intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng cho bé ăn rau như thế!

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

108
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rau xanh là một phần không thể thiếu trong thực đơn cho bé yêu. Nhưng thế nào là cho bé ăn rau đúng cách, để đảm bảo cả về dinh dưỡng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng cho bé ăn rau như thế!

  1. Đừng cho bé ăn rau như thế! Rau xanh là một phần không thể thiếu trong thực đơn cho bé yêu. Nhưng thế nào là cho bé ăn rau đúng cách, để đảm bảo cả về dinh dưỡng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm? Thế nào là cho bé ăn rau đúng cách? (google image) 1. Rửa qua loa Nhiều bà mẹ tin tưởng vào rau sạch hay các loại rau được bán từ siêu thị với vẻ ngoài tươi ngon, xanh
  2. mát. Nhưng thực tế, chúng bẩn hơn nhiều những gì mắt thường có thể nhìn thấy và do đó, đừng để vẻ ngoài đánh lừa bạn. Rửa rau cho bữa ăn người lớn cần sạch 1, thì cho trẻ con cần sạch 10. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rau sau khi mua về cần được ngâm trong nước khoảng 20 phút để chất bẩn, đặc biệt là thuốc trừ sâu trôi ra. Sau khi ngâm, bạn rửa rau lại từ 2 - 3 lần bằng nước sạch, và sau cùng, ngâm bằng nước pha chút muối. để ráo và chế biến. 2. Cắt trước rửa sau Nhiều mẹ do lo lắng hóa chất trong rau không được loại bỏ triệt để khi rửa, nên chọn giải pháp cắt nhỏ rau để rửa cho phần tiếp xúc với nước được nhiều hơn. Nhưng đây là cách làm phản khoa học, vì lúc này, chất dinh dưỡng trong rau sẽ trôi đi cùng nước.
  3. Do đó, mẹ nhớ rửa rau sạch rồi mới cắt nhỏ để nấu ăn cho bé. 3. Nấu quá nhừ Mọi vitamim, chất dinh dưỡng từ rau đều "sợ " lửa lớn và nhiệt độ quá nóng. Ví dụ, vitamin C rất dễ bị oxi hóa. Nếu bị nấu quá nhừ, chất dinh dưỡng trong rau sẽ mất đi khoảng 60%, do đó, mẹ nên lưu ý điều này khi chế biến rau xanh cho bé. 4. Để qua ngày Không phải bé nào cũng thích và chịu ăn rau, dù rau xanh là đồ ăn không thể thiếu trong thực đơn của bé. Nhiều mẹ đã kỳ công chế biến thành những món ăn hấp dẫn khác nhau nhưng bé vẫn "chống đối". Tiếc công, tiếc của, nhiều mẹ bỏ đồ ăn vào tủ lạnh và quyết tâm bắt bé ăn bằng được vào ngày hôm sau.
  4. Tuy nhiên, cho dù bé chịu ăn vào bữa khác thì các vitamin B, C trong rau cũng giảm đến 70 %, đó là còn chưa kể đến việc đảm bảo vệ sinh khi để đồ ăn qua ngày. Do đó, mỗi lần nấu rau cho bé thành những món riêng, mẹ nên tính toán cẩn thận hợp với phần lượng bé dùng. Sau khi ngâm, bạn rửa rau lại từ 2 - 3 lần bằng nước sạch (google iomage)
  5. 5. Bỏ nước rau Khi nấu cháo, làm bánh.. nhân rau, nhiều mẹ bỏ đi phần nước luộc chứa rất nhiều vitamin trong đó, trong khi có những cách tốt hơn để giữ được nguyên chất dinh dưỡng trong món ăn cho bé. Để làm được điều này, khi nấu cháo, làm bánh, chế biến món ăn... nên thái nhỏ rau và trộn lẫn thịt, tôm cá... thật kỹ, nguấy cùng nước để tạo thành nước dùng, sau đó tách một phần ra để nấu cháo, hấp bánh và có cả nước dùng cho bé ăn như một dạng canh bổ dưỡng. 6. Ăn nhiều rau sống Rau tươi và ăn sống bao giờ cũng nhiều dưỡng chất hơn các loại rau đã nấu chín.Cho bé ăn các loại rau củ đã rửa sạch và chưa qua chế biến như dưa chuột,
  6. cà rốt, cà chua... sẽ giúp làm phong phú thực đơn cho bữa rau của bé. Nhưng mẹ đừng lạm dụng điều này vì bé còn nhỏ, bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, không thể tiêu hóa nhiều những loại thực phẩm tươi sống này. Cho bé ăn nhiều rau sống có thể khiến bé bị tiêu chảy hoặc làm rối loạn bộ máy tiêu hóa. 7. Rau ở nhiệt độ quá thấp Thông thường, rau được bảo quản trong môi trường từ 3 đến 10 độ C để đảm bảo độ tươi. Nhưng có những loại rau đặc biệt mà khi để ở nhiệt độ quá thấp, rau sẽ bị biến chất, chất dinh dưỡng và mùi vị cũng không còn được như ban đầu, đặc biệt là dưa chuột và quả bầu. Do đó, với 2 loại quả này, không nên để trong tủ lạnh gần ngăn mát, và nên cho vào túi nilon, buộc chặt để rau không bị quá lạnh.
  7. 8. Ăn quá nhiều Rau là loại thức ăn cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí lực của bé ,nhưng ăn nhiều quá cũng không phải là điều tốt. Trong rau thường có axit oxalic, đặc biệt là trong rau chân vịt, không nên để trẻ ăn quá nhiều. Hơn nữa, ép bè ăn nhiều sẽ tạo cảm giác sợ ở con trẻ và về sau, bé rất dễ bị ám ảnh về... rau! Theo Eva
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2