intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dòng mực cũ - Phần 57

Chia sẻ: Trần Minh Thường | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 57 Lê Hửu Cảnh đi Hải Phòng hy vọng sẽ gặp được Ký Con Đặng Trần Nghiệp ở dưới ấy , nhưng xuống tới nơi thì các đồng chí cho biết Ký Con đã trốn sang Nam Định nên hai người không có dịp tái ngộ . Trước khi rời Hà Nội , Cảnh cùng Nguyễn Xuân Huân ghé qua nhà Minh ở Khâm Thiên để dặn dò vài công việc . Minh đòi thoát ly theo Cảnh nhưng Cảnh không đồng ý . Theo Cảnh , các cơ quan của đảng thuộc Thành Bộ Hà Nội đều bị giặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dòng mực cũ - Phần 57

  1. Phần 57 Lê Hửu Cảnh đi Hải Phòng hy vọng sẽ gặp được Ký Con Đặng Trần Nghiệp ở dưới ấy , nhưng xuống tới nơi thì các đồng chí cho biết Ký Con đã trốn sang Nam Định nên hai người không có dịp tái ngộ . Trước khi rời Hà Nội , Cảnh cùng Nguyễn Xuân Huân ghé qua nhà Minh ở Khâm Thiên để dặn dò vài công việc . Minh đòi thoát ly theo Cảnh nhưng Cảnh không đồng ý . Theo Cảnh , các cơ quan của đảng thuộc Thành Bộ Hà Nội đều bị giặc phát giác . Chỉ còn một địa điểm duy nhất là căn gác nhà Minh ở trọ . Minh phải bám lấy để làm chỗ giao liên khi cần thiết . Cảnh nắm tay Minh và dặn : - Cậu cứ ở đây . Tôi sẽ quay lại gặp cậu ! Tôi đã dặn cô Giang , nếu cần liên lạc với tôi thì cứ cho cậu biết ! Thỉnh thoảng tôi sẽ cho người đến gặp cậu ! Thế nào cô Giang cũng cần đến cậu ! Rồi Cảnh lấy ra mảnh giấy nhỏ có ghi địa chỉ trạm giao liên ở Hải Phòng , trao cho Minh và bảo : - Cậu học thuộc địa chỉ này và xé bỏ mảnh giấy đi . Tôi đã dặn cậu nhiều lần , nguyên tắc căn bản là không bao giờ để lại bút tích gì cả . Ngô nhỡ địch khai thác được ! Minh nhét mẫu giấy vào túi rồi dè dặt hỏi : - Chị Giang có đi chuyến này với hai anh không ? Nguyễn Xuân Huân đáp thay : - Không . Chị ấy phải nán lại Hà Nội chờ nghe tin tức các đồng chí trong Hỏa Lò . Phân vân một chút . Minh lại hỏi : - Anh có tính sang Vân Nam không , anh Cảnh ? Cảnh quả quyết : - Tôi ở lại . Nhất định ở lại . Tổng Bộ giao phó trách nhiệm cho tôi . Tôi đi sao đành ! Đồng chí Huân đây và tất cả nhóm chúng tôi đều ở lại , nhưng nếu gặp Ký Con , tôi sẽ khuyên cậu ấy nên qua bên kia biên giới , vì hình ảnh của cậu ấy bị giặc dán khắp nơi , khó lòng mà thoát được . Trường hợp Ký Con thì nên xuất ngoại ! Rồi Cảnh chia tay , cùng Huân lên đường . Minh nói : - Nếu hai anh gặp anh Doãn , nhớ cho em gửi lời thăm ! Cảnh gật đầu bước đi . Doãn tức là bí danh của Ký Con Đặng Trần Nghiệp . Kể từ đêm ném bom ở Hà Nội để làm kế nghi binh hỗ trợ cho các trận đánh tại các tỉnh , Ký Con bị giặc truy lùng gay gắt với hàng vạn cáo thị và hình chụp dán khắp đó đây kèm theo món tiền thưởng tương đương với Nguyễn Thái Học là 5 ngàn đồng . Biết không
