intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hệ điều hành Amiga

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

81
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“AmigaOS duy trì vị trí một trong những hệ điều hành lớn trong hai mươi năm qua, tích hợp một kernel nhỏ gọn với khả năng đa nhiệm cực lớn , những đặc tính mới chỉ được phát triển trong OS/2 và Windows NT thời gian gần đây. Điểm khác biệt lớn nhất là AmigaOS có thể hoạt động đầy đủ và đa nhiệm trong không gian nhớ chỉ có 250K. Ngay cả cho đến gần đây, AmigaOS cũng chỉ có kích thước 1MB. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hệ điều hành Amiga

  1. Hệ điều hành Amiga “AmigaOS duy trì vị trí một trong những hệ điều hành lớn trong hai mươi năm qua, tích hợp một kernel nhỏ gọn với khả năng đa nhiệm cực lớn , những đặc tính mới chỉ được phát triển trong OS/2 và Windows NT thời gian gần đây. Điểm khác biệt lớn nhất là AmigaOS có thể hoạt động đầy đủ và đa nhiệm trong không gian nhớ chỉ có 250K. Ngay cả cho đến gần đây, AmigaOS cũng chỉ có kích thước 1MB. Và ngày nay, có rất ít những hệ điều hành phung phí bộ nhớ, với kích thước của những đĩa CD có thể làm được những điều mà Amiga không thể. Mã nguồn chặt chẽ – một ưu điểm độc đáo.” — John C. Dvorak AmigaOS là hệ điều hành dành riêng cho dòng máy tính cá nhân Amiga. Công ty Commodore International phát triển đầu tiên và giới thiệu hệ điều hành này vào năm 1985 với dòng máy Amiga 1000. Các phiên bản của hệ điều hành này chạy trên họ vi xử lý Motorola 68k 16 bit và 32 bit, được dùng trong AmigaPC, ngoại trừ dòng AmigaOS 4 chạy trên vi xử lý của PowerPC. Hình 1 – Amiga 1000
  2. AmigaOS gồm có Một kernel preemptive multitasking tên là Exec  Lớp ảo hóa những phần cứng đặc chủng của Amiga  Hệ thống điều khiển đĩa tên là AmigaDOS (Amiga Disk Operating System)  Lớp API của hệ thống điều khiển cửa sổ tên là Intuition  Giao diện sử dụng đồ họa (GUI) Workbench. Ngoài ra còn có giao diện sử  dụng bằng dòng lệnh (CLI) gọi là AmigaShell được tích hợp sẵn trong hệ thống. Đơn vị sở hữu bản quyền trí tuệ hiện tại của Amiga là Amiga Inc. Họ đã giám sát sự phát triển của AmigaOS 4 nhưng không tự mình phát trển, mà ký hợp đồng với Hyperion Entertainment. Ngày 26 tháng 12 năm 2006, Amiga Inc ết thúc hợp đồng phát trển với Hyperion, vì vậy cho đến bây giờ quyền sở hữu của AmigaOS (đặc biệt là phiên bản 4.0) vẫn còn trong vòng tranh cãi gay gắt. Các thành phần của AmigaOS AmigaOS có thể được chia thành hai phần riêng biệt: Kickstart (nằm trên ROM) và các Workbench (nằm trên đĩa mềm). Trước đây các phiên bản của Kickstart và Workbench được phát hành song song với nhau. Nhưng từ phiên bản Workbench 3.5, lần đầu tiên ra mắt sau khi Commodore International ngừng phát triển, AmigaOS không còn phân chia thành hai phần như vậy nữa mà gọi chung là AmigaOS 3.5, với Kickstart phiên bản 3.1 trong bộ nhớ ROM. Kickstart Kickstart là một bootstrap đặt trong ROM. Nó chứa những mã cần để khởi động các phần cứng chuẩn của