Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC DƯ THỪA VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ<br />
ĐẦU VÀO CỦA TÀU LƯỚI KÉO QUI MÔ NHỎ Ở HAI KHU VỰC<br />
VĨNH TRƯỜNG VÀ VĨNH LƯƠNG, THÀNH PHỐ NHA TRANG<br />
MEASURING EXCESS CAPACITY AND VARIABLE INPUT UTILIZATION<br />
OF SMALL-SCALE TRAWLERS IN VINH TRUONG AND VINH LUONG,<br />
NHA TRANG CITY<br />
Tăng Thị Hiền1, Đặng Hoàng Xuân Huy2<br />
Ngày nhận bài: 04/5/2013; Ngày phản biện thông qua: 07/5/2014; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đo lường năng lực dư thừa và việc sử dụng các yếu tố đầu vào của từng tàu lưới kéo quy mô nhỏ tại thành<br />
phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa dựa trên phương pháp màng bao dữ liệu (DEA). Kết quả điều tra trên 65 tàu ở 2 khu vực<br />
Vĩnh Trường và Vĩnh Lương trong 2 năm 2005 và 2006 cho thấy, hầu hết các tàu đã sử dụng các yếu tố đầu vào một cách<br />
tối ưu, tuy nhiên năng lực dư thừa (tính theo doanh thu) trung bình của mỗi tàu là 60,46% (2005) và 51,60% (2006). Điều<br />
này cho thấy nguồn lực ven bờ ở Nha Trang đang bị khai thác quá mức. Mặt khác, kết quả nghiên cứu này cũng chứng minh<br />
rằng các khu bảo tồn biển đã phát huy tác dụng trong việc bảo tồn và duy trì các loài cá đang có nguy cơ bị đánh bắt cạn<br />
kiệt và góp phần tạo ra một nguồn lợi phong phú, mang lại giá trị cao trong việc đánh bắt thủy sản ở Nha Trang. Điều này<br />
cho thấy, các cấp quản lý cần phải có nhiều biện pháp hơn nữa để duy trì và quản lý có hiệu quả các khu bảo tồn cũng như<br />
việc đánh bắt các nguồn tài nguyên từ biển.<br />
Từ khóa: năng lực, năng lực dư thừa, hiệu quả kĩ thuật, Nha Trang<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The study measured the excess capacity and the use of inputs piers small trawl in Nha Trang City, Khanh Hoa<br />
Provinc based on a mathematical programming approach - data envelopment analysis (DEA). The result from 65 vessels<br />
in two areas Vinh Trương and Vinh Lương in 2005 and 2006 showed most of vessels used inputs fully, but excess capacity<br />
(calculated by revenue) on average of each vessel was 60,46% (2005) and 51,60% (2006). This showed that the coastal<br />
water resources were over exploited. On the other hand, this study demonstrated that the marine protected areas (MPAs)<br />
were effective in preserving and maintaining the fish species that are at risk of over fishing and contribute to creating<br />
abundant resource, that bring high-value in the fishing in some areas in Nha Trang. This showed that the managements<br />
should have more policies to maintain and manage effectively the MPAs as well as the fishing from the sea.<br />
Keywords: capacity, excess capacity, technical efficiency, Nha Trang<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Năng lực và năng lực sử dụng (CU) thường<br />
được coi là lý do chính cho việc khai thác quá mức<br />
thủy sản trên toàn thế giới [4]. Chúng ta biết rằng<br />
một nghề cá khai thác một cách tự do, năng lực<br />
hoặc công suất sẽ cao hơn sản lượng kinh tế tối đa<br />
(maximum economic yield - MEY) - mức sản lượng<br />
