Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2015<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
ĐO LƯỜNG LỢI NHUẬN CHO NGHỀ NUÔI TÔM HÙM<br />
TẠI THÀNH PHỐ CAM RANH, TỈNH KHÁNH HÒA<br />
PROFITABILITY ANALYSIS FOR LOBSTER SHIRMP AQUACULTURE<br />
IN CAM RANH CITY, KHANH HOA PROVINCE<br />
Nguyễn Đức Toàn1, Quách Thị Khánh Ngọc2<br />
Ngày nhận bài: 06/01/2015; Ngày phản biện thông qua: 27/02/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015<br />
<br />
TÓM TẲT<br />
Nghiên cứu đo lường lợi nhuận cho các lồng nuôi tôm hùm tại Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa năm 2012 -2013. Trong<br />
94 hộ được khảo sát, Lợi nhuận bình quân/lồng là 10 triệu VNĐ/lồng, nhỏ nhất là - 82 triệu VNĐ/ lồng, lớn nhất là 58 triệu<br />
VNĐ/lồng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình của một lồng là 0,04, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí trung bình là<br />
0,06. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng (i) mặc dù nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh đang gặp khó khăn nhưng các hộ<br />
vẫn tiếp tục tham gia nuôi; (ii) tôm hùm lồng đây là nghề rủi ro lớn nhưng sức hấp dẫn của nghề cao.<br />
Từ khóa: lợi nhuận, tôm hùm lồng, Cam Ranh<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This study analyzes profitability for the lobster shrimp aquaculture in Cam Ranh city, Khanh Hoa province year of<br />
2012 - 2013. In 94 households surveyed, Profit per cage is 10 million VNDs/cage, the smallest value is - 82 million VNDs/<br />
cage, the maximum value is 58 million VNDs/cage. The ratio of profit on revenue is 0.04; the ratio of profit on cost is 0.06.<br />
This imply that (i) although the lobster shrimp aquaculture in Cam Ranh is in difficulty, the aquacultue cages still are in<br />
production; (ii) the lobster shrimp aquaculture is really risky but incentive .<br />
Keywords: profitability, lobster shrimp, Cam Ranh<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tôm hùm (Panulirus.spp) thuộc họ Palinuniade<br />
là loài tôm có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam có 7<br />
loài tôm hùm gồm tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm<br />
hùm sỏi, tôm hùm đỏ, tôm hùm ma, tôm hùm sen<br />
và tôm hùm bùn [1]. Nghề nuôi tôm hùm bằng lồng<br />
ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 2000, phân<br />
bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận nhưng tập trung<br />
chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,<br />
Khánh Hòa, Ninh Thuận. Sản lượng trung bình hàng<br />
năm đạt gần 1.400 tấn, chủ yếu là tôm hùm bông và<br />
tôm hùm xanh mang lại nguồn thu hơn 3.500 tỷ đồng<br />
mỗi năm. Hiện cả nước có khoảng 43.000 lồng, tập<br />
trung nhiều nhất ở Phú Yên và Khánh Hòa [2].<br />
Tại Cam Ranh, từ năm 2000 đến 2004, số lồng<br />
tôm hùm tăng hơn 12 lần, sản lượng tôm thương<br />
phẩm tăng 6,6 lần. Riêng năm 2003, sản lượng<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
tôm thương phẩm đạt 400 tấn, trị giá khoảng 200<br />
tỷ đồng, tại thời điểm số lồng nuôi đạt cao nhất là<br />
2006 - 2007 với số lượng lên đến 12.000 lồng. Sở dĩ<br />
