YOMEDIA
ADSENSE
Đôi nét về ẩm thực Nga phần 1
279
lượt xem 94
download
lượt xem 94
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đôi nét về ẩm thực Nga Bạn có biết về ẩm thức nước Nga nổi tiếng có món gì không? Chính là món trứng cá hồi, bánh mì đen và salad Nga. Có thể còn rất nhiều món ăn khác nữa. Nhưng hầu hết người Việt Nam nhắc đến nước Nga là nhắc đến những món ăn ấy.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đôi nét về ẩm thực Nga phần 1
- Đôi nét về ẩm thực Nga Bạn có biết về ẩm thức nước Nga nổi tiếng có món gì không? Chính là món trứng cá hồi, bánh mì đen và salad Nga. Có thể còn rất nhiều món ăn khác nữa. Nhưng hầu hết người Việt Nam nhắc đến nước Nga là nhắc đến những món ăn ấy. Đó là chưa kể loại rượu Vodka nặng độ hơn cả rượu Nàng hương Việt Nam. Những món ăn Nga từ trứng cá hồi với bánh mỳ nướng, súp củ cải đỏ ăn với bánh mỳ đen, cuống tỏi muối, chả gà Kiep, cá khô Atrakhan, súp củ cải đỏ, bánh cuốn Lêningrát... mang phong vị Nga nhưng lại rất phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Các món ăn chính thường chế biến từ thịt, thường là thịt bò, thịt cừu, hay thịt heo, đôi khi kèm với nấm, kem chua hay nước sốt pho mát.Thịt cũng được dùng trong món Pelmeny (пельмени), một dạng bánh bao của Nga. Hầu hết các quán ăn đều có nhiều món khác nhau cho khách lựa chọn và những nhà hàng cũng có những món ăn chay hấp dẫn, chẳng hạn như món đậu hầm hay món cà tím nhồi. Cá đã được ướp là món khai vị phổ biến, trong khi cá tươi, thường là cá hồi, cá tầm hay cá peeca-thường là món ăn chính trong các nhà hàng có uy tín. Một số món ăn truyền thống ở Nga Borsh (Борщ): Borseht là món súp cổ điển của Nga, món này gồm có nhiều thành phần chính với màu sắc tươi sáng nhất là của cải đỏ. Món này thường được ăn lạnh vào mùa hè và ăn nóng vào mùa đông. Đôi khi người ta thêm thịt hoặc nấm vào món ăn này. Lúa mạch cũng được cho vào để món ăn thêm đặc Kassha (Каша): (cháo đặc) là món ăn chính của người Nga trong bữa điểm tâm, được nấu bằng sữa với yến mạch, kiều mạch hay bột hòn.
- Bnili (Блины) : Bnili là một loại bánh kếp nhỏ, trong có nhồi trứng cá muối, cá, bơ lỏng hoặc kem chua. Tsipleonok tabaka (Цыпленок табака): đây là món thịt gà, trong đó thịt nướng bằng xiên. Shi (Щи): món Sehchi bao gồm bắp cải nhồi và ớt ngọt nhồi cơm và thịt băm. Người ta ăn món này với nấm và kem chua. Varenniki (Вареники): Đây là món bánh bao dùng để ăn sáng, trong ruột có các loại quả mọng, quả anh đào hay mứt. Cốt lết gà kiểu Nga (Котлеты): người ta nghiền nhỏ thịt gà, cho thêm một ít bơ và kem để giữ cho thịt được ẩm. Trong món này, vị mượt mà của cốt lết gà có tẩm bơ tương phản một cách hài hoà với vị tuơi của loại rượu vang mà người ta uống kèm. Muốn cho hương vị được tuyệt hảo, người ta dùng rượu vang Beaujolais của Pháp hoặc rượu Merlot ở vùng Trentino của Bắc Ý. Thịt cừu nướng xiên (Шашлык) Theo truyền thống món ăn này được làm bằng thịt cừu, nhưng người ta cũng có thể làm bằng thịt heo, thịt bò , thịt gia cầm, hoặc cá tầm. Điều quan trọng nhất là thịt hay cá phải tươi và chưa được ướp lạnh. Nếu làm bằng thịt gà, thời gian ướp bằng nước ướp sẽ lâu hơn. Mì ống hầm (Макароны): Đây là món mì ống nấu theo kiểu Nga với pho mát vàt thật nhiều rau. Sự kết hợp của các thành phần này là tuyệt vời. Người ta cũng có thể cho thêm bông cải hoặc cà rốt để tăng thêm độ phong phú cho món ăn. Seledka (Селедка) Cá trích là món rất khoái khẩu của người Nga, cùng với dưa chuột ri và các loại thịt nguội và các món trộn. Bánh kếp ăn với trứng cá muối cũng là một món phổ biến. Trứng cá muối đỏ ở đây rất rẻ và là đối thủ của trứng cá muối đen.
