Đoán Án Kỳ Quan - Chương 26
lượt xem 3
download
Người xưa thường nói: "Ai cũng có lòng trời, nhưng cái quý báu to lớn ấy khó mà giữ được”. Ngay như Lý Vệ Công, Trương Hồng Nhiễm anh hùng đến nhường nào, khi nhà Tùy mất, đám người xưng hùng xưng bá giành giật nhau, họ tự cho rằng giành thiên hạ dễ như trở bàn tay. Đến khi thấy Lý Thế Dân, người thì cúi đầu đi theo, người thì lẩn trốn ra hải ngoại. Lúc ấy Lý Mật cũng là một tay hào kiệt, chỉ vì không biết thời thế, không chịu hàng Đường, nên đã...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đoán Án Kỳ Quan - Chương 26
- Đoán Án Kỳ Quan Chương 26 Hoàng Thượng Điên Liều Đoạt Ngai Vàng Thuật Sĩ Ngu Nghĩ Bừa Mưu Phản Người xưa thường nói: "Ai cũng có lòng trời, nhưng cái quý báu to lớn ấy khó mà giữ được”. Ngay như Lý Vệ Công, Trương Hồng Nhiễm anh hùng đến nhường nào, khi nhà Tùy mất, đám người xưng hùng xưng bá giành giật nhau, họ tự cho rằng giành thiên hạ dễ như trở bàn tay. Đến khi thấy Lý Thế Dân, người thì cúi đầu đi theo, người thì lẩn trốn ra hải ngoại. Lúc ấy Lý Mật cũng là một tay hào kiệt, chỉ vì không biết thời thế, không chịu hàng Đường, nên đã bị giết. Huống hồ là, khi thiên hạ đã thống nhất thái bình yên ổn, lại muốn khư khư giữ thói xấu xa nhòm ngó ngai vàng, thì chẳng khác nào trứng chọi đá, chỉ có tan nát mà thôi. Song lại có người nói, trời sinh ra, kẻ ngông cuồng, vô luận là thành công hay thất bại, thì lúc đẻ cũng có điềm lành. Người sinh ra có tướng mạo khác thường, lại được bọn người xằng bậy hùa vào, làm ra to chuyện. Thời Đương Minh Hoàng, Tịnh Châu mục(1), ban đêm thấy phía đông nam có một luồng ánh sáng màu hồng, ông ta kinh ngạc nói: "Đây là khí tượng thiên tử". Hôm sau ông đi khắp nơi trong dân gian, thấy đứa trẻ
- nào vừa đẻ đều tới xem, nhưng không thấy đứa nào có tướng mạo khác thường. Sau đó ông kiểm tra trong quân lính, thì thấy một đứa bé mới sinh có tướng mạo khác thường. Viên châu mục ấy nói: (1) Tịnh Châu mục: người đúng đầu Tịnh Châu. (ND) - Đây là thiên tử giả. - Đã là thiên tử giả, - những người cấp dưới nói, - thì hẳn sau này nhất định phản nghịch, sao không giết đi để trừ hậu họa? - Thiên tử được sinh ra, - viên châu mục nói, - ai có thể giết được? Các bạn có biết đứa bé ấy là ai không? Đấy chính là An Lộc Sơn, con nuôi Dương Quý Phi. Tương truyền An Lộc Sơn là Ma Diệt Vương chuyển kiếp, cho nên đã sát hại nhiều sinh linh, bức vua phải nhượng ngôi, sắp thành nghiệp lớn. Cuối cùng bị chết, cả họ diệt vong, mang tiếng là kẻ giặc. Nhưng do đã làm được chút ít sự nghiệp, chiếm được một số thành trì và đã từng một thời xưng đế. Còn Tế Bình Thành chẳng dựa dẫm vào đâu chỉ vì mặt vuông tai to, rồi tự cho mình là đế vương do trời sinh ra. Hắn kết bè kết đảng với bọn người vô lại, hòng chiếm giang sơn, song chưa khởi sự đã tự trói tay, chịu bắt. Vẫn chưa bằng Tề Vạn Niên, Tống Giang... một phen tung hoành ngang dọc, há chẳng đáng cười sao! Thời Thành Hóa(1) ở huyện Dịch Châu, phủ Bảo Định, có một người Hầu, ông sinh được một người con trai tên là Trụ Nhi. Trụ Nhi ra đời đúng vào lúc nhà láng giềng dựng cột, cất nhà. Có một ông già nói: (1) Thành Hóa: niên hiệu Hiến Tống thời Tống (1465 - 1487) (ND).