Amiga và nhiều thành phần cốt lõi khác của AmigaOS. Chức năng của Kickstart có thể so sánh như là BIOS cộng với phần nhân chính của Windows trên các máy PC tương thích với IBM. Tuy nhiên, Kickstart cung cấp nhiều chức năng vào thời điểm khởi động hơn là ta thấy ở PC thông thường, chẳng hạn một môi trường điều khiển cửa sổ (windowing environment) hoàn chỉnh. Kickstart chứa nhiều phần cốt lõi của AmigaOS, như là Exec, Intuition, phần lõi của AmigaDOS và chức năng Autoconfig gán tài nguyên cho các thiết bị mở rộng
  3. mà không cần jumpers. Điều này có nghĩa là khởi động xong, Amiga đã có sẵn rất nhiều thành phần cần thiết của hệ điều hành. Các phiên bản sau của Kickstart chứa những driver cho IDE và SCSI, PC card (PCMCIA), và nhiều loại phần cứng khác. Trong quá trình khởi động hay tái khởi động máy, Kickstart thực hiện một số quy trình chẩn đoán và kiểm tra hệ thống, sau đó khởi động Amiga chipset và một số thành phần lõi của hệ điều hành. Sau đó nó sẽ thăm dò các thiết bị boot được kết nối vào máy, và thử khởi động từ một thiết bị có độ ưu tiên khởi động cao nhất. Nếu không có boot device nào, màn hình sẽ hiển thị yêu cầu người dùng cho một đĩa khởi động vào. Quy trình này giống như BIOS trên một máy PC tương thích IBM. Workbench Hình 2 – Workbench 2.0 (1991) Workbench là tên chung cho cả phần cốt lõi điều hành hệ thống không chứa trong Kickstart ROM (mà nằm trong đĩa “Workbench”), và cả lớp vỏ giao diện cho máy tính Amiga. Các phần mềm không nhất thiết phải cần có môi trường Workbench mới chạy được. Trên thực tế, để tận dụng phần cứng của Amiga, nhiều game chọn cách khởi động trực tiếp từ Kickstart (bằng cách dùng một bootblock trên đĩa mềm). Với tên gọi workbench (bàn làm việc của thợ), chứ không phải là desktop (bàn giấy), các thành phần của môi trường này cũng được ẩn dụ tương ứng. Chẳng hạn các thư mục được minh họa như là các ngăn kéo, các file thực thi là các công cụ, các file dữ liệu là các đề án, và những GUI widget là các đồ dùng. Ở nhiều khía cạnh khác, giao diện này giống với Mac OS, với phần desktop chính hiển thị những biểu tượng của các ổ đĩa được kết nối vào và những phân vùng của đĩa cứng, và một
  4. thanh menu xuất hiện trên mọi màn hình. Không giống như Macintosh, con chuột chuẩn của Amiga chỉ có hai nút – chuột phải vận hành các menu sổ xuống, với kiểu hoạt động của Macintosh “thả để chọn”. Một đặc tính độc đáo của Workbench là “multiple screens”. Những màn hình này về khái niệm tương tự như virtual desktop hay workspace của X Windows System, nhưng chúng được sinh ra động bởi các chương trình ứng dụng khi cần thiết. Mỗi màn hình có thể có độ phân giải và độ sâu màu khác nhau. Một gadget ở góc trên bên phải màn hình cho phép các màn hình xoay vòng với nhau – các màn hình được vẽ lại gần như ngay lập tức vì chúng được OS chứa đồng thời trong bộ nhớ. Các màn hình cũng có thể được kéo lên và xuống bằng các title bar. Ở những phiên bản Amiga cũ, chức năng này được cung cấp bởi những chipset thiết kế riêng, nhưng từ AmigaOS 4, một kỹ thuật mới được ứng dụng và những màn hình có thể được kéo đi bất kỳ hướng nào. Ngoài ra cũng có thể kéo thả giữa các màn hình khác nhau. Phía bên dưới Workbench là hệ thống điều khiển cửa sổ Intuition. Nó điều khiển và vẽ những màn hình, cửa sổ, và các gadget, đồng thời cũng xử lý nhập liệu từ bàn phím và chuột, truyền đi các thông điệp đến các chương trình. AmigaDOS AmigaDOS cung cấp chức năng điều khiển đĩa cho AmigaOS. Nó bao gồm các hệ thống file, quản lý file và thư mục, giao diện dòng lệnh, chuyển hướng file, các cửa sổ console … Ở AmigaOS 1.x, phần AmigaDOS được dựa trên TRIPOS của MetaComCo, viết bằng ngôn ngữ BCPL. Một lượng đáng kể các chức năng chỉ có thể dùng được bằng cách tương tác với những thư viện viết bằng BCPL, khó sử dụng và dễ gây ra lỗi hơn so với C hay những ngôn ngữ khác vì đặc tính vận hành bằng con trỏ (pointer) của BCPL. Các tiện ích CLI của AmigaDOS thuở ban đầu được viết bằng BCPL do đó có nhược điểm tốn bộ nhớ và chạy chậm hơn so với viết bằng C. Một dự án của hãng thứ ba AmigaDOS Resource Project (ARP, tiền thân của AmigaDOS Replacement Project), do nhà phát triển Amiga Charlie Heath khởi xướng, đã thay thế nhiều tiện ích viết bằng BLPC với những tiện ích tương đương
  5. nhưng nhỏ hơn và thường là phức tạp hơn được viết bằng C và hợp ngữ. Dự án này cũng cung cấp một thư viện đóng gói, arp.library, giúp loại bỏ những vấn đề về giao tiếp trong các ứng dụng bằng cách tự động chuyển đổi từ những native pointer (dùng trong C hay hợp ngữ) sang cơ chế tương đương ở BCPL và ngược lại cho tất cả những chức năng trong AmigaDOS. ARP cũng cung cấp một trong những bộ file requester chuẩn hóa đầu tiên cho Amiga, và đưa vào sử dụng lần đầu tiên chức năng wildcard của UNIX (globbing) trong các tham số dòng lệnh. Từ AmigaOS 2.x trở lên, AmigaDOS được viết lại bằng C và hợp ngữ, đồng thời tương thích với những chương trình của phiên bản 1.x viết bằng BCPL, và tích hợp hầu hết các kết quả của ARP vào trong hệ điều hành. Từ AimgaOS 4.0, DOS đoạn tuyệt hoàn tòan với BCPL, và bắt đầu từ AmigaOS 4.1, nó được viết lại để hỗ trợ đầy đủ nền tảng 64 bit. AmigaDOS có thất cả những đặc tính chính của những hệ thống DOS khác. Gồm có command redirection, piping, scripting (batch programming) và cũng có tất cả các tập lệnh như Echo, If, Then, EndIf, Val, Skip, … dùng cho viết script. Các script có thể được đánh dấu với “S” bit flag để được chạy tự động. Cú pháp lệnh AmigaDOS Ví dụ cú pháp của một lệnh AmigaDOS: AmigaShellPrompt> DIR Df0: - Hiển thị nội dung của một thư mục trên một đĩa cứng, không đi vào nội dung từng thư mục con. AmigaShellPrompt> DIR SYS: OPT A AmigaShellPrompt> DIR SYS: ALL Tham số “OPT A” hay tương đương với “ALL” hiển thị toàn bộ nội dung của một phân vùng đĩa hay một thiết bị, bao gồm mở rộng tất cả cây thư mục, ở đây “Sys:” là tên của ổ đĩa. Các lệnh của Amiga luôn dùng dấu slash (“/”) để chỉ đường dẫn thư mục. Filesystem AmigaOS hỗ trợ nhiều hệ thống file và các biến thể khác nhau.