- Những tục lệ về pelmeni Pelmeni là một món ăn bạn có thể bắt gặp trong một nhà hàng sang trọng, cũng có thể thấy ngay trong bếp nhà mình. Đây là một món ăn làm nhanh gọn, cũng có thể là một món cầu kỳ và đẹp mắt. Một trong những tục lệ quan trọng của pelmeni đó là việc nặn “chiếc pelmeni hạnh phúc”. Trong viên pelmeni cuối cùng người ta đặt vào nhân ớt, đồng xu hoặc thậm chí cúc áo. Người mà ăn được vật đó sẽ được hạnh phúc. Nhồi pelmeni “hạnh phúc” có thể như thế nào tùy thích. Pelmeni đầy bột, nguyên vẹn – có hạnh phúc, với rau – có niềm vui, với ớt – có tình yêu, với đường – có một năm dễ dàng, may mắn. Còn pelmeni mà người ta thấy đồng xu thì tất nhiên, hứa hẹn sẽ giàu có. Một truyền thống rất thú vị nữa có liên quan tới nghi thức từ Siberi. Pelmeni của Siberi thường được để lên bàn chỉ trong một bát lớn. Nếu chủ nhà mang cho mỗi người khách một suất nhỏ, nó có thể được cho rằng, người chủ muốn tránh sự có mặt của những người ngồi ở bàn. Một bát lớn với pelmeni, ngược lại, cho biết cảm tình của chủ nhà với khách và mong muốn giữ khách ở nhà mình
- càng lâu càng tốt. Có rất nhiều truyền thống về pelmeni cho đến nay vẫn được giữ tại Trung Quốc. Tại đây luôn gắn liền pelmeni với sự sung túc về vật chất cũng như sức khỏe của thế hệ sau. Đó là vì hình của pelmeni nhắc người ta nhớ lại hình thỏi bạc trước từ xa xưa, còn tên gọi của pelmeni trong tiếng Trung có liên tưởng tới trẻ nhỏ. Một trong những câu chuyện đã nói rõ, rằng những cặp vợ chồng trẻ mới cưới chưa có con bỏ những miếng pelmeni mới vào trong miệng, sau đó lấy ra, đặt chúng xuống dưới giường cưới để mình sẽ có con đàn cháu đống. Còn một truyền thống nữa về mong muốn của người Trung Quốc, nó có liên quan tới những con số. Hạnh phúc gấp đôi đợi người ăn 2 miếng pelmeni. Nếu ăn 3, 6, 9 miếng pelmeni phải nuốt chúng để tìm thấy được hạnh phúc. 4 miếng pelmeni đảm bảo một năm hạnh phúc. Người nông dân ăn 5 miếng pelmeni vì muốn mùa màng tốt đẹp, miếng thứ 7 và miếng thứ 8 đem lại sự sung túc và thành công trong công việc. Ai đã ăn được miếng thứ 10 có thể ngủ yên, vì anh ta biết chắc rằng hạnh phúc, may mắn và sung túc đang đợi anh ta. Người Nga có rất nhiều những giải thích thú vị về pelmeni. Nếu như bạn mơ thấy mình đang ngồi ở một bàn đầy pelmeni, điều đó hứa hẹn một cuộc gặp với những người bạn thân. Nếu một người mơ mình nặn pelmeni thì có nghĩa là anh ta không có gia đình, không có sự đầm ấm của gia đình. Cô gái mà mơ thấy mình làm pelmeni không thành công, thì chứng tỏ rằng người yêu hiện tại của cô là một người khó tính trong ăn uống. Thưởng thức trà theo kiểu Nga Để thưởng thức trà Nga, bộ ấm tách bằng sứ là đặc biệt cần thiết. “Lưới coban” của Nhà máy sứ Lomonosov từ xưa đến nay vẫn được coi là bộ ấm tách uống trà Nga cổ điển.
- Trái với ý kiến đại chúng, những chiếc cốc không thích hợp để thưởng thức trà cho lắm - thậm chí ngay cả khi sử dụng những đế cốc sang trọng bậc nhất. Thứ nhất, đơn giản chúng không tiện lợi. Thứ hai, trong những ngôi nhà lịch sự kiểu Nga thì những chiếc cốc đã bị từ chối sử dụng ngay từ thời Ekaterina. Những chiếc cốc trở thành bộ đồ trà cơ bản trong lối sống bình dị hay chưa ổn định (chẳng hạn người chưa có gia đình) - tất cả những ai hiểu được ý nghĩa của cuộc sống và thú vui uống trà đều cố gắng mua sắm cho mình một bộ ấm chén bằng sứ. Việc pha loãng trà bằng nước sôi luôn trong tách là nét đặc trưng của cách thưởng thức trà Nga. Trong các nghi thức uống trà truyền thống của các nước khác (như Trung Quốc, Nhật Bản và Anh Quốc) trà được rót ngay từ ấm trà ra và uống liền. Tại Nga, trà luôn được pha loãng ra - do đó, ngoài bộ ấm chén phà trà đạt tiêu chuẩn, khi thưởng thức trà Nga cần phải có cả hũ đựng nước sôi riêng. Trước đây, những chiếc ấm Samovar đảm bảo rất tốt chức năng này. Ngày nay, nước sôi có thể rót thẳng từ siêu đun nước nhưng tốt hơn hết là sử dụng loại siêu lớn chứa đầy nước sôi. Sau khi đun sôi nước và pha trà, nước sôi sẽ được rót sang chiếc siêu này rồi từ đó – rót ra các tách, như vậy rất tiện và hợp lý. Chanh là thành phần quan trọng thứ 2 trong cách thưởng thức trà của người Nga. Chanh được cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào tách. Toàn thế giới đều cho rằng, trà với chanh là phát minh của người Nga và cách thưởng thức trà này được gọi là “Trà Nga”. Đó là lý do vì sao trên bàn trà Nga nhất định phải có chanh.