nghề nuôi tôm hùm phát triển mạnh mẽ như vậy do<br />
những thuận lợi về nhiệt độ, môi trường nước như:<br />
độ mặn, các yếu tố thủy lý, dòng chảy, thủy triều, ít bị<br />
tác động của bão gió và có nguồn thức ăn tự nhiên<br />
dồi dào. Đến 2013, Cam Ranh có 405 bè nuôi tôm<br />
hùm với số lượng 7.950 lồng [4]. Tuy nhiên, tình hình<br />
dịch bệnh trên tôm hùm nuôi diễn biến ngày càng<br />
phức tạp, nhiều vùng nuôi chưa thể kiểm soát được<br />
dịch bệnh gây tâm lý lo ngại cho người nuôi. Hiện<br />
nay công nghệ nuôi tôm hùm lồng vẫn áp dụng theo<br />
kiểu truyền thống, quy mô nhỏ lẻ. Thức ăn chủ yếu<br />
hiện nay cho tôm hùm là cá tạp nên dễ gây ô nhiễm<br />
môi trường nuôi, trong khi đó thức ăn công nghiệp<br />
cho tôm hùm chưa được sản xuất…<br />
<br />
Nguyễn Đức Toàn: Cao học Kinh tế thủy sản 2010 - Trường Đại học Nha Trang<br />
TS. Quách Thị Khánh Ngọc: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
176 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Trước thực trạng trên, việc tìm hiểu hiện trạng<br />
và đánh giá lợi nhuận của nghề nuôi tôm hùm lồng<br />
tại Cam Ranh trong thời gian qua là rất cần thiết,<br />
nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch vùng<br />
nuôi của địa phương, giúp cho nghề nuôi tôm hùm<br />
lồng phát triển ổn định và bền vững.<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Số 2/2015<br />
hộ nuôi tôm hùm đại diện cho chất lượng nước tại<br />
khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, do không có số liệu<br />
về hàm lượng P trong thịt tôm hùm nên nghiên cứu<br />
chọn N là chỉ sô đại diện.<br />
Ước tính lượng P, N thải ra môi trường:<br />
L = P x (Fc x Cfeed – Cfish)<br />
Trong đó:<br />
L: lượng N hoặc P thải vào môi trường (kg/m2)<br />
P: tổng sản lượng sản xuất (kg/ m2)<br />
Fc: hệ số chuyển đổi thức ăn (khác nhau cho<br />
từng hộ)<br />
Cfeed: hàm lượng N/P trong thức ăn (%)<br />
Cfish: hàm lượng N/P trong tôm hùm (%) thông<br />
tin này được sử dụng từ các nghiên cứu trước [5].<br />
<br />
1. Cơ sở lý thuyết<br />
- Nghiên cứu về lợi nhuận với quy trình như sau:<br />
Tổng doanh thu<br />
- Chi phí biến đổi<br />
- Chi phí cố định<br />
= Lợi nhuận<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đo lường lợi nhuận của Lồng nuôi tôm hùm trong<br />
nghiên cứu được đo lường bằng các chỉ số: Lợi nhuận/<br />
2.1. Dữ liệu nghiên cứu<br />
Lồng, Lợi nhuận/ Doanh thu, Lợi nhuận/ Chi phí [3].<br />
2.1.1. Địa bàn và qui mô nghiên cứu<br />
Lợi nhuận/lồng: Đây chính là lợi nhuận thực sự<br />
Đối tượng nghiên cứu là các lồng nuôi tôm hùm<br />
của nông hộ. Chỉ số này dương cho thấy nông hộ có<br />
tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa năm 2012<br />
đủ khả năng tái đầu tư trong dài hạn. Sự bền vững<br />
- 2013, số lượng mẫu nghiên cứu là 94 mẫu.<br />
của sản xuất chỉ thực sự đạt được nếu lợi nhuận/<br />
2.1.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu<br />
lồng dương.<br />
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản<br />
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài<br />
bằng cách dựa vào danh sách các hộ nuôi, sau đó<br />
chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của hộ<br />
rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách lập<br />
nuôi. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng và<br />
để chọn ra các hộ cần điều tra. Số liệu thu thập bằng<br />
doanh thu của hộ nuôi. Tỷ số này cho biết lợi nhuận<br />
phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ.<br />
chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số<br />
2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu<br />
này mang giá trị dương nghĩa là hộ nuôi có lãi; tỷ số<br />
Lợi nhuận lồng nuôi trong nghiên cứu được đo<br />
càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm<br />
lường<br />
bằng các chỉ số: Lợi nhuận/lồng, Lợi nhuận/<br />
nghĩa là hộ nuôi thua lỗ.<br />
Doanh<br />
thu, Lợi nhuận/ Chi phí.<br />
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Chỉ tiêu này phản<br />
ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ<br />
với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi<br />
1. Lợi nhuận của nghề nuôi tôm hùm lồng tại<br />
nhuận cao cho hoạt động nuôi của hộ nuôi.<br />
Cam Ranh<br />
- Nghiên cứu lượng chất thải ra môi trường<br />
Đánh giá lợi nhuận của các hộ nuôi tôm hùm<br />
sử dụng chỉ số hàm lượng N hoặc P thải ra từ các<br />
lồng tại Cam Ranh được trình bày như bảng 1.<br />
Bảng 1. Kết quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh<br />
Trung bình<br />
<br />
Giá trị nhỏ nhất<br />
<br />
Giá trị lớn nhất<br />
<br />
1. Số lồng (lồng)<br />
<br />
Tiêu chí<br />
<br />
19<br />
<br />
2<br />
<br />
30<br />
<br />
2. Doanh thu/lồng (triệu đồng/lồng)<br />
<br />
170<br />
<br />
140<br />
<br />
200<br />
<br />
3. Chi phí/ha (triệu đồng/lồng)<br />
<br />
160<br />
<br />
142<br />
<br />
282<br />
<br />
- Chi phí biến đổi/lồng (triệu đồng/lồng)<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
- Chi phí cố định/lồng (triệu đồng/lồng)<br />
<br />
120<br />
<br />
80<br />
<br />
202<br />
<br />
10<br />
<br />
-82<br />
<br />
58<br />
<br />
6. Lợi nhuận/doanh thu<br />
<br />
0,04<br />
<br />
-0,6<br />
<br />
0,29<br />
<br />
7. Lợi nhuận/chi phí<br />
<br />
0,06<br />
<br />
-0,40<br />
<br />
0,2<br />
<br />
5. Lợi nhuận/lồng (triệu đồng/lồng)<br />
<br />
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2013).<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 177<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2015<br />
<br />
Tại Cam Ranh, lợi nhuận/lồng tôm hùm trung<br />
bình là 10 triệu đồng/ lồng.<br />
Lợi nhuận/ doanh thu nuôi tôm hùm trung bình<br />
là 0,04 nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thu được có<br />
4 đồng lợi nhuận. So sánh với lãi suất ngân hàng<br />
thì tỷ lệ này rất thấp. Kết quả tính toán cho thấy có<br />
sự chênh lệch lớn giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn<br />
nhất về lợi nhuận thu được trên mỗi lồng nuôi, thể<br />
hiện sự khác biệt về hiệu quả kinh tế của việc nuôi<br />
tôm hùm lồng giữa các hộ là rất lớn. Điều này ngụ ý<br />
nghề nuôi tôm hùm lồng này có mức độ độ rủi ro cao<br />
nhưng cũng là nghề hấp dẫn do các hộ lãi có giá trị<br />
