YOMEDIA
ADSENSE
Dòng mực cũ - Phần 25
72
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Minh hồi hộp và sung sướng lắm . Sau khi theo Cảnh lại chào Nguyễn Thái Học và các đồng chí lãnh đạo của tổng bộ . Minh lần lượt bắt tay từng đại biểu và tự giới thiệu mình . Anh biết Cảnh cố ý cất nhắc anh lên để phụ trách soạn thảo các văn kiện của tổng bộ , thay thế các đồng chí nhà văn , nhà báo đã bị bắt . Đều này làm Minh rất cảm động . Quanh anh , những khuôn mặt hoàn toàn xa lạ , bên cạnh những tên tuổi...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dòng mực cũ - Phần 25
- Phần 25 Minh hồi hộp và sung sướng lắm . Sau khi theo Cảnh lại chào Nguyễn Thái Học và các đồng chí lãnh đạo của tổng bộ . Minh lần lượt bắt tay từng đại biểu và tự giới thiệu mình . Anh biết Cảnh cố ý cất nhắc anh lên để phụ trách soạn thảo các văn kiện của tổng bộ , thay thế các đồng chí nhà văn , nhà báo đã bị bắt . Đều này làm Minh rất cảm động . Quanh anh , những khuôn mặt hoàn toàn xa lạ , bên cạnh những tên tuổi mà Minh từng được nghe nhắc đến nhưng chưa có cơ hội diện kiến trực tiếp bao giờ . Minh không phải là đại biểu của thành bộ Hà Nội , nhưng do vận động của Lê Hửu Cảnh , tổng bộ chấp thuận cho Minh được ngồi làm thư ký , ghi biên bản cho hội nghị . Hôm ấy là giữa tháng 5 năm 1929 , Nguyễn Thái Học đưa ra đề nghị táo bạo là thành lập Tổng Bộ Chiến Tranh , quyết định lãnh đạo quần chúng tổng khởi nghĩa . Ông nói thẳng đây là một chủ trương bất đắc dĩ vì phải đốt giai đoạn , trái lại với chương trình đã dự trù buổi ban đầu của Việt Nam Quốc Dân Đảng . Nhưng không làm được , bởi đảng viên bị bắt quá nhiều mà lưới mật thám càng ngày càng giăng rộng . Ngồi chờ bị bắt rồi chết gục trong tù thì chẳng thà đánh một trận lớn , dẫu có thua cũng thỏa chí ! Đảng trưởng chưa dứt câu , phòng họp đã nhao nhao bàn tán , người này nhìn người kia bằng ánh mắt ngạc nhiên . Có người buột miệng nói : - Tổng khởi nghĩa bây giờ là giắt nhau vào chỗ chết ! Chưa thể được ! Nguyễn Thái Học giải thích : - Chúng ta tổng khởi nghĩa trong lúc này thì phần thắng không nắm chắc trong tay ! Nhưng chúng ta hy sinh ngã xuống để khơi dậy lòng ái quốc và làm những viên gạch lót đường cho những đoàn thể sau này sẽ nối tiếp chúng ta mà đánh đuổi ngoại xâm , giành độc lập cho xứ sở ! Nguyễn Thái Học ngừng nói , phòng họp lập tức lại vang lên tiếng xầm xì . Người tán đồng cũng đông mà người phản đối cũng nhiều . Đứng đầu phe bất đồng ý kiến với Nguyễn Thái Học là Lê Hửu Cảnh , Cảnh vốn là người thẳng thắn , có ý nghĩ sâu sắc và không ngại mích lòng khi cần phát biểu . Lúc còn đi lính cho Tây , anh đã nhiều lần mạnh dạn phản đối cách cư xử của sĩ quan Pháp đối với An Nam . Bây giờ nghe Nguyễn Thái Học công bố quyết định tổng khởi nghĩa , Cảnh liền đứng dậy nói : - Từ sau Tết đến giờ, mới có 3 tháng, chúng ta bị mất quá nhiều đồng chí lỗi lạc, đa số là cấp lãnh đạo trung ủy. Các anh Nhựơng Tống, Hồ Văn Mịch, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Thành Vỵ , Nguyễn Thái Trác, đều đã bị bắt cả. Còn biết bao nhiêu đồng chí tài đức khác mà tôi không muốn kể ra đây. Tổng cộng trên dưới 200 đồng chí đang chịu cực hình tra tấn ngày đêm. Nhân sự của Tổng Bộ quyết định tổng khởi nghĩa, tôi thấy việc ấy quá liều lĩnh vì chúng ta chưa chuẩn bị. Nếu chúng ta thất bại-mà cứ sự thường là thất bại-thì thực dân nhân dịp này quét sạch Quốc Dân Đảng! Mười năm, hai mươi năm nữa, Đảng của chúng ta cũng sẽ không gây dựng lại được như hôm nay! Tôi xin Tổng Bộ và các đồng chí đại biểu xét lại!