- - Đúng là ngày tốt, sau này nó phải là người rường cột của quốc gia. Thế là đặt tên nó là Trụ Nhi. Từ nhỏ Trụ Nhi ốm đau bệnh tật luôn, cha mẹ định cho nhà chùa, song vẫn chưa muốn. Lên sáu tuổi được bố mẹ cho đi học và đặt tên là Đắc Quyền, học rất sáng dạ. Không ngờ bố mẹ lần lượt qua đời, nó không còn nơi nương tựa, ông Kim một người hàng xóm, theo ý nguyện xưa kia của cha mẹ nó, bảo đưa nó tới chùa theo ý nguyện xưa kia của cha mẹ nó, bèn đưa nó tới chùa Quảng Thọ ở Lang Sơn làm hòa thượng, gọi là Minh Quả. Đầu cạo nhẵn thín, mặt vuông, tai to, trán rộng, mũi cao, quả là tướng mạo khác lạ. Khi ngoài hai mươi tuổi Minh Quả muốn tầm sư học đạo, khăn gói từ biệt sư trụ trì đi tìm danh dư có tiếng trong thiên hạ để học tập. Nón tre xộc xệch trăng soi bóng, Giày đi rách nát đẫm sương đêm. Rửa bát thì tìm khe suối vắng, Ngồi thiền thường tựa gốc cây rừng. Ăn gió nằm sương, trải qua biết bao gian khổ, tới Thiếu Lâm Tự, Hà Nam. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng, từng truyền dạy được nhiều võ sư thời Lương siêu thoát, và cũng là nơi các danh sĩ nổi tiếng trong thiên hạ thường lui tới. Minh Quả tới đây bái kiến sư trụ trì, vào phòng khách nghĩ chân. Hôm sau tới Phật đường thì thấy một người từ ngoài đi vào: Râu phơ phất tiên phong đạo cốt, Mắt long lanh như nước hồ thu.
- Miếng liến thoắng thao thao bất tuyệt, Phần lớn anh hùng lọt mắt xanh. Người ấy nhìn Minh Quả nói: - Tướng tốt. Minh Quả vái chào, nói: - Tiên sinh biết xem tướng sao? - Cũng biết đôi chút, - đạo sĩ nói, - tôi chuyên xem tướng số. - Xin mời tiên sinh tới phòng, - Minh Quả nói, - xem giùm số tôi tốt xấu thế nào? Tới phòng, ông ta lấy ra một tờ giấy. Minh Quả bèn nói với ông ta về ngày sinh tháng đẻ của mình. ông ta múa bút viết tám chữ. Rồi lấy một lá số ông ta nhìn, rồi kinh ngạc nói: - Hòa thượng, số ông tốt lắm. Phú quý tuyệt đỉnh, quyền uy vô song, là số của bậc đế vương, địa vị không dưới khanh tướng. Sau này sẽ có vợ có con, quý tới bậc đế vương, giàu tới mức có cả thiên hạ, mệnh và tướng đều hợp nhau. Chỉ có điều tới ngày đắc chí đừng quên Giang Chiêu hèn mọn này. - Tiểu tăng nón tre bát gỗ, làm bạn với mây nước, mơ sao tới phú quý công danh. Tiên sinh đoán lầm rồi. - Hòa thượng! - Giang Chiêu nói. - Thái Tổ Cao Hoàng Đế triều ta là người thế nào ông biết chứ? Ngài cũng từng là sư chùa Hoàng Giác, về sau
- lên ngôi báu. Hòa thượng cũng như thế, việc là do người định đoạt. Tôi đã từng xem số nhiều người, nhưng chưa từng thấy ai có số như thế này. Hơn nữa tôi đoán cho rất nhiều người nhưng chưa từng sai bao giờ. Ta nghĩ rằng, những kẻ đi lang thang đoán số luôn luôn nói bậy để lừa người. Gặp thương nhân thì chúng nói là tiền ròng bạc chảy, gặp những kẻ nho sinh thì chúng bảo là sẽ đổ cử nhân tiến sĩ. Song không kẻ nào dám lấy ngôi hoàng đế để đoán cho người ta, gã Giang Chiêu này quả là kẻ điên rồ mất hết lương tâm. Song khi người ta được tâng bốc thì ai mà chả thích. Ngay đối với việc không thể làm được, lúc đầu thì kinh sợ nghĩ rằng làm gì có chuyện như thế. Nhưng sau lại nghĩ rằng: "Tại sao người ấy lại dễ dàng hứa với mình như thế, hay là có thật chăng?". Ngựa đần vui mừng Ngỡ mình tuấn mã. Trong chuồng hí vang Mơ ngoài ngàn dặm. Minh Quả chăm chú nghe, mỉm cười nghĩ bụng: "Hoàng đế sao đến lượt mình, song ông này nói chắc rằng có duyên cớ gì đây". Chu Đạo Chân, cũng là một đạo sĩ ngồi bên cạnh lại nói bừa rằng: - Nay thì vương chủ chân chính đã có rồi, người miền Bắc đều biết cả, ở trong sách chúng tôi cũng từng viết. Nói xong Chu Đạo Chân lấy từ trong túi ra một cuốn sách, trong đó viết: "Thôn Khúc Giang, huyện Trường An, Thiểm Tây, nhà họ Lý ở Kim
- Bồn. Có một bà mẹ mang thai mười hai tháng, sinh đứa con trai là Tử Long, thấy trong nhà có một vầng ánh sáng màu hồng, bạch xà cuộn lấy đứa bé, lớn lên sẽ làm thiên tử". Mọi người đều nhìn thấy. Đạo sĩ Chu nói: - Nếu Lý Tử Long là bậc vương chủ, thì hòa thượng là mệnh công hầu. Đạo sĩ Giang đứng dậy nói: - Việc này có thể đoán bừa cho người ta sao? Nếu sau này không đúng thì tôi sẽ không làm thầy tướng nữa. Đăng cơ vào vận Sửu Tý, năm Thân Dậu. Phải tin ta Viên Liễu Trang một đạo sĩ chân chính. Minh Quả hả hê sung sướng, mời hai người này vào quán đánh một bữa say túy lúy. Minh Quả hớn hở tự coi mình là Thái Tổ Cao Hoàng Đế. Giang Triều tự nhận mình là đạo sĩ chân chính. Chu Đạo Chân cũng tự coi mình là Lưu Bá Ôn. Bọn điên khùng ngu dốt, Mong phú quý giàu sang. Cả người cùng hòa hợp, Ai ngờ mắc vạ lây. Hai thằng ngu đều nói: "Phú quý đừng quên", khiến Minh Quả thừa cơ mưu sự. Sau khi từ biệt, Minh Quả cứ nghĩ thầm trong bụng: "Theo Giang Triều nói thì ta là thiên tử, còn Chu đạo sĩ lại nói, chân mệnh thiên tử là Lý Tử Long. Nếu ta không nhận là Lý Tử Long thì chân mệnh không phải
- là ta ư? Cho dù Thái Tổ cũng phải nuôi tóc làm hoàng đế, ta cũng còn phải nuôi tóc đã. Trước tiên hòa thượng phải đi khất thực, sau đó búi tóc, giống như một hảo hán. Ở chùa Thiếu Lâm học một ít võ nghệ, rồi sẽ giao lưu với các hào kiệt. Đại thể là, phần lớn người dũng mãnh, trọng nghĩa khí, nhưng ít hiểu biết khi hứng lên họ không lường tính được việc ấy có nên làm không, có làm được hay không, làm được thì tốt hay xấu. Hoạn nạn thường liên quan với nhau, khó khăn nguy hiểm thường đến cùng một lúc. Chết vì người là trung, vì cha mà chết là hiếu. Việc này là đáng làm. Làm được là tốt, làm không được cũng chẳng sao. Nếu vì anh em bạn bè thì phải suy nghĩ: "Vì họ song có làm hại họ không? Và liệu vì họ không được mà ngược lại hại đến mình, làm cái việc xuống giếng cứu người thì có nên chăng? Việc đáng làm song việc ấy phải làm được, mà làm được là tốt". Điều ấy không phải vì khiếp sợ. Trong sách từng viết: "Kẻ thù của cha mẹ là không đội trời chung, kẻ thù của anh em, không thể quay mũi giáo trở lại". Điều ấy