lợi nhuận ròng lớn.<br />
Lợi nhuận/chi phí hộ nuôi tôm hùm trung bình là<br />
0,06 nghĩa là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thu được 6<br />
đồng lợi nhuận.<br />
Nghề nuôi tôm hùm lồng này có mức độ độ rủi<br />
ro cao nhưng cũng là nghề hấp dẫn do các hộ lãi<br />
có giá trị lợi nhuận ròng lớn. Rủi ro cao là do một<br />
số nguyên nhân như: Nguồn khai thác ngày càng<br />
giảm nên không cung ứng đủ cho nhu cầu nuôi;<br />
chất lượng con giống kém khiến người nuôi gặp<br />
nhiều rủi ro. Con tôm hùm giống cũng đang bị thả<br />
nổi về công tác kiểm soát, kiểm dịch nên tôm có<br />
mầm bệnh cũng không ai biết. Thêm vào đó, công<br />
nghệ nuôi tôm hùm hiện nay vẫn theo cách truyền<br />
thống là mỗi bè có khoảng 4- 10 lồng, mỗi lồng thả<br />
nuôi khoảng 100 con. Con tôm hùm khoái ăn tươi<br />
nên thức ăn cho chúng là các loại cá tạp, cua, sò…<br />
Khi tôm ăn không hết, còn thức ăn thừa chúng ăn đi<br />
ăn lại vừa gây bệnh cho tôm vừa gây ô nhiễm môi<br />
trường nước. Đó là một trong những nguyên nhân<br />
gây bùng phát dịch bệnh; đặc biệt là các bệnh tôm<br />
<br />
sữa, đen mang… Nguyên nhân ban đầu được các<br />
nhà chuyên môn cho là do thức ăn kém phẩm chất.<br />
Mật độ nuôi tôm quá dày cũng làm tăng nhanh<br />
độ ô nhiễm vùng, bệnh xuất hiện nhiều, tỉ lệ sống<br />
của tôm hùm giảm dần. Quy hoạch chỉ cho phép<br />
khoảng cách giữa cụm bè này với cụm bè kia phải<br />
đạt tối thiểu 100m. Nhưng hiện nay trong vùng tôm<br />
chết nhiều, các bè tôm nằm san sát nhau, ước tính<br />
mật độ dày gấp hơn ba lần so với tiêu chuẩn trong<br />
vùng quy hoạch. Quy định chỉ 30 - 60 lồng/ha nhưng<br />
ở Cam Ranh nuôi 75 lồng/ha. Ngoài ra mật độ tôm<br />
nuôi quy định chỉ 50 con/lồng, nhưng ở đây nuôi với<br />
mật độ cao hơn 2-4 lần [4].<br />
Bên cạnh nỗi lo về dịch bệnh, đầu ra, giá cả<br />
tôm hùm cũng đang là mối quan tâm hàng đầu của<br />
người nuôi. Chẳng hạn, những ngày đầu năm 2013,<br />
giá tôm lên đến gần 2,5 triệu đồng/kg, nhưng sau<br />
đó giảm xuống từ 1,8 - 2,3 triệu đồng/kg và nay chỉ<br />
còn khoảng 1,6 triệu đồng/kg. Không những thế,<br />
sản lượng tôm hùm thấp, không đều, xuất khẩu tiểu<br />
ngạch sang thị trường Trung Quốc hoặc tiêu thụ<br />
nội địa [2].<br />
2. Kiểm định phương sai cho năng suất tôm hùm<br />
lồng tại Cam Ranh, Khánh Hòa<br />
Kiểm định phương sai cho năng suất theo nhóm<br />
kinh nghiệm người nuôi, theo trình độ học vấn, theo<br />
lao động, theo chi phí biến đổi, chỉ có theo trình độ<br />
học vấn là có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê.<br />
Cặp giả thiết :<br />
Ho : Không có sự khác nhau giữa năng suất<br />
theo các nhóm trình độ học vấn<br />
H1 : Có sự khác nhau giữa năng suất theo các<br />
nhóm trình độ học vấn<br />
<br />
Bảng 2. Kiểm định sự khác nhau của năng suất trung bình giữa các nhóm học vấn<br />
Levene Statistic<br />
<br />
df1<br />
<br />
df2<br />
<br />
Sig.<br />
<br />
0,969<br />
<br />
4<br />
<br />
89<br />
<br />
0,383<br />
<br />
Loại biến thiên<br />
<br />
Biến thiên<br />
<br />
Df<br />
<br />
Trung bình biến thiên<br />
<br />
F<br />
<br />