  6. Hệ thống file đầu tiên có tên gọi Amiga FileSytem, phù hợp cho các đĩa mềm vì nó không hỗ trợ tự khởi động từ ổ cứng (trên đĩa mềm, việc khởi động được thực hiện bằng cách dùng các mã từ bootblock). Sau đó nó sớm được thay thế bằng FastFileSytem, hiệu quả hơn trong việc quản lý không gian đĩa và nhanh hơn đáng kể. Với AmigaOS 2, FastFileSystem trở thành một phần chính thức của OS và sau đó được mở rộng để dùng các ký tự có dấu đặt tên cho file, tên phân vùng, và cuối cùng (với MorphOS và AmigaOS 4) là đặt tên file dài, lên đến 108 ký tự. Cả AmigaOS 4 và MorphOS đã giới thiệu một phiên bản mới của FastFileSystem gọi là FastFileSystem 2. FFS2 được tích hợp vào tất cả những đặc tính của FFS nguyên bản, trong đó có them một số thay đổi nhỏ, theo như tác giả của nó cho biết. Để giữ nguyên tính tương thích với phiên bản cũ, không có sự thay đổi quan trọng nào trong cấu trúc. (Tuy nhiên, FF2 trên AmigaOS 4.1 khác biệt ở chỗ nó có thể mở rộng các đặc tính và khả năng của mình với sự hỗ trợ các Plug-in). Cũng giống như FFS2, phiên bản AmigaOS 4 của Smart FileSystem là một rẽ nhánh của phiên bản SFS gốc, cũng được MorphOS thừa kế, và không tương thích 100% với nó. Các hệ thống file khác như FAT12, FAT16, FAT32 từ Windows hay ext2 từ Linux cũng có sẵn thông qua các thư viện hệ thống hay các modules của hãng thứ 3 hay thậm chí trong kho phần mềm miễn phí Aminet. MorphOS 2 có những hỗ trợ tích hợp sẵn cho các FAT filesystem. AmigaOS 4.1 thừa kế một hệ thống fiel mới gọi là JXFS, có khả năng hỗ trợ những phân vùng vượt quá kích thước Terabyte. Các hệ thống file thay thế khác từ những hãng thứ ba gồm có Professional FileSystem, một hệ thống file với cấu trúc đơn giản, dựa trên metadata, cho phép gắn kết nội bộ ở mức cao, có khả năng tự chống phân mảnh trong lúc đang hoạt động, và không cần phải được unmount trước khi mount lại; và Smart FileSystem, một hệ thống file journaling rất thú vị, thực hiện các hoạt động lưu giữ nhật ký khi hệ thống không kích hoạt, được MorphOS chọn làm hệ thống file chuẩn.
  7. Những dẫn xuất chính thức của các hệ thống file trên Amiga Old File System /Fast File System OFS (DOS0)  FFS (DOS1)  OFS International (DOS2)  FFS International (DOS3)  OFS Directory Caching (DOS4)  FFS Directory Caching (DOS5)  Fast File System 2 (AmigaOS4.x/MorphOS) OFS Long filenames (DOS6)  FFS Long filenames (DOS7)  FastFileSystem2 plug-ins AmigaOS 4.0 đã phát hành hai plugin đầu tiên cho FFS2 vào năm 2007 Fs_plugin_cache: tăng tốc cho FFS2 bằng cách giới thiệu một phương  pháp đệm dữ liệu mới. Fs_plugin_encrypt: mã hóa dữ liệu cho các phân vùng bằng giải thuật  Blowfish. Filename Extensions Amiga chỉ có một loại filename extension bắt buộc cho các tên file, “.info” được thêm vào đuôi của những file có biểu tượng (icon). Nếu tên của một file là myprog, thì myprog.info là file có chứa icon, vị trí của nó trên desktop, metadata của chương trình như các tùy chọn và từ khóa, và những thông tin khác về file. Không có quy định nào trong Amiga để xác định những chương trình và các dự án (các file dữ liệu) với phần mở rộng của tên file. Người dùng có thể đổi tên file với bất kỳ hậu tố nào. Amiga nhận biết các file thực thi bằng cách dùng chuỗi byte đầu tiên trong binary header của file (được gọi là magic cookie number), và nhận biết các datafile bằng biểu tượng, hoặc bằng những thông tin về file đó chứa trong header. Một danh sách các file kiểu như “data1″,”data2″,”data3″, … được
