intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều gì được thanh niên cho là quý giá

Chia sẻ: Anhthao_1 Anhthao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

96
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều gì được thanh niên cho là quý giá Những thứ có giá trị là những thứ quý giá, có ý nghĩa, con người muốn sở hữu, và giữ gìn trân trọng. 5 giá trị quan trọng hàng đầu của thanh niên trong một nghiên cứu của Viện Tâm lý học năm 2011 – 2012 là: gia đình, sức khỏe, sự nghiệp, bằng cấp, danh dự cá nhân “Giá trị” là một từ rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Giá trị là sự quý giá, có ý nghĩa, con người muốn có và giữ gìn trân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều gì được thanh niên cho là quý giá

  1. Điều gì được thanh niên cho là quý giá
  2. Điều gì được thanh niên cho là quý giá Những thứ có giá trị là những thứ quý giá, có ý nghĩa, con người muốn sở hữu, và giữ gìn trân trọng. 5 giá trị quan trọng hàng đầu của thanh niên trong một nghiên cứu của Viện Tâm lý học năm 2011 – 2012 là: gia đình, sức khỏe, sự nghiệp, bằng cấp, danh dự cá nhân “Giá trị” là một từ rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Giá trị là sự quý giá, có ý nghĩa, con người muốn có và giữ gìn trân trọng. Có nghĩa là: những thứ có giá trị là những thứ quý giá, có ý nghĩa, con người muốn có và trân trọng giữ gìn. Trong xã hội, giá trị của từng người không giống nhau hoàn toàn vì mỗi người có quan niệm, suy nghĩ, mong muốn, nguyện vọng, hoàn cảnh sống… khác nhau. Các nhóm người khác nhau (về tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, nơi sống…) trong xã hội cũng có các hệ giá trị (tập hợp các giá trị của họ) không hoàn toàn giống nhau. Trong bài viết này muốn đề cập đến các giá trị của những người ở tuổi thanh niên.
  3. Trong đề tài nghiên cứu về đạo đức, lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay (do Viện Tâm lý học thực hiện, năm 2011 – 2012), để tìm hiểu những điều gì có giá trị đối với thanh niên, các nhà khoa học đưa ra 9 giá trị cơ bản như: gia đình, sức khỏe, sự nghiệp, tình yêu, thu nhập, bằng cấp, danh dự cá nhân, các mối quan hệ xã hội, địa vị xã hội và đề nghị thanh niên tham gia trả lời câu hỏi chọn 5 giá trị quan trọng hơn cả và sắp xếp từ 1đến 5 (trong đó, 1 là điều quan trọng nhất) Kết quả cho thấy: 5 giá trị hàng đầu được thanh niên lựa chọn là: gia đình, sức khỏe, sự nghiệp, bằng cấp, danh dự cá nhân và các giá trị tiếp theo là: tiền, tình yêu, địa vị xã hội và các mối quan hệ xã hội. Theo các nhà nghiên cứu, sự lựa chọn của thanh niên thể hiện suy nghĩ, quan điểm tích cực về các vấn đề của cuộc sống. Vị trí của gia đình trong thang giá trị ở đây chứng tỏ ngày nay, thanh niên vẫn gìn giữ giá trị truyền thống quý báu này của dân tộc – đề cao giá trị gia đình. Kết quả này phù hợp với kết quả của một số khảo sát gần đây. Theo Phạm Hồng Tung: “…trong số các giá trị được thanh niên quan tâm và xếp theo một bảng thứ tự ưu tiên thì gia đình là giá trị được quan tâm nhất, với 95,6% thanh niên trả lời rằng, họ quan tâm đến gia đình” (Phạm Hồng Tung, 2011, tr.313). Cũng theo nhà khoa học này, cuộc điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên do Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê thực hiện trên phạm vi lớn (2000 khách thể) đã mang lại kết quả tương tự: 95% thanh thiếu niên có quan hệ chặt chẽ với gia đình và cảm thấy có giá trị đối với gia đình họ.