mang lại lợi ích tối đa cho chủ tàu và xã hội. Do đó,<br />
<br />
1<br />
<br />
chỉ ra lợi ích của việc giảm công suất cho cộng đồng<br />
ngư dân trở nên rất quan trọng. Trong ngành công<br />
nghiệp sử dụng các tài nguyên dùng chung như<br />
không khí, nước, nguồn lợi cá…, “sự tranh giành sản<br />
xuất” dẫn đến sự đầu tư quá mức của các đơn vị, cá<br />
nhân. Sự đầu tư quá mức này là nguyên nhân đẫn<br />
đến sự dư thừa năng lực sản xuất - sẽ ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng đối với sự phát triển bền vững của<br />
<br />
ThS. Tăng Thị Hiền, 2 ThS. Đặng Hoàng Xuân Huy: Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
các ngành. Trong nghề cá khai thác mở (open-access),<br />
Warming (1913) đã cảnh báo viễn cảnh nhiều nghề<br />
cá rơi vào tình trạng đầu tư quá mức sẽ dẫn đến dư<br />
thừa năng lực [14]. Nhiều nguồn lợi thủy sản hiện<br />
đang bị khai thác quá mức và trở nên ngày càng suy<br />
kiệt bởi số lượng tàu thuyền đánh bắt quá lớn [5].<br />
Trước vấn đề này, tại cuộc họp của FAO năm 1995<br />
đã nhận thức rằng sự dư thừa năng lực đánh bắt<br />
là trở ngại chính để thực hiện khai thác nguồn lợi<br />
thủy sản bền vững. Để loại bỏ sự dư thừa năng lực<br />
khai thác, chúng ta phải đo lường năng lực và việc<br />
sử dụng năng lực (CU) đánh bắt. Trước đây, để đo<br />
lường năng lực của mỗi nghề cá thường dựa trên<br />
số tàu đánh bắt cho phép trong nghề đó, điều này<br />
dẫn đến một vấn đề là các ngư dân đầu tư thêm<br />
trang thiết bị đánh bắt, phương tiện dò tìm cá hiện<br />
đại hay trang bị máy có công suất cao hơn để tăng<br />
năng lực đánh bắt.<br />
Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa là nơi<br />
có bờ biển dài và có nghề đánh bắt thủy sản phát<br />
triển mạnh mẽ. Các tàu lưới kéo ở khu vực này<br />
chiếm tỷ trọng lớn với 725 trong tổng số 2648 tàu<br />
(chiếm 27%) (năm 2005) [11]. Tuy nhiên hoạt động<br />
đánh bắt của các tàu này chưa được đánh giá một<br />
cách đầy đủ về hiệu quả đánh bắt cũng như việc<br />
sử các yếu tố đầu vào. Nghiên cứu này sử dụng<br />
phương pháp DEA, để tính năng lực đầu ra của mỗi<br />
tàu lưới kéo ở 2 khu vực phường Vĩnh Trường và<br />
Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang. Thông qua việc<br />
đo lường năng lực và năng lực dư thừa ở 2 khu vực<br />
này, chúng ta có thể mong đợi rằng ngư dân trong<br />
nghề cá khai thác mở có thể đánh giá xem liệu năng<br />
lực đánh bắt của họ là hiệu quả hay không và có<br />
tối ưu hóa sự sử dụng các yếu tố đầu vào chưa?<br />
Hơn nữa, việc này giúp cho nhà quản lý có được<br />
thông tin có giá trị về mức độ tương xứng của năng<br />
lực đội tàu với sự có sẵn của các nguồn lực và tình<br />
trạng kinh tế của ngành công nghiệp đánh bắt cá [8].<br />
Nghiên cứu này cùng với nghiên cứu đo lường năng<br />
lực đối với nghề cá ngừ câu vàng ở tỉnh Phú Yên, Việt<br />
Nam được thực hiện bởi Phạm Thị Thanh Bình [2]<br />
và nghiên cứu quá tải cường lực nghề cá quy mô<br />
nhỏ ở Việt Nam của Tô Văn Phương [3] góp phần<br />
cung cấp những thông tin quý báu cho mục tiêu<br />
xây dựng hoàn thiện “Kế hoạch hành động quốc<br />
gia - Năng lực’’ (NPOA - Năng lực) của Chính phủ<br />