là có mức độ khác nhau. Chính khí hẳn phải có, Khách khí chưa chắc cần. Khi tức giận bùng lên, Suy nghĩ cần sáng suốt. Nếu như một người thể hiện chí khí mà ngược đãi thân thuộc bạn bè, đánh bừa phủ quan, động một tí thượng cẳng chân hạ cẳng tay, kiện tụng hiếu thắng, điều đó không nên làm, không làm được, mà làm được cũng không tốt. Nói tới việc vì nghĩa hiệp mà đánh chết người, vì bất bình mà đánh chết người cũng là không cần thiết. Huống hồ là làm điều xấu, thậm
- chí mưu đồ những việc phận mình không đáng có. Hoặc là, mình đứng đầu kêu gọi tụ tập nhau. Hoặc là hùa theo kết bè kết đảng, mưu bá đồ vương, việc này không thể làm được, hoàn toàn làm không được, mà làm được thì cũng là kẻ phản nghịch, tội ấy không tha. Nay thì đằng sau bọn phỉ lại có bọn lính trơn, đó là do chỉ biết tôn sùng sức mạnh không hiểu đạo lý. Không có cơ sở nào mà có cả thiên hạ, đó là Minh Thái Tổ hoàng đế. Không ngờ rằng, thời ấy người Nguyên từ Mông Cổ vào Trung Quốc. Tới Thuận đế thì hoang dâm bê trễ công việc triều chính. Hơn nữa họ lại dùng người Nguyên làm tri phủ tri huyện, không thấu hiểu dân tình, không biết vỗ về dân chúng, bởi thế lòng dân nổi loạn. Đầu tiên là một số kẻ tham dâm ngu dốt ra tay trước, làm loạn thiên hạ. Thời ấy dân chúng chịu sức ép của nạn binh đao, chỉ mong rằng không bị giết hại, không bị dâm ô. Lúc đầu những kẻ sĩ yêu thương dân lớp dưới mới xuất hiện. Bởi thế Minh Thái Tổ hoàng đế thuận theo lòng trời, đáp lại tiếng gọi của lòng người mà có được thiện hạ. Còn những kẻ khởi sự làm điều ác lại lâm vào cảnh không những mình bị chết mà cả họ cũng bị diệt. Lòng trời luôn luôn thiên, Ý dân theo đức nhân. Ngang ngược bị diệt vong, Thời loạn tự làm giặc. Các bậc thánh nhân kế tiếp nhau, hoàn toàn không phải là thất đức. Trong số những quan lại cũng có người xấu, nhưng người tốt cũng nhiều. Không thể nói là bĩ cực thì sinh loạn, loạn đến cùng cực thì thịnh. Những
- người ngu si hung hãn, không hiểu được. Huống hồ là kẻ tiểu nhân lấy cái tham để cứu cái ngu, muốn làm bậc công hầu, bá của một nước, bèn kích động nơi này nơi khác, đánh lừa được một vài người ngông cuồng ngang ngược. Cũng có khi chúng quen biết nhau, cũng có khi là ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Tại Châu Định hắn đã tập hợp được một số tên vô lại. Lý Tử Long nghĩ rằng đã có chút ít thế lực. Lúc ấy lại có một vài tên thầy bói không biết đoán số cho chính mình và cho người khác, đó là Hắc Sơn một tên đáng chém đầu, xem số cho Lý Tử Long và nói rằng: "Nếu gặp khỉ gà (năm giữa Thân - Dậu) và phượng hoàng giao phối ấy là đại mệnh". Song năm Thân Dậu sắp tới rồi, mưu việc lớn không thể trì hoãn được, Hắc Sơn luôn bên cạnh Lý Tử Long làm chủ mưu, dùng mệnh của Lý Tử Long đi mê hoặc xúi bẩy mọi người. Phàm là những người có thế lực dũng mãnh, những nhà giàu có hắn đều lân la tới đoán số, rằng họ là những người đáng làm quan to, hiểu hách