intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giao dịch mua lại cổ phiếu, tín hiệu từ công ty niêm yết: Bằng chứng ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giao dịch mua lại cổ phiếu, tín hiệu từ công ty niêm yết: Bằng chứng ở Việt Nam" phân tích thực tế mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 và tín hiệu được các công ty niêm yết gửi đến thị trường khi công ty công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giao dịch mua lại cổ phiếu, tín hiệu từ công ty niêm yết: Bằng chứng ở Việt Nam

  1. 267 GIAO DỊCH MUA LẠI CỔ PHIẾU, TÍN HIỆU TỪ CÔNG TY NIÊM YẾT: BẰNG CHỨNG Ở VIỆT NAM Share buy trade, signals from listed firm: evidence in VietNam Nguyễn Văn Hương, Đỗ Huyền Trang Trường Đại học Nha Trang, huongnv@ntu.edu.vn, dohuyentrang@qnu.edu.vn Tóm tắt Bài viết phân tích thực tế mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 và tín hiệu được các công ty niêm yết gửi đến thị trường khi công ty công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu. Bằng phương pháp thống kê, nghiên cứu tìm thấy ở giai đoạn 2015 – 2020, nhiều công ty niêm yết ở Việt Nam đăng ký mua lại cổ phiếu, tuy nhiên có không ít công ty không thực hiện việc mua lại cổ phiếu đúng như kế hoạch đã công bố. Nghiên cứu tìm thấy, phần lớn các công ty niêm yết thông báo mua lại cổ phiếu nhằm bình ổn giá cổ phiếu của công ty trên thị trường để gia tăng giá trị cho cổ đông. Khi công ty công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu là một tin tốt được gửi đến thị trường. Tuy nhiên một số công ty không thực hiện việc mua lại cổ phiếu theo kế hoạch, điều này sẽ tác động xấu đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Kết quả của nghiên cứu còn giúp nhà đầu tư có cơ sở đánh giá thông tin khi công ty niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu, từ đó có các quyết định đầu tư thích hợp. Từ khoá: Mua lại cổ phiếu, thông tin tích cực, giá cổ phiếu Abstract The paper analyzes the reality of stock repurchases of listed firms in Vietnam in the period from 2015 to 2020 and the signals sent to the market by listed firms when the firm announces its plan to buy back shares. By statistical method, the study found that in the period from 2015 to 2020, many listed firms in Vietnam registered to buy back shares, however, there were many firms that did not carry out the share repurchase as announced plan. The study found that the majority of listed firms announced share repurchases to stabilize the firm's share price in the market to increase shareholder value. The firm's announcement of its share buyback plan is good news sent to the market. However, some firms did not carry out the share buyback as planned, which will adversely affect the firm's share price in the market. The results of the study also help investors have a basis to evaluate information when a listed firm announces its plan to buy back shares, thereby making appropriate investment decisions. Keywords: Share buyback, positive news, share price 1. Giới thiệu Mua lại cổ phiếu trở thành hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới trong thời gian qua; xu hướng này cũng diễn ra ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong những năm gần đây, các công ty niêm yết ở Việt Nam thực hiện việc mua lại cổ phiếu do công ty phát hành trước đây để làm cổ phiếu quỹ. Có nhiều lý do để công ty niêm yết mua lại cổ phiếu của mình, nhưng nhìn chung gồm các lý do như sau: sử dụng hiệu quả dòng tiền, thay đổi cấu trúc vốn, bình ổn giá cổ phiếu của công ty, phát tín hiệu cho thị trường về việc thị trường định giá thấp cổ phiếu của công ty. @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 268 Kết quả nghiên cứu của Brav và cộng sự (2005) chỉ ra rằng các nhà quản lý sử dụng tính linh hoạt này để thay đổi tính thanh khoản nhằm đáp ứng với sự sẵn có của các cơ hội đầu tư tốt và đẩy nhanh, hoặc bắt đầu mua lại cổ phiếu khi cổ phiếu của họ được coi là định giá thấp. Việc mua lại cổ phiếu đã có từ lâu và được cho phép ở các thị trường phát triển; do vậy có nhiều nghiên cứu về việc mua lại cổ phiếu như: nghiên cứu những lý do công ty niêm yết mua lại cổ phiếu (Chan và cộng sự, 2004; Grullon & Michaely, 2004); nghiên cứu về phản ứng của thị trường lên giá cổ phiếu của công ty khi công ty thông báo kế hoạch mua lại cổ phiếu (Comment & Jarrell, 1991; Ikenberry và cộng sự, 1995). Ở Việt Nam, có nhiều bài viết đề cập đến việc mua lại cổ phiếu (mua cổ phiếu quỹ) ở các công ty niêm yết trong thời gian qua (Báo cáo Công ty chứng khoán Artex, 2009; Thanh Thủy, 2015; Đầu tư chứng khoán, 2015); các bài viết tập trung phân tích và đưa ra nhận định lý do công ty niêm yết mua cổ phiếu quỹ, cũng như những ảnh hưởng từ việc mua cổ phiếu quỹ; chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện thống kê và phân tích đầy đủ thực trạng mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết cho cả giai đoạn, cũng như mục đích mua lại cổ phiếu của các công ty yết ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây (2015 – 2020). Nhằm giúp nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán ở Việt Nam có thông tin đầy đủ về thực trạng việc mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết trong giai đoạn 2015 - 2020, cũng như những mục đích dẫn đến các công ty niêm yết ở Việt Nam lên kế hoạch mua lại cổ phiếu. Qua đó giúp nhà đầu tư có đủ thông tin và cơ sở để đánh giá những hoạt động của các công ty niêm yết đối với cổ đông và thị trường chứng khoán; đồng thời giúp nhà đầu tư có thêm cơ sở để đánh giá mức độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong phạm vi của bài viết này, nghiên cứu phân tích thực trạng mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020, cũng như phân tích những lý do dẫn đến công ty niêm yết mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Mặt khác, bài viết cũng thực hiện phân tích lý do phổ biến nhất dẫn đến công ty niêm yết ở Việt Nam thông báo mua lại cổ phiếu. Xét trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn non trẻ và hiện còn xếp vào nhóm thị trường cận biên, có sự khác nhau về văn hoá quản trị công ty ở Việt Nam so với các thị trường phát triển, cũng như mức độ phát triển của thị trường vốn của Việt Nam chưa cao, phần lớn các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nghiên cứu về thực trạng các công ty mua lại cổ phiếu và những lý do dẫn đến việc mua lại cổ phiếu là hết sức cần thiết. Kết quả của nghiên cứu làm cơ sở đánh giá mức độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, sự tiếp cận trong quản lý công ty ở các công ty niêm yết, cũng như sự quan tâm của nhà quản lý đối với giá cổ phiếu của công ty khi thị trường định giá thấp. 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước Có nhiều lý thuyết khác nhau cố gắng giải thích cho động cơ mua lại cổ phiếu, theo lý thuyết công ty mua lại cổ phiếu tập trung vào các lý do như: (1) Xét về nội bộ công ty: nhằm chuyển tiền mặt cho các cổ đông, thay đổi cấu trúc vốn, thay đổi cơ cấu sở hữu, cải thiện hệ số tài chính; (2) Xét về bên ngoài: phát tín hiệu về thị trường đang định giá thấp cổ phiếu của công ty nhằm ổn định giá cổ phiếu. Chính sách chia cổ tức (lý thuyết M&M) của Miller & Modigliani (1961) ngụ ý rằng việc mua lại cổ phiếu và chia cổ tức là những thay thế hoàn hảo cho nhau, cho rằng thị trường vốn là hoàn hảo và đầy đủ. Theo giả định này, các công ty phải trả tiền còn lại cho các nhà đầu tư thông qua chia cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu mà không ảnh hưởng đến giá trị của công ty, với điều kiện chính sách đầu tư được xác định. @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 269 Lý thuyết đại diện của Jensen & Meckling (1976) cho rằng công ty có dòng tiền tự do vượt quá các cơ hội đầu tư của công ty, nhà quản lý có khả năng chi tiêu chúng cho các dự án làm giảm giá trị của công ty. Như một giải pháp từng phần cho vấn đề này, Easterbrook (1984) và Jensen (1986) lập luận rằng nếu các chủ sở hữu cổ phần có thể giảm thiểu tiền mặt mà nhà quản lý kiểm soát, khi đó nhà quản lý sẽ khó thực hiện việc chi tiêu không được kiểm soát (ví dụ: đầu tư vào các dự án NPV âm), do vậy, mua lại cổ phần và các phương pháp khác là một tính năng không thể thiếu trong quá trình mà một công ty phải trải qua từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn trưởng thành hơn. Tiếp cận theo lý thuyết tín hiệu của Spence (1973), Ross (1977) giải thích rằng trong bối cảnh công ty công bố mua lại cổ phiếu khi công ty cảm thấy rằng thị trường định giá công ty chưa chính xác. Giả sử có sự tồn tại thông tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và nhà đầu tư, việc mua lại cổ phiếu được coi là tín hiệu của ban giám đốc đối với thị trường trong trường hợp giá thị trường hiện tại được định giá thấp hơn. Những sự giải thích này sẽ dẫn đến phản ứng tích cực của thị trường lên thông tin mua lại cổ phiếu khi được công ty công bố, và được chỉ ra bởi các nghiên cứu của Vermaelen (1981), Comment & Jarrel (1991). Tất cả các lý thuyết kể trên đều giải thích rằng các nhà quản lý hiểu rõ về công ty hơn chủ sở hữu. Và do đó, các quyết định và các hoạt động của họ, bao gồm thông tin về tình hình tài chính của công ty sẽ dựa trên tình trạng thực tế của công ty. Các nhà đầu tư tham gia thị trường nhận thấy các quyết định và hoạt động của nhà quản lý như là tín hiệu về tình trạng tài chính hiện tại và tương lai của công ty. Để thông tin và truyền đạt thông tin về tình hình tài chính của công ty đến các nhà đầu tư, các nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ khác nhau như: quyết định về vay vốn, chi trả cổ tức, phát hành cổ phiếu hoặc mua lại cổ phiếu… Mặc dù các kết quả nghiên cứu trước ở các nước cho thấy thị trường phản ứng tích cực lên giá cổ phiếu của công ty, khi công ty công bố thông tin mua lại cổ phiếu; tuy nhiên liệu xu hướng này có xảy ra tương tự ở thị trường chứng khoán Việt Nam? Ở Việt Nam, công ty đại chúng mua lại cổ phiếu của chính mình được quy định ở điều 3 Luật Chứng khoán 2019 (Quốc hội, 2019) và công ty đại chúng phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin, thực hiện việc mua lại cổ phiếu và báo cáo kết quả mua lại cổ phiếu được quy định ở điều 37 Luật Chứng khoán 2019 (Quốc hội, 2019). Tuy nhiên, các công ty công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu không có nghĩa vụ phải thực hiện việc mua lại như kế hoạch công bố, điều này có thể sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường. 3. Phân tích thực trạng việc mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết giai đoạn 2015 – 2020. Trong giai đoạn 2015 – 2020, có nhiều công ty đăng ký mua lại cổ phiếu, kết quả thống kê ở hình 1 phản ánh xu hướng các công ty công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu và kết quả thực hiện kế hoạch mua lại cổ phiếu ở các công ty niêm yết ở Việt Nam. @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 270 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số công ty đăng ký mua lại Cổ phiếu Số công ty không thực hiện mua lại Cổ phiếu Hình 1. Số lượng các công ty niêm yết đăng ký mua lại cổ phiếu và không thực hiện việc mua lại cổ phiếu Hình 1 cho thấy, số lượng công ty niêm yết đăng ký mua lại cổ phiếu tăng cao ở các năm 2018 và 2019 (lần lượt là 30 và 34 công ty niêm yết). Điều này cũng dễ hiểu, ở năm 2018 và năm 2019, giá cổ phiếu của một số công ty có sự sụt giảm rất nhiều so với năm 2017, do vậy một số công ty công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu nhằm bình ổn giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rõ, bình quân mỗi năm vẫn có khoảng 20% công ty không thực hiện mua lại cổ phiếu theo kế hoạch đã công bố. Mối quan hệ giữa Chỉ số VN Index và số lượng công ty đăng ký mua lại cổ phiếu được biểu diễn ở hình 2. 1200 1000 800 600 400 200 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số công ty đăng ký mua lại Cổ phiếu Chỉ số VN INDEX cuối năm Hình 2. Chỉ số VN Index và số lượng công ty niêm yết đăng ký mua cổ phiếu quỹ Hình 2 cho thấy rõ, năm nào có chỉ số VN Index cao thì thường có số lượng công ty đăng kí mua lại cổ phiếu ít hơn, vì năm đó giá bình quân của cổ phiếu trên thị trường cao. @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 271 Có nhiều lý do để giải thích cho việc công ty niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ như có lượng tiền dồi dào, chưa tìm thấy cơ hội đầu tư khác tốt hơn, cơ cấu lại cấu trúc vốn,…; tuy nhiên lý do chủ yếu và phổ biến nhất của các công ty niêm yết ở Việt Nam là nhằm bình ổn giá cổ phiếu của công ty trên thị trường để tăng lợi ích của cổ đông. Để minh chứng cho lý giải này, nghiên cứu thống kê mục đích mua lại cổ phiếu được 70 công ty niêm yết trình bày ở “Công bố thông tin giao dịch mua lại cổ phiếu”. Kết quả cho thấy 67,5% các công ty yết công bố mục đích mua lại cổ phiếu là nhằm bình ổn giá cổ phiếu để tăng lợi ích của cổ đông, 9% các công ty mua lại cổ phiếu do người lao động nghỉ việc và số còn lại với mục đích chung là mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ cho công ty. Mặt khác, nghiên cứu thực hiện so sánh giá cổ phiếu của công ty ở thời điểm đăng ký mua lại cổ phiếu với giá cổ phiếu bình quân trong sáu tháng trước khi công ty có kế hoạch mua lại cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu ở giai đoạn 2015 – 2020 được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1: Sự thay đổi giá cổ phiếu giữa thời điểm công ty đăng ký mua lại cổ phiếu so với giá cổ phiếu bình quân trong 6 tháng trước khi công ty có quyết định mua lại cổ phiếu Giá bình quân 1 cổ phiếu Giá 1 cổ phiếu ở Số lượng Mã trong 6 tháng trước khi có thời điểm đăng ký STT đăng ký mua Chênh lệch CP kế hoạch mua lại cổ phiếu mua lại cổ phiếu (Cổ phiếu) (1.000đ) (1.000đ) 1 GAS 10.000.000 111 75,5 -32% 2 TLH 3.000.000 74 51,5 -30% 3 PVD 2.000.000 94 58 -38% 4 VHC 1.000.000 51 23,5 -54% 5 MSN 20.000.000 139 129 -7% 6 HAH 1.000.000 47,9 46 -4% 9 LSS 6.000.000 14,8 11,25 -24% 10 HDC 4.000.000 17,1 14,5 -15% 11 HHS 20.000.000 4,8 3,68 -23% 12 CEE 2.000.000 25,65 17,9 -30% 13 SBT 83.552.800 23 19 -17% 14 SSC 500.000 53,4 60,6 13% 15 NBB 9.757.150 19,3 18,6 -4% 16 HAX 1.000.000 17,3 16 -8% 17 HDC 2.000.000 22,5 16,5 -27% 18 PAN 21.600.000 28,5 18,5 -35% 19 STK 5.000.000 18,6 15,3 -18% 20 DIG 15.000.000 14,25 11 -23% 21 FCN 6.000.000 9,5 8,98 -5% 22 GEX 29.000.000 20,9 13,9 -33% 23 TLG 1.500.000 43,5 26,2 -40% 24 KDH 27.000.000 26,8 18,4 -31% 25 PTB 1.500.000 73 36,8 -50% @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 272 Bằng việc so sánh giá cổ phiếu ở thời điểm công ty đăng ký mua lại cổ phiếu với giá bình quân cổ phiếu trong 6 tháng trước thời điểm công ty niêm yết đăng ký kế hoạch mua lại cổ phiếu (bảng 1) có thể thấy: Phần lớn giá cổ phiếu của các công ty niêm yết ở thời điểm đăng ký kế hoạch mua lại cổ phiếu có sự sụt giảm so với giá bình quân trong 6 tháng trước đó; đa số giá cổ phiếu của công ty ở thời điểm đăng ký mua lại cổ phiếu sụt giảm trên 20% so với giá cổ phiếu bình quân trong 6 tháng trước thời điểm đăng ký mua lại cổ phiếu. Qua kết quả ở bảng 1 và kết quả thống kê mục đích mua lại cổ phiếu được các công ty niêm yết công bố, cho thấy phần lớn các công ty niêm yết ở Việt Nam công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu nhằm mục đích bình ổn giá cổ phiếu của công ty trên thị trường để tăng lợi ích cho cổ đông, ngoại trừ số ít trường hợp công ty niêm yết mua lại cổ phiếu của người lao động do người lao động nghỉ việc, hoặc vì mục đích khác. Thông qua công bố thông tin kế hoạch mua lại cổ phiếu, công ty niêm yết đã gửi tín hiệu tốt đến thị trường về cổ phiếu của công ty và cũng ngụ ý cho nhà đầu tư được biết về việc thị trường đang định giá thấp giá cổ phiếu của công ty. Bảng 1 còn cho thấy, khi giá cổ phiếu của công ty giảm sâu, công ty niêm yết có xu hướng đăng ký mua lại cổ phiếu (cổ phiếu quỹ) nhằm phát thông tin cho nhà đầu tư rằng thị trường đã định giá thấp giá cổ phiếu của công ty. Mặt khác việc công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu cũng là kênh tuyền thông để công ty niêm yết thông tin đến thị trường rằng tình hình tài chính của công ty đang tốt. Việc mua lại cổ phiếu góp phần vào việc bình ổn giá cổ phiếu của công ty trên thị trường, tuy nhiên không phải công ty niêm yết nào cũng thực hiện chương trình mua lại cổ phiếu như công bố. Kết quả ở bảng 2 cho thấy trong giai đoạn 2015 – 2020, có rất nhiều công ty niêm yết không thực hiện kế hoạch mua lại cổ phiếu như công bố, thậm chí có công ty không thực hiện kế hoạch mua lại lên đến trên 80%. Cụ thể như ở năm 2015, tỷ lệ không thực hiện kế hoạch của Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) là 93,98%, Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) là 91,89%; năm 2016 có Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) không mua lại đến 89,79%; năm 2017 Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) có khối lượng còn lại không mua là 68,41%; năm 2018, Công ty Cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa-Vũng Tàu (HDC) còn lại 88,13% đăng kí không mua; năm 2019, Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HAX) không mua 86,57% và năm 2020, Công ty Cổ phần FECON (FCN) không mua lại đến 93,31%, ... Bảng 2: Thống kê những công ty niêm yết không thực hiện kế hoạch mua lại cổ phiếu với tỷ lệ cao Cổ Giao dịch trong kỳ Còn lại Khối lượng Thời gian đăng ký STT phiế Khối đăng ký Khối lượng % % giao dịch u lượng 1 GAS 10.000.000 601.930 6,02 9.398.070 93,98 25/03/2015 - 31/03/2015 2 TLH 3.000.000 1.460.000 48,67 1.540.000 51,33 17/06/2015 - 16/07/2015 3 PVD 2.000.000 162.190 8,11 1.837.810 91,89 23/04/2015 - 23/05/2015 4 VHC 1.000.000 102.060 10,21 897.940 89,79 04/02/2016 - 29/02/2016 5 MSN 20.000.000 10.284.260 51,42 9.715.740 48,58 06/09/2016 - 05/10/2016 6 HAH 1.000.000 315.950 31,60 684.050 68,41 06/12/2016 - 05/01/2017 7 MSN 114.813.976 100.665.722 87,68 14.148.254 12,32 16/10/2017 - 14/11/2017 8 LSS 6.000.000 3.605.050 60,08 2.394.950 39,92 10/01/2018- 08/02/2018 9 HDC 4.000.000 475.000 11,88 3.525.000 88,13 10/04/2018 - 09/05/2018 10 HHS 20.000.000 3.957.930 19,79 16.042.070 80,21 09/05/2018 - 08/06/2018 11 CEE 2.000.000 232.700 11,64 1.767.300 88,37 09/05/2018 - 07/06/2018 @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 273 Cổ Giao dịch trong kỳ Còn lại Khối lượng Thời gian đăng ký STT phiế Khối đăng ký Khối lượng % % giao dịch u lượng 12 SBT 83.552.800 37.656.900 45,07 45.895.900 54,93 18/04/2018 - 17/05/2018 13 SSC 500.000 245.070 49,01 254.930 50,99 17/04/2019 - 17/05/2019 14 NBB 9.757.150 6.045.000 61,95 3.712.150 38,05 01/04/2019 - 26/04/2019 15 HAX 1.000.000 134.270 13,43 865.730 86,57 18/02/2019 - 19/03/2019 16 HDC 2.000.000 623.140 31,16 1.376.860 68,84 01/04/2020 - 30/04/2020 17 PAN 21.600.000 6.655.200 30,81 14.944.800 69,19 02/04/2020 - 29/04/2020 18 STK 5.000.000 2.454.460 49,09 2.545.540 50,91 03/04/2020 - 29/04/2020 19 DIG 15.000.000 6.755.430 45,04 8.244.570 54,96 27/03/2020 - 25/04/2020 20 FCN 6.000.000 401.230 6,69 5.598.770 93,31 06/05/2020 - 05/06/2020 21 GEX 29.000.000 4.297.610 14,82 24.702.390 85,18 23/04/2020 - 22/05/2020 22 TLG 1.500.000 1.322.330 88,16 627.670 41,84 20/04/2020 - 19/05/2020 23 KDH 27.000.000 19.767.780 73,21 7.232.220 26,79 15/04/2020 - 14/05/2020 24 PTB 1.500.000 1.068.740 71,25 431.260 28,75 13/04/2020 - 12/05/2020 Có nhiều lý do để giải thích cho việc công ty niêm yết không thực hiện kế hoạch mua lại cổ phiếu như công bố, trong đó có lý do được nhiều công ty niêm yết giải thích là do diễn biến giá cổ phiếu trên thị trường không phù hợp. Điều này tương đối phù hợp với lý do nhằm bình ổn giá cổ phiếu của công ty trên thị trường được đưa ra khi công ty niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu. Thị trường phản ứng tích cực lên giá cổ phiếu của công ty khi công ty niêm yết công bố thông tin mua lại cổ phiếu; vì vậy giá cổ phiếu của công ty đã được điểu chỉnh tăng, do đó mục đích nhằm bình ổn giá của công ty đã được thực hiện, nên nhiều công ty ngưng thực hiện việc mua lại cổ phiếu như công bố. Tuy nhiên cho dù là lý do gì, việc công ty công bố thông tin mua lại cổ phiếu nhưng lại không thực hiện đúng kế hoạch như công bố là một tin xấu đến thị trường về cổ phiếu của công ty. Một số nhận định còn cho rằng, nhà quản lý thông báo kế hoạch mua lại cổ phiếu là để làm giá cổ phiếu (Đầu tư chứng khoán, 2015). Điều này làm giảm niềm tin của nhà đầu tư đối với thông tin công ty niêm yết công bố. Việc cơ quan quản lý thị trường chứng khoán chưa có biện pháp ngăn chặn, hoặc chậm đưa ra biện pháp ngăn chặn tình trạng các công ty niêm đăng ký mua lại cổ phiếu nhưng không thực hiện, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán. 4. Kết luận và hàm ý Bài viết đã phản ánh thực trạng việc công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu và thực tế việc thực hiện mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020; kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng công ty niêm yết đăng ký kế hoạch mua lại cổ phiếu tăng qua các năm trong giai đoạn 2015 – 2020; điều này cũng phù hợp với xu hướng ở các thị trường phát triển. Bài viết cũng phân tích những lý do dẫn đến các công ty niêm yết ở thị trường chứng khoán Việt Nam mua lại cổ phiếu; có nhiều lý do, nhưng nhìn chung và phổ biến nhất là nhằm bình ổn giá cổ phiếu của công ty trên thị trường để gia tăng giá trị cho cổ đông. Kết quả thống kê cho thấy, các công ty niêm yết ở Viện Nam công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu khi giá cổ phiếu của công ty có sự sụt giảm mạnh. Việc các công ty công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu nhằm phát tín hiệu tốt đến thị trường về cổ phiếu của công ty, đồng thời qua đó cung cấp thông tin cho nhà đầu về việc thị trường đang định giá thấp giá trị công ty. Có thể nói việc công ty công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu là tin tốt cho thị trường. @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 274 Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, giai đoạn 2015 – 2020 có nhiều công ty niêm yết không thực hiện việc mua lại cổ phiếu như kế hoạch công bố; phần lớn các công ty niêm yết cho rằng do sự biến động giá cổ phiếu không phù hợp. Từ kết quả nghiên cứu của bài viết, một số hàm ý được rút ra như sau: Khi công ty niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu, hàm ý rằng công ty đang có dòng tiền tự do tốt; Khi công ty niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu, hàm ý rằng công ty muốn bình ổn giá cổ phiếu của công ty trên thị trường và cũng hàm ý rằng thị trường đang định giá thấp giá trị công ty; Việc công ty niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu là một tin tốt được công ty gửi đến thị trường, hàm ý rằng giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng sau khi thị trường đón nhận thông tin mua lại cổ phiếu từ công ty niêm yết; Việc công ty niêm yết công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu không có nghĩa là công ty có nghĩa vụ thực hiện như kế hoạch; hàm ý rằng việc công bố thông tin mua lại cổ phiếu cũng là cách thức công ty niêm yết làm giá cổ phiếu của công ty trên thị trường. Qua nghiên cứu thực tế việc mua lại cổ phiếu của các công ty niêm yết ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 còn cho thấy có sự tương đồng ở thị trường chứng khoán Việt Nam và các thị trường phát triển (lý do công ty niêm yết lên kế hoạch mua lại cổ phiếu) về bối cảnh nhà quản lý đưa ra quyết định mua lại cổ phiếu khi giá cổ phiếu của công ty đang ở giai đoạn sụt giảm sâu. Tuy nhiên mức độ phản ứng của thị trường lên giá cổ phiếu của công ty niêm yết ở Việt Nam có tương đồng như ở các thị trường phát triển, bài viết chưa xem xét đến, điều này mở ra hướng nghiên cứu mở rộng trong tương lai cho nhóm tác giả. Tài liệu tham khảo A. Tài liệu tiếng Việt 1. Báo cáo Công ty chứng khoán Artex, 2009. Quanh việc mua bán cổ phiếu quỹ, Quanh việc mua bán cổ phiếu quỹ (tinnhanhchungkhoan.vn). 2. Đầu tư chứng khoán, 2015. Bịt cửa dùng cổ phiếu quỹ để “lái giá” Bịt cửa dùng cổ phiếu quỹ để “lái giá” (tinnhanhchungkhoan.vn). 3. Quốc hội, 2019. Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14. 4. Thanh thuỷ, 2015. Ông lớn" mạnh tay lên kế hoạch mua cổ phiếu quỹ, "Ông lớn" mạnh tay lên kế hoạch mua cổ phiếu quỹ (ndh.vn) B. Tài liệu tiếng Anh 5. Brav, A., Graham, J.R., Harvey, C.R., Michaely, R., 2005. Payout policy in the 21st century, Journal of Financial Economics 77, 483-527. 6. Chan, K., Ikenberry, D., Lee, I, 2004. Economic sources of gain in stock repurchases, Journal of Financial and Quantitative Analysis 39, 461-479. 7. Comment, R., Jarrell, G.A., 1991. The relative signaling power of Dutch-auction and fixed- price self-tender offers and open-market share repurchases, Journal of Finance 46, 1243-1271. 8. Easterbrook, F.H.,1984. Two Agency-Cost Explanations of Dividends. The American Economic Review, 74, 650-659. @ Trường Đại học Đà Lạt
  9. 275 9. Grullon. G., Michaely, R., 2004. The information content of share repurchase programs, Journal of Finance 59, 651–680. 10. Ikenberry, D., Lakonishok, J., Vermaelen, T., 1995. Market underreaction to open market share repurchases, Journal of Financial Economics 39, 181–208. 11. Jensen, M. C. & Meckling, W. H.,1976. Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3(4), 305-360. 12. Jensen, Michael C., 1986, Agency costs of free cash flow, corporate finance and takeovers, American Economic Review, 76, 323-329. 13. Miller, M.H. and Modigliani, F.,1961. Dividend Policy, Growth, and the Valuation of Shares. The Journal of Business, 34, 411-433. http://dx.doi.org/10.1086/294442 14. Ross, S.A., 1977. The determination of financial structure: The incentive signaling structure. Bell Journal of Economics, 8: 23-40. 15. Spence, M., 1973. Job market signaling. Quarterly Journal of Economics, 87: 355-374. 16. Vermaelen, T., 1981. Common stock repurchases and market signaling, Journal of Financial Economics 9, 139–183 @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2