Việt Nam.<br />
<br />
1<br />
<br />
Số 2/2014<br />
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
1. Năng lực đánh bắt, hiệu quả kỹ thuật và năng<br />
lực dư thừa<br />
Theo FAO (1998): “năng lực đánh bắt là mức<br />
sản lượng lớn nhất có thể đánh bắt được trong một<br />
đơn vị thời gian của một tàu hay một đội tàu với trữ<br />
lượng vốn đầu tư, các quy định, công nghệ đánh bắt<br />
và tình trạng nguồn lợi cho trước”. Năng lực sử dụng<br />
(CU) là “tỷ số giữa sản lượng quan sát thực tế (Y1)<br />
với mức sản lượng lớn nhất có thể (YC). (CU = Y/YC)”.<br />
CU 1, cho biết mức sản<br />
lượng tiềm năng (phần trăm) có thể gia tăng nếu<br />
tàu vận hành 100% năng lực đánh bắt (không cần<br />
gia tăng thêm đầu vào). Mức sản lượng tiềm năng<br />
được tính bằng cách nhân mức sản lượng quan sát<br />
thực tế với θ1. Năng lực sử dụng (CU) tính bằng tỷ<br />
lệ gữa mức sản lượng thực tế với mức sản lượng<br />
tiềm năng, do đó là 1/ θ1<br />
Từ cách tiếp cận ở trên ta thấy CU có thể bị<br />
giảm xuống bởi vì tử số được sử dụng trong các tính<br />
toán này là đầu ra quan sát, cái mà có thể được tạo<br />
ra trong điều kiện không đạt được hiệu quả về mặt<br />
kĩ thuật. Để đạt được hiệu quả kĩ thuật của đầu ra,<br />
cả yếu tố đầu vào biến đổi và cố định phải được đặt<br />
trong điều kiện đạt hiệu quả về mặt kĩ thuật [16]. Do<br />
đó, thông qua việc so sánh sản lượng đầu ra khi sử<br />
dụng 100% năng lực với mức sản lượng đầu ra khi<br />
sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào sẽ cho phép ta<br />
tách rời ảnh hưởng của sự phi hiệu quả khi tính CU.<br />
Tỷ số hiệu quả kĩ thuật (θ2) chỉ ra bao nhiêu sản<br />
lượng có thể gia tăng thông qua việc sử dụng tất<br />
của đầu vào (cố định và biến đổi) một cách hiệu quả<br />
được xác định bằng cách giải quyết phương trình<br />
toán học khác như sau: Maxθ, z θ2 với các ràng buộc:<br />
θ2ujm<br />
<br />
,<br />
<br />
m = 1, 2, … , M,<br />
<br />
(6)<br />
<br />
n = 1, 2,…, N,<br />
<br />
(7)<br />
<br />
j =1, 2,…, J,<br />
<br />
Ở mô hình (II), phương trình (7) thiết lập cho<br />
cả 2 nhân tố đầu vào cố định và biến đổi (có nghĩa<br />
là mô hình (II) thêm vào yếu tố đầu vào biến đổi<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
so với mô hình (I)). Điều này nhấn mạnh rằng, với<br />
điều kiện thêm vào ở mô hình (II) nên θ2 ≤ θ1. θ2 chỉ<br />
ra mức sản lượng đầu ra có thể đạt đến nếu tất cả<br />
các đầu vào đều được sử dụng hiệu quả. Mức sản<br />
lượng đầu ra đạt hiệu quả kĩ thuật chính bằng θ2<br />
nhân với mức sản lượng quan sát. Mức hiệu quả kỹ<br />
thuật của từng tàu đạt được sẽ là TE = u/ θ2u = 1/ θ2<br />
2.3. Việc sử dụng yếu tố đầu vào biến đổi<br />
Biến đầu vào tối ưu, λjn, là tỷ lệ tối ưu các<br />
biến đầu vào được sử dụng trong quan sát. Giá<br />
trị λjn được lấy từ kết quả của mô hình DEA. Việc<br />
sử dụng biến đầu vào tối ưu là mức đầu vào cung<br />
cấp cho hiệu quả kỹ thuật đầy đủ tại mức năng<br />
lực [17]. Nếu λjn vượt quá giá trị 1.0, chứng tỏ có<br />
sự thiếu hụt của các biến đầu vào thứ i và các tàu<br />
nên mở rộng sử dụng các yếu tố đầu vào. Nếu λjn<br />