- - Lê Hữu Cảnh dứt lời thì một số đồng chí khác nhụ Nguyễn Tiến Lữ, Nghuyễn Xuân Huạn, Lê Tiến Sự, Nguyễn Đôn Lâm, Đều nối tiếp ý của Cảnh, bác bỏ chủ trương tổng khởi nghĩa trong lúc này. Lê Hữu Cảnh lại tiếp: - Để bảo toàn lực lượng cua Đảng và nhất là sự duy trì sự hiện diện lâu dài của Đảng, tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo Tổng Bộ, nhất là anh Học và anh Như, nên ra nước ngoài ngay, đặt Tổng Bộ ben kia biên giới. Chúng ta đang có lợi thế là chính phủ Dân Quốc cầm quyền bên Trung Hoa. Tổng Bộ đặt cơ quan chỉ huy ở bên ấy, sẽ được chính phủ Tưởng Giới Thạch hỗ trợ, trong nước dù có xảy ra chuyện gì dd nữa, thì thực dân Pháp không làm gì được Tổng Bộ đặt trong nước, nói dại, nếu chẳng may Tỗng Bộ bị vỡ, anh Học, anh Nhu bị bắt, thì đảng viên như rắn bị mất đầu, Việt Nam Quốc Dân Đảng sẽ không còn nữa. Các đồng chí của chúng ta đang ở trong tù sẽ tan rã tinh thần vì không còn điểm tựa để trong mong ngày chiến thắng. Xin Tổng Bộ xét lại! Phòng hợp yen lặng ngẫm nghĩ những điều Cảnh vừa nêu ra. Nguyễn Thái Học nhìn khắp lượt cử tọa rồi nói: - Tổng Bộ không đi đâu cả! Anh Nhu và tôi không đi đâu cả! Chúng ta làm cách mạng, phải đồng lao cộng khổ với đồng chí, phải nằm gai nếm mật với đồng bào, không phải đứng từ nước ngoài mà chỉ tay 5 ngón, mà ném đá giấu tay! Chúng ta có vì Tổ Quốc mà ngả xuống để người sau tiến lên thì cái chết ấy cũng là cái chết xứng đáng, không có gì phải bận lòng! Cuối phòng có tiếng nói lớn cất lên: - Người xưa tối kỵ chưa xuất quân mà đã nói điều chẳng lành! Đảng trưởng sao lại cứ nói gở như thế! Ta thất bại thế nào được! Trên bàn chủ tọa, ngoài Nguyễn Thái Học, có Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính và Sư Trạch, một đảng viên mới vốn là võ sư, lo việc bảo vệ các yếu nhân của Đảng. Ngoài ra còn có cô Giang ngồi ở bàn thư ký bên cạnh Minh. Ký Con Đặng Trần Nghiệp thì đứng ở cuối phòng. - Đúng như thế! Tại sao anh Cảnh lại cứ bi quan cho rằng mình sẽ bị thất bại! Ta hiện có đến cả nghìn chi bộ khắp nơi. Chưa kể có cả một khối quốc dân đồng bào ủng hộ, thất bại thế nào được! Xứ Nhu dứt lời, một số đại biểu nhao naho cất tiếng ủng hộ làm Cảnh đâm ra lúng túng. Vốn nặng lòng quý mến Xứ Nhu, Lê Hữu Cảnh phân trần: - Thưa các đồng chí đại biểu. Tôi không bi quan. Tôi hoàn toàn tin vào chính sách của chúng ta. Nhưng thời cơ chưa đến. Vâng. Đúng là chúng ta có đến hơn 1000 chi bộ, nhưng vũ khí thô sơ, lại khó liên lạc với nhau. Trong khi địch có đến 3 tiểu đoàn bộ binh, 7 tiểu đoàn lính khố đỏ, lại thêm pháo binh và tàu bay. Rồi còn lực lượng đội
- xếp và đội thám. Tôi vì tiền đồ của Đảng mà phát biểu, chứ thật lòng không muốn đi ngược lại ý kiến của Đảng trưởng! Nguyễn Xuân Huân ngồi bên cạnh Cảnh xen vào : - Chúng ta làm cách mạng để đánh Tây , như thế thì sớm muộn gì cũng phải đánh ! Có điều đánh lúc này thì chưa phải lúc ! Phòng họp im lặng trong khoảnh khắc . Rồi Nguyễn Thái Học đề nghị hội nghị lấy biểu quyết bằng cách giơ tay . Nhóm Lê Hửu Cảnh tán thành lề lối sinh hoạt dân chủ của đảng trưởng , nhưng không đồng ý cách bỏ phiếu bằng tay , bởi nhiều người sẽ vì nể nang mà miễn cưỡng giơ tay , trái với ý nghĩ đích thực trong lòng mình . Tuy vậy , Cảnh không dám lên tiếng phản đối bởi thấy khí thế của hội nghị đang nghiêng hẳn về phía Nguyễn Thái Học . Kết quả