intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI)

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

1.384
lượt xem
182
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (viết tắt là IMCI) là một chiến lược nhằm làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI)

  1. IMCI LÀ GÌ ? Hoạt động lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (viết tắt là IMCI) là một chiến lược nhằm làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong của các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã khởi xướng xây dựng chiến lược từ năm 1992 với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và cải thiện chất lượng sống của trẻ em trên toàn cầu. Và hiện nay, trên thế giới đã có hơn 100 quốc gia triển khai hoạt động này ở những giai đoạn khác nhau. Hiện nay, trên thế giới, hơn 70% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển là do các bệnh có thể phòng và điều trị được như tiêu chảy, viêm phổi, sởi, sốt rét, sốt xuất huyết và suy dinh dưỡng hoặc do kết hợp của các bệnh này. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nguyên nhân chủ yếu là do đẻ non, nhiễm khuẩn, viêm phổi, uốn ván sơ sinh... Với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã xây dựng chiến lược Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI). Chiến lược này trước hết tập trung vào cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe tại y tế tuyến cơ sở, nơi hàng ngày có hàng triệu trẻ em đến khám và điều trị một hoặc nhiều bệnh trong số các bệnh thường gặp kể trên. Hoạt động IMCI kết hợp nhiều yếu tố của các chương trình như chương trình phòng chống các bệnh tiêu chảy, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cũng như các hoạt động liên quan đến sức khỏe trẻ em trong các chương trình
  2. phòng chống sốt rét, dinh dưỡng, tiêm chủng và thuốc thiết yếu, bao gồm hàng loạt các can thiệp nhằm phòng và điều trị những bệnh thường gặp ở trẻ em tại các cơ sở y tế và gia đình. Mục đích của hoạt động IMCi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc trẻ bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ em nói chung thông qua thực hiện các hướng dẫn phòng và chữa bệnh đã được chuẩn hóa cho các bệnh thường gặp ở trẻ em như: viêm phổi cấp, tiêu chảy, sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, suy dinh dưỡng. • Chiến lược IMCI sẽ tập trung vào: • Cải thiện kỹ năng xử trí trẻ bệnh • Cải thiện hệ thống y tế • Cải thiện thực hành chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng. MỤC TIÊU, THÀNH PHẦN VÀ CAN THIỆP Mục tiêu chính của chiến lược IMCI: • giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ em • cải thiện thể lực và khả năng phát triển ở trẻ em. Việc triển khai hoạt động IMCI ở các quốc gia bao gồm ba thành phần: • cải thiện kỹ năng xử trí trẻ bệnh của cán bộ y tế thông qua các hướng dẫn và tài liệu huấn luyện về xử trí lồng ghép trẻ bệnh tại tuyến y tế cơ sở. Thông qua các khóa huấn luyện IMCI cho cán bộ y tế tuyến cơ sở. Qua giám sát hỗ trợ sau huấn luyện để củng cố và duy trì năng lực của cán bộ y tế; Các hướng dẫn và huấn luyện để cải thiện các kỹ năng xử trí trẻ bệnh tại các bệnh viện. • cải thiện hệ thống y tế:
  3. o lập kế hoạch và quản lý y tế tại tuyến huyện. o bảo đảm sự sẵn có các thuốc thiết yếu cho IMCI thông qua cải thiện việc cung cấp và quản lý thuốc. o cải thiện phương thức chuyển viện và chăm sóc chuyển viện o cải thiện cách tổ chức công việc tại cơ sở y tế o cải thiện việc giám sát các dịch vụ y tế o thống nhất các phân loại của IMCI với hệ thống thông tin y tế; • cải thiện thực hành chăm sóc sức khỏe tại gia đình và cộng đồng thông qua giáo dục sức khỏe và tham vấn cho các bà mẹ về cách nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ bệnh thông qua nâng cao kỹ năng tham vấn của cán bộ y tế. Bảo đảm đưa những thông điệp thống nhất về sức khỏe trẻ em đến với các gia đình. Thực hiện các can thiệp dựa vào cộng đồng để góp phần phòng bệnh, tăng cường sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển của trẻ em. TIẾN TRÌNH XỬ TRÍ TRẺ BỆNH Tiến trình xử trí được thể hiện qua các bảng hướng dẫn trong đó nêu lên trình tự các bước tiến hành và cung cấp thông tin cho việc thực hiện các bước đó. Các hướng dẫn được mô tả theo các bước sau: • Đánh giá trẻ bệnh • Phân loại bệnh • Xác định hướng điều trị • Điều trị bệnh
  4. • Tham vấn cho các bà mẹ • Khám lại Những bước này về cơ bản tương tự như cách thức mà cán bộ y tế thường thực hiện khi chăm sóc trẻ bệnh, mặc dù trước đây có thể chúng được mô tả bằng những thuật ngữ khác. Ví dụ như “đánh giá trẻ bệnh" - có nghĩa là hỏi về bệnh sử và thăm khám lâm sàng, “phân loại bệnh" - có nghĩa là xác định mức độ nặng của bệnh. Trong bước này cán bộ y tế sẽ lựa chọn mức độ hoặc “phân loại” cho mỗi triệu chứng chính của trẻ tương ứng mức độ nghiêm trọng của bệnh mà trẻ mắc phải. Phân loại bệnh không phải là những chuẩn đoán riêng cho từng bệnh mà dựa vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh để xác định cách điều trị. Các bảng trong cuốn hướng dẫn xử trí đưa ra phương pháp điều trị thích hợp đối với từng loại bệnh. Khi sử dụng tiến trình điều trị này, việc lựa chọn một phân loại bệnh trên phác đồ sẽ cho phép cán bộ y tế có thể xác định được hướng điều trị cho trẻ bệnh. Ví dụ, một trẻ bệnh được phân loại bệnh là “bệnh rất nặng có sốt” có nghĩa là có thể trẻ đã mắc phải một trong các chứng bệnh viêm màng não, sốt rét nặng hoặc là nhiễm trùng máu. Những phương pháp điều trị đã được liệt kê cho các bệnh được phân loại là bệnh rất nặng có sốt sẽ thích hợp do đã được lựa chọn để điều trị cho những bệnh quan trọng nhất trong nhóm phân loại này. Điều trị có nghĩa là thực hiện cách xử trí tại cơ sở y tế, kê đơn thuốc hoặc hướng dẫn các cách xử trí khác tại nhà, và hướng dẫn cho các bà mẹ biết cách điều trị cho trẻ. Tham vấn cho các bà mẹ bao gồm việc đánh giá cách nuôi dưỡng, cách người mẹ cho trẻ bú và hướng dẫn cho các bà mẹ biết cách lựa chọn các loại thức ăn, thức uống cần thiết cho trẻ và khi nào cần phải đưa trẻ quay lại cơ sở y tế. Tiến trình xử trí bệnh cho trẻ ở độ tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi được trình bày trên 3 hướng dẫn in mầu lớn với tiêu đề:
  5. • ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ BỆNH • ĐIỀU TRỊ TRẺ BỆNH • THAM VẤN CHO CÁC BÀ MẸ Xử trí bệnh ở trẻ nhỏ từ 0 đến 2 tháng tuổi có hơi khác so với những trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Vấn đề này được mô tả trên một hướng dẫn khác với tiêu đề là: ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO TRẺ NHỎ. LỰA CHỌN CÁC HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ THÍCH HỢP Hầu hết các phòng khám đều có thủ tục để đăng ký khám bệnh và xác định xem trẻ đến vì bị bệnh hay vì những lý do khác, chẳng hạn như có những đứa trẻ khỏe mạnh bình thường có thể đến các cơ sở y tế để tiêm chủng hoặc để điều trị một vết đau do bị thương hay tai nạn gây ra. Khi người mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế (do trẻ mắc bệnh, chứ không phải chấn thương) mà bạn là người trực tiếp được giao nhiệm vụ tiếp nhận khám và điều trị cho trẻ đó, thì bạn cần phải biết được tuổi của trẻ để lựa chọn một hướng dẫn điều trị thích hợp và bắt đầu thăm khám theo tiến trình. Bạn có thể dựa vào phiếu đăng ký bệnh nhân tại cơ sở y tế, trong đó đã ghi chép tên, tuổi cũng như những thông tin khác ví dụ địa chỉ của trẻ. Nếu không có phiếu đó, bạn có thể bắt đầu bằng cách hỏi tên và tuổi của trẻ. Trẻ bị bệnh được phân theo 2 nhóm tuổi sau: • Nhóm tuổi từ 0 đến 2 tháng tuổi • Nhóm tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi Nếu trẻ ở trong độ tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi, thì bạn chọn hướng dẫn ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI TRẺ BỆNH Ở ĐỘ TUỔI TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI. “Đến 5 tuổi” có nghĩa là trẻ ở độ tuổi trước ngày sinh nhật lần thứ 5 của trẻ.
  6. Ví dụ, trong nhóm tuổi này gồm những trẻ đã được 4 năm và 11 tháng chứ không phải là những trẻ đã được tròn 5 tuổi trở đi. Đối với những trẻ đã được tròn 2 tháng tuổi thì được xếp vào nhóm tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi, chứ không thuộc trong nhóm tuổi từ 0 đến 2 tháng tuổi. Nếu chưa đủ 2 tháng tuổi thì trẻ vẫn được coi là trẻ nhỏ. Hãy sử dụng những hướng dẫn ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO TRẺ NHỎ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2