intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Longo

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

109
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ có hiêu quả. Trong đó, tuy chỉ có ít trường hợp trĩ được chỉ định phẫu thuật, nhưng đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về phương pháp cắt, mổ trĩ và chăm sóc sau khi tiến hành phẫu thuật. Công nghệ Longo trong mổ cắt trĩ mở ra một hướng giải quyết mới, nhằm giảm thiểu thời gian nằm viện của bệnh nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Longo

  1. Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Longo Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ có hiêu quả. Trong đó, tuy chỉ có ít trường hợp trĩ được chỉ định phẫu thuật, nhưng đến nay vẫn còn nhiều tranh luận về phương pháp cắt, mổ trĩ và chăm sóc sau khi tiến hành phẫu thuật. Công nghệ Longo trong mổ cắt trĩ mở ra một hướng giải quyết mới, nhằm giảm thiểu thời gian nằm viện của bệnh nhân. Dưới đây là một số thông tin về điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Longo do các bác sỹ chuyên khoa phòng khám đa khoa Khương Trung cung cấp. Bệnh trĩ được tạo thành do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ, là hậu quả của sự sụt và sa xuống của từ 1 đến 3 búi xơ mạch của ống hậu môn. Đây là bệnh thường gặp ở những người đứng nhiều, ngồi nhiều, ít đi lại, táo bón kinh niên, hội chứng lỵ, các nguyên nhân tăng áp lực ổ bụng (viêm phế quản mãn gây ho nhiều, suy tim, xơ gan…), những u bướu vùng hậu môn trực tràng cũng là nguyên nhân của trĩ. Trĩ được phân biệt gồm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp Hiện nay phương pháp cắt trĩ Longo đang được ứng dụng tại nhiều cơ sở chuyên điều trị trĩ, trong đó có phòng khám đa khoa Khương Trung chúng tôi. Ưu điểm của phương pháp này là: - Phẫu thuật an toàn, không đau, không chảy máu
  2. - Vết cắt và khâu nằm trên vùng ít cảm giác của ống hậu môn giúp cho bệnh nhân giảm đau đáng kể sau phẫu thuật, phục hồi nhanh, có thể sinh hoạt bình thường sau mổ. Thảo dược giúp điều trị bệnh trĩ Đau đớn, rát, ngứa hậu môn, chảy máu... là triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh này ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của nhiều người. Hiện nay, y học đã có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ. Người bệnh nên lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, triệt để với chi phí hợp lý. Bệnh trĩ chia ra làm hai loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội xuất phát ở bên trên đường lược và không có thần kinh cảm giác. Tùy theo diễn tiến, bệnh được phân thành bốn độ: mới hình thành có triệu chứng chính là chảy máu; búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự co lên; búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được và búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử. Còn trĩ ngoại xuất phát bên dưới đường lược và có thần kinh cảm giác. Diễn tiến và biến chứng của bệnh là đau (do thuyên tắc), xuấ hiện mẩu da thừa. Trĩ hỗn hợp là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Điều trị bệnh trĩ hiện nay có thể không cần phẫu thuật. Song phương pháp chữa truyền thống chỉ áp dụng cho những búi trĩ nhỏ, chưa bị chảy máu nhiều, đang trong giai đoạn cấp tính gây đau đớn, viêm nhiễm. Muốn điều trị triệt để bệnh trĩ, bệnh nhân cần phải can thiệp vào búi trĩ bằng các thủ thuật như chích xơ, quang đông bằng tia hồng ngoại... hay phẫu thuật loại bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc. Phẫu thuật hay thủ thuật không phải là kết luận cuối cùng mà chỉ là một mắt xích
  3. trong phác đồ tổng thể. Bởi sau đó, việc quan trọng là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát. Khoa học phát triển kết hợp với các bài thuốc dân gian, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những sản phẩm thảo dược có thể chữa dứt điểm trĩ ngoại, trĩ nội từ độ 3 trở xuống bằng đường uống mà không cần phẫu thuật. Đơn cử là sản phẩm An Trĩ Vương do công ty cổ phần sản xuất và thương mại Bàng sản xuất, Công ty cổ phần dược phẩm Vinh Gia phân phối. Sự ra đời của An Trĩ Vương là bước mới trong phương pháp chữa bệnh trĩ, giải quyết được những khó khăn cho bệnh nhân trĩ so với phương pháp phẫu thuật. Đó là không đau đớn và không mất thời gian nghỉ ngơi (không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày như đi phẫu thuật); tránh được các biến chứng của phẫu thuật trĩ như nhiễm trùng, hẹp hậu môn…; giải quyết được những bệnh nhân trĩ nặng nhưng không có chỉ định phẫu thuật (trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại, tình trạng sức khỏe không đủ, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em…). Ngoài ra, phương pháp này có chi phí rẻ hơn, ít tái phát hơn do hệ tĩnh mạch được bền vững. Uống An Trĩ Vương, bệnh nhân sẽ giải quyết luôn tình trạng táo bón, nứt và ngứa quanh lỗ hậu môn… Phẫu thuật chỉ dành cho những bệnh nhân bị trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị huyết khối gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
  4. chào các bác sĩ chuyên khoa, tôi co câu hỏi này muốn hỏi và nhờ bác sĩ tư vấn dùm tôi; tôi đã biết mình mắc bệnh trĩ tư lúc còn học phổ thông, đến bây giờ tôi vẫn chưa điều trị gì cả, bệnh đã tiên triển gần 3 năm rồi, nhưng đối với tôi lúc trước tôi cứ nghĩ là bình thường nên cung không quan tâm lắm, sinh hoạt của tôi vẫn bình thường, nhung khoang 1 năm nay mỗi lần tôi đi vệ sinh khối thịt đó đã ra ngoài khoang 1cm, va như vậy tôi phải dùng tay để đưa nó lên( nếu tôi không làm vậy thì tôi cảm giác như ruột của tôi nó lòi ra ngoài vậy, rất đạu). tôi cũng có tham khảo rất nhiều thông tin về bệnh trĩ trên báo chí và cả trên mạng nữa nhưng tôi vẫn chưa có giải pháp nào, xin bác sĩ hãy tư vấn giúp tội . Những ngày gần đây tôi muốn đi vệ sinh một cách nhanh chóng nhưng không được, tôi phải làm sao ? dạo này tôi hay ngồi xổm, trông rất xấu bác sĩ ạ! bây giờ tôi mới thấy được sự chậm trễ của mình ! (Nguyễn Thị HUỳnh Anh) Trả lời: Khối trĩ thực chất không phải là tổ chức bệnh lý mà là đám rối động tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Khối này có thể nằm ở phía trên đường lược (trĩ nội) hoặc bắt nguồn từ khoang cạnh hậu môn dưới da (trĩ ngoại). Bệnh nhân bị bệnh trĩ sẽ có những bất thường ở tổ chức này: cương tụ, giãn thành búi, gây đau, chảy máu hoặc sa ra ngoài.
  5. Viêm đại tràng và táo bón lâu ngày là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu. Ngoài ra, nguy cơ bị bệnh trĩ cũng tăng cao ở những người đứng, ngồi lâu, thường xuyên cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy đường dài, ăn nhiều chất kích thích, ít chất xơ... Điều trị bệnh trĩ Người ta chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh. 1. Ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ: - Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. - Điều chỉnh thói quen ăn uống:
  6. + Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. + Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu. + Uống nước đầy đủ. + Ăn nhiều chất xơ. -Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ… -Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ … 2. Điều trị nội khoa: - Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 phút. - Thuốc uống: gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch. - Thuốc tại chỗ: gồm các loại thuốc mỡ (pommade) và đạn dược (suppositoire) bao gồm các tác nhân kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch. 3. Điều trị bằng thủ thuật: a-Chích xơ: Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2 b-Thắt trĩ bằng vòng cao su: Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2 c-Quang đông hồng ngoại: Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2
  7. d- Phẫu thuật cắt trĩ : Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, Phẫu thuật cắt từng búi trĩ, PT Longo, Khâu treo trĩ bằng tay, Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler... * Trĩ nội: - Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt. - Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ. - Độ 3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ. - Độ 4: cắt trĩ. - Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ. * Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hết đau ngay. Vậy bạn cần biết chính xác là bạn bị trĩ ngoại hay trĩ nội và hãy đến Bệnh viện khám và điều trị theo chỉ định của Bác sĩ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2