YOMEDIA
ADSENSE
Giáo dục hướng nghiệp gắn kết với thị trường lao động và cơ hội việc làm tại địa phương (Tài liệu giáo viên)
22
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
“Tài liệu giáo viên - Giáo dục hướng nghiệp gắn kết với thị trường lao động và cơ hội việc làm tại địa phương”, được phát triển trong phạm vi Dự án “Chúng tôi Có thể” mong muốn đưa đến cho giáo viên, tư vấn viên, nhà quản lý giáo dục, doanh nghiệp,… một tài liệu tổng hợp khá đầy đủ các kiến thức GDHN cơ bản, các công cụ khảo sát giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới nghề nghiệp, tìm hiểu cơ hội việc làm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục hướng nghiệp gắn kết với thị trường lao động và cơ hội việc làm tại địa phương (Tài liệu giáo viên)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU GIÁO VIÊN GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP GẮN KẾT VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM TẠI ĐỊA PHƯƠNG (Tài liệu dự án “Chúng tôi Có thể”) Hà Nội, tháng 10/2020
- MỤC LỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................................................... 7 LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................... 8 CẤU TRÚC TÀI LIỆU .......................................................................................................... 10 PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH THAM KHẢO ..................................................................... 11 Phần 1. TỔNG QUAN .......................................................................................................... 16 Bài 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP .................................... 17 A. MỤC TIÊU.................................................................................................................... 17 B. NỘI DUNG ................................................................................................................... 17 I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.................................................................................................. 17 1.1. Hướng nghiệp, Giáo dục hướng nghiệp ...................................................................... 17 1.2. Tư vấn, Tư vấn hướng nghiệp, Tư vấn nghề nghiệp .................................................. 19 1.3. Phân luồng................................................................................................................... 21 1.4. Nghề, nghề nghiệp ...................................................................................................... 21 II. CÁC LÝ THUYẾT HƯỚNG NGHIỆP ........................................................................ 22 2.1. Mô hình lý thuyết Cây nghề nghiệp ............................................................................ 22 2.2. Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner ....................................................................... 24 2.3. Mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp ............................................................................. 30 2.4. Mô hình lý thuyết hệ thống ......................................................................................... 31 2.5. Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch và lý thuyết vị trí điều khiển ................................ 33 III. QUY TRÌNH HƯỚNG NGHIỆP.................................................................................. 35 CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI 1 ............................................................................................ 36 Bài 2: THỰC HÀNH: THẢO LUẬN MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP ................................................................................................................. 37 A. MỤC TIÊU.................................................................................................................... 37 B. NỘI DUNG ................................................................................................................... 37 I. YÊU CẦU THẢO LUẬN ............................................................................................. 37 II. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ PHÂN LUỒNG Ở VIỆT NAM………….…………………………………………………………………........37 2.1. Nhận thức của học sinh và cộng đồng về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng ...... 37 2.2. Mục đích, ý nghĩa, hình thức giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông .......... 39 2.3. Các con đường hướng nghiệp ..................................................................................... 42 2.4. Đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp .............................. 45 2
- 2.5. Sự phối hợp giữa doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh và trường phổ thông, trường đào tạo nghề trong giáo dục hướng nghiệp và phân luồng .................................... 45 2.6. Các thách thức đối với giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường hiện nay................ 46 * ĐỀ ÁN GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2018-2025 ............................................. 46 Bài 3: TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP ..................................................................................... 50 A. MỤC TIÊU.................................................................................................................... 50 B. NỘI DUNG ................................................................................................................... 50 I. NỘI DUNG KỸ NĂNG THIẾT YẾU VÀ KHẢ NĂNG TUYỂN DỤNG .................. 50 1.1. Kỹ năng thiết yếu .......................................................................................................... 50 1.2. Khả năng tuyển dụng ..................................................................................................... 53 II. TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CÁ NHÂN, TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP NHÓM ....... 54 2.1. Tư vấn hướng nghiệp cá nhân ..................................................................................... 54 2.2. Tư vấn hướng nghiệp theo nhóm ................................................................................ 73 III. TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP VỚI ĐỐI TƯỢNG TƯ VẤN ĐẶC BIỆT ..................... 84 3.1. Đối tượng tư vấn là HS khuyết tật .............................................................................. 84 3.2. Đối tượng tư vấn là HS nữ .......................................................................................... 86 3.3. Đối tượng tư vấn là HS nông thôn, HS DTTS ............................................................ 87 CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI 3 ............................................................................................ 89 Bài 4: MỘT SỐ CÔNG CỤ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP NGHIỆP ................................... 91 A. MỤC TIÊU.................................................................................................................... 91 B. NỘI DUNG ................................................................................................................... 91 I. VẬN DỤNG CÁC LÝ THUYẾT HƯỚNG NGHIỆP TRONG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH ........................................................................... 91 1.1. Tìm hiểu bản thân ....................................................................................................... 91 1.2. Nhận thức nghề nghiệp ............................................................................................... 92 1.3. Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp ................................................................................. 94 II. CÔNG CỤ TÌM HIỂU BẢN THÂN HỌC SINH......................................................... 95 2.1. Nội dung công cụ ........................................................................................................ 95 A. Công cụ tìm hiểu sở thích nghề nghiệp....................................................................... 95 B. Công cụ tìm hiểu khả năng nghề nghiệp ................................................................... 104 2.2. Cách sử dụng công cụ ............................................................................................... 110 III. CÔNG CỤ LẤY Ý KIẾN BỐ MẸ.............................................................................. 113 3.1. Nội dung công cụ ...................................................................................................... 113 3
- 3.2. Cách sử dụng công cụ ............................................................................................. 1166 IV. HỐ SƠ NĂNG LỰC ................................................................................................... 116 4.1. Nội dung công cụ ...................................................................................................... 116 4.2. Cách sử dụng công cụ (cách chuẩn bị hồ sơ năng lực hướng nghiệp cho học sinh) 117 V. CÔNG CỤ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP ........................................... 121 5.1. Nội dung công cụ ...................................................................................................... 121 5.2. Cách sử dụng công cụ ............................................................................................... 123 VI. NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP .................................................................................. 125 6.1. Nội dung công cụ ...................................................................................................... 125 6.2. Cách sử dụng công cụ ............................................................................................... 126 VII. MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRỢ KHÁC ....................................................................... 128 CÂU HỎI THẢO LUẬN BÀI 4 …………………………………………………………..129 Bài 5: THỰC HÀNH: THẢO LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM ..130 A. MỤC TIÊU.…………………………………………………………………………….130 B. NỘI DUNG.…………………………………………………………………………….130 I. YÊU CẦU THẢO LUẬN………………………………………………………..……...131 II. GỢI Ý: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG ................................ 130 2.1. Thị trường lao động .................................................................................................. 130 2.2. Các yếu tố của thị trường lao động ........................................................................... 131 2.3. Nắm bắt cơ hội việc làm ……………………………………………………………...133 2.4. Tư vấn tự tạo việc làm cho người lao động …………………………………………..139 Phần 2. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG THAM KHẢO… ……………………………….142 Bài 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ THEO KHOA HỌC ................ 143 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ................................................................................................ 143 II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU .............................................................................................. 143 III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG ...................................................................................... 143 A. Hoạt động khởi động................................................................................................. 143 B. Hoạt động hình thành kiến thức ................................................................................ 143 C. Vận dụng ……………………………………………………………………………….145 D. Dặn dò ........................................................................................................................ 145 Bài 2: TÌM HIỂU BẢN THÂN ........................................................................................... 146 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ................................................................................................ 146 II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU .............................................................................................. 146 4
- III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG ...................................................................................... 146 A. Hoạt động khởi động................................................................................................. 146 B. Hoạt động hình thành kiến thức ................................................................................ 146 C. Vận dụng ……………………………………………………………………………149 D. Dặn dò ........................................................................................................................ 149 Bài 3: THỰC HÀNH: KHẢO SÁT SỞ THÍCH NGHỀ NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CỦA BẢN THÂN ................................................................................................ 150 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ................................................................................................ 150 II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU .............................................................................................. 150 III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG ...................................................................................... 150 A. Hoạt động khởi động ................................................................................................. 150 B. Hoạt động hình thành kiến thức ................................................................................ 150 C. Vận dụng……………………………………………………………………………152 D. Dặn dò ....................................................................................................................... 152 Bài 4: TÌM HIỂU THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM TẠI ĐỊA PHƯƠNG ………….………………………………………...……………………………………..…154 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ................................................................................................ 154 II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU .............................................................................................. 154 . CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG ...................................................................................... 154 A. Hoạt động khởi động................................................................................................. 154 B. Hoạt động hình thành kiến thức ................................................................................ 154 C. Vận dụng ................................................................................................................... 158 D Dặn dò ....................................................................................................................... 158 Bài 5: NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP - TRẢI NGHIỆM NGHỀ ..................................... 159 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC ................................................................................................ 159 II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU .............................................................................................. 159 III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG ……………………………………………….………..159 A. Hoạt động khởi động ..................................................................................................... 159 B. Hoạt động hình thành kiến thức .................................................................................... 159 Lựa chọn 1 ........................................................................................................................... 159 Lựa chọn 2 ........................................................................................................................... 161 Bài 6: CHA MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP VÀ HỒ SƠ NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP CỦA CON .......................................................................................................................... 1655 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .............................................................................................. 1655 5
- II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU ............................................................................................ 1655 III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG .................................................................................... 1655 A. Hoạt động khởi động............................................................................................... 1655 B. Hoạt động hình thành kiến thức .............................................................................. 1665 C. Vận dụng …………………………………………………………………………..169 D. Dặn dò……………………………………………………………………………..169 Bài 7: LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP…….……………………………………….... 170 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC……………………………………………………………….170 II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU ………………………………………………..…………...170 III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG…………………………………………..……………170 A. Hoạt động khởi động………………………………………………………………..170 B. Hoạt động hình thành kiến thức……………………………………………………...170 D. Vận dụng……………………………………………………………………………..174 C. Dặn dò ……………………………………………………………………………….1744 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………1755 6
- TỪ VIẾT TẮT CĐ Cao đẳng DN Doanh nghiệp ĐH Đại học GDN Giáo dục nghề nghiệp GDTX Giáo dục thường xuyên GV Giáo viên GD Giáo dục HS Học sinh HV Học viên TC Trung cấp THP Trung học phổ thông THC Trung học cơ sở TH Trung học TVV Tư vấn viên 7
- LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) là một hoạt động luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm: Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số 126/CP, khẳng định mục tiêu của GDHN là giúp học sinh định hướng, chọn nghề phù hợp với hứng thú, nguyện vọng, năng lực và hoàn cảnh của bản thân và đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề trong xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong trường phổ thông được đề cập trong các văn bản quan trọng như: - Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khi nói về đổi mới chương trình ghi rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp.” - Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh (HS) trong Giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” ban hành theo Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu: “Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế”. Đồng thời, đề án hướng tới các trường học cần có giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. - Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) cũng có chuyên đề “Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS/THPT” đã nêu các nội dung cần bồi dưỡng như sau: ✓ Đối với cấp THCS, tại nội dung thứ 4 về Tư vấn định hướng phân luồng và hướng nghiệp ở trường THCS a) Phân luồng và hướng nghiệp đối với học sinh THCS; b) Các kỹ năng tư vấn hướng nghiệp học sinh THCS. ✓ Đối với cấp THPT, nội dung liên quan đến hướng nghiệp bao gồm: a) Các con đường hướng nghiệp của học sinh trung học; b) Các kỹ năng tư vấn hướng nghiệp của giáo viên THPT trong công tác tư vấn hướng nghiệp đối với học sinh THPT. - Chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định giáo dục định hướng nghề nghiệp nhằm phát triển năng lực theo sở trường, nguyện vọng của từng HS, bảo đảm HS tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau có chất lượng hoặc tham gia 8
- cuộc sống lao động. Chương trình giáo dục phổ thông mới chia giáo dục phổ thông thành 2 giai đoạn là giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp Tiểu học và Trung học cơ sở) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT). Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT), ngoài các môn học bắt buộc, HS được tự chọn các môn học khác phù hợp với năng lực, sở thích, hứng thú và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục hướng nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và phân luồng học sinh sau THCS, THPT. Vai trò của GDHN rất quan trọng và được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng, nhà nước và các cấp,... Nhưng, thực trạng GDHN hiện nay còn gặp nhiều hạn chế và thách thức: Nội dung chương trình chưa phục vụ được tính đặc thù của từng vùng miền hay nhóm đối tượng, số lượng ngành nghề đề cập trong nội dung giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế; Trang thiết bị phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp còn thiếu; Giáo viên làm công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp chưa được đào tạo chuyên môn chính thống; Phụ huynh không biết hoặc không quan tâm đến hoạt động hướng nghiệp tại trường; … Vì vậy, “Tài liệu giáo viên - Giáo dục hướng nghiệp gắn kết với thị trường lao động và cơ hội việc làm tại địa phương”, được phát triển trong phạm vi Dự án “Chúng tôi Có thể” mong muốn đưa đến cho giáo viên, tư vấn viên, nhà quản lý giáo dục, doanh nghiệp,… một tài liệu tổng hợp khá đầy đủ các kiến thức GDHN cơ bản, các công cụ khảo sát giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới nghề nghiệp, tìm hiểu cơ hội việc làm,… ở phần 1 của tài liệu; đồng thời, phần 2 của tài liệu đưa ra các gợi ý, ngắn gọn cho những hoạt động tham khảo ở “Tài liệu học sinh - Giáo dục hướng nghiệp gắn kết với thị trường lao động và cơ hội việc làm tại địa phương”. Trong quá trình triển khai, chúng tôi rất mong nhận được các đóng góp của Quý Thầy/Cô để tài liệu hoàn thiện hơn. Chúng tôi trân trọng cảm ơn Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và tập đoàn CJ của Hàn Quốc đã hỗ trợ cho dự án “Chúng tôi Có thể”. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo 9
- CẤU TRÚC TÀI LIỆU Tài liệu gồm có hai phần: Phần 1. Tổng quan Ngoài nội dung Giới thiệu chung về chương trình, phần 1 bao gồm 3 bài lý thuyết: Lý thuyết cơ bản về GDHN; Tư vấn hướng nghiệp; Các công cụ tư vấn hướng nghiệp; và 2 bài thực hành: Một số vấn đề thực tiễn trong GDHN; Thị trường lao động và cơ hội việc làm. Phần 2. Kế hoạch bài dạy tham khảo Phần này gồm hướng dẫn gợi ý cho 7 bài dạy tham khảo của 9 giờ hoạt động GDHN; bao gồm cả Ngày hội hướng nghiệp và phần tham gia của cha mẹ học sinh. 10
- PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH THAM KHẢO Mục Tên bài/nội dung Mục tiêu Phần 1 TỔNG QUAN Bài 1 Lý thuyết cơ bản về Sau khi hoàn thành bài 1, học viên cần: giáo dục hướng nghiệp – Kiến thức: Trình bày được khái niệm chung về hướng nghiệp, GDHN, tư vấn, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, phân luồng, nghề, nghề nghiệp,…; Nắm vững các lý thuyết hướng nghiệp (Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp, Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner và Khung năng lực hướng nghiệp năm lĩnh vực, Mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp. mô hình lý thuyết hệ thống, Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch và lý thuyết vị trí điều khiển); Biết được Quy trình hướng nghiệp với ba bước cơ bản, các năng lực hướng nghiệp cần hình thành cho học sinh. - Kỹ năng: Có kỹ năng vận dụng các kiến thức cơ bản vào GDHN và tư vấn hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp cho HS trung học cơ sở nói riêng và người cần được tư vấn nói chung. Bài 2 Thực hành: Thảo Sau khi hoàn thành bài 2, học viên cần: luận một số vấn đề - Kiến thức: Trình bày, chia sẻ được thực tiễn GDHN thực tiễn trong giáo nói chung và ở địa phương nơi học viên công tác (nhận dục hướng nghiệp ở thức của HS và cộng đồng về GDHN và phân luồng; cơ sở đào tạo và địa nội dung, phương pháp, hình thức GDHN chủ yếu ở phương nơi học viên cơ sở đào tạo của học viên hiện nay,…); Học viên công tác nhận định về các thách thức hiện nay đối với GDHN ở cơ sở đào tạo của học viên và hướng khắc phục? Hiểu được GDHN qua môn học thông qua tích hợp, lồng ghép. Nắm được Đề án GDHN và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025. - Kỹ năng: Kỹ năng nhận định, tổng hợp, chia sẻ các kiến thức thực tế và kỹ năng tìm hiểu thông tin. Bài 3 Tư vấn hướng nghiệp Sau khi tìm hiểu xong bài 3, học viên cần - Kiến thức: Nắm được các kỹ năng thiết yếu (Nhóm kỹ năng cơ bản, nhóm kỹ năng quản lý bản 11
- Mục Tên bài/nội dung Mục tiêu thân, nhóm kỹ năng làm việc nhóm) và công thức tuyển dụng. Với một số đối tượng tư vấn cụ thể như học sinh khuyết tật, học sinh nữ, học sinh miền núi và dân tộc thiểu số cần lưu ý vấn đề bình đẳng giới và tránh yếu tố kì thị, nắm được các chủ trương của nhà nước đối với các đối tượng tư vấn đặc biệt. - Kỹ năng: có kỹ năng áp dụng được vào thực tế hai hình thức tư vấn: tư vấn cá nhân và tư vấn nhóm với các cách thức tư vấn để đạt hiệu quả tư vấn cao cho HS. Trong quá trình tư vấn cần biết vận dụng linh hoạt các kiến thức hướng nghiệp được trang bị ở bài 1 và nắm vững sáu kỹ năng, hai liệu pháp, năm giai đoạn trong tư vấn cá nhân, vận dụng linh hoạt trong tư vấn nhóm. Bài 4 Một số công cụ tư vấn Sau khi nghiên cứu bài 4, học viên cần: hướng nghiệp - Kiến thức: Hiểu và biết cách hướng dẫn HS làm các công cụ GDHN. Đặc biệt là hướng dẫn HS biết xây dựng được kế hoạch nghề nghiệp sau khi hoàn thành hồ sơ năng lực. - Kỹ năng: có kỹ năng vận dụng các lý thuyết hướng nghiệp ở bài 1 trong việc phát triển năng lực hướng nghiệp của HS. Bài 5 Thực hành: Thảo luận Sau khi hoàn thành bài 5, học viên cần: về Thị trường lao - Kiến thức: tổng hợp, chia sẻ một số lý luận cơ bản động và cơ hội việc về thị trường lao động, một số thông tin về thị trường làm ở Việt Nam nói lao động Việt Nam và thị trường lao động của địa chung và địa phương phương nơi học viên công tác; nguồn tra cứu thông tin nơi học viên sinh để có thể tư vấn, hướng dẫn cho HS/NĐTV tìm hiểu sống. về nghề mà HS quan tâm. - Kỹ năng: Có kỹ năng tìm kiếm thông tin qua các nguồn thông tin khác nhau (Internet, báo,…), kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình;… Phần 2 HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG THAM KHẢO 12
- Mục Tên bài/nội dung Mục tiêu Bài 1 Tầm quan trọng của Sau bài học, HS cần: việc chọn nghề theo - Kiến thức: khoa học + Hiểu được ý nghĩa của việc chọn nghề theo khoa học. + Nêu được các bước cần thực hiện để chọn nghề theo khoa học. - Kỹ năng: Có kỹ năng vận dụng được những kiến thức thu nhận được trong bài học; có kỹ năng xác định những việc bản thân cần làm nhằm chọn được nghề phù hợp. - Thái độ: Quan tâm, hứng thú tìm hiểu và thực hành những điều đã học được. Bài 2 Tìm hiểu bản thân Sau bài học, HS cần: - Kiến thức: + Phân biệt được sở thích, khả năng nghề nghiệp và năng lực hướng nghiệp; + Nêu được năm nhóm năng lực hướng nghiệp và dấu hiệu đặc trưng của mỗi nhóm năng lực; + Nắm được bộ công cụ để tự đánh giá năng lực của bản thân trong việc chọn nghề. - Kỹ năng: Có kỹ năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong bài học, có kỹ năng xác định được sở thích và khả năng của bản thân để lựa chọn được nghề phù hợp. - Thái độ: Hứng thú, quan tâm tìm hiểu năng lực hướng nghiệp của bản thân để có thể lựa chọn cho mình nghề phù hợp. Bài 3 Thực hành: Khảo sát Sau bài học, HS cần: sở thích nghề nghiệp - Kiến thức: Hoàn thành được công cụ tìm hiểu sở và khả năng (điểm thích nghề nghiệp và khả năng nghề nghiệp của bản mạnh) nghề nghiệp thân. của bản thân - Kỹ năng: Vận dụng được kết quả làm phiếu khảo sát để bước đầu xác định được các nghề phù hợp cho bản thân. - Thái độ: Hứng thú làm phiếu hỏi/phiếu khảo sát để khám phá năng lực hướng nghiệp của bản thân. 13
- Mục Tên bài/nội dung Mục tiêu Bài 4 Tìm hiểu thế giới nghề Sau bài học, HS cần: nghiệp và cơ hội việc - Kiến thức: làm tại địa phương + Biết được tìm hiểu thế giới nghề nghiệp là tìm hiểu nhiều thông tin khác nhau về đặc điểm nghề, về nhu cầu thị trường, trình độ học vấn, trình độ đào tạo,…; + Nhận biết được thị trường lao động có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau + Biết một số nghề truyền thống phổ biến ở địa phương; - Kỹ năng: Có kỹ năng tìm hiểu thông tin về nghề, về thị trường lao động qua các kênh thông tin khác nhau (sách báo và mạng internet). - Thái độ: Có hứng thú tìm hiểu các nghề mà bản thân biết hoặc chưa biết, nghề nghiệp không phân biệt nam, nữ. Bài 5. Ngày hội hướng HS cần có khả năng: Hoạt động nghiệp - Kiến thức: ngoại (hoặc bài thực hành) + Tìm được các thông tin cơ bản về các nghề nghiệp khóa khác nhau trong xã hội và nhu cầu lao động hiện tại tại địa phương; + Tìm được thông tin về ngành và trường đào tạo phù hợp để ra làm các nghề đó; + Tìm hiểu được các thông tin cơ bản về nghề nghiệp - việc làm và về các chương trình đào tạo phù hợp với nghề mong muốn. - Kỹ năng: Kỹ năng tìm kiếm thông tin về nghề qua các tư vấn viên, qua bạn bè, qua trải nghiệm nghề và qua các nguồn thông tin khác. - Thái độ: Có ý thức tham gia vào ngày hội hướng nghiệp, tham quan cơ sở sản xuất,... Bài 6 Bố mẹ giúp con hướng Sau bài học, HS cần: nghiệp - Kiến thức: Hồ sơ năng lực hướng + Được bố mẹ giúp xác định điểm mạnh của mình để nghiệp của HS hoàn thành hồ sơ năng lực; Bố mẹ hiểu cơ bản về hướng nghiệp; + Hoàn thành hồ sơ năng lực; xác định các phương án lựa chọn nghề nghiệp. 14
- Mục Tên bài/nội dung Mục tiêu - Kỹ năng: Có kỹ năng cùng bố mẹ hoàn thành hồ sơ năng lực bản thân và xác định các phương án chọn nghề. - Thái độ: Có ý thức, hứng thú, nhiệt tình chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai. Bài 7 Lập kế hoạch nghề Sau bài học, HS cần: nghiệp - Kiến thức: + Nêu được các mốc học tập trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta và các hướng đi em có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp THCS. + Với mỗi phương án nghề nghiệp tương lai, phác thảo được kế hoạch chuẩn bị dựa trên các mốc học tập trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam + Xác định được hướng đi thích hợp cho bản thân sau THCS. - Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức đã học để lập kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân. - Thái độ: Hứng thú, chủ động trong việc tìm hiểu và lựa chọn hướng đi cho mình. 15
- Phần 1. TỔNG QUAN -------------------------------------------------------------- GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP GẮN KẾT VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM TẠI ĐỊA PHƯƠNG 16
- Bài 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP A. MỤC TIÊU Sau khi hoàn thành bài 1, học viên cần: - Kiến thức: Trình bày được khái niệm chung về hướng nghiệp, GDHN, tư vấn, tư vấn hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, phân luồng, nghề, nghề nghiệp,…; Nắm vững các lý thuyết hướng nghiệp (Mô hình lý thuyết cây nghề nghiệp, Thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner và Khung năng lực hướng nghiệp năm lĩnh vực, Mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp. mô hình lý thuyết hệ thống, Lý thuyết ngẫu nhiên có kế hoạch và lý thuyết vị trí điều khiển); Biết được Quy trình hướng nghiệp với ba bước cơ bản, các năng lực hướng nghiệp cần hình thành cho học sinh. Kỹ năng: Có kỹ năng vận dụng các kiến thức cơ bản vào GDHN và tư vấn hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp cho HS trung học cơ sở nói riêng và người cần được tư vấn nói chung. B. NỘI DUNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1. Hướng nghiệp, Giáo dục hướng nghiệp 1.1.1. Hướng nghiệp Thuật ngữ hướng nghiệp xuất hiện trên thế giới cách đây hàng trăm năm nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều người hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ. Có người nghĩ đơn giản hướng nghiệp là hướng dẫn, quyết định việc chọn ngành, nghề cho HS chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông; có người cho rằng đây là quá trình định hướng cho các em lựa chọn những ngành, nghề có giá trị trong xã hội. Có người lại cho rằng hướng nghiệp là công việc dành riêng cho nhà trường và chỉ có nhà trường mới làm được hướng nghiệp,… Vậy, nên hiểu về hướng nghiệp như thế nào cho đúng? - Theo Nghị định 75/2006/NĐ–CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ: Hướng nghiệp trong giáo dục (GD) là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. - Theo Từ điển GD học: Hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ HS làm quen, tìm hiểu các nghề, cân nhắc, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nguyện vọng, năng lực, sở trường của mỗi người, với nhu cầu và điều kiện thực tế khách quan của xã hội. Công tác hướng nghiệp có ý nghĩa kinh tế – xã hội rất lớn, giúp thanh niên có cơ hội phát huy được năng lực, nâng cao được hiệu quả lao động, say mê sáng tạo trong nghề nghiệp, mặt khác giúp tránh được thay đổi nghề nghiệp nhiều lần, hạn chế các hậu quả xấu do nghề nghiệp không phù hợp mang lại. 17
- - Theo từ điển Tiếng Việt: Hướng nghiệp là thi hành những biện pháp đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) người dân theo ngành và loại lao động; giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề. - Theo tác giả Phạm Tất Dong: Hướng nghiệp như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ vừa chọn được nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. - Luật GD 2019, tại Điều 9 về hướng nghiệp và phân luồng trong GD có ghi: (1). Hướng nghiệp trong GD là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở GD để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. (2). Phân luồng trong GD là biện pháp tổ chức hoạt động GD trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong GD, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học GD nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. (3). Chính phủ quy định chi tiết hướng nghiệp và phân luồng trong GD theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. -> Khái niệm trên cho thấy: Thực chất của hướng nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà là giúp các em có được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh, về những yếu tố ảnh hưởng/tác động tới bản thân trong việc chọn nghề để lựa chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, giữa cá nhân với xã hội. Hướng nghiệp là GD sự lựa chọn nghề một cách có chủ đích nhằm đảm bảo cho các em hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội. Hướng nghiệp không chỉ được thực hiện trong nhà trường bởi các thầy, cô giáo mà còn được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là cha mẹ HS. 1.1.2. Giáo dục hướng nghiệp - Theo từ điển Bách khoa Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam: GDHN là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục lao động nói riêng, quá trình giáo dục tổng thể nói chung ở nhà trường phổ thông và là giai đoạn tất yếu để bước sang đào tạo kỹ thuật – nghề nghiệp. Cũng theo từ điển Bách khoa Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam: Chức năng cơ bản của GDHN là giúp HS lựa chọn đúng ngành nghề trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của sự phát triển 18
- xã hội đối với ngành nghề, cũng như hình thành và phát triển những hứng thú và khuynh hướng cá nhân đối với lĩnh vực lao động được lựa chọn. GDHN gồm một loạt biện pháp tác động đến HS mang tính chất tâm lý học, giáo dục học, y học,… nhằm giúp HS bộc lộ những năng lực và khuynh hướng nghề nghiệp của mình, giáo dục cho tâm lý sẵn sàng đi vào lao động trên các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân,… - Theo từ điển Tiếng Việt: Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy đần dần có được những phẩm chất và năng lực theo yêu cầu đề ra. - Theo Chương trình GD phổ thông 2018: GD hướng nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS, từ đó giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội. GDHN có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu GD toàn diện và phân luồng HS sau THCS và THPT. Trong chương trình GDPT, GDHN được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động GD, tập trung ở các môn Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật, GD công dân ở cấp THCS, các môn học ở cấp THPT và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cùng với nội dung GD của địa phương. Hoạt động GDHN trong nhà trường phổ thông được thực hiện thường xuyên và liên tục, trong đó tập trung vào các năm học cuối của giai đoạn GD cơ bản và toàn bộ thời gian của giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp. 1.2. Tư vấn, Tư vấn hướng nghiệp, Tư vấn nghề nghiệp 1.2.1. Tư vấn - Theo từ điển Tiếng Việt: Tư vấn là góp ý kiến về một vấn đề được hỏi, nhưng không có quyền quyết định. Có thể hiểu Tư vấn là một hoạt động thông tin, trong đó nhà tư vấn đưa ra những lời khuyên hoặc các gợi ý giúp đối tượng cần tư vấn có dược những thông tin và những tri thức cần thiết về những vấn đề mà họ quan tâm. 1.2.2. Tư vấn hướng nghiệp - Tư vấn hướng nghiệp (TVHN): Tư vấn hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những biện pháp tâm lý, GD và một số biện pháp khác được người tư vấn hướng nghiệp (gọi là tư vấn viên - TVV), thầy/cô giáo hướng nghiệp, cán bộ Hội Phụ nữ hoặc cha mẹ HS sử dụng nhằm phát hiện, đánh giá sở thích nghề nghiệp, khả năng về thể chất, trí tuệ của HS, sinh viên hoặc con em trong gia đình; đối chiếu các khả năng thực có của mỗi em với những yêu cầu của bậc học cao hơn hoặc những yêu cầu của nghề đặt ra đối với người lao động, có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội; từ đó, đưa ra lời khuyên về việc lựa chọn hướng học tập, chọn nghề có cơ sở khoa học. 19
- Nói cách khác, mục đích của công tác TVHN là giúp thanh thiếu niên “tìm ra mình”, chú ý tới những nhân tố chủ quan và khách quan khi chọn nghề, chọn hướng học, tạo điều kiện cho HS phát huy cao độ sở trường đích thực của mình trong thời gian sau trung học cơ sở, cũng như trong bước đường hoạt động nghề nghiệp tương lai. TVHN cần đưa được cho HS những lời khuyên tư vấn có cơ sở, cần nghiên cứu nhân cách HS. Nghiên cứu càng toàn diện bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, có nghĩa là phải nghiên cứu HS một cách phức hợp. Ngoài ra còn đòi hỏi phải hiểu yêu cầu tâm lý của những nhóm nghề chủ yếu. Chỉ lúc đó mới tiến hành phân tích cấu trúc tâm lý của nhân cách HS, những khả năng hiện có và triển vọng sẽ có về mặt tâm lý, tâm sinh lý và y học, đồng thời đối chiếu chúng với cấu trúc tâm lý của những hoạt động nghề nghiệp được quan niệm là tập hợp những yêu cầu do nghề đề ra với tâm lý con người, còn gọi là họa đồ tâm lý của nghề. Tùy theo đối tượng và nhu cầu, TVHN có thể là: tư vấn hướng học để giúp các em lựa chọn ban, ngành học, trường học phù hợp ở bậc học cao hơn; hoặc tư vấn chọn nghề để giúp các em lựa chọn ngành nghề và cơ sở đào tạo nghề vừa phù hợp với nguyện vọng, sở thích, khả năng nghề nghiệp của các em, vừa phù hợp với hoàn cảnh gia đình và nhu cầu nhân lực của địa phương, xã hội. -> Tư vấn hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp tâm lý, GD và y học nhằm phát hiện, đánh giá các sở thích, điều kiện, hoàn cảnh, năng lực, thể chất và trí tuệ của HS; đối chiếu những cái đó với những yêu cầu của bậc học cao hơn (yêu cầu của từng ban, lớp cấp THPT, yêu cầu của từng ngành học ở bậc CĐ, ĐH) hoặc yêu cầu của nghề đặt ra đối với người lao động; có cân nhắc đến nhu cầu nhân lực của địa phương và xã hội; trên cơ sở đó đưa ra lời khuyên về sự lựa chọn hướng đi (hướng học, chọn nghề) có cơ sở khoa học. Như vậy, TVHN bao gồm: Tư vấn hướng học và tư vấn chọn nghề. + Tư vấn nghề nghiệp - Tư vấn nghề: Tư vấn nghề cũng giống như định hướng nghề và tuyển chọn nghề được tiến hành trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, có những quy luật phát triển đặc thù, đồng thời được xem là biện pháp tác động trực tiếp đến con người. Tư vấn nghề là một trong những nhân tố hình thành ở con người hệ thống thái độ đối với thế giới nghề nghiệp và đối với bản thân mình. Tư vấn nghề nghiệp (TVNN) là một hoạt động của công tác TVHN, mục đích của tư vấn nghề là giúp HS hiểu rõ về mình trước khi có quyết định lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Mục đích này cũng có nghĩa là người GV/TVV có thể đưa ra những lời khuyên có cơ sở khoa học, dựa trên những phép đo nhằm giúp HS tự giác, độc lập lựa chọn nghề nghiệp tương lai, biết vạch kế hoạch học tập và tu dưỡng sao cho đạt được nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân. Thông thường người ta chia ra thành 4 kiểu tư vấn nghề nghiệp như sau (hình 1.1). 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn