CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP<br />
Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả, khả<br />
năng sinh lãi của doanh nghiệp do mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của nhà quản trị<br />
là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ<br />
này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của mình. Không đảm bảo<br />
được khả năng sinh lãi, lợi nhuận tương lai sẽ không chắc chắn, giá trị của doanh nghiệp sẽ bị<br />
giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn.<br />
Do vậy khả năng đạt được lợi nhuận đối với nhà quản trị là một chỉ số quản trị không<br />
thể thay thế, đồng thời nó cũng là một yếu tố quan trọng đối với các đối tác của doanh nghiệp.<br />
Vì vậy, cần thiết phải đánh giá và đo lường hiệu quả của doanh nghiệp. Ngoài ra, những đơn<br />
vị bên ngoài, đặc biệt là những đơn vị cho vay sẽ không chỉ nắm bắt khả năng trả nợ của<br />
doanh nghiệp thông qua cấu trúc tài chính mà còn phải qua hiệu quả tài chính đạt được.<br />
Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đặc trưng bởi việc xem xét hiệu<br />
quả sử dụng toàn bộ các phương tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ cũng như<br />
các chính sách tài trợ. Quá trình phân tích này thường cung cấp cho người lãnh đạo, nhà quản<br />
trị các chỉ tiêu để làm rõ: hiệu quả của đơn vị đạt được là do tác động quá trình kinh doanh<br />
hay do tác động của chính sách tài chính.<br />
1. Quan điểm phân tích hiệu quả họat động của doanh nghiệp<br />
Hiệu quả của doanh nghiệp được nghiên cứu trong phần này được xem xét một cách<br />
tổng thể bao gồm nhiều hoạt động. Họat động kinh doanh và họat động tài chính ở doanh<br />
nghiệp có mối quan hệ qua lại nên phân tích hiệu quả họat động của doanh nghiệp phải xem<br />
xét đầy đủ cả hai hoạt động này. Một doanh nghiệp có thể có hiệu quả kinh doanh cao nhưng<br />
đạt hiệu quả tài chính thấp vì các chính sách tài trợ không thích hợp.<br />
Họat động trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp có những hướng chiến lược phát<br />
triển riêng trong từng giai đoạn. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng nhưng mục tiêu đó luôn gắn<br />
liền với mục tiêu thị phần. Do vậy, cần phải xem doanh thu và lợi nhuận là hai yếu tố quan<br />
trọng trong đánh giá hiệu quả.<br />
Với những quan điểm trên, chỉ tiêu phân tích chung về hiệu quả cơ bản được tính như<br />
sau:<br />
K = Đầu ra : Đầu vào<br />
trong đó: "Đầu ra" bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến Gía trị sản xuất, Doanh thu, lợi<br />
nhuận... "Đầu vào" thường bao gồm các yếu tố như vốn sở hữu, tài sản, các loại tài sản ...<br />
Do các số liệu để tính toán hiệu quả có thể là số liệu của một thời kỳ hoặc số liệu tại<br />
một thời điểm nên phải có sự phù hợp về thời kỳ giữa số liệu đầu vào và đầu ra. Nguyên tắc<br />
1<br />
<br />
này sẽ loại bỏ sự biến động mang tính thời điểm do đặc thù kinh doanh của từng doanh<br />
nghiệp. Trong trường hợp không có số liệu bình quân thì có thể sử dụng số liệu tại một thời<br />
điểm để phân tích. Trường hợp này gọi là nghiên cứu theo trạng thái tĩnh.<br />
2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp<br />
Hiệu quả kinh doanh nói chung là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được tạo thành bởi<br />
tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy hiệu quả kinh doanh của một<br />
doanh nghiệp không chỉ được xem xét một cách tổng hợp mà còn được nghiên cứu trên cơ sở<br />
các yếu tố thành phần của nó, đó là hiệu quả cá biệt.<br />
2.1. Phân tích hiệu quả cá biệt<br />
Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt, người ta<br />
xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so<br />
sánh từng loại phương tiện, từng nguồn lực với kết quả đạt được. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu<br />
quả cá biệt đối với từng loại phương tiện khác nhau thường được sử dụng với nhiều tên gọi,<br />
như: hiệu suất, năng suất, tỷ suất ...<br />
2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt<br />
Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp<br />
Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên<br />
tài sản của doanh nghiệp. Kết quả của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng nhiều chỉ<br />
tiêu. Nếu sử dụng “Giá trị sản xuất” để thể hiện kết quả, ta có chỉ tiêu sau:<br />
<br />
Giá trị sản xuất<br />
Hiệu suất sử dụng =<br />
tài sản<br />
<br />
Tổng tài sản bình quân<br />
<br />
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ<br />
tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng<br />
tài sản của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tạo ra và cung cấp của cải cho xã hội càng cao và<br />
kéo theo hiệu quả của doanh nghiệp cũng sẽ lớn.<br />
Nếu sử dụng chỉ tiêu “Giá trị tăng thêm” để phản ánh kết quả, ta có hiệu suất giá trị<br />
tăng thêm. Đó là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa giá trị tăng thêm với tài sản của doanh<br />
nghiệp, và được tính:<br />
Giá trị tăng thêm<br />
Tỷ suất giá trị =<br />
tăng thêm<br />
<br />
Tổng tài sản bình quân<br />
<br />
2<br />
<br />
Tỷ suất gía trị tăng thêm thể hiện một đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá<br />
trị tăng thêm. Chỉ tiêu này thể hiện giá trị mới sáng tạo ra từ tài sản đầu tư ở doanh nghiệp. Tỷ<br />
suất giá trị tăng thêm càng lớn thì doanh nghiệp càng có cơ hội tích tụ để phát triển sản xuất<br />
càng nhiều.<br />
Chế độ báo cáo kế toán Việt nam hiện nay có nhiều thay đổi để cung cấp thông tin cần<br />
thiết nhằm thống kê số liệu trong toàn nền kinh tế, nên các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, giá trị<br />
tăng thêm có thể tính theo giá hiện hành. Cụ thể, dựa vào BCĐKT và báo cáo kết quả sản xuất<br />
kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu “giá trị sản xuất” được tính như sau:<br />
<br />
Giá trị<br />
<br />
= Doanh<br />
<br />
( Chênh lệch<br />
<br />
( Chênh lệch<br />
<br />
( Chênh lệch<br />
<br />
+ Giá trị<br />
<br />
SX<br />
<br />
thu<br />
<br />
tồn kho thành<br />
<br />
tồn kho sp dở<br />
<br />
tồn hàng gửi<br />
<br />
NVL nhận<br />
<br />
phẩm<br />
<br />
dang<br />
<br />
bán<br />
<br />
gia công<br />
<br />
Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian<br />
Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí vật chất (nguyên liệu, vật liệu...) và chi phí dịch<br />
vụ phục vụ cho SX trong kỳ (không loại trừ phế liệu thu hồi).<br />
Ngoài giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm, doanh thu và thu nhập của những họat động<br />
khác cũng là chỉ tiêu phản ánh kết quả của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản trong<br />
trường hợp này được thể hiện:<br />
<br />
Doanh thu thuần + D.thu hoạt động tài chính<br />
<br />
Hiệu suất<br />
sử dụng<br />
tài sản<br />
<br />
=<br />
<br />
+ Thu nhập khác<br />
Tổng tài sản bình quân<br />
<br />
Trong trường hợp trên, nếu sử dụng chỉ tiêu tài sản trong BCĐKT thì các yếu tố thể<br />
hiện kết quả ở tử số bao gồm doanh thu thuần và thu nhập các họat động khác. Yêu cầu này<br />
nhằm đảm bảo tính phù hợp vì thực tế tài sản tại doanh nghiệp không chỉ sử dụng cho họat<br />
động kinh doanh mà còn cho các họat động khác.<br />
Nếu chỉ xem xét hiệu suất sử dụng tài sản trong lĩnh vực kinh doanh thuần túy thì chỉ<br />
tính doanh thu thuần trong lĩnh vực kinh doanh để thể hiện kết quả kinh doanh của doanh<br />
<br />
3<br />
<br />
nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản trong trường hợp này còn gọi là số vòng quay của tài sản.<br />
Nó được xem xét trên mối quan hệ giữa tài sản với doanh thu thuần và được tính như sau:<br />
Doanh thu thuần<br />
Số vòng quay =<br />
của tài sản<br />
<br />
Tổng tài sản bình quân<br />
<br />
Chỉ tiêu trên phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, nhưng cũng phụ thuộc vào trình<br />
độ, khả năng quản lý, tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp. Chỉ tiêu trên thể hiện một đồng<br />
tài sản tạo ra được bao nhiêu doanh thu và như vậy nó thể hiện khả năng, hiệu quả quản lý của<br />
doanh nghiệp.<br />
“Tổng tài sản” tính trong công thức trên bao gồm cả TSCĐ - một loại tài sản mà thời<br />
gian luân chuyển hoàn toàn khác với thời gian luân chuyển của TSNH. Chỉ tiêu số vòng quay<br />
tài sản không đánh giá tốc độ luân chuyển của các TSCĐ, nó thể hiện một vòng quay không<br />
đầy đủ do các loại tài sản khác nhau.<br />
"Doanh thu thuần" trong công thức trên trích từ Báo cáo lãi lỗ và chỉ tính phần doanh<br />
thu thuần trong hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu "Tổng tài sản" được sử dụng phù hợp với kết<br />
quả của doanh thu, có nghĩa là nó không bao gồm tài sản dùng cho các họat động khác.<br />
Đối với các doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên thì chỉ tiêu hiệu suất cần chi tiết<br />
theo từng đơn vị:<br />
Doanh thu thuần tại đơn vị i<br />
Hiệu suất sử dụng<br />
tài sản tại đơn vị i<br />
<br />
=<br />
Tổng tài sản bình quân tại đơn vị i<br />
<br />
Bằng phép so sánh giữa các đơn vị trong cùng một doanh nghiệp, chúng ta có thể đánh<br />
giá cụ thể hơn hiệu suất sử dụng tài sản tại doanh nghiệp để có biện pháp nâng cao hiệu quả<br />
hoạt động kinh doanh. Cũng tương tự như vậy, nếu thay doanh thu bằng giá trị sản xuất, giá<br />
trị gia tăng ... thì ta có những chỉ tiêu phản ảnh khác nhau.<br />
<br />
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp<br />
Đối với các DNSX, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực TSCĐ nên để thể<br />
hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, có thể tính hiệu suất sử dụng TSCĐ theo các chỉ<br />
tiêu sau:<br />
Giá trị sản xuất<br />
<br />
4<br />
<br />
Hiệu suất sử dụng =<br />
TSCĐ<br />
<br />
Nguyên giá bình quân TSCĐ<br />
<br />
Doanh thu thuần SXKD<br />
Hiệu suất sử dụng =<br />
TSCĐ<br />
<br />
Giá trị tăng<br />
<br />
Nguyên giá bình quân TSCĐ<br />
<br />
Giá trị tăng thêm<br />
<br />
thêm trên một =<br />
đồng TSCĐ<br />
<br />
Nguyên giá bình quân TSCĐ<br />
<br />
Các chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng<br />
giá trị sản xuất, hoặc đồng doanh thu, hoặc đồng giá trị tăng thêm. Trị giá các chỉ tiêu càng<br />
lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao.<br />
Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp<br />
Năng suất lao động là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sản xuất, sức sản xuất của lao động<br />
trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể được biểu hiện bởi nhiều đại lượng khác nhau như<br />
NSLĐ năm, NSLĐ ngày, NSLĐ giờ của công nhân trực tiếp sản xuất, của công nhân phục vụ<br />
và quản lý sản xuất. Chỉ tiêu về năng suất lao động được tính:<br />
<br />
NSLĐ năm =<br />
<br />
NSLĐ ngày =<br />
<br />
NSLĐ giờ =<br />
<br />
Giá trị sản xuất<br />
Số CNSX bình quân năm<br />
<br />
Giá trị sản xuất<br />
Tổng số ngày làm việc của CNSX<br />
<br />
Giá trị sản xuất<br />
Tổng số giờ làm việc của CNSX<br />
<br />
Các chỉ tiêu trên càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng có hiệu suất sử dụng lao động<br />
cao. Khi tính chỉ tiêu trên, CNSX là số lượng công nhân trực tiếp sản xuất tại doanh nghiệp.<br />
Nếu ta dùng chỉ tiêu số lượng công nhân viên (CNV), thì có được năng suất lao động của<br />
công nhân viên. Tuy nhiên khi phân tích phải xem xét tỷ trọng của CNSX trên CNV để thấy<br />
rõ hiệu quả của công tác quản lý tại doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng của CNSX trên CNV càng<br />
lớn chứng tỏ việc tổ chức lao động, khả năng quản lý lao động gían tiếp càng tốt.<br />
<br />
5<br />
<br />