- Còn một đặc điểm nữa khá quan trọng trong cách thưởng thức trà Nga đó là trà pha sẵn và được uống liền. Tất nhiên, đó phải là trà đen. Hiện nay phần lớn người dân Nga ưa chuộng loại trà có hương thơm đặc trưng và mùi vị mạnh của Xrilanca, Ấn Độ hơn là loại trà có mùi vị thanh đạm và hương thơm tao nhã có trong trà Trung Quốc. Bởi vậy, nếu bạn muốn thưởng thức đúng khẩu vị trà Nga hiện đại – hãy pha loại trà đặc xứ Xrilanca. Bộ đồ trà bằng sứ, ấm trà, chanh và trà Trung Quốc hay Xrilanca – đó là những thành phần cần thiết để có thể thưởng thức trà theo đúng kiểu Nga. Sẽ thật tuyệt vời nếu trên bàn trà có cả một chiếc ấm Samovar hiện đại, nó sẽ làm chiêc bàn trông đẹp hơn và tạo ra bầu không khí ấm cúng, tiện nghi và thực sự thoải mái. Mứt, mật ong hay sữa đặc cũng đặc biệt cần thiết. Và, tất nhiên, cả bánh blin, bánh nướng, bánh mì, bánh baranca hay bánh mì giòn. Ngồi sau chiếc bàn như vậy để tận hưởng trà đặc nóng và thưởng thức những thức ăn ngon ngọt, bạn sẽ lặng người đi, rồi bắt đầu nhớ tới sự vô bổ của cảnh sống hối hả, bận rộn và nhìn thế giới này một cách thiện cảm hơn. Trà từ ấm Samovar Trà từ ấm Samovar. Ấm Samovar là phần không thể thiếu khi thưởng thức trà Nga. Trong những chiếc hũ (nồi hơi) bằng đồng hay bạc nước pha trà được đun và giữ nóng trong thời gian dài. Phía trên là ấm pha trà. Hãy rót vào tách một chút trà (50 – 70 ml) và pha loãng bằng nước từ ấm Samovar tuỳ theo khẩu vị từng người. Ấm Samovar đun bằng than củi đòi hỏi phải bỏ ra rất nhiều
- thời gian và công sức. Sử dụng ấm Samovar điện để thưởng thức trà, bạn sẽ không phải bận tâm đến vấn đề đó nữa. Việc duy nhất cần làm là đổ đầy nước lạnh vào ấm Samovar. Rồi chủân bị 1 chiếc ấm pha trà, 3 muỗng (tương đương 4 – 5 g) trà và 150 – 200 ml nước sôi. Đây là số lượng đủ để pha 3 tách trà. Muốn pha 0,5 l trà bạn cần 10 muỗng (tương đương 15 – 20 g) trà. Pha trà lá thì bạn phải đổ nước sôi vào ấm trà và sau 5 phút là có thể thưởng thức. Để áp dụng phương pháp pha trà này tốt hơn hết hãy sử dụng trà Ấn Độ hoặc trà Xrilanca. Nên lọc nước trà qua bộ lọc trong chiếc ấm Samovar nhỏ. Ấm trà được đặt trên nắp hoặc ống của ấm Samovar để nước luôn được giữ nóng. Mở nắp ấm Samovar và rót thêm nước lạnh vào. Hoặc bật ấm Samovar điện, cho nước vào đun sôi. Bỏ 15 – 20 g lá trà vào ấm pha trà, rót 0,5 l nước sôi vào và chờ trong khoảng gần 5 phút. Rót trà đã pha qua bộ lọc của ấm pha trà nhỏ. Đặt ấm pha rà lên trên miệng ấm Samovar để trà luôn được nóng. Rót từ ấm pha một chút trà vào tách rồi tuỳ theo khẩu vị có thể pha loãng bằng nước nóng lấy từ ấm Samovar. (Sưu tầm)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn