intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải Taylor Wessing 2010 – Đùa hay thật đấy?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

61
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một phần bức ảnh hai chị em sinh đôi Ngày 16. 9. 2010, National Portrait Gallery (London) đã tuyên bố những người vào chung cuộc giải chân dung Taylor Wessing năm nay. .Những ứng viên của giải đã không kiêng dè khi động tới những vấn đề gai góc nhưg mại dâm, béo phì (vốn là việc riêng tư của phụ nữ), đàn bà, và săn thú. Đầu tiên, nhiếp ảnh gia Mỹ Jeffrey Stockbridge với bức ảnh hai chị em sinh đôi Tic Tac and Tootsie ngồi trên bậc thềm xi măng, trông khỏe mạnh nhưng cũng mong manh. Phải...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải Taylor Wessing 2010 – Đùa hay thật đấy?

  1. Giải Taylor Wessing 2010 – Đùa hay thật đấy? N-S tổng hợp Một phần bức ảnh hai chị em sinh đôi Ngày 16. 9. 2010, National Portrait Gallery (London) đã tuyên bố những người vào chung cuộc giải chân dung Taylor Wessing năm nay.
  2. Những ứng viên của giải đã không kiêng dè khi động tới những vấn đề gai góc nhưg mại dâm, béo phì (vốn là việc riêng tư của phụ nữ), đàn bà, và săn thú. Đầu tiên, nhiếp ảnh gia Mỹ Jeffrey Stockbridge với bức ảnh hai chị em sinh đôi Tic Tac and Tootsie ngồi trên bậc thềm xi măng, trông khỏe mạnh nhưng cũng mong manh. Phải nghe câu chuyện đằng sau hai chị em sinh đôi này mới thấy tính thương tâm của bức ảnh. Theo Stockbridge, Tic Tac và Tootsi sống trên vỉa hè, cả hai đều bị chứng mất ngủ và đã phải làm điếm để có tiền mua thuốc, do đã nghiện chính thứ thuốc được kê đơn. Stockbridge, tốt nghiệp nhiếp ảnh tại Drexel University, Philadelphia, vào 2002, kể từ đó đã triển lãm nhiều nơi, nói: “Việc phải chịu đựng một nỗi đau không thể nghĩ ra nổi là từ một nhu cầu căn bản hàng ngày, đã khiến cả hai chịu em cùng lúc vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối. Bị nghiện, họ phải làm bất cứ việc gì để có thể tồn tại, trừ việc sống cho trong sạch.“ Một ứng viên khác: Panayiotis Lamprou, được vào chung kết nhờ bức ảnh có tên Chân dung người vợ Anh của tôi. Bức ảnh lôi cuốn nhờ tính thân mật của nó. Lamprou – gốc Hy Lạp – đã chụp người vợ trong tình trạng bán khỏa thân sau khi hai người vừa ăn xong móng trứng ốp-lết tại căn nhà mùa hè của họ trên hòn đảo Aegean tí ti vùng Schinousa. Mặc dầu lúc đầu không định trưng cho người ngoài xem, nhưng bức ảnh cuối cùng lại có mặt trong 16 cuộc triển lãm ở châu Âu. Đây là lần
  3. đầu tiên ảnh được trưng bày ở Anh. “Với tôi, bức ảnh diễn tả sức mạnh và sự độc lập của phụ nữ, đồng thời là sự sùng bái của tôi đối với vợ,” Lamprou nói. Một góc bức ảnh “Cô vợ người Anh của tôi”. Nhiếp ảnh gia Abbie Trayler-Smith từ xứ Wales vào chung kết với bức ảnh một cô gái có tên Chelsea làm việc ở một hội từ thiện giúp đỡ thiếu niên béo phì. Trayler-Smith nói: “Trong lúc đang nói chuyện với cô bé về việc phải sống ra sao với những định kiến về béo phì, tôi ngó đi chỗ khác, định thay phim trong máy. Khi quay lại thì ảnh đã chụp rồi. Hóa ra tôi đã vô tình chụp một tấm.“
