Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
HIỆU QUẢ CỦA CYCLOPHOSPHAMID LIỀU CAO<br />
TRUYỀN TĨNH MẠCH PHỐI HỢP VỚI PREDNISOLON<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT<br />
THỂ PHỤ THUỘC VÀ THỂ KHÁNG STEROID Ở TRẺ EM<br />
Nguyễn Ngọc Sáng*, Nguyễn Bùi Bình*, Lê Văn Long*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Cyclophosphamid liều cao truyền tĩnh mạch phối hợp với prednisolon<br />
trong điều trị hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) thể phụ thuộc và kháng steroid ở trẻ em và mô tả tác dụng<br />
không mong muốn của thuốc trong quá trình điều trị.<br />
Đối tượng: 18 bệnh nhân (BN) HCTHTP thể phụ thuộc steroid (nhóm I) và 12 BN HCTHTP kháng steroid<br />
(nhóm II) vào điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng (BVTEHP) từ 1/2013 đến 5/2014.<br />
Phương pháp: Mô tả tiến cứu một loạt ca bệnh.<br />
Kết quả: Nhóm I có tỷ lệ thuyên giảm hoàn toàn là 16/18 (88,9%), thuyên giảm một phần 2/18 (11,1%).<br />
Nhóm II có tỷ lệ thuyên giảm hoàn toàn là 7/12 (58%), thuyên giảm một phần là 3/12 (25%), không thuyên giảm<br />
là 2/12 (17%). Tác dụng không mong muốn của cyclophosphamid bao gồm chán ăn, mệt mỏi, nhiễm trùng, giảm<br />
bạch cầu, đau đầu, chóng mặt, rụng tóc, sạm da đầu ngón tay và ngón chân. Tác dụng phụ của prednisolon là hội<br />
chứng Cushing, tăng huyết áp và viêm dạ dày.<br />
Kết luận: Cyclophosphamid liều cao truyền tĩnh mạch phối hợp với prednisolon có hiệu quả điều trị tốt đối<br />
với HCTHTP thể phụ thuộc và thể kháng steroid.<br />
Từ khóa: HCTHTP phụ thuộc và kháng steroid, cyclophosphamid liều cao truyền tĩnh mạch, prednisolone<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INTRAVENOUS PULSE CYCLOPHOSPHAMIDE AND PREDNISOLONE IN TREATMENT<br />
OF STEROID DEPENDENT IDIOPATHIC NEPHROTIC SYNDROME<br />
AND RESISTANT IDIOPATHIC NEPHROTIC SYNDROME IN CHILDREN<br />
Nguyen Ngoc Sang, Nguyen Bui Binh, Le Van Long.<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 445 - 450<br />
Objectives: to estimate the effectiveness of intravenous pulse cyclophosphamide combined with prednisolone<br />
in the treatment of steroid-dependent and resistant idiopathic nephrotic syndrome in children and describe<br />
undesirable effects of drugs in treatment process.<br />
Subjects: Including 18 patients with steroid dependent nephrotic syndrome (group I) and 12 patients with<br />
steroid resistant nephrotic syndrome (group II) at Haiphong Children Hospital from 1/2013 to 5/2014.<br />
Method:Case series study.<br />
Results: The group I had 16/18 (88.9%) of complete remission, 2/18 (11,1%) of partial remission. The group<br />
II had 7/12 (58%) of complete remission, 3/12 (25%) of partial remission, and 2/12 (17%) with no remission. Side<br />
effects and complications of cyclophosphamide included loss of appetite fatigue, infections, neutropenia, headache,<br />
* Trường Đại học Y Dược Hải Phòng<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sáng<br />
<br />
ĐT: 0913.087202<br />
<br />
Email: nguyenngocsangnhi@yahoo.com<br />
<br />
445<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
<br />
dizziness, hair loss, fingers and toes with grey skins; and side effects of prednisolone were manifested by<br />
cushingoid, hypertension, gastritis.<br />
Conclusions: intravenous pulse cyclophosphamide combined with prednisolone showed good efficacy in<br />
treatment of steroid dependent and resistant idiopathic nephrotic syndrome.<br />
Keywords: steroid-dependent and resistant idiopathic nephrotic syndrome, intravenous pulse<br />
cyclophosphamide, prednisolone.<br />
steroid: BN thuyên giảm hoàn toàn khi dùng<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
prednisolon 2mg/kg/ngày trong 2-4 tuần, nhưng<br />
Hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) là<br />
lại tái phát sau khi giảm liều, hoặc tái phát trong<br />
một bệnh thường gặp trẻ em và việc điều trị còn<br />
vòng 14 ngày sau khi ngừng thuốc. Chúng tôi<br />
gặp nhiều khó khăn đặc biệt là với thể phụ thuộc<br />
loại ra khỏi nghiên cứu các BN HCTH thứ phát,<br />
và kháng steroid. Cyclophosphamid (CP) và<br />
hoặc có chống chỉ định với CP, hoặc từ chối<br />
prednisolon đã được một số tác giả trên thế giới<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
và ở nước ta sử dụng trong điều trị HCTHTP ở<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
trẻ em(1,2,3,4,7). Trong một nghiên cứu trước đây<br />