Sig.<br />
<br />
3,328<br />
<br />
0,040<br />
<br />
Giữa nhóm<br />
<br />
1471,900<br />
<br />
4<br />
<br />
735,950<br />
<br />
Trong nhóm<br />
<br />
22112,296<br />
<br />
89<br />
<br />
221,123<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
23584,196<br />
<br />
93<br />
Khoảng tin cậy 95%<br />
<br />
(J) trinhdo<br />
<br />
Khác biệt trung bình<br />
(I-J)<br />
<br />
Sai lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
Sig.<br />
<br />
Chỉ số dưới<br />
<br />
Chỉ số trên<br />
<br />
Học trung học<br />
<br />
Đã qua đào tạo<br />
<br />
-8,06234*<br />
<br />
3,31561<br />
<br />
0,044<br />
<br />
-15,9506<br />
<br />
-,1741<br />
<br />
Đã qua đào tạo<br />
<br />
Học đại học,<br />
cao đẳng<br />
<br />
-0,37738<br />
<br />
9,04378<br />
<br />
0,999<br />
<br />
-21,8935<br />
<br />
21,1388<br />
<br />
8,43972<br />
<br />
8,77228<br />
<br />
0,602<br />
<br />
-12,4305<br />
<br />
29,3100<br />
<br />
(I) trinhdo<br />
<br />
Học đại học, cao đẳng Học trung học<br />
(Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, năm 2014)<br />
<br />
178 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Kiểm định phương sai, với mức ý nghĩa<br />
Sig = 0,383 > 0,05 nên chấp nhận giả thiết H0 với<br />
kiểm định phương sai. Tức là không có sự khác<br />
nhau giữa phương sai giữa năng suất theo các<br />
nhóm trình độ học vấn người nuôi.<br />
Như vậy, phân tích ANOVA để cho thấy sự khác<br />
nhau giữa các nhóm. Phân tích ANOVA, với mức<br />
ý nghĩa Sig = 0,040 < 0,05 nên bác bỏ giả thiết H0,<br />
chấp nhận giả thiết H1. Để biết được sự khác nhau<br />
giữa năng suất các nhóm theo trình độ học vấn, sử<br />
dụng kiểm định t từng cặp để phân tích.<br />
Ở nhóm người nuôi có trình độ học trung học và<br />
nhóm người nuôi có trình độ đã qua đào tạo có sự<br />
khác nhau đáng kể về năng suất nuôi. Cụ thể, năng<br />
suất trung bình của nhóm người nuôi đã qua đào<br />
tạo cao hơn năng suất trung bình của nhóm người<br />
nuôi có trình độ học trung học. Với độ tin cậy 95%<br />
thì mức ý nghĩa Sig = 0,044 < 0,05 nên kiểm định có<br />
mức ý nghĩa thống kê.<br />
Với nhóm người nuôi có trình độ học vấn học<br />
đại học, cao đẳng thì năng suất trung bình cao hơn<br />
nhóm người nuôi có trình độ đã qua đào tạo. Tuy<br />
nhiên với mức ý nghĩa của kiểm định Sig = 0,999 thì<br />
kiểm định không có ý nghĩa thống kê nên chưa thể<br />
kết luận có sự khác biệt giữa năng suất hai nhóm<br />
người nuôi có trình độ học vấn học đại học, cao<br />
đẳng và nhóm đã qua đào tạo.<br />
Đối với nhóm người nuôi có trình độ học vấn là<br />
cao đẳng, đại học so với nhóm người nuôi có trình<br />
độ học vấn học trung học thì mức ý nghĩa Sig cũng<br />
lớn hơn 0,05 nên không có ý nghĩa thống kê.<br />
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy giữa<br />
2 trình độ trung học và qua đào tạo thì những người<br />
nuôi có trình độ đã qua đào tạo có năng suất lớn<br />
hơn. Giữa các cặp trình độ trung học với cao đẳng<br />
đại học và nhóm trình độ đại học, cao đẳng với đã<br />
qua đào tạo thì không thể kết luận được là có sự<br />
khác biệt về năng suất vì không có ý nghĩa thống kê.<br />