một đời, để câu kết với họ. Bọn người vô học làm quan sao được, trừ phi lập được võ công, không ngờ bọn này đều mắc vào kế của hắn. Ngu si và dốt nát, Lại đòi làm quan to. Quan to nào có được, Chỉ mang vạ vào thân. Lý Tử Long và Hắc Sơn bàn nhau rằng: "Mưu đồ đại sự phải cần người, tụ tập người phải có lương thực. Bên ngoài tuy có một số người, song cũng là bọn ô hợp khó mà cai quản được. Ta vẫn không có người giàu để làm chỗ dựa, một khi hành sự thì lấy đâu ra tiền. Nay cấm quân trong thành nhiều, ở đó cũng có nhiều hào kiệt, nếu trong bọn họ có nhiều người phù trợ,
- thì khí giới cũng không cần phải mua, nhà nào mà chẳng có cung tên đao súng. Bên trong nhiều người có máu mặt, những người này lại thích quyền lực, có thể lôi kéo được. Nếu lôi kéo được một số người, thì sợ gì không có tiền. Chúng quyết định phải vào kinh thành. Chúng lại được đạo sĩ Phương Thủ Chân, đây cũng là một kẻ không biết sống yên phận. Hắn nói: - Trong kinh thành có Dương Đạo Tiên là thợ trong quân đội rất giàu có, phát lương hằng tháng, những lính nghèo trong kinh sư đều dựa vào ông ta, được ông ta chu cấp. Bởi thế quân sĩ đều biết ơn ông ta. Người vay mượn ông ta lại đông, hằng ngày xoay chuyển ứng phó, thợ ở khắp nơi rất thích giao du với ông ta, quả thật ông ta là một bậc hào kiệt. Diều hâu có đầm cỏ, Hổ báo có hang sâu. Ở giữa nơi kinh thành, Đã gieo mầm tội ác. Hắc Sơn nghe xong, nói: - Chúc mừng, như thế là tốt lắm rồi. Thành công hoàn toàn do ông ta. Ông ấy quen biết với một số người trong quân ngũ. Chúng ta lo gì không có người, lại quen biết với những người giàu có thì chúng ta lo gì không có tiền. Bản thân ông ta là thợ trong quân lính thì làm ra vũ khí cũng chẳng khó khăn gì. Phải dựa vào ông ta thôi. Vừa mới lôi kéo là bọn ngu xuẩn đáng chết này tụ tập lại ngay.
- Dương Đạo Tiên thấy Lý Tử Long tướng mạo kỳ lạ. Hắc Sơn ra sức tán dương: - Ông ấy là người cởi mở, độ lượng, rất có tài kinh bang tế thế. Lý Tử Long lại hết lời khen ngợi Hắc Sơn là một thầy tướng kỳ tài độc nhất vô nhị trong thiên hạ. Dương Đạo Tiên bèn cầm ngay lá số của mình đưa cho Hắc Sơn. Hắc Sơn xem xong, nói: - Đây là một vị nhân áo mão cân đai! So với ngài Lý Tử Long có kém một chút xíu. Đúng là ngài Hồng Tu(1) được gặp Lý Thế Dân(2). Sự nghiệp của ngài Lý Tử Long là do ngài Dương Đạo Tiên xây dựng nên. Công của ngài Dương do ngài Lý mà có được. (1) Hồng Tu: Trương Thuyết thời Đường, râu dài (hồng tu) là một người dũng mãnh, có sức khỏe, bắn rất giỏi. (2) Lý Thế Dân: Đường Thái Tông. Lúc ấy Dương Đạo Tiên thấy tướng mạo của mình so với Lý Tử Long có kém chút ít, thì rõ ràng Lý Tử Long phải là bậc quân chủ, mà mình chỉ là người phò tá. Dương cười, nói: - Tôi cũng nhờ vào ngài Lý. Nói xong, Dương lấy lá số của vợ đưa cho Hắc Sơn xem, Hắc Sơn nói: - Đây là một vị nhất phẩm phu nhân, số cũng tốt vào hàng đai ngọc. Điều ấy đã làm cho Dương Đạo Tiên hả hê sung sướng.
- Nói tới công danh lòng tham muốn, Tay vỗ kiếm rồng đã mấy phen. Tài trí Hàn Bành đây chăng tá, Nhớ lại phong hầu bá, tử, nam. Dương Đạo Tiên giữ hai người này lại nhà. Quả là Đạo Tiên có quan hệ với một số người trong cung đình, song cũng không phải là những người thật sự hiển đạt, đó là Nội sử Bào Thạch, Thôi Hoằng, Trưởng tùy Thịnh Chí, Vương Giám, Thường Hạo, Tư thiết giám, Tả Thiết giám Chu Lương, Môn phó Mạc Kính. Thấy họ mặt vuông tai to, mũi sư tử, lông mày lưỡi mác, cũng là những người khác thường. Hắc Sơn lại thao thao bất tuyệt rồi lấy ra cuốn sách ma quái mà Chu Đạo Chân cho hắn, theo đó hắn vẽ ra mấy lá bùa, nói: - Đeo là bùa này vào có thể tránh được mọi tai họa bệnh tật. Dương Đạo Tiên lại khoác lác rằng: - Ông Hắc còn có nhiều phép kỳ lạ như quạt thiết khiến cho thành trì đổ sụp, vạch đất thành sông, rắc gạo thành quân lính cắt cỏ thành ngựa, phi kiếm là rơi đầu quân địch. Phàm là với những bậc hào kiệt thì nói về nghĩa khí; với những kẻ ngu si thì nói về phú quý lợi hại; với những kẻ không có tri thức thì nói những chuyện ma quỷ hoang đường; thì ai mà chả nghe theo. Bọn quan lại nhỏ trong cung đình đều không được học hành, không đọc sử sách. Những lời
- nói vô căn cứ ấy lôi kéo được họ, và ngay cả Phật cũng kính nể chúng. Hắc Sơn va Dương Đạo Tiên lại gắn cho Lý Tử Long một tôn hiệu, chúng nói: - Lý Tử Long là Đức Phật Vương Như Lai cứu khổ cứu nạn trừ khử tai họa cho đời, chỉ chờ tới giữa những năm Thân Dậu sẽ đổi thay thiên hạ, vỗ về muôn dân. Nếu những dự định trước tiết lộ với những kẻ không tận tâm phù trợ, thì thiên thần sẽ tru diệt. Những viên quan trong triều này, quả nhiên không dám truyền tin, mà chỉ riêng mình biết, tự đến bái kiến. Người nườm nượp, kẻ thì dâng áo quần yên ngựa, người thì dâng vàng bạc tiền nong. Tử Long vẫn khoác lác rằng: - Những thứ bỏ đi này ta dùng làm gì? Nhưng thôi, các người cứ để đấy, để thử xem lòng trung thành của các người tới đâu. Những quan lại trong triều, lúc đầu vẫn coi mình là khách, song sau đó lại gọi Tử Long là Đức Phật, là Thượng sư, và đều cúi lạy Tử Long. Hắn vẫn thản nhiên nhận mình như thế. Một hôm bọn Bào Thạch mời Tử Long vào trong thành chơi. Hắn tới một ngôi điện nhỏ ở Vạn Tuế Sơn, bên trên chỉ đặt một chiếc long sàng. Đi đường đã mệt mỏi, hắn thản nhiên như không, bước lên long sàng rồi ngồi xuống, nói: - Ta đã có đài vàng bệ bạc, tòa sen bảo tọa, chứ đâu phải thứ này? Song chỉ vì do trời muốn cứu vớt sinh linh nơi trần thế nên trời đã đã sai ta xuống đây, thôi thì cũng chẳng lâu la gì, ta ngồi tạm cũng được. Chim sâu đỗ cành cao,
- Giếc cạn tới Dao Trì, Đâu phải nơi chúng ở, Ngông cuồng chẳng nghĩ xa. Những nội thần này nói: - Chỉ nguyện Đức Phật ngồi vào bảo tọa là chúng con cũng như được lên thế giới cực lạc rồi. Hắn ngồi một lát sau đó ra khỏi hoàng thành. Ai ai trông thấy cũng cho rằng hắn thật xứng đáng, và còn quả quyết rằng Lý Tử Long có số làm thiên tử còn những thường dân thì bái phục đến sái cổ, từ đó ngày càng tôn kính và tin theo. Lý Tử Long, Hắc Sơn và Dương Đạo Tiên bàn nhau rằng: "Trong và ngoài phối hợp với nhau là hai điều không thể thiếu được. Bên trong thì có nội thần, bên ngoài thì dựa các địa phương vùng Châu Định, những hào kiệt này quá xa, vậy phải có được một số võ quan trong kinh thành cùng một số cấm quân phù trợ mới tốt được". Họ nghĩ tới Vũ Lâm bách hộ Chu Quảng, là người thân của Bào Thạch. Tiểu Kỳ Vương Nguyên là người thân của Trịnh Trung, vậy bảo hai người này lôi kéo họ nhập bọn. Quả nhiên hai người ấy tới bái kiến Lý Tử Long và họ hứa rằng tới lúc lâm sự họ sẽ cho người tiếp ứng. Trâm anh đời đời ăn lộc nước. Dốc hết lòng trung với nước non. Cớ sao cam lòng theo phản nghịch,
- Để rồi di họa tới cháu con.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn