intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hai triển lãm của hai ông lớn

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

PARIS – Gerhard Richter, một trong những nghệ sĩ còn sống mà bán tranh giá cao nhất thế giới; người mà 2011 thu được tổng tiền đấu giá tới 200 triệu đô (theo trang Artnet chuyên theo dõi tình hình đấu giá), vừa mới khai mạc triển lãm lớn nhất từ trước tới nay của ông tại Paris, hôm 4. 6. 2012 – có thể gọi là một sô điểm qua sáu thập kỷ của một đời nghệ sĩ đa dạng và lắm truân chuyên. .Một phụ nữ đang ngắm tác phẩm có tên “1024 Farben, 1973″ của họa sĩ Đức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hai triển lãm của hai ông lớn

  1. Hai triển lãm của hai ông lớn PARIS – Gerhard Richter, một trong những nghệ sĩ còn sống mà bán tranh giá cao nhất thế giới; người mà 2011 thu được tổng tiền đấu giá tới 200 triệu đô (theo trang Artnet chuyên theo dõi tình hình đấu giá), vừa mới khai mạc triển lãm lớn nhất từ trước tới nay của ông tại Paris, hôm 4. 6. 2012 – có thể gọi là một sô điểm qua sáu thập kỷ của một đời nghệ sĩ đa dạng và lắm truân chuyên.
  2. Một phụ nữ đang ngắm tác phẩm có tên “1024 Farben, 1973″ của họa sĩ Đức Gerhard Richter trong buổi giới thiệu trước triển lãm “Gerhard Richter: Panorama” (Gerhard Richter: Toàn cảnh), tại Paris, hôm 4. 6. 2012. Panorama mở cửa chính thức cho công chúng từ 6. 6. 2012, trải suốt 10 phòng của 6 tầng trung tâm Pompidou Center, với 141 bức tranh, từ những bức trừu tượng hồi những năm 1960s tới những bức tranh in kỹ thuật số hồi cuối 2011. Ảnh: Joel Saget
  3. PARIS – Một người đang ngắm bức “Strips” (Sọc), vẽ năm 2011, của Gerhard Richter. Ảnh: Thibault Camus.
  4. PARIS – Một phóng viên đứng trước bức “Stroke (on red)” (Nhát cọ trên màu đỏ) – một bức tranh vẽ năm 1980 của Gerhard Richter, bày tại triển lãm “Gerhard Richter: Panorama”. Đây là một triển lãm lớn để tổng kết sự nghiệp Gerhard Richter, sắp xếp theo trình tự thời gian, gồm nhiều chân dung vẽ dựa theo ảnh chụp, tranh trừu tượng, tranh phong cảnh, các tác phẩm màu trên giấy… Ảnh: Thibault Camus
  5. CHICAGO – Trong khi đó tại Chicago, cũng một triển lãm lớn khác đang diễn ra. Trong ảnh: Dorothy Lichtenstein, vợ góa của nghệ sĩ pop art Roy Lichtenstein, đứng bên cạnh tác phẩm “Cold Shoulder” (Vai lạnh – bên trái) và bức “Masterpiece” (Kiệt tác), tại Viện Nghệ thuật Chicago. Bảo tàng này đang có triển lãm “Roy Lichtenstein: A Retrospective” (Roy Lichtenstein: Một cuộc nhìn lại sự nghiệp), kéo dài tới tận 3. 9. 2012 trước khi đi bày tiếp ở Washington, London và Paris. Ảnh: Caryn Rousseau.
  6. CHICAGO – Một khách tham quan tại Viện Nghệ thuật Chicago, trước bức “Reflections on ‘Interior with Girl Drawing’” (“Ngẫm ngợi trên ‘Nội thất với cô gái đang vẽ’”) của nghệ sĩ pop art Roy Lichtenstein. Hơn 160 tác phẩm, từ những bức rất quen tới những bức hoàn toàn không ngờ, bao gồm cả những tượng, tranh, ký họa chưa từng xuất hiện, trình bày một sự hiểu biết sâu sắc về phong cách không nhầm vào đâu được của Lichtenstein cùng vô số ứng dụng của phong cách ấy.
  7. Triển lãm là một sự hội tụ của màu sắc và sống động đến sững sờ, đi qua những phong trào nghệ thuật đã đi vào lịch sử, những quảng cáo trên tạp chí, những truyện tranh, những người nữ khỏa thân, những anh hùng, trời và biển… Tất cả đã thâu tóm được sức mạnh của Pop, với những tác phẩm sau 50 năm vẫn còn tươi mới và đầy tính cách mạng. Ảnh: Caryn Rousseau.
  8. Nhớ lại hồi 1961, Lichtenstein với tác phẩm “Look Mickey” (hình) và những tác phẩm tương tự đã tạo nên dòng Pop Art chấn động, khai thác lĩnh vực truyện tranh vẫn bị coi là “không phải nghệ thuật”.
  9. Trong lúc vui vẻ thách thức thế giới mỹ thuật, Lichtenstein vẫn dùng truyện tranh và các hình ảnh phổ biến trên truyền thông như một phương tiện cả đời để khai thác những tiến trình của hội họa và câu hỏi thế nào là “phong cách”. Trong ảnh là tác phẩm “Studio” của Lichtenstein.
  10. Phong cách của ông là thứ mà người ta có thể nhận ra ngay lập tức – đó là vẽ tay lại những “Ben-Day dots” (chấm Ben-Day) vẫn dùng trong in ấn sản phẩm. (Ben-Day dots – dựa theo tên của nhà minh họa kiêm chủ nhà in Benjamin Henry Day, Jr – là một kỹ thuật in kết hợp hai hay nhiều chấm màu nhỏ khác nhau để tạo thành màu thứ ba. Ngày xưa, truyện tranh rẻ tiền thường dùng những “Ben-Day dots” có màu cơ bản để tạo nên màu thứ cấp, như màu da chẳng hạn, mà không tốn tiền nhiều.) “Ben-Day dots” đã trở thành một kỹ thuật “đặc sản” của Lichtenstein, là thứ then chốt để ông xóa nhòa ranh giới giữa thể loại bị coi là “kém nghệ thuật” với những thể loại mà theo truyền thống vẫn gọi là “nghệ thuật”.
  11. Kỹ thuật này thật ra đã che khuất sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và mất công của Lichtenstein khi vẽ – đó là làm phác thảo, hoán chuyển, mở rộng, và biên tập – tất cả những công việc đó, ông đặt vào thứ mà thoạt trông có vẻ như những bức tranh được sản xuất một cách máy móc… Triển lãm lần này ở Viện Nghệ thuật Chicago sẽ kéo dài tới tháng 9. 2012 – một cơ hội cho những ai ở Mỹ và đến Mỹ có thể xem kỹ càng phong cách của một “ông lớn” Pop Art.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2