biểu quyết là phe chủ chiến thắng thế . Điều này cũng dễ hiểu , bởi phần đông những đảng viên chủ trương cách mạng hòa bình đều đã đi tù . Hội nghị liền soạn thảo kế hoạch tổng khởi nghĩa để bắt tay vào việc chuẩn bị . Công tác khẩn cấp của giai đoạn này là thiết lập các xưởng chế tạo bom càng nhiều càng tốt , song song với công tác binh vận , tuyên truyền lôi kéo quân nhân người Việt tại các đồng lính Pháp quay về với đất nước , bắn lại quân thù . Sư Trạch đề nghị giao nhiệm vụ này cho cánh phụ nữ đảm trách . Ý kiến được Nguyễn Thái Học tán đồng . Ngồi ở bàn thư ký , Minh nhìn Cảnh bằng ánh mắt hết sức ái ngại . Những đều Cảnh nêu ra , Minh thấy hoàn toàn hợp lý . Nhưng quyết định của đảng trưởng và biểu quyết của đa số đại biểu cũng không phải là không hửu lý bởi hoàn cảnh bắt buộc đảng phải hành động . Từ lâu , Minh đã biết trong nội bộ các đồng chí lãnh đạo vẫn có những bất đồng quang điểm về đường lối . Với Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu , Quốc Dân Đảng lập ra để hành động , để dùng bạo lực lật đổ chính quyền Pháp , không cần phải vẽ vời những chủ thuyết xa xôi . Nhưng với một số các đồng chí khác , đặc biệt là những người xuất thân từ nhà báo , nhà văn và nhà giáo , thì lại có chủ trương đường dài . Làm cách mạng bằng nhiều phương thức , chẳng hạn như giáo dục , tuyên truyền , vận động quần chúng , chờ thời cơ thuận tiện mới nhất loạt tổng nổi dậy . Khuynh hướng này là những người như Nguyễn Thế Nghiệp , Nhượng Tống và nhiều đồng chí kiên nhẫn khác . Ngay từ đại hội lần thứ hai để bầu ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới , tổ chức ngày 1 tháng 7 năm 1928 , Nguyễn Thế Nghiệp và Nhượng Tống đã không chụu tham dự vì thấy phe “diều hâu” đông đảo quá ! Giờ này thì cả hai ông đều bị bắt , không còn tiếng nói tại hội nghị . Buổi họp bế mạc , các đại biểu phân tán ngay theo nhiều hướng khác nhau ra khỏi làng . Cũng có người ở lại Đức Hiệp , nhưng được bố trí sang những hộ cơ sở khác , tránh tập trung một chỗ . Nhóm Lê Hữu Cảnh từ đó có cái tên là “nhóm trung lập” hoặc “phe cải tổ” , bị nhiều đồng chí tỏ thái độ e dè , xa cách , làm Cảnh rất buồn .
- Khi mọi người lần lượt rút lui hết thì trong nhà chỉ còn Nguyễn Thái Học , Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính . Cảnh cũng nấn ná ở lại . Để tránh ngộ nhận , nhân một lúc vắng vẻ , Cảnh gặp riêng Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu , khẳng khái nói : - Hai anh hiểu cho , tôi tuy có ý kiến bất đồng , nhưng hội nghị đã biểu quyết và thông qua kế hoạch tổng khởi nghĩa thì tôi sẳn sàng chấp hành . Tổng bộ cứ giao nhiệm vụ , tôi cam kết sẽ hoàn thành ! Xứ Nhu gật đầu trấn an Cảnh : - Tôi hiểu ! Đồng chí phát biểu như thế là rất dân chủ ! Nguyễn Thái Học tiếp lời : - Đồng chí cứ về Hà Nội , nay mai sẽ có lệnh cụ thể ! Cảnh chưa kịp nói gì thêm thì Nguyễn Thái Học lại bảo : - Nhưng ngủ lại đây một tối cho khỏe đã , rồi mai hẵng lên đường ! Nguyễn Khắc Nhu hiểu ý , thân mật vỗ vai Cảnh và thêm : - Tôi cũng cần bàn với ông vài việc vì dù sao ông cũng có thời đi lính cho Tây , biết nhiều về quân sự . Xứ Nhu biết trong lòng Nguyễn Thái Học đã chớm nghi ngờ Cảnh . Chính vì nghi ngờ , đảng trưởng mới giữ chân Cảnh lại , bởi các yếu nhân của đảng đều đang tập trung tại căn nhà này . Nếu để Cảnh ra đi , rủi ro Cảnh phản bội , thì tổng bộ sẽ lọt hết vào tay địch . Chim đậu cành mềm , từ đầu năm đến giờ , trong nội bộ Quốc Dân Đảng đã có đến mấy kẻ làm nội tuyến , phá tan bao nhiêu cơ quan của đảng . Cho nên bây giờ Nguyễn Thái Học bắt đầu tỏ thái độ dè dặt , ngay cả với Cảnh . Ông sợ rằng Lê Hửu Cảnh vì bất mãn với quyết định tổng khởi nghĩa của tổng bộ , có thể sinh ra mất lập trường , rồi đứng về phía giặc . Cảnh không biết ý định của đảng trưởng , nên hết sức cảm động vì được cả Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu níu lại bàn chuyện . Xứ Nhu lôi Cảnh ra sau nhà , ngồi uống trà dưới mái hiên trông ra mảnh vườn trồng đầy đậu đũa . Dù sao đi nữa , Xứ Nhu cũng là người từng trải , không muốn đẩy Cảnh ra khỏi đoàn thể khi chưa nắm chắc được bằng chứng vững chắc là Cảnh muốn bỏ đảng . Làm như thế , vừa mất đi một nhân tài , vừa có thể dồn Cảnh vào chân tường để trở thành kẻ bội phản . Huống chi ông biết Cảnh vì đảng mà hiến kế , cho nên ông cần xoa dịu Cảnh trong lúc này . Ông nhập đề thẳng , giao cho Cảnh phụ trách việc chế tạo chất nổ , các loại bom đơn giản để dùng trong ngày khởi nghĩa . Cảnh khẳng khái nhận lời ngay , Cảnh bảo :
- - Anh cứ tin ở em ! Lời thề tuyệt đối trung thành với đảng , em không bao giờ quên ! Khi chỉ có hai người với nhau , Cảnh luôn luôn gọi Xứ Nhu là anh và xưng em vì chẳng những Cảnh thua Xứ Nhu đến 13 tuổi , mà hơn thế nữa , Cảnh biết rất rõ quá trình hoạt động thật sôi nổi của Xứ Nhu ngay từ thuở thiếu thời . Nguyễn Khắc Nhu sinh năm 1882 tại làng Song Khê , gần thị xã Bắc Giang . Thân phụ ông là một nhà nho lận đận khoa cửa nhưng truyền được cho Nhu cái tính hiếu học ngay từ thuở nhỏ , quyết nuôi chí thành đạt để mang niềm vui lại cho hai đấng sinh thành . Không may , khi Nhu 12 tuổi thì mồ côi cha , phải lao vào cuộc đời , trở thành rường cột kinh tế cho gia đình . Công việc đầu tiên của Nhu là xin chăn trâu cho cụ Tú Bảng trong làng để vừa có gạo mang về , vừa được cụ Tú cho ngồi học chung với các con của cụ vào buổi tối . Cuộc sống tuy vất vả , nhưng Nhu rất hài lòng vì được tiếp tục việc học . Tiếc rằng chẳng được bao lâu thì cụ Tú được người ta mời ra tỉnh làm gia sư , cậu bé Nhu đành ở lại và đi bắt cua dọc theo các bờ ao , ven ruộng trong làng . Từ đấy , bút nghiên phải tạm gác lại . Một hôm , Nhu đi xa , ra bắt cua mãi trên thị xã , bên bờ sông lớn . Nhìn thấy thiên hạ lên xuống chiếc tàu thủy đang thả neo đón khách tại bến sông . Nhu tò mò leo lên , ngơ ngác đi lang thang trên tàu . Tàu chạy lúc nào không hay . Nhu hoảng hốt quá , không biết làm sao để quay về nhà với mẹ . May có người thợ phụ việc trên tàu , thấy Nhu đứng mếu máo , mới tiến lại hỏi thăm . Nhu kể hết sự tình . Ông thợ động lòng thương hại , lại vì chưa có con trai , nên ông ngỏ ý sẳn sàng nhận Nhu làm con nuôi . Ông đưa Nhu về nhà mình ở Phả Lại , cho học chữ Hán tiếp tục , lại thêm cả tiếng Tây và chữ Quốc Ngữ . Hai năm sau ông mới báo tin cho mẹ Nhu ở làng Song Khê để bà biết là Nhu hiện đang ở với ông . Bà mẹ mừng quá liên cử người đến cảm ơn và xin cho Nhu quay về làng . Đoàn tụ là một niềm vui lớn , nhưng từ đấy bút nghiên lại phải tạm hoãn vì không có tiền và không có thầy . Ngày ngày đi làm vớ vẩn , Nhu vẫn nôn nóng ôm giấc mơ có ngày được đi học trở lại .
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn