intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hạ lãi suất cho vay: Giấc mơ xa

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cả NHNN và nhiều NHTM tuyên bố hạ lãi suất cho vay từ 1-2%, song hầu hết các doanh nghiệp (DN), đặc biệt DN vừa và nhỏ vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng. Theo ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, nhiều ngân hàng lớn gần đây đã công bố hạ lãi suất cho vay, song đây chưa phải là tín hiệu đáng mừng. Bởi một số ngân hàng cho biết số khách hàng được hưởng mức lãi suất cho vay thấp chỉ chiếm khoảng 1 - 1,5% tổng dư nợ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hạ lãi suất cho vay: Giấc mơ xa

  1. Hạ lãi suất cho vay: Giấc mơ xa Cả NHNN và nhiều NHTM tuyên bố hạ lãi suất cho vay từ 1-2%, song hầu hết các doanh nghiệp (DN), đặc biệt DN vừa và nhỏ vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng. Không dễ tiếp cận vốn rẻ Theo ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM, nhiều ngân hàng lớn gần đây đã công bố hạ lãi suất cho vay, song đây chưa phải là tín hiệu đáng mừng. Bởi một số ngân hàng cho biết số khách hàng được hưởng mức lãi suất cho vay thấp chỉ chiếm khoảng 1 - 1,5% tổng dư nợ của ngân hàng. Do đó, sẽ không có nhiều DN tiếp cận được nguồn vốn lãi suất thấp. Vì rằng, theo các ngân hàng, với mức lãi suất huy động 14%/năm, nếu cho vay khoảng 16%/năm thì ngân hàng sẽ không có lời. Thứ hai, tính thanh khoản của một số ngân hàng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn thực tế của DN. Không loại trừ một số ngân hàng không có đủ nguồn tiền để cho vay nhưng vẫn công bố theo phong trào. Để hạn chế cho vay, các ngân hàng gia tăng việc kiểm soát điều kiện cho vay. Vì vậy, đối với phần lớn DN vừa và nhỏ, dù lãi suất cao hay thấp cũng không thể tiếp cận được bởi đa số các điều kiện về sổ sách, tài sản, thị
  2. trường của các DN này khó đáp ứng được yêu cầu khắt khe của ngân hàng, vì vậy họ có thể bị loại ngay từ vòng thẩm định dự án. “Giảm lãi suất nhưng ngân hàng không tạo điều kiện cho DN vay thì cũng bằng không”-ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ Cty địa ốc Đất Lành nói. Ông Đực cho rằng, lãi suất đã tăng quá cao rồi nên việc giảm 1-2% cũng không đáng kể. Bài toán quan trọng cho DN bất động sản lúc này là cần tiền hơn là giảm lãi suất. Có tiền mới mong cứu được các dự án đang thi công dang dở phải “đắp chiếu” từ bao lâu nay. Nếu không có tiền, một mặt phải trả lãi ngân hàng ở mức cao, mặt khác phải trả chi phí điều hành thì nguy cơ phá sản của các DN địa ốc tiếp tục tăng. Theo ông Phạm Xuân Hồng-Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với lãi suất trên dưới 20%/năm như trước đây là quá cao, nay có hạ xuống 1-2% thì cũng vẫn còn rất cao so với hầu hết các DN vừa và nhỏ, nhất là các DN ngành dệt may vốn lợi nhuận rất thấp. Cho nên, mức hạ lãi suất kể trên thì ngân hàng có cho vay DN cũng không dám vay. Lãi suất cho vay khoảng 15%/năm thì may ra các DN ngành dệt may mới có thể kham nổi. Nhưng trong tình cảnh hiện nay, mức lãi suất đó chỉ là giấc mơ của DN. Đình trệ sản xuất vì đói vốn Hầu hết các DN vừa và nhỏ hiện nay đang trong tình trạng khát vốn trầm trọng. Theo tính toán của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), từ nay đến hết tháng 5-2012, toàn ngành điều cần đến 9.000 -10.000 tỷ đồng để mua hết 380.000 tấn điều thô trong dân, và sau đó cần 250 triệu USD để nhập khẩu điều nguyên liệu chế biến những tháng cuối năm. “Để giảm bớt phần lỗ do
  3. sự chênh lệch nguyên liệu tồn kho và hiện hành, các DN rất cần có nguồn vốn để tiếp tục mua nguyên liệu điều mới với giá rẻ vào để đấu trộn với nguyên liệu cũ”- Chủ tịch Vinacas, ông Nguyễn Thái Học nói. Tuy nhiên, phần lớn DN ngành điều cho rằng rất khó có thể tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng, khi những điều kiện vay vốn mà ngân hàng đưa ra khó khăn hơn, nâng điều kiện thế chấp khiến DN không thể tiếp cận được. Ông Tạ Quốc Hùng- Phó Chủ tịch Hội chế biến gỗ TPHCM cho rằng để chịu đựng được với bình quân mức lãi suất vốn vay 18%/năm thì đối với các DN ngành gỗ phải đạt mức lợi nhuận 45% trở lên, đây là tỉ lệ khó lòng thực hiện, khi DN đối mặt với nhiều áp lực tăng chi phí và thị trường. Không riêng với vốn vay ngân hàng, tại TP Hồ Chí Minh, việc tiếp cận nguồn vốn vay của các quỹ vốn hỗ trợ của thành phố cũng rất khó khăn. Ông Huỳnh Văn Hải- Giám đốc Cty Công nghệ Thực phẩm Bảo Long cho biết, công ty có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ sản xuất, mặc dù đã đi tới lui nhiều tháng trời nhưng vẫn chưa vay được. Vì không tiếp cận được vốn, nhất là vốn lãi suất thấp, các DN không có khả năng tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, nguy cơ mất thị trường, tụt hậu… là khó tránh khỏi. Các DN ngành da giày, dệt may đang bị sụt giảm đơn hàng mạnh mẽ.
  4. Ông Phạm Xuân Hồng cho biết, trong mấy tháng đầu năm nay, nhiều DN da giày giảm đến 30-45% đơn hàng do tiêu thụ các thị trường XK lớn như EU, Mỹ chậm; nhiều DN dệt may chấp nhận giảm giá bán để giữ thị trường và có thể cạnh tranh. Theo ông Hồng, nếu như trước đây DN dệt may thường chủ động đơn hàng trong 6 tháng thì nay đơn hàng chỉ còn 3 tháng. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tăng cao khoảng 30%, trong khi giá bán sản phẩm chỉ tăng cầm chừng cỡ 5-7%. “Với chi phí đầu vào tăng cao, lợi nhuận giảm như hiện tại, DN rất khó có khả năng cầm cự được lâu”- ông Hồng nói. Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay có hơn 60% DN nhỏ và vừa sản xuất sút kém, không đủ vốn để duy trì sản xuất, chỉ có 20% DN có cơ hội vượt qua khủng hoảng. Theo ông Hưng, vấn đề hiện nay là vốn. Vốn trên thị trường rất khó khăn, hàng loạt các công trình, dự án bị đình trệ, lãi suất mặc dù đã có dấu hiệu giảm trong thời gian từ sau Tết Nguyên đán đến nay nhưng vẫn còn rất cao (trên 20%) khiến DN khó có thể tạo ra lợi nhuận. Tại TPHCM số lượng DN giải thể, ngưng hoạt động tăng lên nhanh chóng (ước khoảng trên 10.000 DN ngưng hoạt động) đây là con số DN đóng cửa nhiều nhất trong 20 năm qua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2