  4. Một phần bức ảnh cô bé béo phì Cuối cùng là David Chancellor, một nhiếp ảnh gia người Anh sống tại London và Cape Town (Nam Phi), với bức ảnh Nữ thợ săn và con hươu đực. Bức chân dung cho thấy cô bé Josie Slaughter 14 tuổi, từ Alabama, đến Nam Phi săn thú – chuyến đi săn đầu đời. Cô bé cưỡi ngựa, trên vắt một con hươu chết. Chancellor nói, “Từ bé tôi đã thích những câu chuyện kể của Colonel Jim Corbett về những con hổ ăn thịt người ở Ấn Độ. Khi còn là sinh viên mỹ thuật, chính tác phẩm Kết thúc một Trò chơi của Peter Beard đã làm say mê và gợi hứng cho tôi. Bức ảnh này của tôi muốn khai thác mối quan hệ phức tạp, rối rắm giữa con người và thú vật, và cả hai đã phải vật lộn thế nào để thích ứng với sự biến đổi môi trường.“
  5. Một phần bức ảnh cô bé đi săn Bốn nhiếp ảnh gia này sẽ thi đấu để giành giải nhất 12.000 bảng, kèm theo một bài giới thiệu đăng trên tạp chí Elle. Một triển lãm cho 60 bức chân dung đẹp nhất từ 6.000 người dự thi sẽ diễn ra tại National Portrait Gallery từ 11. 11 đến 20. 1. 2011. * SOI: Bài giới thiệu trên đăng trước tiên trong guardian.co.uk, sau đó đăng lại trong các trang khác, làm bạn đọc tức như điên vì các lý do sau: - Ảnh không đưa hết, lại có màn đưa “một phần”, crop lại xấu – Ảnh “tầm thường”, có người bảo “ai có máy ảnh cũng chụp được thế” – Ảnh chụp toàn phụ nữ, người thì nghiện rồi làm điếm, người béo phì,
  6. người “soft porn”, người (ác) đi săn thú, tóm lại là coi thường phụ nữ – Ảnh chụp theo kiểu dàn dựng ngày xưa, nói nhân vật đứng, ngồi ở một tư thế nào đó rồi chụp – Ảnh mà phải có lời giải thích mới thấy thương tâm (làm gái lấy tiền mua thuốc) hay thấy tính thân mật (chụp sau khi ăn trứng ốp-lết). – Lời dẫn gượng ép (một cô bé nhà giàu đi săn thú thì có gì mà phải vật lộn với thay đổi môi trường) và không liên quan (ăn trứng xong rồi chụp thì có khác gì chụp trước khi ăn trứng) – Lời dẫn như đùa (nghiện thuốc do bác sĩ kê toa đến nỗi phải làm điếm, vợ mới ăn trứng xong mà lại bán khỏa thân) – Nói chung là ảnh “chán” mà cũng vào chung kết Tuy nhiên cũng có người khen, vì: – Xúc động – Chân thực Nói thế thôi chứ những người chụp trên không phải loại xoàng. Coi chừng đây là một màn PR của National Portrait Gallery: gây tranh cãi để rồi ai cũng biết tới và năm sau ai cũng tức khí muốn tham gia. Một số ảnh “bên ngoài” của bốn ứng viên trên:
  7. 19th and Brown của Jeffrey Stockbridge
  8. Ảnh của Jeffrey Stockbridge
  9. Panayiotis Lamprou chụp một trại tâm thần
  10. Ảnh của Panayiotis Lamprou
  11. Ảnh của Panayiotis Lamprou
  12. Ảnh của Abbie Smith về mại dâm ở Calcutta
  13. Boni – Ảnh của Abbie Smith
  14. Cầu Calcutta – Ảnh Abbie Smith
  15. Ảnh của David Chancellor về một cuộc xẻ thịt voi săn
  16. Chia xác voi – David Chancellor
  17. Kết thúc cuộc chia xác voi – David Chancellor
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2