là ít hơn giá trị 1.0, chứng tỏ có một dư thừa của<br />
các biến đầu vào thứ i hiện có và tàu nên giảm sử<br />
dụng các yếu tố đầu vào. Nếu λjn bằng 1.0, việc<br />
sử dụng thực tế của biến đầu vào thứ i là sử dụng<br />
tối ưu [12].<br />
2.4. Mô hình đo lường dư thừa năng lực khai thác<br />
đề xuất<br />
Trong nghiên cứu này chỉ sử dụng yếu tố công<br />
suất tàu, chiều dài tàu, ngày trên biển, số lao động,<br />
năm kinh nghiệm đi biển, chi phí xăng dầu, doanh<br />
thu để đánh giá cường lực đánh bắt vì đây là các<br />
yếu tố đầu vào quan trọng cho đánh giá cường lực<br />
mà người đánh bắt dễ dàng có thể can thiệp vào [6].<br />
Đối với đầu ra, trái ngược với những nghiên cứu<br />
khác thường áp dụng đánh bắt như sản lượng,<br />
nghiên cứu này sử dụng doanh thu như đầu ra.<br />
III. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Dữ liệu nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là 65 tàu quy mô nhỏ hoạt<br />
động nghề lưới kéo ở hai khu vực Vĩnh Trường và<br />
Vĩnh Lương của thành phố Nha Trang trong hai năm<br />
2005 và 2006. Dân cư sống trong hai khu vực này<br />
sống chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt thủy sản. Các<br />
tàu ở khu vực phường Vĩnh Trường hoạt động ở<br />
các vùng lân cận của 9 đảo thuộc Khu bảo tồn vịnh<br />
Nha Trang. Còn các tàu ở khu vực phường Vĩnh<br />
Lương lại hoạt động trong khu vực đầm Nha Phu ở<br />
phía Bắc thành phố Nha Trang [11]. Với nguồn dữ<br />
liệu được thu thập từ 2 khu vực này, tác giả không<br />
chỉ đánh giá được năng lực đánh bắt, và việc sử<br />
dụng các yếu tố đầu vào của các tàu mà còn chỉ ra<br />
<br />
Số 2/2014<br />
được lợi ích từ việc thành lập các khu bảo tồn biển<br />
trên Vịnh Nha Trang.<br />
Trong thực tế, để đo lường cường lực khai thác<br />
ngoài các yếu tố đầu vào cố định, đầu vào biến đổi,<br />
doanh thu còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như:<br />
đặc điểm kết cấu vỏ tàu, trình độ lao động, công<br />
nghệ đánh bắt, trình độ tổ chức sản xuất trên biển,<br />
hợp tác giữa các tàu,…Tuy nhiên, trong nghiên cứu<br />
này chỉ sử dụng yếu tố công suất tàu, chiều dài<br />
tàu, ngày trên biển, số lao động, năm kinh nghiệm<br />
đi biển, chi phí xăng dầu, doanh thu để đánh giá<br />
cường lực đánh bắt vì đây là các yếu tố đầu vào<br />
quan trọng cho đánh giá cường lực mà người đánh<br />
bắt dễ dàng có thể can thiệp vào [6]. Đối với đầu ra,<br />
trái ngược với những nghiên cứu khác thường áp<br />
dụng đánh bắt như sản lượng, nghiên cứu này sử<br />
dụng doanh thu như đầu ra. Lý do là các ngư lưới<br />
kéo được đặc trưng bởi sự thu hoạch với sự phức<br />
tạp của loài, khoảng 20 đến 30 loài có thể được<br />
tìm thấy trong việc đánh bắt. Việc chọn đầu ra và<br />
đầu vào này dựa trên ý kiến của người nuôi và các<br />
chuyên gia.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong bài viết này đối với mô hình DEA, tác<br />
giả đo lường năng lực, CU và năng lực dư thừa<br />
dựa trên TE. Phần mềm DEA Excel solver được<br />
sử dụng để ước lượng kết quả. Số mẫu nghiên<br />
cứu phù hợp trong nghiên cứu DEA được xác định<br />
theo công thức max(n + m, n*m), với n là số biến<br />
đầu vào và m là số biến đầu ra. Trong nghiên cứu<br />
này số biến đầu vào sử dụng là 6, số biến đầu ra<br />
là 1, do đó số mẫu sử dụng 65 trong nghiên cứu là<br />
phù hợp (15).<br />
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Một số giá trị thống kê của các biến dùng<br />
trong phân tích<br />
Dữ liệu được sử dụng trong phân tích này bao<br />
gồm 6 yếu tố đầu vào (đầu vào cố định và đầu vào<br />
biến đổi) và một đầu ra. Đối với đầu ra, trái ngược<br />
với những nghiên cứu khác thường áp dụng đánh<br />
bắt như sản lượng, nghiên cứu này sử dụng doanh<br />
thu như đầu ra. Lý do là các ngư lưới kéo được đặc<br />
trưng bởi sự thu hoạch với sự phức tạp của loài,<br />
khoảng 20 đến 30 loài có thể được tìm thấy trong<br />
việc đánh bắt. Các yếu tố đầu vào được mô tả qua<br />
bảng 1.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 17<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2014<br />
<br />
Bảng 1. Tổng hợp thống kê mô tả của dữ liệu được dùng trong phân tích<br />
Cả hai năm<br />
Các nhân tố<br />
<br />
Doanh thu (1000 VND)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
2005<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
2006<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Độ lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
205,834<br />
<br />
82,966<br />
<br />
198,547<br />
<br />
91,746<br />
<br />
213,120<br />
<br />
73,139<br />
<br />
Công suất tàu (HP)<br />
<br />
35.29<br />
<br />
12.48<br />
<br />
35.29<br />
<br />
12.53<br />
<br />
35.29<br />
<br />
12.53<br />
<br />
Chiều dài tàu (m)<br />
<br />
11.64<br />
<br />
1.84<br />
<br />
11.64<br />
<br />
1.84<br />
<br />
11.64<br />
<br />
1.84<br />
<br />
210.85<br />
<br />
41.05<br />
<br />
200.18<br />
<br />
41.61<br />
<br />
221.52<br />
<br />
37.86<br />
<br />
3.08<br />
<br />
0.74<br />
<br />
3.17<br />
<br />
0.80<br />
<br />
2.98<br />
<br />
0.67<br />
<br />
10.38<br />
<br />
5.75<br />
<br />
9.89<br />
<br />
5.74<br />
<br />
10.88<br />
<br />
5.76<br />
<br />
102,261<br />
<br />
44,621<br />
<br />
84,510<br />
<br />
39,623<br />
<br />
120,013<br />
<br />
42,463<br />
<br />
Ngày trên biển (ngày)<br />
Số lao động (người)<br />
Năm kinh nghiệm đi biển (năm)<br />
Chi phí xăng dầu (1000 VND)<br />
<br />
Nguồn: Tính toán bởi tác giả. Tỷ lệ chuyển đổi VND/USD (5/2006) là 16.200 VND/USD)<br />
Chú ý: Doanh thu năm 2006 bằng giá trị của năm t2005 nhân với chỉ số giá tiêu dùng - CPI<br />
<br />
2. Năng lực dư thừa<br />
Doanh thu trung bình được tính trong cả hai năm<br />
là 205.834 ngàn đồng. Trong năm 2005 và 2006, con<br />
Năng lực dư thừa được tính cho mỗi tàu dựa<br />
số này tương ứng là 198.547 và 213.120 ngàn đồng.<br />
trên năng lực và hiệu quả kỹ thuật đầu ra. Năng<br />
Số liệu này cho thấy mức doanh thu ở đây hơi nhỏ<br />
lực đầu ra và hiệu quả kỹ thuật (TE) đã được tính<br />
(so sánh với nghề lưới rê là 851.333 ngàn đồng [1]<br />
toán bằng cách sử dụng hệ số ước tính thu được<br />
hoặc một người đánh cá bằng lưới kéo có một sức<br />
từ kết quả DEA. Các mức năng lực và hiệu quả<br />
mạnh động cơ tương tự (20 -