  2. thể lưu lại Hà Nội , Ký Con tìm đường sang Hải Dương , tạm trú tại nhà một đồng chí làng Dư Hàng , huyện An Chương . Nương náu một thời gian , Ký Con thấy nơi đấy bất ổn vì mật thám tung hoành dữ dội . Anh liền trốn qua Nam Định , tá túc trong nhà một đồng chí ở làng Năng Tĩnh , huyện Mỹ Lộc , phủ Xuân Trường , quê hương của Trần Tế Xương . Lẽ tất nhiên , Ký Con chẳng dám ở đâu lâu vì sợ lộ tông tích . Với số tiền thưởng quá lớn , với hình ảnh và cáo thị dán khắp nơi , dễ gì anh thoát được . Tay sai làm việc cho Tây muốn lấy điểm với quan thầy cũng nhiều , mà những kẻ không óan thù với Ký Con nhưng tham tiền thì cũng lắm . Anh luôn luôn là cái mồi ngon cho chúng . Bởi vậy , ở Nam Định được vài đêm anh đã thấy không ổn . Anh nói với chủ nhà : - Mai tôi đi sớm anh ạ ! Tôi linh cảm thấy ở đây không yên ! Chủ nhà nhìn Ký Con thương cảm . Mới 22 tuổi , mặt non trẻ , da dẻ hồng hào trông như một cậu học sinh nhút nhát , thế mà 2 năm qua Ký Con đã tạo được những thành tích kinh thiên động địa . Chủ nhà vốn cảm phục sự gan dạ của Ký Con nên ngỏ ý ân cần giữ anh lại : - Lúc này cậu đi đâu cũng chả yên ! Bắc Ninh và Bắc Giang là hai cái nôi của đảng , giờ này bật gốc hết . Sơn Tây , Phú Thọ , Yên Bái , rồi ngay cả Hưng Yên , Hải Phòng cũng chẳng còn đất dung thân . Thôi thì cứ tạm ở lại đây chứ đi đâu bây giờ ! Ký Con trầm ngâm nói : - Tôi định quay lại Hải Phòng ! Có thể gặp anh Cảnh dưới ấy ! Chủ nhà ngậm ngùi nói : - Tùy đồng chí thôi ! Nếu đồng chí không muốn nán lại đây với tôi thì sáng mai nên đi thật sớm . Tôi có sẳn đôi quang gánh , đồng chí giả làm người bán rong buổi sớm , chúng nó không để ý ! Ký Con đồng ý . Rồi hai người nằm bên nhau thì thầm cả đêm , ôn lại bao nhiêu kỷ niệm của hai năm sóng gió nhưng hào hùng vừa qua . Những yếu nhân rường cột của đảng mà Ký Con đã từng tiếp xúc , từng sát cánh hoạt động , giờ này hầu như chẳng còn ai . Không bị xử tử thì cũng bị lưu đày biệt xứ . Nhắc tới mà cả hai không cầm được nước mắt . Mãi đến gần sáng , chủ nhà mới bùi ngùi bảo Ký Con : - Thôi , đồng chí nghỉ một tí đi . Lấy sức chốc nữa lên đường ! Sau câu nói ấy , cả hai cùng im lặng , nhắm mặt nhưng không ai ngủ được vì những ưu tư đang trĩu nặng trong đầu . Bấy giờ ở Nam Định và Thái Bình , Đông Dương Cộng Sản Đảng đã thành lập vài chi bộ khá mạnh . Lùi trở lại nửa năm trước , tức là tháng giêng năm 1930 , khi Quốc Dân
  3. Đảng đang ráo riết chuẩn bị tổng khởi nghĩa , thì những đảng viên Tân Việt Cách Mạng Đảng có khuynh hướng Cộng Sản , đứng ra thành lập một tổ chức lấy tên là Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn, địa bàn hoạt động chính là Bắc Kỳ và Trung Kỳ . Như vậy , trên thực tế có ba nhóm Cộng Sản : Thứ nhất , Đông Dương Cộng Sản Đảng , do Nguyễn Đức Cảnh bí danh Cả Trọng , Ngô Gia Tự bí danh Sĩ Quyết , Trần Văn Cung bí danh Quốc Anh , Đỗ Ngọc Chu bí danh Phiếm Chu , Trịnh Đình Cửu , Dương Hạc Đính , Nguyễn Phong Sắc và Kim Tôn thành lập tại phố Hàm Lòng Hà Nội tháng 3 năm 1929 . Đây là nhóm Cộng sản tiên phong tại quốc nội , bất chấp sự ngăn cản của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc . Thậm chí Trần Văn Cung từng phát biểu công khai tại hội nghị : - Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tuy đi sát lập trường quốc tế vô sản , nhưng đồng chí ấy chỉ ở nước ngoài , không về hoạt động tại quốc nội , nên không thể nắm vững tình hình như chúng ta ! Ngô Gia Tự thì cứ nhắc đi nhắc lại mãi một câu : - Trong điều kiện phứt tạp hiện nay , Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội không còn đủ khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng đến thành công . Để phù hợp với yêu cầu cấp bách của nhân dân , đã đến lúc vai trò lãnh đạo của cách mạng phải giao lại cho giai cấp công nhân . Không còn đường nào khác ! Thế là nhóm này hăng say khai tử Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội để thay bằng bảng hiệu Đông Dương Cộng Sản Đảng , giao cho Nguyễn Đức Cảnh xúc tiến soạn thảo các văn kiện đảng . Rồi ngày sau đó , nhóm này phân tán đi khắp các tỉnh bộ để thuyết phục họ bỏ tên cũ lấy tên mới . Dĩ nhiên chẳng phải ai cũng nghe , bởi nhiều người đứng vào Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội chỉ để đánh Tây , chứ chọn hẳn chủ nghĩa Cộng sản thì họ chưa có ý niệm dứt khoát . Dù sao đi nữa , đây cũng là những viên gạch đầu tiên xây dựng cho tòa nhà Cộng Sản tại Việt Nam , để lót đường trải thảm cho ngày vinh quang của Nguyễn Ái Quốc sau này . Thứ hai : An Nam Cộng Sản Đảng mới thành lập hồi tháng 11 năm 1929 tại miền Nam . Nhóm này không muốn nằm trong vòng ảnh hưởng của nhóm Bắc Kỳ , nên ra một tờ báo riêng lấy tên là Bônsêvich và công bố điều lệ riêng cho đảng của mình . Bolsevik (bônsêvich) theo cách dùng của Lenin có nghĩa là Ủy Ban , là thành viên của đám đông , của đại đa số quần chúng tức là giới vô sản (prolateriat) , cần dùng bạo lực để nắm chính quyền . Thứ ba : Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn vừa ra đời ngày 1 tháng 1 năm 1930 . Nhóm này thoát thai từ đảng Phục Việt , sau đổi thành Tân Việt Cách Mạng Đảng với Tôn Quang Phiệt , Trần Phú , Vương Thúc Oánh . Các đảng viên Tân Việt có khuynh hướng quốc gia từ đây trở thành bơ vơ rút lui khỏi đảng , hoặc gia nhập đoàn thể khác
  4. , hoặc không hoạt động gì nữa . Tình trạng tam phân giữa ba nhóm cộng sản cùng hiện diện , đưa đến việc tranh giành quần chúng và không tránh khỏi sự bất hòa . Nhìn thấy nguy cơ đó , nhân dịp tết Canh Ngọ , mùng 3 tháng 2 năm 1930 , Nguyễn Ái Quốc đang ở Thái Lan , khẩn cấp triệu tập đại hội ở Hồng Kông , mời đại biểu 3 nhóm cộng sản quốc nội sang họp bàn việc thống nhất . Gọi là thống nhất , nhưng thật ra hai nhóm kia phải nhập chung vào Đông Dương Cộng Sản Đảng của Nguyễn Ái Quốc . Biết thế nên Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn không cử đại biểu sang dự . Muốn cho họ khỏi tự ái , Nguyễn Ái Quốc liền bỏ danh xưng Đông Dương Cộng Sản Đảng , đặt ra một cái tên mới là Đảng Cộng Sản Việt Nam và kêu gọi hai nhóm kia đứng vào . Cái lợi thế của Nguyễn Ái Quốc là ông nhân danh chỉ thị của quốc tế cộng sản để trấn áp và ép buộc 3 nhóm phải ngồi chung vào một chiếu . Đảng viên phải nghe lời , bởi cộng sản tự căn bản là một đảng quốc tế do Liên Bang Xô Viết đứng đầu . Nguyễn Ái Quốc chính là nhân vật Việt Nam duy nhất được quốc tế cộng sản ủy thác hoạt động tại Đông Dương , cho nên tiếng nói của Nguyễn Ái Quốc cũng chính là tiếng nói của Liên Bang Xô Viết . Nhóm nào không nghe là đi ngược lại đường lối quốc tế vô sản Liên Xô sẽ không công nhận . Hội nghị Hồng Kông chỉ có 2 phái đoàn tham dự từ mùng 3 đến 7 tháng 2 năm 1930 . Nhưng 3 tuần sau , tức ngày 24 tháng 2 , Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn cũng phải xin gia nhập . Cái thế tam phân từ đó qui về một mối dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc tức Hồ Chí Minh sau này . Nguyễn Ái Quốc đã thành công và từ đây trên nguyên tắc , Đảng Cộng Sản Việt Nam được chính thức khai sinh . Tuy nhiên trên thực tế , người ta vẫn quen gọi là Đông Dương Cộng Sản Đảng hàm ý bao trùm luôn cả ba nước Việt Miên Lào . Hai tháng sau , Nguyễn Ái Quốc nới rộng địa bàn hoạt động , thành lập thêm một số chi bộ cộng sản tại Vientien và Nam Vang , để dùng với danh nghĩa đông dương khi báo cáo thành tích lên Liên Xô . Nguyễn Ái Quốc là người cộng sản tiên phong , mọi hoạt động đều theo đúng đường lối cộng sản quốc tế . Nhưng cho đến thời điểm ấy , ông vẫn chưa muốn công khai công bố sự thành hình của đảng công sản tại Việt Nam vì đa số quần chúng còn dè dặt với hai tiếng “cộng sản” và vì các quốc gia Tây phương đang đồng loạt nhìn ra hiểm họa lâu dài của chủ nghĩa cộng sản . Dựng bảng hiệu Đảng Cộng Sản sẽ rất khó hoạt động . Nhưng đám thanh niên tân học đàn em Nguyễn Ái Quốc thì lại rất nóng lòng muốn đứng dưới lá cờ cộng sản bởi vì sứa hấp dẫn quá mãnh liệt của chủ nghĩa mới mẻ này đã lôi cuốn họ . Muốn đạt được hai mục tiêu là giải phóng dân tôc và xóa bỏ bất công xã hội thì không có con đường nào hay hơn lý thuyết cộng sản . Nguyễn Ái Quốc đã chiều ý họ nên phải ra mặt mà thôi ! Chứ với ông thì thời điểm ấy chưa đúng lúc ! Ở miền Nam là nơi có nhiều nhà máy , bến cảng , hỏa xa v.v. Đảng Cộng Sản ngấm ngầm vận động thành lập hàng loạt công hội đỏ ở mỗi xí nghiệp , tiến đến hình thành Tổng Công Hội Nam Kỳ vào tháng 4 năm 1930 do Lê Quang Sum làm bí thư đầu tiên .
  5. Từ đấy , những hoạt động của cộng sản trong giới thợ thuyền bắt đầu đặt được nền móng và dễ dàng lan rộng vì công nhân bị bốc lột sẳn sàng hợp tác đấu tranh , không cần biết mình đang bị lợi dụng làm quân cờ cho một chủ nghĩa mới . Tháng sau , 5 -1930 , miền Nam có thêm một số nhân vật trí thức đang du học bên Pháp bị trục xuất về . Nhóm 19 người này gồm những thanh niên tân học , phần đông có khuynh hướng cộng sản , hoặc theo Nguyễn Ái Quốc hoặc khai mở con đường đệ tứ quốc tế ở Việt Nam . Đó là Trần Văn Giàu , Tạ Thu Thâu , Hồ Văn Ngà , Nguyễn Văn Tạo , Hùynh Văn Phương , Lê Bát Cang , Trần Văn Chiêu v.v.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2