảm bảo điện cho sản xuất, do vậy sản xuất công nghiệp vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước; Công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng tăng do thời tiết thuận lợi và nhu cầu xây dựng phát triển; Công nghiệp chế biến tinh bột sắn, đường, hạt điều nhân … sản xuất ổn định do nguồn nguyên liệu đảm bảo nhu cầu; Các sản phẩm Bia, nước uống đóng chai, điện sản xuất, nước sinh hoạt v.v… sản xuất ổn định và tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong năm có 2 nhà máy thuỷ điện là Sêrêpốk 3 và Sêrêpốk 4 đã phát điện nên giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn. Ước tính, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 (theo giá cố định năm 1994) đạt 3.378 tỷ đồng, đạt 99% kế hoạch, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2009. - Xây dựng: Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng so với cùng k ỳ do số lượng và quy mô các dự án đầu tư xây d ựng trong tỉnh tăng mạnh. Nhìn chung, giá trị sản xuất xây lắp và tư vấn xây dựng toàn tỉnh so với cùng k ỳ n ăm trước tăng đáng kể do triển khai được nhiều dự án đầu tư xây dựng trên đ ịa b àn. Ước tính giá trị sản xuất ngành xây dựng cả n ăm đạt 3.800 tỷ đồng. 5. Thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu Ho ạt động thương mại, dịch vụ của tỉnh tiếp tục phát triển do sức mua trên thị dụng đất cho 520 tổ chức, diện tích 458.985,82 ha. Ký hợp đồng thuê đất với 48 tổ chức, diện tích 4.912,24 ha. 8
  9. trường tiếp tục tăng mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cả năm ước đạt 26.400 tỷ đồng, đạt 148% kế hoạch, tăng 67% so với cùng k ỳ năm trước. Ho ạt động vận tải đáp ứng đư ợc nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân; m ạng lưới xe buýt tiếp tục duy trì hoạt động tới tất cả các huyện, th ành phố, thị xã trong tỉnh và 6/8 huyện, thị xã của tỉnh Đăk Nông. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 68 doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá và hành khách, trong đó có 58 doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách với 286 tuyến liên tỉnh và 12 tuyến nội tỉnh. Vận tải khách công cộng bằng xe buýt có 265 tuyến với 187 xe. Vận tải khách bằng taxi có 06 đơn vị hoạt động với 306 xe với năng lực hiện tại cơ bản đ áp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân Dịch vụ ngân h àng đã đáp ứng khá tốt nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trên đ ịa bàn. Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ đạt 10.394 tỷ đồng, tăng 24% so với đầu năm. Mặc dù các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã có nhiều nỗ lực trong công tác huy động, nhiều sản phẩm và hình thức khuyến m ãi mới được áp dụng, nh ưng huy động vốn đạt thấp hơn so với năm trước. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn huy động đ ã có chuyển biến tích cực theo xu hướng tăng dần tỷ trọng tiền gửi có thời hạn trên 12 tháng (tỷ lệ tăng 11%), giảm dần tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn (9 ) . 6. Thu - Chi cân đối ngân sách nhà nước Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt kế hoạch đề ra và đ ạt mức cao nhất từ trước đến nay(10). UBND tỉnh và các ngành, các cấp đ ã tập trung chỉ Ban hành 27 Quyết định về đơn giá thuê đất phi nông nghiệp đối với 23 tổ chức. 9 . Doanh số cho vay đạt 28.588 tỷ đồng, bằng 77% so với cùng kỳ năm 2009. Doanh số thu nợ đạt 26.039 tỷ đồng, bằng 79% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến tháng 9/2010 đạt 26.144 tỷ đồng, tăng 10,8% so với đầu năm. 10 Thu ngân sách ước đạt 2.910 tỷ đồng, tăng 23,67% so với năm trước. 9
  10. đạo th ường xuyên, quyết liệt công tác thu ngân sách, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại cơ sở; triển khai các biện pháp chống thất thu thuế, xử lý nợ đọng quyết liệt nên thu ngân sách n ăm 2010 đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát triển nhanh; ý th ức thực hiện nghĩa vụ thuế của nhiều người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn đã góp ph ần quan trọng vào việc tăng thu ngân sách nhà nước. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nư ớc ước đạt 5.560 tỷ đồng, đáp ứng đ ược các nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã h ội và b ảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh. 7. Hoạt động xúc tiến đầu tư và kinh tế đối ngoại Tình hình thu hút đầu tư của tỉnh có chuyển biến tích cực, các dự án khởi công và hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm tăng, tạo bước chuyển biến tích cực trong môi trường đầu tư của tỉnh. Các dự án đầu tư đi vào hoạt động góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Mặc dù còn nhiều khó khăn song với sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong công tác xúc tiến đầu tư nên việc xúc tiến, kêu gọi đầu tư ngày càng đạt hiệu quả cao. Lu ỹ kế từ năm 2006 đến nay đ ã thu hút 405 dự án với tổng vốn trên 60.000 tỷ đồng (Riêng trong năm 2010 đ ã thu hút được 34 dự án, với số vốn 1.808 tỷ đồng trong đó: số dự án thuộc lĩnh vực Công nghiệp: có 05 dự án, 29 dự án còn lại thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ). Ngoài ra, tiếp và hướng dẫn thủ tục đầu tư cho hơn 70 lượt nhà đ ầu tư đ ến tìm hiểu cơ hội đ ầu tư vào tỉnh. Việc vận động tài trợ ODA có nhiều khởi sắc, trong năm 2010 tỉnh đ ã vận động thành công 04 dự án, gồm 01 dự án đầu tư xây dựng, 03 dự án hỗ trợ kỹ thuật với tổng mức đầu tư 6,5 triệu USD, tiếp nhận 01 dự án do Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan 10
  11. chủ quản. Nhìn chung các dự án triển khai đúng tiến độ đề ra, tỷ lệ giải ngân các dự án ODA do tỉnh quản lý năm 2010 ước đạt 80% đối với vốn ODA và 90% đ ối với vốn đối ứng. Về tài trợ phi Chính phủ nước ngoài, tỉnh đ ã phê duyệt 03 dự án với tổng vốn tài trợ gần 50.000 USD, các dự án thực hiện đúng tiến độ đề ra. Trong năm đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 01 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 65 triệu USD. Đã được Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp CNĐT cho 01 Dự án đầu tư ra nước ngoài (Công ty CP Cao su Krông Búk – Rattanakiri) với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng. 8. Sắp xếp, đổi mới DNNN và phát triển doanh nghiệp Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp được triển khai theo kế hoạch đề ra, đã hoàn thành việc chuyển đổi 15 Công ty lâm nghiệp và 9 Công ty cà phê, cao su thành Công ty TNHH 1 thành viên. Số lượng doanh nghiệp dân doanh đăng ký hoạt động trên địa bàn tiếp tục tăng. Trong năm 2010, có 630 doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 2.345 tỷ đồng. Ngoài ra, có 51 Chi nhánh, 15 Văn phòng đại diện của các Doanh nghiệp đăng ký hoạt động mới (11). Tổng số doanh nghiệp trên đ ịa b àn có 5.259 doanh nghiệp, trong đó: 4.861 doanh nghiệp dân doanh, 335 hợp tác xã, 59 doanh nghiệp nh à nước, 04 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; có 797 Chi nhánh, Văn phòng đ ại diện và 47.200 hộ kinh doanh cá thể. II. Lĩnh vực xã hội 11 Trong 630 Doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn, bao gồm: DNTN có 109 doanh nghiệp; Công ty TNHH 2 thành viên 201 doanh nghiệp; Công ty TNHH 1 thành viên 251 doanh nghiệp; Công ty CP có 69 doanh nghiệp. 11
  12. 1. Giáo dục - Đào tạo Giáo dục phổ thông: Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông năm học 2009-2010 được chuẩn bị chu đáo và tổ chức an toàn, nghiêm túc, kết quả đậu tốt nghiệp THPT là 78,14% (tăng 9% so với năm học trước) (12). Công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp (lớp 6, lớp 10) được triển khai đúng quy định. Năm học 2010 - 2011, toàn tỉnh có 892 trường, 15.480 lớp, 468.500 học sinh từ bậc học Mầm non đến Trung học phổ thông, tăng 8 trường, giảm 4.600 học sinh so với đầu năm học trước, trong đó học sinh dân tộc thiểu số chiếm 33,6%. Số học sinh phổ thông có chiều hướng giảm do chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tốt hơn, dân di cư tự do đến tỉnh ta vẫn còn nhưng giảm so với các năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học chủ yếu là do lực học yếu, không theo kịp chương trình(13). Ngành giáo dục tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, số lượng và chất lượng giáo dục từng bư ớc được nâng lên (14). Công tác xây d ựng cơ sở vật chất trường học được quan tâm, đặc biệt chương trình kiên cố hóa trư ờng, lớp học và nhà công vụ giáo viên thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA được các ngành, địa phương tích cực triển khai th ực hiện, nhưng do nhu cầu đầu tư rất lớn, trong khi 12 Khối trung học phổ thông có 21.935 thí sinh đăng ký dự thi, có 21.821 thí sinh dự thi, 114 thí sinh bỏ thi chiếm 0,52%; có 3 thí sinh vi phạm quy chế thi: 01 bị đình chỉ thi, 02 bị cảnh cáo. Khối bổ túc trung học phổ thông có 2.602 thí sinh đăng ký dự thi, có 2.532 thí sinh dự thi, 70 thí sinh bỏ thi chiếm 2,69%; có 2 thí sinh vi phạm quy chế bị đình chỉ thi. 13 Năm học 2009 – 2010 học sinh bỏ học chiếm tỷ lệ 1,1%, giảm 0,29% (năm học trước là 1,39%). 14 Đến nay đã có 15/15 huyện, 178 xã, phường được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở (đạt 96,7%, kế hoạch năm 2010 là 98%); 146/184 xã, phường hoàn thành ph ổ cập tiểu học đúng độ tuổi (đạt 79,3%); 167/892 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 18,7%, kế hoạch năm 2010 là 22%); Tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 96,58% so với trẻ 5 tuổi, trong đó học sinh dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ 84,65%. Có 30 học sinh giỏi quốc gia. 12
  13. khả năng nguồn vốn có hạn, đến nay mới có 62,7% phòng học được xây dựng kiên cố (kế hoạch 70%), vẫn còn 35% số trường trung học phổ thông, 70% số trường trung học cơ sở chưa có phòng thí nghiệm thực h ành được xây dựng theo quy chuẩn. Giáo dục thường xuyên từng bước được nâng cao chất lượng và đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất, chuyên môn cho người học; Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh đ ã mở rộng h ình th ức liên kết đào tạo. Các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện đã có nhiều h ình thức hướng dẫn, tư vấn nghề nghiệp kết hợp với học văn hóa nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh. Giáo dục chuyên nghiệp tiếp tục được củng cố, mở rộng cả về quy mô và ngành nghề đào tạo. Các trường chuyên nghiệp đ ã thực hiện tốt kế hoạch tuyển sinh, đảm bảo ch ất lượng đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, mở rộng hình thức liên kết đào tạo để đáp ứng nhu cầu của người học. Chương trình xây d ựng nhà ở cho sinh viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được triển khai thực hiện, từng bước góp phần giải quyết khó khăn, tạo điều kiện cho sinh viên yên tâm học tập. (15) Công tác dạy nghề ngày càng được quan tâm , cùng với việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn, cho phụ nữ theo các chính sách hỗ trợ của nhà nước (16), hiện nay các địa phương đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thành lập trung tâm dạy nghề cấp huyện, triển khai xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện để thực hiện tốt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo chỉ đạo của Trung ương, trong năm đã khởi công 9 Trung tâm dạy nghề của các huyện, thị xã 17, các đơn vị còn lại đang chuẩn bị dự án để triển khai tiếp theo kế hoạch. 15 Số học sinh tuyển mới là:14.200 người, trong đó đào tạo sơ cấp nghề miễn phí cho lao động nông thôn là 2.293 người. Dân tộc thiểu số người). Số học sinh hiện đang theo học tại các cơ sở dạy nghề: 2.742 người, chia theo trình độ đào tạo như sau: Cao đẳng nghề: 890); hệ trung cấp nghề:2.742; hệ sơ cấp nghề: 3.632 Số học sinh tốt nghiệp: 13.286 người, trong đó: Hệ Cao đẳng ngh ề: 121, trung cấp nghề: 583 ; hệ sơ cấp nghề: 12.032 16 Đã tổ chức được 56 lớp dạy nghề cho 1.646 người nghèo, với kinh phí 4.800 triệu đồng; 13
  14. 2. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân Ngành y tế đã tập trung mọi lực lượng tiếp tục triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời ổ d ịch, thực hiện tốt qui trình xử lý ổ dịch, phát hiện sớm các trường hợp mắc b ệnh đ ể xử lý kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong có thể xảy ra (cho nên trong năm 2010 chỉ có 03 trường hợp sốt xuất huyết bị tử vong); phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tập trung phòng chống dịch sốt xuất huyết, sốt rét. Các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị cấp cứu, điều trị và giường bệnh để kịp thời tiếp nhận điều trị sớm bệnh nhân; sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở y tế tuyến dưới trong việc xử lý, cấp cứu, điều trị, chăm sóc bệnh nhân (18). Hệ thống cơ sở vật ch ất, nhân lực ngành y tế được tăng cường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Tỉnh đang đầu tư, nâng cấp và xây d ựng 14 Bệnh viện đa khoa cấp huyện và khu vực; 2 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, 01 bệnh viện vùng; 11 Trung tâm y tế tuyến huyện, 22 trạm y tế xã; đ ến nay đã đưa vào sử dụng 46.867 m2 nhà của các bệnh viện, 5 Trung tâm y tế huyện, 20 trạm y tế x ã phục vụ cho công tác khám, điều trị bệnh cho nhân dân. 17 Gồm Trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã: Buôn Hồ, Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Năng, Krông Búk, Ea Súp, Ea Kar, Krông Ana, Ea H’leo. 18 Về tình hình sốt rét trong thời gian qua tăng nhiều về số lượng bệnh nhân và chỉ số ký sinh trung sốt rét so với cùng kỳ năm trước. Số bệnh nhân sốt rét tăng ở tất cả các huyện, thị xã, thành ph ố; mặc dù không có bệnh nhân tử vong do sốt rét và không bùng phát dịch nhưng quy mô tăng như số bệnh nhân mắc sốt rét/1.000 dân tăng 55%, số người mắc sốt rét tăng 1,5 lần, 14/15 huyện có số bệnh nhân mắc sốt rét tăng so với cùng k ỳ năm 2009; Tỉ lệ ký sinh trùng sốt rét tăng 171% v.v… Ghi nhận tại 15/15 huyện, thị xã, thành phố có số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cao trong tháng 8 và 9, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 2009 và có 03 trường hợp tử vong. Đã triển khai các biện pháp xử lý bằng phun hóa chất nhưng chưa được duy trì thường xuyên và các hộ gia đình vẫn chưa tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, loại trừ bọ gậy xung quanh khu vực mình sinh sống. Hiện tại bệnh vẫn đang tiếp tục gia tăng tại các huyện, thị xã, thành ph ố. Ban chỉ đạo ph òng ch ống sốt xuất huyết đang tích cực chỉ đạo các biện pháp phòng chống bệnh. Có 32 trường hợp nhập viện nghi cúm A/H1N1 nhưng không có trường hợp nặng và dương tính. 14
  15. 3. Lao động, thương binh và xã hội Công tác giải quyết việc làm được chú trọng, các ho ạt động xúc tiến, giới thiệu việc làm được đẩy mạnh, các chính sách cho vay vốn để tạo việc làm được triển khai tích cực trong năm 2010 . Khai trương Sàn giao dịch việc làm và tiến h ành 03 phiên giao d ịch việc làm lần thứ nhất tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh và 03 cơ sở vệ tinh tại các huyện: Krông Búk, Krông Ana và Ea Kar. Về thực hiện chính sách với người có công đã được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm; công tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách đ ã đ ược thực hiện đúng quy trình và thời gian quy định (19), tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hồ sơ hiệu quả hơn; làm tốt công tác tiếp nhận và an táng 09 hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Cămpuchia về nước; các chế độ chính sách cho người có công và thân nhân được giải quyết kịp thời, chu đáo. Công tác giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội được chú trọng thực hiện; đảm bảo cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội, ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ đã thật sự trợ giúp cho người nghèo ổn định cuộc sống và vươn lên làm kinh tế để thoát ngh èo. Các chính sách cho đối tượng bảo trợ xã h ội đ ược quan tâm, số đối tượng được hưởng trợ cấp tại cộng đồng ngày càng tăng. Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được các cấp, các ngành quan tâm triển khai với nhiều hình thức nh ư: Xây dựng các mô hình điểm về phòng, chống tai nạn, thương tích tại xã, phường có tỷ 19 Trong năm 2010, đã tiếp nhận 2.024 hồ sơ đối tượng chính sách các loại, trong đó tiếp nhận từ tỉnh khác chuyển đến 312 hồ sơ; qua kiểm tra, thẩm định chuyển trả 316 hồ sơ không đủ điều kiện để bổ sung, hoàn chỉnh và đ ã giải quyết chế độ cho 1.396 hồ sơ đủ điều kiện. Trên cơ sở nguồn kinh phí được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao trong năm 2010; Sở Lao động – Thương binh xã hội đã triển khai thực hiện với kinh phí 2 tỷ đồng đối với các công trình: Nhà tưởng niệm xã Quảng Điền; Nhà bia xã Ea Na huyện Krông Ana; Nhà bia xã Ea Pil và Nghĩa trang Liệt sỹ huyện M’Đrắc; Nhà bia xã Ea Rốc huyện Ea Súp; Đài tưởng niệm xã Ea Quang huyện Krông Păk. Tính đến nay, tổng số đối tượng chính sách và thụ hưởng chính sách trên địa bàn của tỉnh do ngành quản lý có khoảng 53.000 hồ sơ đối tượng; trong đó có 12.075 đối tượng đang chi trả trợ cấp hàng tháng, với số tiền chi trả gần 10 tỷ đồng/tháng. 15
  16. lệ trẻ cao em bị tai nạn đuối nước; toạ đàm, nói chuyện chuyên đề về nạn xâm hại trẻ em; các mô hình xã, phường phù hợp với trẻ em …. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội đã triển khai với nhiều giải pháp nhằm hạn chế tệ nạn xã hội phát sinh trên địa b àn. Thực hiện các chương trình, chính sách xã hội tiếp tục được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo và đạt được một số kết quả khả quan, góp phần ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh (chi tiết như phụ lục kèm theo). Tuy nhiên, còn một số hạn ch ế cần khắc phục trong thời gian tới, là: Năng lực làm chủ đầu tư của một số xã còn hạn chế, lúng túng trong việc thực hiện các chính sách, chưa nắm chắc các qu y định, hướng dẫn thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư phát triển hạ tầng nên nhiều công trình hạ tầng chương trình 135 ở một số đ ơn vị triển khai ch ậm. Một số đơn vị chưa làm tốt công tác tập huấn, đ ào tạo và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số thuộc chương trình 135; Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách dân tộc chưa thường xuyên, chưa tổ chức đồng bộ; Việc bình xét xã hoàn thành các mục tiêu của Chương trình 135 theo Thông tư số 05/2007/TT-UBDT ngày 19/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc ch ưa được tổ chức kịp thời; Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc ở một số địa ph ương chưa được chú trọng hoặc có thực hiện nhưng chưa đ ầy đủ…. 4. Công tác thông tin - truyền thông, phát thanh và truy ền hình Các hoạt động truyền thông đã tập trung phản ảnh các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây d ựng hệ thống chính trị, công tác vận động quần chúng từ tỉnh đến cơ sở, nhất là tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các tầng lớp nhân dân. Hệ thống thông tin liên lạc được duy trì thông suốt, phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều h ành phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh. 16
  17. Đài Phát thanh – Truyền h ình tỉnh đ ã tăng thời lượng phát sóng chương trình địa ph ương so với cùng k ỳ năm trước, chất lượng phát sóng đảm bảo và nội dung các chương trình ngày càng phong phú, bám sát định hướng chung, tuyên truyền ôn lại truyền thống yêu nước, ý chí độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; khơi dậy niềm tự hào trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân. Biểu d ương gương ngư ời tốt, việc tốt, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi; những tấm gương tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các tác phẩm b áo nói, báo hình đ ịa phương đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích; chất lượng, nội dung các chương trình không ngừng đ ược cải tiến và nâng cao, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin, phục vụ tinh thần giải trí của nhân dân các dân tộc trong tỉnh . 5. Hoạt động Văn hoá - Thể thao và Du lịch Ngành văn hóa tập trung triển khai công tác tuyên truyền cổ động và tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, thể thao chào mừng các sự kiện trọng đại của tỉnh và đất nước như: Đại hội Đảng cấp cơ sở, cấp huyện và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; k ỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tổ chức thành công các sự kiện lớn là: Lễ kỷ niệm 105 năm thành phố Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển, 35 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, Lễ công nhận Buôn Ma Thuột là đ ô thị loại I trực thuộc tỉnh, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vào ngày 10/3/2010; Lễ mít tinh k ỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 , Lễ kỷ niệm 80 Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn th ể; Lễ kỷ niệm 65 năm các ngành đ ã có nhiều hoạt động thiết thực về Quốc giỗ Hùng Vương, Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội v.v… Các chương trình mục tiêu quốc gia, các ch ương trình, dự án của tỉnh về bảo 17
  18. tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc được thực hiện đạt hiệu quả cao. Đã hoàn thành thống kê di tích lịch sử, văn hóa, danh lam th ắng cảnh trên toàn tỉnh, có tổng số 59 di tích lịch sử, địa danh, trong đó: có 11 di tích, địa d anh được công nhận di tích cấp quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh và 47 di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc tiềm năng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” triển khai rộng khắp đến cơ sở và được đông đảo nhân dân ủng hộ. Qua đó, các họat động văn hoá ở cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực, nếp sống văn hoá tốt đẹp được giữ gìn và phát huy; các phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, khuyến học ngày càng được nhân rộng ở các địa phương. Thể thao thành tích cao của tỉnh năm 2010 có tiến bộ rõ nét. Đến tháng 10/2010, các đội tuyển Thể thao Đắk Lắk đã tham dự 7 môn thi đấu trong chương trình thi đấu Đại hội thể dục thể thao toàn quốc đạt 19 huy chương; trong đó có 4 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 11 huy chương đồng (20). Ngành du lịch đạt được những kết quả tiến bộ (21). Tỉnh đã xây d ựng quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến năm 2030; triển khai thực hiện các chương trình của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và xây dựng kế hoạch phát triển Du lịch của tỉnh; Hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc 20 Các môn thể thao đã tham gia Đ ại hội gồm: Môn Boxing (nam, nữ), Wushu, Võ cổ truyền, Đẩy gậy, Bắn nỏ, Điền kinh (tham gia giải chinh phục đỉnh cao Bà Rá) và Võ Karatedo; trong đó, môn Võ cổ truyền và đội tuyển Boxing nam hoàn thành kế hoạch, các môn thể thao còn lại chưa hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Th ể thao tỉnh Đắk Lắk đã tham dự 36 giải thể thao khu vực, quốc gia và qu ốc tế; thành tích đạt được 100 huy chương (kể cả các giải và huy chương trong chương trình thi đấu Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ 6); trong đó có 21 huy chương vàng, 26 huy chương bạc, 53 huy chương đồng. Đội tuyển Kéo co tỉnh Đắk Lắk đại diện quốc gia tham dự giải vô địch Kéo co châu Á và giải Kéo co châu Á mở rộng đạt 1 huy chương bạc, 2 huy chương đồng . 21 Tổng số khách đón tiếp ước đạt 200.000 lượt, đạt 57,14% kế hoạch, tăng 11,73% so với cùng kỳ năm 2009; trong đó khách quốc tế ước đạt 18.500 lượt, đạt 58,73 kế hoạch, tăng 20,92% so với cùng kỳ năm 2009; khách trong nước ước đạt 181.570 lượt, đạt 56,99% kế hoạch, tăng 10,87% so với cùng kỳ năm 2009; công suất sử dụng buồng phòng ước đ ạt 60%, tăng 11,74% so với cùng kỳ năm 2009; tổng doanh thu ước đạt 143 tỷ đồng, đạt 71,50% kế hoạch, tăng 16,73% so với cùng kỳ năm 2009. 18
  19. trưng, xây dựng sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách du lịch; phối hợp cung cấp thông tin về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện các ấn phẩm giới thiệu hình ảnh, tiềm năng du lịch Đắk Lắk ở trong nước và quốc tế. 6. Về Khoa học và Công nghệ Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ được quan tâm triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, nhiều đề tài khoa học có giá trị thực tiễn cao được đưa dần vào áp dụng trong sản xu ất. Công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ đã chủ động triển khai theo kế hoạch đã đặt ra, đảm bảo được nội dung và tiến độ. Công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lường chất lượng được