  8. xem như nhau cho dù chúng được đổi tên thành “data1.lbm”,”data2.jpg”,”data3.lbm”. Amiga sẽ dùng đúng phần mềm để mở những file dữ liệu tùy vào thông tin được chứa trong icon của nó, hay bằng cách dùng hệ thống tự động Datatypes của Amiga để nhận biết các file dữ liệu dựa trên header của chúng. Đồ họa Đến phiên bản 3, AmigaOS chỉ hỗ trợ chipset đồ họa Amiga có sẵn, thông qua thư viện graphics.library. Điều này giúp cho các lập trình viên tránh dùng những hàm của hệ điều hành cho việc vẽ đồ họa, mà đi thẳng xuống phần cứng bên dưới. Các card đồ họa của hãng thứ ba chỉ được hỗ trợ qua các giải pháp không chính thức. Một tình huống lý tưởng được đặt ra là AmigaOS có thể hỗ trợ trực tiếp bất kỳ hệ thống đồ họa nào, được gọi là retargetable graphics (RTG). Phiên bản 3.1 bao gồm những hỗ trợ cho card đồ họa của hãng thứ 3, như Picasso. Với AmigaOS 3.5, một số hệ thống RTG được đóng gói sẵn trong hệ điều hành, cho phép sử dụng những card đồ họa phổ biến, thay cho các chipset chuẩn của Amiga. Các hệ thống RTG chính là CyberGraphX, Picasso 96 và EGS. Amiga không hỗ trợ chính thức về đồ họa 3D, vì vậy nó không có card đồ họa 3D chuẩn nào. Những nhà chế tạo card đồ họa đưa ra các chuẩn của họ, gồm có MiniGL, Warp3D, StormMesa (agl.library) và CyberGL. Amiga ra đời vào thời điểm khi hầu như không có khái niệm nào về thư viện đồ họa 3D để cải tiến giao diện cho desktop, và khả năng render của máy tính, nhưng dựa vào những khả năng đồ họa của mình, Amiga đã là một trong những nền tảng phát triển 3D phổ biến nhất. VideoSpace 3D là một trong những hệ thống animation và rendering ra đời sớm nhất, cùng với TrueSpace 3D. Sau đó Amiga giữ vị trí dẫn đầu thị trường phần mềm 3D trong nhiều năm với các phần mềm như Imagine và NewTek Lightwave (dùng để render trong các chương trình vô tuyến truyền hình như Babylon 5). Tương tự như thế, trong khi Amiga nổi tiếng vì khả năng genlock video, nó lại không có chuẩn capture video nào. Trong thời kỳ hoàng kim của nó, Amiga hỗ trợ cho một thị trường rất lớn các card video capture của hãng thứ ba từ Mỹ và châu Âu. Có những giải pháp phần cứng nội vi và ngoại vi gọi là frame grabber, để
  9. capture một frame riêng biệt hay một chuỗi frame, gồm có: Newtronic Videon, Newtek DigiView, Graffiti external 24bit và 24RT (Real Time), Newtek Video Toaster, GVP Impact Vision IV24, … Engine đồ họa và những thư viện widget của Amiga là ReAction GUI, được dùng trong AmigaOS 3.9 và 4.0, MUI (Magical User Interface) được dùng trong tất cả các hệ thống Amiga và có sẵn trong MorphOS như là engine đồ họa chuẩn, và Cygnix, cung cấp cho Amiga môi trường đồ họa tương thích hoàn toàn với Unix/Linux X11. Ngoài ra còn có một số thư viện đồ họa vector, như Cairo và Anti- Grain Geometry. Hầu hết những hệ thống Amiga hiện đại đưa vào sử dụng rộng rãi engine cross-platform SDL (Simple Direct Media Layer) dành cho game và những chương trình đa phương tiện khác. ARexx Amiga OS hỗ trợ ngôn ngữ Rexx, gọi là ARexx, một ngôn ngữ script cho phép viết script đầy đủ cho hệ điều hành, tương tự như AppleScript, hỗ trợ viết script nội bộ trong ứng dụng, như VBA trong Microsoft Office, cũng như giao tiếp giữa các chương trình. Việc có một ngôn ngữ script duy nhất cho mọi ứng dụng trên một OS mang lại nhiều thuận lợi cho người dùng, họ không phải học một ngôn ngữ mới cho mỗi ứng dụng riêng biệt. Các thư viện và thiết bị Kỹ thuật module hóa chính trong AmigaOS dựa trên những thư viện chia sẻ dynamically-loaded, được lưu trữ như một file với phần mở rộng “.library ”, hay chứa trong Kickstart ROM. Tất cả các hàm của thư viện được truy cập thông qua một bảng nhảy gián tiếp, liên kết đến base pointer của thư viện. Bằng cách này, mọi hàm của thư viện có thể được vá lỗi hay hook vào tại thời điểm chạy, ngay cả khi thư viện được lưu trữ trong ROM. Thư viện quan trọng nhất trong AmigaOS là exec.library (Exec), có thể được xem như là một microkernel, cũng như là một thư viện. Nó hoạt động như là một bộ định thời các tác vụ chạy trong hệ thống, cung cấp cơ chế pre-emptive multitasking với cơ chế định thời round-robin dựa trên độ ưu tiên. Exec cũng cung
  10. cấp truy cập vào những thư viện khác và các quá trình giao tiếp mức cao giữa các process qua quá trình truyền thông điệp. (Các microkernel khác gặp phải những vấn đề về hiệu suất vì nhu cầu sao chép các thông điệp giữa những không gian địa chỉ. Vì Amiga chỉ có một không gian địa chỉ, cơ chế truyền thông điệp của Exec trở nên rất hiệu quả.) Địa chỉ nhớ cố định duy nhất trong Amiga (địa chỉ số 4) là một con trỏ đến exec.library, sau đó có thể dùng để truy cập vào thư viện. Exec được thiết kế và hiện thực bởi Carl Sassenrath. Không giống như những OS truyền thống, kernel Exec không chạy theo kiểu “privileged”. Các hệ điều hành đương thời cho họ vi xử lý 68k như Atari TOS và SunOS dùng các chỉ thị trap để gọi các hàm trong kernel. Cơ chế này khiến cho những hàm của kernel chạy trong chế độ supervisor của 68k, trong khi phần mềm của user chạy trong chế độ user, không có quyền ưu tiên (unprivileged). Không như vậy, các lời gọi hàm của Exec được tạo bởi bảng nhảy thư viện, và các mã của kernel được thực thi một cách bình thường trong user mode. Bất kỳ lúc nào chương trình của user hay kernel cần đến supervisor mode, nó sẽ dùng đến các hàm thư viện Supervisor() hay SuperState(). Những device driver cũng là những thư viện, nhưng chúng hiện thực một interface chuẩn. Thông thường các ứng dụng không gọi trực tiếp những thiết bị như là những thư viện, mà sử dụng các hàm nhập xuất của exec.library để truy cập gián tiếp. Giống như các thư viện, các thiết bị cũng hoặc là những file trên đĩa (với phần mở rộng “.device”), hay đựơc chứa trong Kickstart ROM. Các Handler, AmigaDOS và filesystem Phần quản lý thiết bị và tài nguyên ở mức cao được điều khiển bởi các handler, đây không phải là các thư viện, mà là các tác vụ (task), giao tiếp bằng cách truyền thông điệp. Một loại handler quan trọng là filesystem handler. AmigaOS có thể sử dụng bất kỳ loại filesystem nào, miễn là có handler được viết cho nó. Thông thường, handler truyền tên thiết bị cho DOS, sau đó tên này được dùng để truy cập đến thiết bị (nếu có) tương ứng với handler.
  11. Một ví dụ cho các khái niệm này là SPEAK: handler có thể nhận dữ liệu là văn bản. Handler tận dụng translator.library, thư viện chuyển đổi văn bản thành dạng phoneme (đơn vị qui định nhỏ nhất của âm thanh), sau đó ghi những phoneme vào narrator.device, sau đó thiết bị này sẽ biên dịch những phoneme thành các mẫu lời nói có ngữ điệu và sau đó nó dùng thiết bị audio.device để phát ra chúng thông qua phần cứng audio của Amiga. Các tên thiết bị là những chuỗi không phân biệt chữ hoa, thường (quy ước là chữ hoa), theo sau bởi một dấu hai chấm. Sau dấu hai chấm, một specifier có thể được them vào, bộ đặc tả này cung cấp cho handler thêm thông tin về cái gì đang được truy cập và bằng cách nào. Trong trường hợp hệ thống file, specifier thường gồm có đường dẫn đến một file trong filesystem; mặt khác, specifier thường thiết lập những đặc tính của kênh nhập/xuất mong muốn (chẳng hạn đối với serial port driver SER: , specifier sẽ chứa bit rate, start và stop bits, …). Filesystem dùng tên ổ đĩa làm tên thiết bị. Chẳng hạn, DF0: mặc định là chỉ đến ổ đĩa mềm thứ nhất trong hệ thống. Trong nhiều hệ thống, DH0: dùng để chỉ đến ổ cứng thứ nhất. Paging Memory and Swap Partition AmigaOS 4.0 “final update” giới thiệu một hệ thống thông minh mới cho việc cấp phát RAM và chống phân mảnh “on the fly” trong suốt quá trình hệ thống không kích hoạt. Nó dựa trên phương pháp cấp phát “slab”, và cũng có một memory pager giải quyết việc phân trang bộ nhớ, do đó trên AmigaOS (giống như một số hệ thống khác) cho phép swapping những phần lớn của bộ nhớ RAM vật lý trên các thiết bị lưu trữ lớn như là một phần của bộ nhớ ảo. AmigaOS 4.0 xử lý RAM vật lý với một giải thuật Buddy System. AmigaOS 4.1 giới thiệu tùy chọn cho phép tạo một phân vùng Swap riêng với kích thước bất kỳ, phân vùng này được định dạng như một phân vùng độc lập trong quá trình cài đặt hệ điều hành. Vùng nhớ swap được tự động đưa vào sử dụng khi hệ thống vẫn đòi hỏi bộ nhớ, ngay cả sau khi RAM được chống phân mảnh. Bộ nhớ Swap có thể được kích hoạt và dừng kích hoạt với một nút chọn trong mục Preferences trong AmigaOS, cho phép người dùng chọn chỉ dùng RAM vật lý bất kỳ lúc nào mình thích.
  12. Hậu duệ của AmigaOS Hình 3 – AmigaOS clones AROS Research Operating System (AROS) dự án cố gắng biến AmigaOS  trở thành một hệ điều hành mã nguồn mở. Mặc dù không tương thích ở dạng binary với AmigaOS (trừ phi cùng chạy trên bộ xử lý 68k), người dùng đã ghi nhận về mặt mã nguồn chúng tương thích rất cao. MorphOS Là một hệ điều hành bản chất dành cho PowerPC, ban đầu  được tạo ra khi tương lai của Amiga trở nên mờ mịt. Nó tương thích binary với các ứng dụng AmigaOS thân thiện với OS (nghĩa là các ứng dụng này không đòi hỏi phải truy cập trực tiếp vào những phần cứng đặc chủng của Amiga). Người ta đã phát hành một phiên bản chạy trên Commodore Amigas với các card tăng tốc PPC. Mặc dù không liên quan chặt chẽ đến Amiga, một nhánh của FreeBSD 4.8  gọi là DragonFly BSD được một cựu lập trình viên FreeBSD và cũng là một lập trình viên Amiga, Matt Dillon cùng phát triển. DragonFly BSD cố gắng làm cho kernel của FreeBSD trở nên giống với kiến trúc AmigaOS hơn, đặc tả cơ chế truyền thông điệp trong kernel và hỗ trợ SMP không dùng mutex rất hiệu quả. BeOS cũng hiện thực một kiến trúc tập trung hỗ trợ Datatypes, thừa kế  trực tiếp từ giải pháp gốc của Amiga, cho phép toàn bộ OS nhận ra tất cả các loại file (văn bản, nhạc, phim, tài liệu, …) với các bộ đặc tả chuẩn. Hệ thống Datatype cung cấp cho toàn hệ thống và mọi công cụ các bộ loader và saver chuẩn cho những file này, không cần thiết phải để cho một chương trình tự sử dụng nhiều bộ load file riêng. AtheOS lấy cảm hứng từ AmigaOS, và mục đích ban đầu là làm một bản  sao của AmigaOS. Syllable là một nhánh của AtheOS, bao gồm một số đặc tính của AmigaOS và BeOS.
  13. Hệ điều hành của 3DO Interactive Multiplayer rất giống với AmigaOS,  và được phát triển bởi RJ Mical, cha đẻ của giao diện Intuition trên Amiga.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2