BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM<br />
<br />
?????<br />
<br />
Phạm Thế Song<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CÁC HIỆU ỨNG<br />
TRONG KHÔNG GIAN GIỚI HẠN CỦA<br />
NGƯNG TỤ BOSE-EINSTEIN HAI THÀNH PHẦN<br />
<br />
Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và Vật lý toán<br />
Mã số: 62.44.01.03<br />
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ<br />
<br />
Hà Nội, 2017<br />
<br />
Danh sách từ viết tắt<br />
Ký hiệu<br />
BEC<br />
BECs<br />
CE<br />
GCE<br />
DPA<br />
MDPA<br />
GP<br />
GPE(s)<br />
TIGPEs<br />
TPA<br />
MFA<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
Bose-Einstein<br />
sate<br />
<br />
Tiếng Việt<br />
conden-<br />
<br />
two segregated BoseEinstein condensates<br />
Canonical ensemble<br />
Grand canonical ensemble<br />
Double-parabola approximation<br />
Modified<br />
doubleparabola approximation<br />
Gross-Pitaevskii<br />
Gross-Pitaevskii<br />
equation(s)<br />
Time-independent<br />
Gross-Pitaevskii<br />
equations<br />
Tripple-parabola approximation<br />
Mean-field approximation<br />
<br />
ngưng tụ Bose-Einstein<br />
ngưng tụ Bose-Einstein<br />
hai thành phần phân<br />
tách<br />
tập hợp chính tắc<br />
tập hợp chính tắc lớn<br />
gần đúng parabol kép<br />
gần đúng parabol kép mở<br />
rộng<br />
Gross-Pitaevskii<br />
(hệ) phương trình GrossPitaevskii<br />
hệ phương trình GrossPitaevskii không phụ<br />
thuộc thời gian<br />
gần đúng ba parabol<br />
gần đúng trường trung<br />
bình<br />
<br />
2<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Áp dụng phương pháp DPA, các nghiên cứu về sức căng bề mặt và<br />
chuyển pha ướt của hệ BECs không giới hạn đã được Indekeu J. O. cùng<br />
các cộng sự giải quyết một cách có hệ thống và thu được rất nhiều kết<br />
quả quan trọng (Phys. Rev. A 91, 033615, (2015)). Tuy nhiên, tất cả các<br />
nghiên cứu đó đều chưa xem xét tới ảnh hưởng của sự giới hạn không<br />
gian tới các đặc tính vật lý của hệ. Trong khi đó, hiệu ứng giới hạn không<br />
gian của các hệ lượng tử đã và đang được nghiên cứu chuyên sâu do ý<br />
nghĩa đặc biệt của nó đối với sự phát triển của công nghệ. Vì vậy, chúng<br />
tôi chọn đề tài của luận án là Nghiên cứu các hiệu ứng trong không<br />
gian giới hạn của ngưng tụ Bose-Einstein hai thành phần.<br />
2. Lịch sử vấn đề<br />
Giải Nobel vật lý năm 2001 trao cho Conell E. A., Wieman C. E. và<br />
Ketterle W. vì những thành tựu nghiên cứu thực nghiệm ngưng tụ khí<br />
loãng của các nguyên tử kiềm đã khẳng định những tiên đoán về trạng<br />
thái BEC của Einstein A. dựa trên một bài báo của Bose N. từ năm<br />
1924, đồng thời thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà khoa học<br />
trên toàn cầu nghiên cứu về BECs cả trong lý thuyết và thực nghiệm.<br />
Bước phát triển cực kỳ quan trọng của nghiên cứu lý thuyết về BEC<br />
được đánh dấu bởi thành công của Gross E. P. và Pitaevskii L. P. trong<br />
việc thiết lập GPE(s) dựa trên MFA.<br />
Phát triển ý tưởng tuyến tính hóa các tham số trật tự của Ao P.<br />
và Chui S. T., Indekeu J. O. và các cộng sự đã xây dựng thành công<br />
phương pháp DPA, sau đó được mở rộng thành TPA, nhờ đó tìm được<br />
nghiệm giải tích gần đúng của GPEs. So sánh với kết quả tính số cho<br />
thấy nghiệm của GPEs trong DPA và TPA rất tiệm cận với nghiệm tính<br />
số ở mọi trạng thái phân tách của hệ từ phân tách yếu (weak segregation)<br />
tới phân tách mạnh (strong segregation). Từ đây các tác giả đã tính toán<br />
một cách chi tiết về sức căng bề mặt và dựa trên qui tắc Antonov để<br />
vẽ giản đồ chuyển pha ướt, đồng thời so sánh với các kết quả tính toán<br />
bằng lý thuyết GP.<br />
Trong luận án này, chúng tôi mở rộng phương pháp DPA để nghiên<br />
cứu hệ BECs bị giới hạn bởi các tường cứng nhằm xem xét ảnh hưởng<br />
của các tường cứng tới các tính chất vật lý bề mặt tĩnh và hiện tượng<br />
chuyển pha ướt của hệ.<br />
3. Mục đích nghiên cứu<br />
Nghiên cứu ảnh hưởng của sự giới hạn không gian tới các tính chất<br />
vật lý của hệ BECs ở trạng thái cân bằng.<br />
4. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu<br />
• Đối tượng nghiên cứu: Hệ BECs bị giới hạn bởi một tường cứng<br />
<br />
3<br />
và hai tường cứng.<br />
• Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
– Tìm hàm sóng ngưng tụ của hệ thoả mãn điều kiện biên<br />
Dirichlet, điều kiện biên Robin tại các tường cứng;<br />
– Xác định sức căng mặt phân cách giữa hai thành phần;<br />
– Xác định sức căng bề mặt của ngưng tụ tại tường cứng;<br />
– Vẽ giản đồ chuyển pha ướt của ngưng tụ trên bề mặt tường<br />
cứng;<br />
– Chỉ ra ảnh hưởng của sự giới hạn không gian đối với các<br />
tính chất vật lý của hệ;<br />
– Đề xuất mô hình thí nghiệm kiểm chứng kết quả nghiên cứu<br />
và một số vấn đề nghiên cứu tiếp theo.<br />
• Phạm vi nghiên cứu: Hệ BECs ở nhiệt độ cực thấp, không phụ<br />
thuộc thời gian, trong GCE và CE.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp MFA, phương pháp MDPA, phương pháp tính số với<br />
sự hỗ trợ của một số phần mềm tính toán.<br />
6. Đóng góp của luận án<br />
Luận án đóng góp những kết quả nghiên cứu mới về tính chất vật<br />
lý của hệ BECs bị giới hạn bởi các tường cứng, những đóng góp chính<br />
được trình bày trong phần Kết luận của luận án.<br />
7. Cấu trúc của luận án<br />
Ngoài các phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận án được<br />
trình bày trong 3 chương:<br />
Chương 1. Tổng quan về ngưng tụ Bose-Einstein và lý thuyết về hệ<br />
ngưng tụ Bose-Einstein hai thành phần phân tách<br />
Chương 2. Sức căng mặt phân cách và hiện tượng chuyển pha ướt<br />
trong hệ BECs bị giới hạn bởi một tường cứng<br />
Chương 3. Hiệu ứng kích thước hữu hạn của sức căng mặt phân cách<br />
trong hệ BECs bị giới hạn bởi hai tường cứng<br />
<br />
4<br />
Chương 1. Tổng quan về ngưng tụ Bose-Einstein và lý thuyết<br />
về hệ ngưng tụ Bose-Einstein hai thành phần phân tách<br />
1.1. Tổng quan về ngưng tụ Bose-Einstein<br />
1.1.1. Hiện tượng ngưng tụ Bose-Einstein<br />
Nếu nhiệt độ của hệ hạt boson nhỏ hơn nhiệt độ mà tại đó thế hóa<br />
học bằng 0 (T < Tc ) thì phần lớn số hạt trong hệ cùng chiếm trạng thái<br />
có mức năng lượng thấp nhất. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng<br />
ngưng tụ Bose-Einstein. Số hạt ngưng tụ là<br />
h<br />
T 3/2 i<br />
N (ε = 0) = N − N (ε > 0) = N 1 −<br />
,<br />
Tc<br />
trong đó N là tổng số hạt của hệ.<br />
1.2. Phương trình Gross-Pitaevskii và các phương trình<br />
thuỷ động lực học của hàm sóng ngưng tụ<br />
a. Phương trình Gross-Pitaevskii<br />
+ GPE phụ thuộc thời gian<br />
i~∂t ψ = −<br />
<br />
~2 2<br />
∇ ψ + U (~x)ψ + G|ψ|2 ψ.<br />
2m<br />
<br />
+ GPE không phụ thuộc thời gian<br />
−<br />
<br />
~2 2<br />
∇ ψ(~x) + U (~x)ψ(~x) + G|ψ(~x)|2 ψ(~x) = µψ(~x).<br />
2m<br />
<br />
b. Độ dài hồi phục của hàm sóng ngưng tụ: ξ =<br />
<br />
√ ~<br />
.<br />
2mGn<br />
<br />
c. Các phương trình thủy động lực học của ngưng tụ<br />
+ Phương trình liên tục của ngưng tụ:<br />
∂t n + ∇(n~v ) = 0,<br />
<br />
<br />
i~<br />
trong đó n = |ψ|2 , ~v = 2mn<br />
ψ∇ψ ∗ − ψ ∗ ∇ψ là vận tốc của ngưng tụ,<br />
<br />
<br />
~j = i~ ψ∇ψ ∗ − ψ ∗ ∇ψ là mật độ động lượng của ngưng tụ.<br />
2<br />
+ Phương trình chuyển động của biên độ và pha:<br />
~<br />
∂t |ψ0 |2 = − m<br />
∇(|ψ0 |2 ∇φ) và ∂t φ = − ~1 δE<br />
δn .<br />
1.2. Lý thuyết Gross-Pitaevskii cho hệ BECs không giới hạn<br />
<br />