intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải ảnh báo chí: niềm tin phát triển

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

66
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, Giải báo chí Quốc gia đã được các cơ quan liên quan góp ý bổ sung chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, giải ảnh báo chí là một trong những loại giải được nhiều người chú ý, bởi ở Giải báo chí Quốc gia, giải ảnh báo chí không còn bị một số điều kiện hạn hẹp như ở giải báo chí toàn quốc. Vì thế nó sẽ thu hút được nhiều người tham gia kể cả nhà báo chuyên nghiệp và nhân dân, những nhà nhiếp ảnh trong cả nước. Hy vọng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải ảnh báo chí: niềm tin phát triển

  1. Giải ảnh báo chí: niềm tin phát triển Hiện nay, Giải báo chí Quốc gia đã được các cơ quan liên quan góp ý bổ sung chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, giải ảnh báo chí là một trong những loại giải được nhiều người chú ý, bởi ở Giải báo chí Quốc gia, giải ảnh báo chí không còn bị một số điều kiện hạn hẹp như ở giải báo chí toàn quốc. Vì thế nó sẽ thu hút được nhiều người tham gia kể cả nhà báo chuyên nghiệp và nhân dân, những nhà nhiếp ảnh trong cả nước. Hy vọng nó sẽ là giải khởi sắc, phát triển nhất trong các loại giải báo chí quốc gia. Niềm tin đó là có cơ sở vì ảnh báo chí hiện nay đã rất khởi sắc, hằng ngày các cơ quan báo chí sử dụng rất nhiều ảnh báo chí, trên báo, tạp chí, trên báo điện tử, thậm chí cả trên truyền hình. Đi tìm lời giải Trong 15 năm tiến hành Giải báo chí toàn quốc của Hội Nhà báo Việt Nam, có một câu hỏi đặt ra: vì sao giải ảnh báo chí vừa ít người tham gia, số lượng dự giải thấp, chất lượng không được như mong muốn. Có ý kiến nói Hội Nhà báo Việt Nam chỉ chú ý đến bài viết, báo hình và phát thanh mà không chú ý đến ảnh báo chí. Không phải. Ngay từ năm đầu tiên của Giải báo chí toàn quốc, dù có một loại giải đồng hạng
  2. nhưng tác phẩm ảnh báo chí được coi như tác phẩm của các loại hình báo chí khác. Vì thế, năm ấy có 5 tác phẩm trúng giải thì nhóm ảnh báo chí của nhà báo Nguyễn Duy Anh, báo Ấp Bắc (Tiền Giang) đã trúng giải cùng với 4 tác giả, nhóm tác giả khác là Nguyễn Đăng Cầu (Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh); Quang Lợi (Báo Quân đội nhân dân); Vũ Tuất Việt, Lê Minh Giám, Dương Trọng Dật (Báo Sài Gòn giải phóng) và Kiều Xuân Sơn, Nguyễn Đăng Phát, Ngô Gia Sơn (Thông tấn xã Việt Nam). Chỉ được năm đầu, năm sau (1992) ảnh báo chí không những có rất ít tác phẩm dự giải, mà còn không có tác phẩm ảnh nào được giải. Năm 1993 chỉ có một tác phẩm của tác giả Đinh Quang Thành (TTXVN) được giải, để rồi năm 1994 không có giải nào, năm 1995 lại có một giải và tiếp đó 2 năm 1996-1997 cũng không có giải nào. Tình trạng thất thường, năm có năm không ở giải ảnh báo chí luôn diễn ra trong vòng 10 năm từ khi bắt đầu giải (1991 cho đến tận năm 2000). Mặc dù luôn đi tìm lời giải cho sự khiếm khuyết của giải ảnh báo chí và kịp thời bổ khuyết bằng các biện pháp thúc đẩy, ưu tiên khuyến khích… nhưng giải ảnh từ năm 2000 đến 2005 cũng không mấy khả quan. Từ năm 2000-2005 (6 năm) mới có 167 tác phẩm ảnh dự giải, trung bình có xấp xỉ 28 tác phẩm dự giải một năm. Năm cao nhất là năm 2005 mới có 37 tác phẩm dự giải. Bởi vậy, từ năm 2000-2005 chỉ có 29 tác phẩm đoạt giải thưởng ảnh báo chí, trong đó có 1 giải A, 9 giải B, 13 giải C và 6
  3. giải khuyến khích, bình quân mỗi năm đạt 4,8 giải thưởng, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong số 6 loại giải của Giải báo chí toàn quốc của Hội Nhà báo Việt Nam. Dường như năm nào trong báo cáo tổng kết của Chủ tịch Hội đồng Giải báo chí toàn quốc cũng có câu, đại loại: “Giải ảnh báo chí cả số lượng và chất lượng chưa tăng được là bao - dù biết là do hạn hẹp về quy định của giải nhưng cũng là vấn đề cần phải rút kinh nghiệm, có biện pháp tổ chức và động viên các tác giả tích cực tham gia loại giải này ở những năm sau”. Thậm chí, trong báo cáo tổng kết của năm 2003, Hội đồng Giải đã phải đưa ra nhận xét khá gay gắt: “Giải ảnh báo chí năm nay đánh dấu một sự thụt lùi cả về số lượng và chất lượng. Hội đồng Giải đã không thể chọn được 1 giải A trong số 62 tác phẩm ảnh gửi đến dự thi. Phải chăng, ảnh báo chí của chúng ta chưa tìm được tiếng nói tương đồng với yêu cầu và thị hiếu của xã hội trong thời kỳ đẩy nhanh công nghiệp háo, hiện đại hóa?”. Tìm lời giải cho câu hỏi này có rất nhiều ý kiến. Có ý kiến cho rằng nguyên nhân do quy định của Giải báo chí toàn quốc. Giải chỉ dành cho các nhà báo, hội viên mà nhà báo-hội viên chuyên ảnh báo chí thì không nhiều. Có ý kiến lại cho là tác phẩm dự thi không cho cá nhân tự gửi đến mà phải thông qua sự tuyển chọn ở Chi hội, Liên chi hội, Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, người phóng viên ảnh chưa tích cực hưởng ứng cuộc thi, các đơn vị cơ sở cũng chưa chú ý tới ảnh báo chí, chỉ nhắm chọn bài nổi bật ở báo in, ở phát thanh, truyền hình vì cho rằng
  4. dễ trúng giải hơn nên có thể bỏ qua ảnh báo chí. Dù chưa có cuộc hội thảo chuyên đề về vấn đề này nhưng xem ra các ý kiến đều có lý, vì có một số cuộc thi ảnh báo chí của Câu lạc bộ ảnh báo chí Nhà văn hóa (Hội Nhà báo Việt Nam), và một số cuộc thi khác quy định cá nhân là nhà báo hay không phải là nhà báo-hội viên đều có thể tự lựa chọn tác phẩm gửi dự thi. Cuộc thi đã nhận được gần 1.000 ảnh báo chí dự giải chất lượng tốt. Lời giải Niềm tin vào sự phát triển tốt đẹp của giải ảnh báo chí được đặt vào Giải báo chí Quốc gia. Vì đối tượng tham dự Giải báo chí Quốc gia không còn hạn hẹp như Giải báo chí toàn quốc nữa. Đối tượng đã được mở rộng là công dân Việt Nam, bao gồm các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam hoặc không phải là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam có tác phẩm báo chí xuất sắc được đăng tải trong năm trên các phương tiện thông tin đại chúng được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép đều có thể gửi dự giải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2