intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đừng coi thường khi trẻ ngã

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

101
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ con rất hiếu động, vì thế tai nạn xảy ra với trẻ là chuyện thường ngày. Trong đó, theo báo cáo thống kê của cơ quan y tế mới đây, té ngã là tai nạn thường gặp nhất. Những con số đáng lưu ý Thống kê của cơ quan y tế cho biết trong số 37.580 trường hợp bị tai nạn thương tích khiến trẻ phải nhập viện ở TP.HCM từ tháng 10.2006 đến tháng 10.2007, thì có đến 21.615 trường hợp do té ngã. Chỉ riêng Bệnh viện (BV) Chấn thương chỉnh hình (TP.HCM), từ đầu năm đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đừng coi thường khi trẻ ngã

  1. Đừng coi thường khi trẻ ngã Trẻ con rất hiếu động, vì thế tai nạn xảy ra với trẻ là chuyện thường ngày. Trong đó, theo báo cáo thống kê của cơ quan y tế mới đây, té ngã là tai nạn thường gặp nhất. Những con số đáng lưu ý Thống kê của cơ quan y tế cho biết trong số 37.580 trường hợp bị tai nạn thương tích khiến trẻ phải nhập viện ở TP.HCM từ tháng 10.2006 đến tháng 10.2007, thì có đến 21.615 trường hợp do té ngã. Chỉ riêng Bệnh viện (BV) Chấn thương chỉnh hình (TP.HCM), từ đầu năm đến nay cũng đã tiếp nhận 4.938 trường hợp trẻ
  2. em té ngã đến khám, trong đó có 1.360 trường hợp nặng phải nhập viện để can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ Trần Thanh Mỹ - Giám đốc BV Chấn thương chỉnh hình cho biết: “Té ngã là nguyên nhân thường gặp nhất trong số tai nạn thương tích ở trẻ em, nhất là té ngã trong sinh hoạt và vui chơi. Đặc biệt, tại các khu vui chơi, dù mức độ an toàn cao, nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ em, nhất là nguy cơ té ngã”. Bé T.B (4 tuổi, ở TP.HCM) cầm thanh sắt và đi cầu thang bị té, thanh sắt đâm xuyên
  3. Theo thống kê của BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), vào góc trong số 7.369 trường hợp đến khám do tai nạn hàm trái thương tích từ 2006 - 2007 có đến 75,5% trẻ bị té ngã do tai nạn sinh hoạt (với 5.712 trường hợp). Nhiều kiểu té Sáng 23.11, chúng tôi đến khoa Ngoại thần kinh (BV Nhi đồng 2, TP.HCM), bé gái Lê Phương V. (4 tuổi, ngụ ở Q.11, TP.HCM) đang nằm điều trị tại đây do bị chấn thương đầu vì té từ trên cao xuống. Bé leo lên tủ khiến chiếc ti vi gần đó đổ đè lên người. Nằm cạnh V. là bé trai Nguyễn Quốc D. (9 tháng tuổi, ở Thủ Đức, TP.HCM) bị nứt sọ do rớt từ lầu 2 xuống. Theo lời mẹ bé, trong lúc chị đang làm bếp, bé tuột xuống khỏi giường, rồi bò ra ngoài ban công và rớt xuống. Bác sĩ Đặng Xuân Vinh - trưởng nhóm Ngoại thần kinh (BV Nhi đồng 2, TP.HCM) cho biết: hầu như ngày nào BV cũng tiếp nhận từ 2-3 trường hợp trẻ bị tai nạn như trên. Nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ, người trông trẻ bất cẩn, nên các bé (nhất là những bé từ 3 tuổi trở lên) rất dễ bị té
  4. ngã. Thường gặp nhất là té cầu thang, té lầu, té gác, té võng. Té ngã ở trường học cũng rất thường gặp, là nguyên nhân khiến trẻ bị chấn thương xương, Trẻ té khớp. Tại khoa Chỉnh hình nhi của BV Chấn ngã thương chỉnh hình (TP.HCM), trong số vài chục vào trường hợp trẻ bị tai nạn nhập viện/ngày, chiếm nước hơn 50% là các ca té ngã. Như trường hợp của các sôi bị em: N.M.P (7 tuổi), học trường Tiểu học L.V.T phỏng (Q.6, TP.HCM), em L.X.M (7 tuổi), trường L.Q.Đ nặng (Q.7), em V.Đ.B (8 tuổi) trường Tiểu học A.K điều (Q.2, TP.HCM). Các em này đều bị gãy tay do đùa trị tại giỡn, chạy nhảy trong trường. bệnh Một nguyên nhân té ngã nữa là té ở những khu vui viện - chơi. Như trường hợp của bé N.T.M (6 tuổi, ở Ảnh: Q.Bình Tân, TP.HCM) vào viện do bị té ngã gãy Thanh tay khi đi chơi ở khu vui chơi Đ.S. Tùng Đề phòng tai nạn xảy ra với trẻ Bác sĩ Nguyễn
  5. Bảo Tường - Phó trưởng khối Ngoại của BV Nhi đồng 1, TP.HCM: “Trẻ em thường bị té ngã do chạy nhảy, nô đùa, xô đẩy nhau, thường gặp ở nhà, ở trường học, trên đường đi học, đi chơi; ngã do sân chơi trơn trượt, không bằng phẳng; trẻ tập đi xe đạp, do đùa nghịch va quẹt vào xe;
  6. Trẻ con rất hiếu động, đặc biệt là những ngã từ trên cao trẻ mới biết đi, nhưng chưa hiểu biết. xuống do sự Nhiều tai nạn có thể xảy ra, mà người bất cẩn của lớn có thể phòng ngừa được. Các bà mẹ người lớn; ngã nên chú ý, với trẻ nhỏ không nên rời trẻ từ xe đẩy mà không có sự giám sát, theo dõi; xuống, trên không cho trẻ cầm các vật nhọn, không giường, ngã do đặt vật nhỏ, tròn như hạt nút; các loại leo trèo, ngã do hạt; nước sôi... trong tầm với của trẻ; tai nạn giao hạn chế dùng xe tập đi cho trẻ; bọc nệm thông; và té các cạnh bàn; làm hàng rào ngay các ngã vào nước bậc lan can, cầu thang; kiểm tra các cửa sôi gây phỏng sổ xem trẻ có thể trèo qua hay không, rất nguy nếu có nên khóa lại cẩn thận. hiểm...” Khi thấy trẻ bị ngã, phụ huynh cần xem mức độ chấn thương của trẻ để có cách xử lý tốt nhất. Cách xử lý ban đầu là lấy chiếc khăn, nhúng nước lạnh vắt ráo nước, rồi đắp lên trên vết bầm, hoặc bọc nước đá vào khăn và áp lên chỗ chấn thương. Nếu trẻ đau nhiều hoặc đau khi cử động, tay chân bị bầm tím, thì cần lưu ý có thể trẻ bị bong gân hay gãy xương. Nếu trẻ than đau nhiều ở vùng bị
  7. chấn thương khi ấn tay vào vết thương, sưng và sau đó bị bầm tím, cử động khó khăn vùng bị chấn thương, hoặc chân hay tay trẻ có thể bị cong một cách kỳ lạ thì nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2