3. Tình hình vay vốn và lượng chất thải ra môi<br />
trường tôm hùm lồng tại Cam Ranh, Khánh Hòa<br />
Để hiểu sâu hơn về vốn cho các hộ nuôi tôm,<br />
nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, điều tra 94<br />
hộ nuôi tôm với kết quả như sau: có 68,4% hộ nuôi<br />
tôm cho biết họ vay ngắn hạn theo mùa; chỉ có 8,4%<br />
là thường xuyên có nhu cầu vay. Tuy nhiên cũng có<br />
21,5% ít khi vay vốn và 1,6% ý kiến trả lời cho biết<br />
họ chưa vay lần nào. Mức độ khó khăn khi vay vốn<br />
của những người nuôi tôm, kết quả khảo sát có đến<br />
81,5% ý kiến cho rằng việc vay vốn ở các tổ chức<br />
tín dụng chính thức (ngân hàng và quỹ tín dụng) là<br />
khó khăn và rất khó khăn. Chỉ có 19,5% cho rằng,<br />
<br />
Số 2/2015<br />
việc vay vốn từ các nguồn chính thức là dễ dàng.<br />
Trong khi đó cũng chỉ có 0,6% cho rằng việc vay vốn<br />
là rất dễ dàng. Tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân người<br />
nuôi tôm không vay vốn từ ngân hàng để từ đó có<br />
giải pháp, cơ chế chính sách về vốn hợp lý hơn cho<br />
người nuôi tôm, kết quả khảo sát cho thấy có 40,9%<br />
người nuôi tôm không vay được vốn từ các ngân<br />
hàng là do không đủ tài sản thế chấp để được vay<br />
vốn hoặc định giá trị tài sản thế chấp không phù hợp<br />
với giá thị trường (thấp hơn giá thị trường); 37,4%<br />
không vay vốn vì lãi suất cho vay quá cao, sản xuất<br />
khó có khả năng thu hồi vốn; 13,6% viện dẫn lý do<br />
bị từ chối khi xin vay, trường hợp này chủ yếu hồ sơ<br />
không hợp lệ hoặc các dự án không khả thi; 5,6%<br />
cho là thủ tục vay vốn phức tạp và 2,5% vì lý do<br />
khác như không biết thủ tục vay vốn, vay của người<br />
thân, vay trong xóm.<br />
Trong 1 vụ với thời gian nuôi trung bình là 20<br />
tháng, với lượng mẫu thu thập là 94 mẫu, sản lượng<br />
184,5 tấn thì tổng lượng N thải ra môi trường là<br />
khoảng 75,5 tấn. Với tổng số lồng của Cam Ranh là<br />
7.950 lồng, 300 tấn thương phẩm (theo báo cáo của<br />
Phòng Nông nghiệp Thành phố Cam Ranh, 2013)<br />
thì tổng số lượng N thải ra môi trường là khoảng<br />
122,68 tấn. Ước tính tổng chi phí chất thải N là<br />
16,50 tỷ - 32,97 tỷ đồng. Thông tin này chỉ mang tính<br />
tương đối vì con số này có thể thay đổi phụ thuộc<br />
vào rất nhiều yếu tố: giá tôm bán trên thị trường, giá<br />
trị chuyển đổi trong chi phí xử lý, khả năng tự xử lý<br />
của môi trường.<br />
4. Đánh giá chung về nghề nuôi tôm hùm lồng<br />
tại Cam Ranh<br />
4.1. Thành tựu và hạn chế của nghề nuôi tôm hùm<br />
lồng tại Cam Ranh<br />
4.1.1. Thành tựu đạt được<br />
Tổng số lồng nuôi tôm hùm tại Cam Ranh tăng<br />
lên nhanh chóng. Mặc dù nghề nuôi tôm hùm ở<br />
Cam Ranh góp phần rất lớn và việc giải quyết công<br />
ăn việc làm, tăng thêm sinh kế cho người dân, góp<br />
phần phát triển các nghề khác: du lịch, chế biến…<br />
Số lồng trung bình của 1 hộ nuôi tôm hùm tại<br />
Cam Ranh là 19 lồng, hộ nhỏ nhất là 2 lồng, lớn nhất<br />
là 30 lồng. Doanh thu trung bình 1 lồng là 170 triệu<br />
đồng/ lồng, nhỏ nhất là 140 triệu đồng/lồng, lớn nhất<br />
là 200 triệu đồng/lồng. Lợi nhuận bình quân/lồng là<br />
10 triệu/lồng, nhỏ nhất là -82 triệu đồng/ lồng, lớn<br />
nhất là 58 triệu đồng/lồng. Tỷ suất lợi nhuận trên<br />
doanh thu trung bình của một lồng là 0,04, tỷ suất<br />
lợi nhuận trên chi phí trung bình là 0,06.<br />
Nghề nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh giải<br />
quyết việc làm cho các hộ gia đình trực tiếp,<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 179<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
và hàng ngàn hộ gia đình gián tiếp khác: nậu vựa,<br />
chế biến, cung ứng thức ăn, con giống…<br />
4.1.2. Hạn chế<br />
Dịch bệnh sữa trên tôm hùm lồng đã gây thiệt<br />
hại cho người nuôi tôm. Nhiều gia đình lâm vào<br />
cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất. Bên cạnh đó, do<br />
chưa có quy hoạch tổng thể, người nuôi phát triển<br />
tự phát nên chưa nắm vững quy trình, kỹ thuật từ<br />
khâu chọn địa điểm, mật độ, hướng đặt bè tôm, sử<br />
dụng và bảo quản thức ăn, đến xử lý chất thải. Hậu<br />
quả nhãn tiền là nguồn nước, môi trường vùng nuôi<br />
bị ô nhiễm, tôm mắc bệnh chết hàng loạt. Tuy nhiên,<br />
cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm hùm tại<br />
Cam Ranh như hiện nay, thiệt hại do ảnh hưởng từ<br />
thiên nhiên, môi trường, dịch bệnh ngày càng lớn.<br />
Bênh cạnh đó, vấn đề giá cả cũng ảnh hưởng<br />
rất lớn đến người nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh.<br />
Hiện chưa thể cho tôm hùm sinh sản trong môi<br />
trường nhân tạo. Toàn bộ số tôm hùm con đưa vào<br />
nuôi là do ngư dân bẫy bắt ngoài môi trường thiên<br />
nhiên. Lượng tôm con năm ít, năm nhiều, giá cả<br />
thiếu ổn định. Do khan hiếm, mỗi con tôm hùm con<br />
(loại tôm trắng) có giá tới 350 nghìn đến gần 400<br />
nghìn đồng [4]. Bên cạnh đó, do kích cỡ khác nhau,<br />
nguồn giống khác nhau, sức khỏe khác nhau, cho<br />
nên khi thả nuôi rất vất vả. Đó là chưa kể tới việc<br />
không kiểm soát được tình trạng dịch bệnh của tôm<br />
con, cho nên hiệu quả phòng, chống dịch rất thấp.<br />
Bên cạnh đó, vấn đề đầu ra của tôm hùm<br />
cũng rất bấp bênh. Do giá tôm năm có thời điểm<br />
hạ (khoảng 1,6 đến 1,8 triệu đồng/kg loại một), có<br />
thời điểm lại ít dịch bệnh, giá tôm 2,5 đến 2,8 triệu<br />
đồng/kg [4].<br />
Nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển, kéo theo đó<br />
là sự phát triển của nghề khai thác tôm hùm giống<br />
cung cấp cho các vùng nuôi. Những loài tôm là đối<br />
tượng nuôi chính như: tôm hùm bông, tôm hùm đá<br />
càng, tôm con được gia tăng cường độ đánh bắt,<br />
khai thác. Mặt khác, trong quá trình nuôi, tỷ lệ tôm<br />
chết do bệnh dịch khá lớn làm nhu cầu con giống<br />
ngày một tăng, dẫn đến việc khai thác tôm hùm<br />
giống trở nên quá mức. Tại Khánh Hòa, việc khai<br />
thác tôm hùm giống tập trung chủ yếu ở 3 khu vực.<br />
Trong đó, vùng biển Đầm Môn - Đại Lãnh với diện<br />
tích khai thác 11,7km2; vùng biển đầm Nha Phu vịnh Nha Trang với diện tích khai thác gần 29,1km2;<br />
vùng biển Bãi Dài (Cam Ranh) với diện tích gần<br />
15,5km2. Loài tôm hùm khai thác gồm: tôm hùm<br />
bông, tôm hùm đá, tôm hùm tre, tôm hùm đỏ và tôm<br />
hùm sỏi. Tuy nhiên, tôm hùm bông và tôm hùm đá<br />
là 2 loài nuôi phổ biến và có giá trị kinh tế nên được<br />
người khai thác chú ý hơn so với các loài khác.<br />
<br />
180 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2015<br />
Mùa vụ đánh bắt tôm hùm giống thường bắt đầu<br />
từ tháng 11 năm trước và kéo dài đến tháng 4 năm<br />
sau. Tỷ lệ các kích cỡ tôm hùm giống được khai thác<br />
từ 7 - 8mm chiều dài giáp đầu ngực, chúng có màu<br />
trắng hoặc trắng hồng, chiếm khoảng 78 - 83%; tôm<br />
giống cỡ lớn hơn 9 - 11mm chiều dài giáp đầu ngực,<br />
được gọi là tôm “bọ cạp”, chiếm 15 - 16%; một số<br />
ít tôm con cỡ lớn được khai thác chủ yếu bằng lặn<br />
bắt chiếm 2 - 6%. Hiện nay, ngư dân khai thác tôm<br />
hùm giống chủ yếu dưới các hình thức bằng mành,<br />
bẫy và lặn. Trong đó, khai thác bằng mành có tỷ lệ<br />
cỡ tôm “trắng” và “trắng hồng” là 100%; khai thác<br />
bằng bẫy có cỡ tôm “trắng hồng” chiếm 95%, cỡ<br />
tôm “bọ cạp” chiếm 5%; khai thác bằng lặn có cỡ<br />
tôm “trắng” và “trắng hồng” chiếm 20 - 30%, cỡ tôm<br />
“bò cạp nhỏ” chiếm 50 - 60% và những cỡ tôm lớn<br />
hơn chiếm 15 - 25%. Theo quy định của Luật Thủy<br />
sản và Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tôm<br />
hùm chỉ được phép khai thác khi cân nặng trung<br />
bình từ 150g trở lên; từ tháng 4 đến tháng 8 hàng<br />
năm, thời điểm tôm hùm đang kỳ sinh sản, không<br />
được phép khai thác dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu<br />
đơn vị, tổ chức, cá nhân nào vi phạm sẽ bị tịch thu<br />
toàn bộ phương tiện đánh bắt, số tôm thu được sẽ<br />
thả về biển và phạt hành chính từ 500 ngàn đến<br />
5 triệu đồng/vụ, tùy vào lượng tôm khai thác nhiều<br />
hay ít. Tuy nhiên, nghề khai thác tôm hùm trên địa<br />
bàn tỉnh đang diễn ra tự nhiên, công khai mà không<br />
hề có sự giám sát của cơ quan chức năng và chính<br />
quyền địa phương. Đây cũng là nguyên nhân khiến<br />
nguồn lợi tôm hùm giống có nguy cơ cạn kiệt [4].<br />
Trước thực trạng trình độ của người nuôi tôm<br />
nên khả năng xây dựng phương án sản xuất hoặc<br />
lập dự án đầu tư còn nhiều hạn chế dẫn đến tình<br />
trạng người nuôi rất khó tiếp cận được đồng vốn<br />
vay, nhất là vay ưu đãi. Bên cạnh những lý do trên<br />
còn có các nguyên nhân khác như: tôm bị chết dẫn<br />
đến nợ xấu và nợ quá hạn nên năm sau tiếp tục nuôi<br />
thì người nuôi tôm không có khả năng tiếp cận được<br />
đồng vốn; sự biến động của chi phí đầu vào (trong<br />
đó có lãi suất ngân hàng) và giá cả đầu ra nên có<br />
thể năm nay nuôi lời nhưng năm sau lại lỗ, người<br />
nuôi tôm không thể dự báo được thị trường và giá<br />
cả thị trường.<br />
4.2. Một số nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến các<br />
hộ nuôi tôm hùm lồng tại Cam Ranh<br />
Các hộ nuôi nuôi với mật độ dày, do đó việc gây<br />
bệnh là thường xuyên xảy ra. Để cứu tôm, trong<br />
những năm qua, các ngành chuyên trách đã đưa<br />
ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, đến nay việc ngăn<br />
chặn tôm chết vẫn chưa thực sự hiệu quả. Tôm hùm<br />
nuôi chết hàng loạt là do bị bệnh sữa, đen mang,<br />
<br />