intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO TRÌNH VỀ MÔN QUAN TRẮC VÀ KHẢO SÁT - PHẦN I PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ GIÁM SÁT (MONITORING) CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 2

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

243
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 2.1. MỤC TIÊU GIÁM SÁT Một trong những bước đầu tiên của thiết kế một mạng lưới giám sát chất lượng không khí là phải xác định được mục tiêu tổng thể cho toàn hệ thống mạng trạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO TRÌNH VỀ MÔN QUAN TRẮC VÀ KHẢO SÁT - PHẦN I PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ GIÁM SÁT (MONITORING) CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG 2

  1. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 2.1. MỤC TIÊU GIÁM SÁT Một trong những bước đầu tiên của thiết kế một mạng lưới giám sát chất lượng không khí là phải xác định được mục tiêu tổng thể cho toàn hệ thống mạng trạm. Và như vậy, chính xác là xác định mục tiêu tổng thể cho hệ thống số liệu giám sát mà tự bản thân nó là một trong những chức năng và nhiệm vụ của cả hệ thống giám sát. Các mục tiêu của hệ thống giám sát chất lượng không khí này thường được đặt ra là: Định lượng và diễn biến chất lượng không khí theo thời gian. (1) Cung cấp số liệu chất lượng không khí để kiểm soát theo luật pháp. (2) Thông báo định kỳ số liệu chất lượng không khí. (3) Xác định hiệu quả kiểm soát đối với chất lượng không khí. (4) Cung cấp số liệu chất lượng không khí cho các lĩnh vực nghiên cứu khoa (5) học. Xác định mối quan hệ giữa phát thải và hệ tiếp nhận. (6) Cung cấp xu thế ô nhiễm của chất lượng không khí. (7) Cung cấp số liệu đầu vào cho mô hình hóa. (8) Cung cấp số liệu để trao đổi thông tin. (9) (10) Phối hợp cùng với các hệ thống giám sát khác. 2.2. NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP HỆ THỐNG TRẠM NỀN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Nhìn chung các tiêu chí để đặt trạm nền ô nhiễm không khí tại các tổ chức thế giới hay quốc gia như sau: (1) Vị trí trạm không được đặt ở những nơi có sự biến động lớn về qui hoạch về độ dài của thời gian và về mọi hướng của vị trí (ví dụ như phải cách xa nhà máy nhiệt điện khoảng 60 km, khoảng cách có thể ngắn hơn cho các nguồn thải nhỏ hơn khác).
  2. (2) Vị trí trạm phải cách xa các trung tâm đô thị, công nghiệp, giao thông vận thải. Đối với nguồn thải nhỏ tại chỗ cần phải cách xa với khoảng cách vài nghìn mét, nhưng vị trí đặt trạm không được đặt tại nơi có gió quá lớn. (3) Vị trí trạm không được đặt ở những nơi có nhạy cảm về thiên tai như núi lửa, cháy rừng, bão cát v.v. (4) Địa hình là một điều kiện để xem xét vị trí đặt trạm (ví dụ không đặt trạm ở những nơi như thung lũng, đỉnh núi v.v nếu như vị trí đó không đại diện cho điều kiện trung bình toàn vùng). (5) Thiết lập đo đạc các thông số khí tượng như một trạm khí tượng đầy đủ nhất cùng với trạm giám sát môi trường. Trong phạm vi hẹp hơn, mạng lưới giám sát chất lượng không khí cho một lãnh thổ, sự phân loại trạm và vị trí đặt trạm phải đảm bảo các đòi hỏi sau đây: (1) Đối với trạm nền vùng đối tượng kiểm soát là chất ô nhiễm từ các khu vực lân cận chuyển tới. Do vậy phải đặt xa các nguồn thải địa ph ương. (2) Đối với trạm nên Quốc gia đối tượng kiểm soát là các chất nhiễm bẩn thường xuyên biên giới lãnh thổ và được mang đến từ dòng không khí trên cao. Như trên đã nói thành phần này thường không lớn do vậy phải loại trừ được các nhiễm bẩn địa phương xa các khu vực có nguồn thải lớn, ví dụ các ống khói ximăng hay nhiệt điện. Phân định ranh giới của các khu vực trong mạng lưới nền Quốc gia phải dựa trên các hoàn lưu lớn. Nước ta nằm trong khu vực ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Mức độ ảnh hưởng của chúng không giống nhau. Phần phía bắc chịu ảnh hưởng mạnh có gió mùa đông bắc còn phần phía nam là gió mùa tây nam. Như vậy trong lưới nền Quốc gia có hai trạm là hợp lý. 2.3. CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG VÀ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Các yếu tố khí tượng quan trọng nhất trong giám sát chất l ượng không khí là gió, nhiệt độ, độ ẩm, giáng thủy, bức xạ Mặt trời v.v. Số liệu quan trắc khí t ượng tại trạm nhất thiết phải được chuyên gia khí tượng xử lý.
  3. Các thành phần không khí chuyển động theo hướng gió chính và dao động theo khuyếch tán rối. Hướng gió chủ đạo chi phối trực tiếp đến phân bố thành phần ô nhiễm do đó cần một nghiên cứu kỹ lưỡng và thông tin liên quan đến gió, số liệu gió phải lấy ít nhất là 5 năm số liệu liên tục của một trạm giám sát khí tượng (thông thường là 10 năm hoặc nhiều hơn). Các xoáy được tạo ra do vật cản như núi đồi, công trình cao v.v làm thay đổi ngẫu nhiên hướng gió và do đó làm thay đổi ngẫu nhiên sự lan truyền chất ô nhiễm. Độ ổn định và không ổn định khí quyển ảnh hưởng đến khả năng lan truyền của vật chất trong khí quyển theo phương nằm ngang và thẳng đứng. Hàm lượng độ ẩm và giáng thủy của khí quyển ảnh hưởng lớn các hiệu quả ăn mòn và độ nhìn thấy. Độ ẩm là nguyên nhân quan trọng trong việc tạo mây, nước mây và giáng thủy. 2.4. ĐỘ CAO ĐO ĐẠC CÁC CHẤT Ô NHIỄM Xét theo quan điểm khí tượng học, số đo biểu diễn trung bình hóa thời gian là chìa khóa để mô tả các dao động, các biến thiên trung bình của các hiện tượng. Các thông số chất lượng không khí phụ thuộc vào các yếu tố khí tượng rất nhiều, do đó các yếu tố khí tượng thông thường được tính bằng trung bình hóa thì các thông số chất lượng không khí cũng vì vậy cũng phải được đo liên tục và dài hạn mới biểu thị được xu thế theo không gian và thời gian như các thông số khí tượng tại các trạm quan trắc. Các chất gây ô nhiễm không khí th ường là các chất hóa học mà bản chất của chúng liên quan rất nhiều đến điểu kiện khí tượng. Các chất hạt thì ngoài nhiệt độ không khí ra chúng còn phụ thuộc các yếu tố khí tượng khác như độ ẩm, tốc độ và hướng gió. Các quá trình hóa học xảy ra cho các chất hạt phức tạp hơn nhiều so với các chất khí. Các biến đổi theo phân bố kích cỡ hạt, tính chất lý, hóa học của các chất hạt xảy ra không ngừng và do vậy nguồn phát thải và nguồn tiêu hủy các chất hạt ít được biết đến. Chúng thường ở dạng lơ lửng, đặc biệt là ở trong không khí khu vực thành phố, nơi có những bề mặt gồ ghề không thể xuyên qua được, đó là lý do để các chất hạt quay trở lại trong khí quyển và ít có khả năng tiêu hủy chất hạt.
  4. Các chất ô nhiễm khác như SO2, NOx, CnHm, CO đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng chúng cũng là các sản phẩm của quá trình đốt cháy của nhiên liệu. Nhưng tầm quan trọng của các chất này là chúng là tiền chất của một số chất có khả năng gây hại rất lớn. Hơn nữa sự gia tăng nguồn thải, các chất ô nhiễm ngày càng tăng, mối liên hệ này càng cần phải được kiểm soát và đó chính là mục tiêu của chương trình giám sát dài hạn. Do vậy giám sát dài hạn các chất ô nhiễm là cần thiết cho bất kỳ một dự án giám sát chất lượng không khí cho mọi lĩnh vực quan tâm dù là không khí ô nhiễm như tại các đô thị và khu công nghiệp hay là chương trình giám sát không khí nền. Chỉ có đo đạc dài hạn mới có thể diễn giải được mối tương quan giữa nguồn thải và chất lượng không khí khi đánh giá ô nhiễm không khí đến hệ chịu tác động ô nhiễm, ví dụ nh ư sức khỏe cộng đồng. Thời gian tối thiểu để có những số liệu cơ bản có thể đánh giá chất lượng không khí phải là một năm với một chương trình đo liên tục. Thông thường ở các mạng lưới giám sát trên thế giới đo đạc diến ra hàng chục năm. Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, cần xác định chiều cao đo đạc ô nhiễm nh ư thế nào là tốt và đại diện cho trạng thái của môi trường không khí. Thông thường đối với không khí đô thị, nồng độ các chất ô nhiễm được đo từ độ cao từ 1,5 m – 3 m là độ cao các chất có khả năng gây hại cho con người. Nhưng cũng không phải tác giả nào cũng cho rằng chất nào cũng vậy. Ví dụ như CO chẳng hạn, họ cho rằng đo ở 30 cm là tốt nhất vì khí thải của các ôtô được thải ra từ độ cao này. Nhưng sau đó các nhà khoa học lại chứng minh rằng rối cơ học sau các ôtô và các đặc tính lan truyền của các nguồn thải sát mặt đất này sẽ đại diện cho phân bố nồng độ là độ cao từ 2 – 3 m. Đối với các chất CnHm, cũng không phải chỉ do giao thông vận tải thải ra mà còn do nhiều công nghệ sản xuất sử dụng các chất hữu cơ dễ bay hơi hay các lò đốt công nghiệp sử dụng nhiên liệu lỏng và khí đốt. Tại hệ thống trạm nông thôn hay trạm nền, độ cao đo đạc l à một vấn đề quan trọng. Nếu độ cao đo đạc như đô thị từ 1,5 – 3 m thì xảy ra vấn đề là các chất ô nhiễm có nguồn gốc tại chỗ liệu có làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu hay không? Một trong những qui phạm đặt trạm là phải cách xa nguồn thải do con
  5. người, vậy thì việc giám sát chất lượng môi trường này có ý nghĩa như thế nào để có thể giám sát được các vận chuyển chất thải từ nơi khác đến và chất thải ngay tại chỗ. Tại hệ thống trạm nền quốc tế, việc đo đạc các chất khí được lấy ở độ cao trùng với đo đạc gió (10 m), còn chất hạt lơ lửng được lấy ở độ cao từ 1,5 – 3m. Đó cũng là lý do tại sao chiều cao đo đạc rất khác nhau cho mỗi hệ thống giám sát. 2.5. KỸ THUẬT VÀ THIẾT BỊ LẤY MẪU 2.5.1. Các nguyên tắc chung cho kỹ thuật lấy mẫu Có năm nguyên tắc áp dụng trong kỹ thuật lấy mẫu môi trường không khí xung quanh nhằm giảm thiểu sai số và tối ưu hóa hiệu quả lấy mẫu trong không khí đó là: (1) Mẫu khí phải có tính đại diện được về thời gian, địa điểm và điều kiện lấy mẫu. (2) Thể tích lấy mẫu đủ lớn để tiến hành phân tích chính xác, điều này phụ thuộc các chất ô nhiễm và các phương pháp phân tích. (3) Tốc độ lấy mẫu phải thể hiện hiểu quả cao nhất trong thu thập. (4) Độ dài thời gian lấy mẫu và tần số lấy mẫu phải phản ánh chính xác mức độ ô nhiễm. Ví dụ bốn mẫu – 6 h/ngày cho nhiều thông tin về các biến đổi nồng độ chất ô nhiễm hơn là một mẫu 24 h/ngày. Hiện nay các phương pháp lấy mẫu và phân tích liên tục trong 24 h được ưa chuộng hơn. (5) Các chất gây ô nhiễm không được thay đổi hay biến đổi trong quá trình thu thập mẫu. 2.5.2. Các nguyên tắc chung cho tính năng thiết bị lấy mẫu Các thiết bị lấy mẫu cần được chế tạo phù hợp với các đặc điểm sau: (1) Khoảng thời gian lấy mẫu:  Lấy mẫu từng lần (hay lấy mẫu gián đoạn): Thiết bị lấy mẫu từng lần phải đảm bảo khả năng làm việc liên tục trong 20 phút (không được nhỏ hơn) và người vận hành luôn phải có mặt trong thời gian lấy mẫu.  Lấy mẫu trung bình ngày đêm: Thiết bị lấy mẫu này phải đảm bảo:
  6. - Khả năng làm việc trong vòng 24 h liên tục có thể không có mặt người vận hành. - Khả năng dừng tức thời để người vận hành thay phin lọc hoặc các dụng cụ hấp thụ. - Khả năng làm việc trong chế độ tự động khi không có mặt người vận hành và thiết bị được tự động theo kiểu liên tục hoặc chu kỳ. (2) Lưu lượng không khí trong khi lấy mẫu:  Lưu lượng nhỏ : không lớn hơn 10 l/phút đối với lưu lượng nhỏ.  Lưu lượng trung bình : từ 10 – 500 l/phút đối với lưu lượng trung bình.  Lưu lượng cao : không nhỏ hơn 500 l/phút đối với lưu lượng cao. (3) Các máy lấy mẫu khí phải được trang bị bộ phận đo thể tích mẫu: Lưu lượng kế hoặc một cụm chi tiết máy có khả năng duy trì một giá trị đã định trước của lưu lượng. (4) Chức năng thiết bị: Một kênh lấy mẫu hoặc nhiều kênh lấy mẫu: Có khả năng thay đổi lưu lượng không khí trong mỗi kênh riêng biệt. 2.5.3. Thiết bị lấy mẫu Từ những nguyên tắc trên có rất nhiều kỹ thuật và thiết bị khác nhau về lấy mẫu các chất gây ô nhiễm không khí. Các tiêu chuẩn thường qui định rất nghiêm ngặt trong việc lấy mẫu hay cụ thể hơn về thiết bị lấy mẫu theo từng chất gây ô nhiễm không khí. 2.5.3.1. Lấy mẫu các chất hạt Chất hạt được lấy mẫu làm hai loại: hạt lơ lửng và hạt lắng. Như đã biết hạt lơ lửng (bụi lơ lửng ) có kích thước rất nhỏ từ 1 – 40 µm, còn các hạt lớn hơn gọi là bụi có khả năng lắng đọng. A.Lấy mẫu bụi lơ lửng Có rất nhiều phương pháp để lấy mẫu bụi lơ lững, thông dụng nhất cho thu thập loại hạt này là phương pháp màng lọc. Nguyên lý là dùng bơm hút một lượng không khí đi qua một phin lọc có tính năng giữ được các hạt bụi này lại. Các cơ
  7. chế giữ các hạt bụi này là trên các cái lọc là các lực trọng trường, ma sát, lực cản và khuếch tán. Thiết bị High – Volume (Hi – Vol) được sử dụng rộng rãi tại các nước trên thế giới để lấy bụi tổng số (Total Suspended Pảticulate – TSP) còn các loại khác có tốc độ út thấp hơn như từ 20 – 50 l/phút dùng để lấy mẫu PM10 (Particulate Matte 10 µm). Nhật Bản có 23 trạm để lấy mẫu 24 h bụi lơ lửng tổng số. Số liệu phân tích về sau của loại mẫu bụi 24h này là: tổng lượng bụi, các chất chứa bezen hòa tan, benzo(a)pyren , sunfat, nitrat hòa tn và các kim lo ại nặng. Hiện nay theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) mới chỉ có hai chỉ tiêu qui định cho bụi lơ lửng là nồg độ bụi tổng số (TSP) và chì trong bụi. B.Giấy lọc Có hai loại được sử dụng cho mục đích này đó là loại phin lọc màng làm từ vật liệu sợi xenluloza, còn loại kia làm bằng vật liệu sợi thủy tinh. Cả hai loại đều có thuộc tính bền với tốc độ cao của khối không khí đi qua (>1000 l/phút) và vẫn giữ được cấu trúc mạng của lưới lọc. C. Bơm hút lấy mẫu bụi Bơm hút lấy mẫu bụi cần đạt được các thông số sau: có bộ phận chỉnh tốc độ dòng hút sao cho khi lấy mẫu tốc dộ hút không phụ thuộc vào nguồn điện có nghĩa là tốc độ không được đổi trong thời gian lấy mẫu. Các bộ phận được nối từ bơm lấy mẫu đến bộ phận lấy mẫu phải kín, không rò rỉ để cho mẫu có giá trị trung thực như lượng chất ô nhiễm có mặt mà mẫu thu thập được. 2.5.3.2. Lấy mẫu các chất khí và hơi Kỹ thuật lấy mẫu được chia làm bốn loại:  Loại 1: Lấy mẫu tức thời: sử dụng bình đã hút hết không khí, bình có thể làm bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ có gắn các van hoặc đồng hồ chỉ áp lực.  Loại 2: Lấy mẫu bằng tay: là các thiết bị bao gồm bơm hút chân không và bộ phận thu mẫu. Theo phương pháp hấp thụ thì bộ thu mẫu này là bình chứa sẵn dung dịch cố định chất ô nhiễm. Theo phương pháp hấp phụ thì bộ thu mẫu
  8. bao gồm các ống nhồi các chất có khả năng hấp phụ như than hoạt tính, silicagen, v.v..Phải có một bộ phận đo l ưu tốc dòng khí đi qua các chất hấp thụ hoặc hấp phụ để ghi lại thể tích khí đã lấy. Các mẫu này được giải hấp và phân tích trên máy sắc ký hay máy sắc ký – khối phổ.  Loại 3: Lấy mẫu tự động: là các thiết bị có thể lấy mẫu tự động theo trình tự. Thiết bị bao gồm bơm hút chân không và chương trình do người sử dụng đặt chế độ thời gian và lưu lượng khí không khí cho lấy mẫu. mỗi cửa lấy mẫ cho một mẫu, số cửa có thể lên đến 12. Nếu đặt sẵn 12 mẫu, các mẫu sẽ đ ược lấy theo trình tự từ 1 -12 theo thời gian và lưu lượng đã đặt trước.  Loại 4: Lấy mẫu tự động và phân tích liên tục: là các thiết bị lấy mẫu hiện đại sử dụng các phương pháp vật lý để phân tích hóa học như tia tử ngoại, tia tử ngoại huỳnh quang, phát quang hóa học để phát hiện và đo nồng độ chất ô nhiễm trong không khí xung quanh. Các thiết bị này cho kết quả theo thời gian thực và không cần lấy mẫu như các phương pháp nêu trên. Hiện nay các phương pháp này được Mỹ và EC (Liên minh châu Âu) phê duyệt sử dụng trong đo đạc môi trường không khí xung quanh thay các phương pháp cổ điển trước kia. 2.5.4. Thiết bị sử dụng trong giám sát môi trường không khí hiện nay Theo TCVN hiện nay các dạng đo đạc được xác định như sau:  Đo đạc liên tục trực tiếp các chất ô nhiễm môi trường thông thường như bụi lơ lửng (TSP), các chất khí như SO2, NOx, CO…  Đo đạc các chất ô nhiễm có độc tính đặc thù đòi hỏi hệ thống phân tích phức tạp, đó là hệ thống AAS (hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử) dùng để định lượng kim lọai nặng và sắc khí hoặc khối phổ (thông thường dùng ghép nối với khối phổ gọi là sắc ký – khối phổ (GC-MS), hoặc sắc ký lỏng – khối phổ (LC-MS) dùng để phân tích độc chất. 2.5.4.1. Thiết bị xách tay Thiết bị xách tay được sử dụng nhiều trong đo đạc khảo sát chất lượng môi trường tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Các thiết bị này có ưu điểm gọn nhẹ mà vẫn
  9. mang hiệu quả và tính khoa học. Muốn lắp đặt một ch ương trình giám sát chất lượng không khí (hệ thống mạng lưới điểm đo) người ta bắt buộc phải tiến hành một khảo sát mang tính khả thi các điểm đo dự kiến. Trong tr ường hợp này nếu không sử dụng các thiết bị xách tay thì sẽ không có kết quả tốt. Mặt khác trong một mạng lưới điểm đo cố định, người ta sẽ tiến hành các cuộc đo đạc định kỳ nhằm bổ sung số liệu, lúc này vai trò các thiết bị xách tay là rất quan trọng. 2.5.4.2. Thiết bị lắp đặt cố định Trạm giám sát môi trường được đặt ra để theo dõi thường xuyên chất lượng không khí tại những điểm đã được qui hoạch sẵn. Các trạm này thường có các thiết bị đồng bộ đo các thông số môi tr ường và các yếu tố liên quan đến chất lượng môi trường cụ thể là các thông số khí tượng. Một trạm bao gồm các thiết bị đã nêu trên được lắp đặt đồng bộ trong nhà hoặc trong một côngtennơ hoặc nhà trạm. Các phụ kiện bảo đảm cho thiết bị đo hoạt động tự động là hệ thống điện, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống điều khiển thiết bị, hệ thống ghi chép số liệu và truyền tín hiệu (truyền tin), thiết bị văn phòng đảm bảo cho nhân viên làm việc như bàn ghế máy tính. Côngtennơ này nếu lắp trên một xe ôtô sẽ là một trạm di động đo đạc chất lượng môi trường. 2.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC CHẤT Ô NHIỄM SỬ DỤNG TRONG GIÁM SÁT Mỗi quốc gia khi xây dựng cho mình hệ thống tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh bao giờ cũng đi kèm theo hệ thống tiêu chuẩn lấy mẫu và phương pháp phân tích các chất ô nhiễm. Các tiêu chuẩn này nhìn chung là mang tính quốc tế về phương pháp. Tiêu chuẩn các nước thường tham khảo các tiêu chuẩn nổi tiếng như: tiêu chuẩn quốc tế ISO, tiêu chuẩn Mỹ như EPA, ASTM, APHA, tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiêu chuẩn Anh như BS, tiêu chuẩn Nhật Bản như JIS. Sau đây là bảng tổng hợp các tiêu chuẩn của một số quốc gia về đo lường chất lượng không khí. Bảng 1.3.Bảng tổng hợp các phương pháp phân tích qui chuẩn của một số quốc gia
  10. Phương pháp Thái Mỹ Singapo Chất phântích Việt Nam Indônêxia Srilanka Lan (USEPA) (USEPA) ô nhiễm Chất hạt - TSP - Trung bình năm Hi-Vol Hi-Vol Hi-Vol Hi-Vol Không qui định - 24 h Hi-Vol Hi-Vol Hi-Vol Hi-Vol Hi-Vol -8h Hi-Vol Không qui định -3h Hi-Vol -1h Hi-Vol Chì trong TSP - Trung bình năm ASS - 3 tháng ASS ASS - 24 h ASS ASS ASS ASS Chất khí SO2 - Trung bình năm PRA PRA PRA - 24 h Xung H.Q PRA Xung H.Q PRA PRA PRA -8h PRA -1h PRA PRA CO - Trung bình năm - 24 h GC -8h NDIR NDIR NDIR NDIR NDIR GC -1h NDIR NDIR NDIR NDIR GC - Bất kỳ NDIR GC O3 - Trung bình năm Chưa có tiêu chuẩn - 24 h
  11. -8h TQTN TQTN - Max. 1 h TQTN PQHH TQTN PQHH PQHH NOx - Trung bình năm PQHH PQHH Saltzman Chưa có tiêu chuẩn - 24 h Saltzman -8h Saltzman PQHH Saltzman Chưa có tiêu chuẩn -1h Ghi chú: : Lấy mẫu phân tích lớn và cân khối lượng. Hi-Vol : Lấy mẫu thể tích lớn và phân tích Pb bằng máy quang phổ ASS hấp thụ nguyên tử. : Phân tích SO2 bằng phương pháp Pararosanilin-Manual = PRA phân tích không tự động. : Xác định nồng độ SO2 trực tiếp bằng phương pháp xung huỳnh Xung H.Q quang. : Xác định nồng độ CO bằng phương pháp hồng ngoại không khuyếch NDIR tán. : Phân tích CO bằng phương pháp sắc ký khí. GC : Xác định trực tiếp O3 bằng phương pháp trắc quang tử ngoại. TQTN : Xác định trực tiếp O3 bằng phương pháp phát quang hóa học. PQHH : Xác định trực tiếp NO2 bằng phương pháp phát quang hóa học. PQHH : Phân tích NO2 bằng phương pháp Saltzman. Saltzman 2.7. QUI TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH VẬN HÀNH 2.7.1. Các cơ sỏ điểu hành mạng lưới trạm giám sát môi trường không khí 2.7.1.1. Các loại mạng hiện hành Hiện có hai loại mạng trạm:
  12.  Một là mạng trạm vận hành thủ công (manual) sử dụng loại thiết bị phin lọc, bơm hút, ống sục, bình hứng bụi lắng... Các mẫu này cần được chuẩn bị, xử lý trước bà sau khi lấy mẫu. Kỹ thuật viên phải mang chúng đến điểm lấy mẫu xác định thời gian lấy mẫu và xử lý chúng theo phương pháp chuẩn. Ưu điểm của qui trình này là các qui trình lấy mẫu và phân tích rất chi tiết, dễ hiểu do đó giúp các kỹ thuật viên dễ dàng thực hiện. Nhược điểm của qui trình là tiêu tốn thời gian, nhân lực và tiền của. Giá trị kinh tế hao tổn do tốn quá nhiều công đoạn cơ học. Hơn nữa nếu có một sai sót n ào đó trong một công đoạn nào đó, thời gian phát hiện ra sai sót đó là khá lớn, thông thường ít khi có thể tìm ra được.  Loại thứ hai là loại có thể hoạt động liên tục theo thời gian thực (real-time) được xem như rất thuận tiện theo kiểu trạm điều khiển từ xa. Trạm n ày được quan trắc rất phù hợp, theo giờ làm việc. Sai số và các việc nảy sinh có thể hiệu chỉnh nhanh chóng trong giờ là việc của các kỹ thuật viên. Các phép hiệu chuẩn và khí zero được các kỹ thuật viên kiểm soát theo tần suất giám sát nhưng các thiết bị này đắt tiền, do tính năng kỹ thuật rất cao của chúng. Thông thường chúng là các thiết bị tự động và bán tự động hoặc tự ghi và được truyền về trung tâm xử lý (ví dụ, một người có thể theo dõi vài trạm). Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng loại trạm hoạt động li ên tục theo thời gian, chỉ có một số rất ít các nước đang phát triển vẫn áp dụng loại trạm thủ công. Tại Việt Nam, hiện cũng đang có hai hệ thống trạm kiểu n ày: một của Cục Môi trường và một của ngành Khí tượng thủy văn. 2.7.1.2. Trạm cố định Trạm cố định là loại trạm đo đạc thường xuyên các yếu tố môi trường, lắp đặt cố định các thiết bị dùng đo đạc các chất đại diện cho môi trường. Loại trạm này thường gặp tại các mạng trạm của các tổ chức môi trường quốc tế như của WMO, WHO, hay tại các trạm quốc gia của các n ước phát triển. Trong khu vực Đông Nam Á, các nước như Thái Lan, Singapo, Đài Loan, Philipin, Malaysia... đều có các trạm này bao gồm các trạm quốc gia hoặc các trạm thành phố. Như đã nêu ở
  13. trên, tùy theo mức độ phát triển kinh tế, xã hội (lưu ý phần phát triển công nghiệp và mức sống dân cư) theo điều kiện gió và địa hình, đặt các trạm cố định. Do tính chất cố định nên việc lựa chọn địa điểm đặt trạm cũng có vai trò quan trọng như kỹ thuật đo lường. Mặc dù rất khó có thể định vị chính xác các điểm trạm cố định có khả năng đáp ứng được các yêu cầu cần và đủ của một trạm, nhưng có thể đưa ra một số các nguyên tắc để xem xét lựa chọn như sau:  Trong phạm vi 1 km xung quanh trạm, vị trí đặt trạm sẽ không có sự thay đổi nào đáng kể về phát triển trong khoảng thời gian 5 năm (xây dựng, qui hoạch...).  Không được đặt trạm tại nơi có nguồn thải cục bộ, để các số liệu đo đạc mang tính đại diện cho cả khu. Thông thường vị trí đặt trạm là vị trí mà ở đó thiết bị đo không “nhìn thấy“ bất cứ một nguồn phát thải nào trong khi thiết bị làm việc. Hay nói một cách khác, vị trí đặt trạm phải càng xa càng tốt đối với nguồn thải gần nhất theo ph ương nằm ngang. Do đó, có thể đặt ở bãi trống, cánh đồng hoặc trên mái nhà bằng phẳng.  Hạn chế tối đa nhân viên làm việc trong một trạm và  Tạo điều kiện tối đa cho nhân viên quan trắc. 2.7.1.3. Trạm lưu động Để có số liệu đầy đủ hơn về chất lượng môi trường không khí, người ta có thể bổ sung và hệ thống trạm cố định bằng các trạm l ưu động. Các nguyên tắc chọn vị trí trạm này cũng như đối với trạm cố định đã nêu trên. Theo kinh nghiệm của các dự ánh đã được triển hai, người ta chia khu vực thành các ô vuông và quan trắc đo đạc tại các nút hoặc tâm ô vuông tạo thành một mạng lưới giám sát chất lượng không khí. Khoảng cách có thể là 100 m hoặc hơn, để khảo sát kỹ lưỡng về nguồn thải hoặc để khẳng định tính khả thi của mô hình toán đánh giá chất lượng không khí. Để tính toán và đánh giá nguồn thải SO2 trên toàn châu Âu, EEC và OECD thiết lập một dự án LRTAP (Long Range Transmission Air Program) trong đó l ưới ô
  14. vuông trên toàn châu Âu có chiều dài mỗi cạnh là 127 km. Dự án này thực hiện trong hai năm. 2.7.2. Các chương tr ình quan trắc sử dụng trong giám sát môi tr ường không khí Chương trình này quan trắc sáu hoặc bảy thông số liên quan đến tiềm năng gây ô nhiễm không khí. Quyết định dẫn đến đo đạc thường xuyên các thông số này dựa trên cơ sở tác động của những hợp chất này đến sức khỏe con người, động vật, thực vật và các vật chất của cải của xã hội. Các chất ô nhiễm được quan trắc liên tục và thường xuyên đó là: 1. Chất hạt lơ lửng tổng số (TSP). 2. Các chất hạt lơ lửng có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm (PM10). 3. Các nitơ oxyt (NOx). 4. Lưu huỳnh đioxyt (SO2). 5. Cacbon monoxyt (CO). 6. Chất oxy quang hóa (qui về O3). 7. Các hydrocacbon (HC). 8. Và một số hợp chất khác như NH3, một số chất hữu cơ độc hại v.v.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2