duy trì. Đến n ay, đ ã kiểm định được 8.987 phương tiện đo các loại, đạt 72% KH, trong đó có 278 phương tiện đo không đạt tiêu chu ẩn (chiếm 39%). Do nguồn nhân lực thiếu, nên công tác kiểm định phương tiện đo, nhất là kiểm định lưu động tại các huyện chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm định phương tiện đo của nhân dân. III. Lĩnh vực nội chính 1. Thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo Thanh tra các cấp, các ngành đã chủ động triển khai thực hiện kế hoạch thanh (22) tra theo đúng quy định của Luật Thanh tra . Qua thanh tra cho thấy, các cơ quan, 22 - Trong năm 2010, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 34 cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan nhà nước về việc thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tại 64 đơn vị; đã kết thúc 30 cuộc tại 60 đơn vị. Trong đó: Thanh tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo: Triển khai 20 cuộc, đã kết thúc 19 cuộc tại 39 đơn vị (Thanh tra tỉnh triển khai 5 cuộc, đã kết luận 04 cuộc, đang tiến hành 01 cuộc). Ti ến hành 72 cuộc thanh tra kinh tế - xã h ội, trong đó thanh tra theo kế hoạch 59 cuộc, thanh tra đột xuất 13 cuộc. Tổng số cuộc thanh tra đã kết thúc 66 cuộc, trong đó: 13 cuộc của năm 2009 chuyển qua và 53 cuộc của năm 2010. Tổng số đơn vị được thanh tra là 210, trong đó: phát hiện 150 đơn vị có sai phạm. Đã kiến nghị xử lý trên nhiều lĩnh vực về kinh tế, đất đai, hành chính v.v…. Nhìn chung, các kiến nghị liên quan đến sai phạm của đơn vị được thanh tra và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, phần lớn đã đ ược các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, Thanh tra các sở, ngành trong tỉnh đã tiến hành được 2.434 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 2.462 lượt đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên các lĩnh vực: Y tế, Văn hóa, Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn v.v… Qua thanh tra, 19
  20. đơn vị đ ã tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các sở, ngành và UBND cấp huyện đ ã bố trí phòng tiếp công dân tại nơi thuận tiện, bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực và nghiệp vụ làm công tác tiếp công dân. Đã kết thúc 11/14 cuộc thanh tra việc thực hiện phòng, chống tham nhũng tại 21 đơn vị. Nh ìn chung, các cơ quan, đơn vị đ ược thanh tra đã tổ chức thực hiện tương đối tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền. Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và xử lý các vụ tồn đọng đ ã đ ược các cấp, các ngành quan tâm. Ở cấp tỉnh, lãnh đạo HĐND, Đòan ĐBQH và UBND tỉnh đã thực hiện tiếp dân định kỳ vào ngày 15 và ngày 28 h àng tháng và tổ chức tiếp đột xuất khi cần thiết, đồng thời chỉ đạo Thanh tra tỉnh tổ chức tiếp công dân hàng ngày tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh. Đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân đều được các cấp, các ngành tiếp nhận, phân loại, xử lý kịp thời và hướng dẫn, chuyển đơn đến đúng cơ quan có th ẩm quyền giải quyết; các vụ việc thuộc thẩm quyền đã được xác minh, kết luận và ban hành quyết định, kết luận giải quyết kịp thời, đúng pháp luật. Tổng số đ ơn thư khiếu nại, tố cáo đã đ ược xác minh xử lý là 4.027 đơn, gồm 3.710 vụ (23), đã xác minh, giải quyết đạt 75%. Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế như: Việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra chưa được triệt để, n ghiêm túc, nhất là trong việc thực hiện xử lý thu hồi tài chính, làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, còn một số cơ quan, đơn vị giải quyết đ ơn kiểm tra đã phát hiện 808 lượt đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có sai phạm. Quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền 2.018 triệu đồng; đã thu nộp ngân sách 2.018 triệu động; đình chỉ thi công 129 công trình xây dựng, đình chỉ kinh doanh đối với 02 đơn vị. 23 Trong đó: Số đơn thư không thuộc thẩm quyền giải quyết và không đủ điều kiện xem xét giải quyết là 1.793 đơn, gồm 1.476 vụ; 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2