  4. Bên cạnh đó, việc coi trọng giá trị của sức khỏe cũng nói lên sự chín chắn, thực tế của thanh niên. Đã có một giai đoạn, trong dân gian có câu: “Trẻ ngồi quán trà, già tập thể dục” để phản ảnh một thực tế: khi còn trẻ, có sức khỏe, con người (cụ thể là thanh niên) thường coi thường giá trị của sức khỏe, không chịu rèn luyện để giữ gìn và tăng cường sức khỏe, chỉ khi ở tuổi già, cảm nhận được sự sa sút của sức khỏe mới thấy quí trọng nó và nỗ lực tập luyện để giữ gìn sức khỏe. Nhưng với kết quả trên đây thì thực tế này không còn phù hợp. Có thể do tác động của nhiều yếu tố tâm lý, xã hội, môi trường… khác nhau, thanh niên, sinh viên ngày này đã biết quan tâm chăm lo cho sức khỏe của mình. Điều đó không chỉ thể hiện trong quan niệm, suy nghĩ của thanh niên tham gia trả lời câu hỏi trong nghiên cứu, mà trên thực tế, điều đó cũng được thể hiện rất rõ. Nếu ai đó có dịp đến các các địa điểm tập luyện thể dục, thể thao (các phòng tập thể hình, nhảy – thể thao hoặc các công viên vào các buổi sáng, buổi chiều muộn) ở các thành phố, sẽ được chứng kiến sự tham gia tập luyện một cách tự giác, tích cực của đông đảo thanh niên hiện nay. Việc đánh giá cao tầm quan trọng của sự nghiệp cũng là một biểu hiện của sự chín chắn của thanh niên. Chỉ khi con người học tập, rèn luyện để có được một sự nghiệp tốt họ mới có cơ hội thuận lợi để khẳng định bản thân, cống hiến cho đất nước và đem lại nhiều lợi ích cho gia đình (lợi ích kinh tế và danh dự). Thanh niên là những người sắp hoặc mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, đối với họ, sự nghiệp còn ở phía trước, một chặng đường còn rất dài, vì vậy, việc đánh giá cao giá trị của sự nghiệp sẽ giúp họ xác định đúng mục tiêu và có động cơ tốt để rèn luyện, phấn đấu cho điều đó.
  5. Danh dự cá nhân là một giá trị tinh thần bậc cao, hết sức cần thiết, là động lực để mỗi cá nhân rèn luyện, phấn đấu theo hướng tích cực và tránh xa cám dỗ, sai lầm. Thanh niên đánh giá cao giá trị này thể hiện lòng tự trọng và xu hướng phấn đấu tích cực của họ. Riêng việc giá trị bằng cấp được đưa vào trong 5 giá trị hàng đầu là điều cần lưu ý. Trong lịch sử, quả thực, dân tộc ta đã rất tôn thờ những người có bằng cấp. Đã có một Văn Miếu – Quốc Tử Giám để ghi danh những người có bằng cấp – những người thi đỗ trạng nguyên trong các thời kỳ phong kiến. Song bằng cấp khi đó thực sự phản ánh đúng trình độ, năng lực của những người đỗ đạt. Điều đó được kiểm nghiệm qua hoạt động sự nghiệp, qua sự cống hiến cho đất nước của họ. Ngày nay, trong xã hội chúng ta, bằng cấp vẫn là một cơ sở để đánh giá những cấp bậc trình độ của con người, là một trong những điều kiện cần trong việc chuẩn hóa, tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ (chủ yếu ở các cơ quan nhà nước). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một tỷ lệ nhất định bằng cấp hiện nay không phàn ánh đúng trình độ, năng lực của người được đào tạo. Thậm chí còn có cả hiện tượng “chạy bằng cấp”, dưới nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau, kể cả, làm trái pháp luật. Trong điều kiện xã hội như vậy, nếu thanh niên quá coi trọng bằng cấp, ít chú đến việc nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện là vấn đề đáng lo ngại. Từ những kết quả trên, có thể có những nhận xét về các giá trị của những thanh niên trong mẫu nghiên cứu như sau:
  6. - 5 giá trị được thanh niên xếp vào hàng quan trọng hơn cả lần lượt là: gia đình, sức khỏe, sự nghiệp, bằng cấp và danh dự bản thân. Tiền không nằm trong nhóm 5. - Các giá trị được thanh niên cho là quan trọng chứng tỏ sự suy nghĩ, quan niệm tích cực của họ về các vấn đề trong cuộc sống xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2