Phác đồ điều trị HCTHTP thể phụ thuộc và<br />
chúng tôi đã đánh giá hiệu quả của CP đường<br />
kháng steroid:<br />
uống phối hợp với prednisolon trong điều trị<br />
HCTHTP phụ thuộc và kháng steroid(1). CP liều<br />
cao truyền tĩnh mạch phối hợp với prednisolon<br />
có hiệu thế nào? Tác dụng phụ ra sao? là những<br />
câu hỏi rất cần có lời giải đáp. Đề tài này nhằm<br />
mục tiêu:<br />
- Đánh giá hiệu quả của CP liều cao truyền tĩnh<br />
mạch phối hợp với prednisolon trong điều trị<br />
HCTHTP thể phụ thuộc và kháng steroid ở trẻ em<br />
- Mô tả tác dụng phụ và biến chứng của thuốc<br />
trong quá trình điều trị<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Gồm 30 bệnh nhân (BN) bị HCTHTP trong<br />
đó có 18 BN thể phụ thuộc và 12 BN thể kháng<br />
steroid vào điều trị tại Bệnh viện Trẻ em Hải<br />
Phòng (BVTEHP) từ 1/01/2007 - 01/05/2012.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán HCTHTP theo ISKDC<br />
(International Study of Kidney Diseases in<br />
Children): Phù, protein niệu ≥50mg/kg/24 giờ,<br />
protein máu giảm ≤56g/l, albumin máu giảm<br />
≤25g/l, cholesterol máu tăng ≥5,5mmol/l (≥220<br />
mg%). Thể kháng steroid là trường hợp uống<br />
prednisolon liều 2mg/kg/ngày trong 4 tuần liên<br />
tục mà bệnh không thuyên giảm (protein niệu<br />
vẫn còn cao ≥ 50 mg/kg/24 giờ). Thể phụ thuộc<br />
<br />
446<br />
<br />
Điều trị prednisolon liều tấn công<br />
2mg/kg/ngày, uống trong 4 tuần sau đó dùng<br />
prednisolon liều duy trì 2 mg/kg/ngày uống cách<br />
nhật trong 4 tuần nữa, tiếp theo dùng liều củng<br />
cố prednisolon 0,15-0,3 mg/kg/ngày cách nhật<br />
kéo dài từ 6 đến 9 tháng.<br />
Kết hợp với truyền CP liều cao tĩnh mạch 10<br />
mg/kg/1 lần pha với 100ml glucose 5%, truyền<br />
tĩnh mạch trong 1 giờ, tuần 2 lần. Tổng liều CP<br />
không vượt quá 150 mg/kg cho cả đợt điều trị.<br />
Chúng tôi dùng biệt dược là Endoxan lọ 200 mg<br />
của hãng Baxter Health Care (ASIA).<br />
Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu một<br />
loạt ca bệnh. Mỗi BN có một bệnh án riêng<br />
theo mẫu nghiên cứu, trong đó ghi chép đầy<br />
đủ về lâm sàng và cận lâm sàng. Trong thời<br />
gian điều trị, các BN được khám hàng ngày,<br />
hỏi kỹ tiền sử, bệnh sử, theo dõi cân nặng<br />
huyết áp, tình trạng phù, số lượng nước tiểu,<br />
làm các xét nghiệm thường quy của HCTH<br />
bao gồm: nước tiểu 10 thông số và protein<br />
niệu/24 giờ, xét nghiệm máu (công thức máu,<br />
cholesterol, protein, albumin, globulin miễn<br />
dịch, ure, creatinin). Các xét nghiệm tiến hành<br />
tại BVTEHP làm trước khi vào viện. Trung<br />
bình 1-2 tuần với các XN nước tiểu, 2-3 tuần<br />
với các XN máu được làm lại một lần. Đánh<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015<br />
giá XN globulin miễn dịch được so sánh với<br />
nhóm chứng ở trẻ bình thường cùng lứa tuổi.<br />
Chúng tôi chia kết quả điều trị thành 3 mức<br />
độ dựa vào vào lâm sàng và XN: Thuyên giảm<br />
hoàn toàn: hết phù, protein niệu âm tính.<br />
Thuyên giảm một phần: Bệnh nhân hết phù,<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
protein niệu < 50mg/kg/ ngày. Không thuyên<br />
giảm: Bệnh nhân còn phù và/hoặc protein niệu ≥<br />
50mg /kg/ngày. Đánh giá tác dụng phụ của<br />
thuốc trong và sau 4 tuần điều trị.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 13.0<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Hiệu quả của CP phối hợp với prednisolon trong điều trị HCTHTP thể phụ thuộc và<br />
kháng steroid ở trẻ em<br />
Bảng 1. Đánh giá mức độ thuyên giảm sau điều trị<br />
Nhóm I (n=18)<br />
Nhóm II (n=12)<br />
p<br />
<br />
Thuyên giảm hoàn toàn n (%)<br />
16 (88,9%)<br />
7 (58%)<br />
0,05<br />
< 0,05<br />
<br />
Qua bảng 3 cho thấy: Trước điều trị, nồng<br />
độ protein, albumin huyết thanh ở 2 nhóm<br />
bệnh nhân đều giảm và không có sự khác biệt<br />
giữa 2 nhóm. Sau điều trị: protein, albumin<br />
huyết thanh nhóm I có xu hướng về bình<br />
thường hơn nhóm II.<br />
<br />
Bảng 4: Nồng độ IgG, IgA, IgM trước khi điều trị so với nhóm chứng.<br />
Ig<br />
<br />
Chứng (a) n = 30<br />
<br />
Nhóm I (b) n = 18<br />
<br />
Nhóm II (c) n = 12<br />
<br />
IgG(g/l)<br />
IgA(g/l)<br />
IgM(g/l)<br />
<br />
15,56 ± 3,89<br />
3,34 ± 0,64<br />
1,74 ± 0,48<br />
<br />
5,45 ± 2,23<br />
2,02 ± 0,73<br />
4,45 ± 0,83<br />
<br />
4,67 ± 2,21<br />
1,86 ± 0,91<br />
4,74 ± 0,75<br />
<br />
a/b<br />