intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu ứng đám đông và tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Tư Khấu Quân Tường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

18
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Hiệu ứng đám đông và tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam" tập trung vào đánh giá hiệu ứng đám đông và tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, ngoài “Giới thiệu” tại Phần 1, chúng tôi sẽ nêu cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu tại Phần 2; Phần 3 sẽ đưa ra phương pháp nghiên cứu; Phần 4 đề cập đến kết quả nghiên cứu, trước khi đưa ra hàm ý chính sách tại Phần 5. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu ứng đám đông và tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 53. HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG VÀ TÂM LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TS. Bùi Kiên Trung*, Vũ Ngọc Mai*, Nguyễn Thu Huyền* Nguyễn Mai Chi*, Vũ Hoàng Anh* Tóm tắt Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng, song không tránh khỏi những biến động và rủi ro đầy thách thức, một phần là do tác động của hiệu ứng đám đông. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát thông qua việc tạo bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu từ 433 nhà đầu tư cá nhân hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thông tin thị trường, mức độ tự tin cá nhân và hiệu ứng đám đông xuyên suốt trong khoảng thời gian nghiên cứu. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy có sự tác động của hiệu ứng đám đông, nhóm ngành kinh doanh lên tâm lý nhà đầu tư. Từ những kết quả này, rõ ràng cho thấy tầm quan trọng của việc hiểu và quản lý hiệu ứng đám đông trong quá trình ra quyết định đầu tư. Từ khóa: hiệu ứng đám đông, tâm lý nhà đầu tư, thị trường chứng khoán, dịch bệnh Covid-19 1. GIỚI THIỆU Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất khu vực và thế giới, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng cũng đã gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn và những biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây cho thấy không phải lúc nào các nhà đầu tư cũng hành động một cách đúng đắn và sáng suốt. Để nâng cao khả năng quản lý thị trường, việc nghiên cứu về tâm lý nhà đầu tư là vô cùng cần thiết. Năm 2022, thị trường chứng khoán cũng chứng kiến một số vụ việc nổi cộm về giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp (giao dịch thao túng, che giấu thông tin, trục lợi… * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 710
  2. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI được phát hiện), biểu hiện thị trường còn tồn tại một số hạn chế, chưa lành mạnh. Mặc dù các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã xử lý vô cùng quyết liệt, tuy nhiên, cùng với sự gia tăng mạnh của khối lượng giao dịch, dòng tiền lớn đến từ các nhà đầu tư cá nhân thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư chiếm 99% giá trị thị trường, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn những biến động khó lường. Hiện nay, nhận thức của các nhà đầu tư cá nhân còn nhiều hạn chế, mặc dù đã được thông tin, tuyên truyền, cảnh báo nhiều lần, nhưng họ vẫn đầu tư theo tâm lý đám đông, theo tin đồn. Đặc biệt là trong bối cảnh các tác nhân thị trường yêu cầu ra quyết định nhanh chóng để tránh mất cơ hội thu lợi nhuận, các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi quan điểm, hành vi và kỳ vọng của số đông, dẫn đến những quyết định không phù hợp với lợi ích cá nhân và thị trường. Tác động của tâm lý đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn đặc biệt mạnh hơn so với những quốc gia khác bởi ba nguyên nhân chính sau. Một là, thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô nhỏ tạo ra môi trường dễ dàng cho sự tập trung và lan truyền thông tin nhanh chóng. Bên cạnh đó, cơ cấu nhà đầu tư ở Việt Nam có điểm khác biệt khi nhà đầu tư cá nhân chiếm tới 80% giao dịch trên thị trường (trong khi tỷ lệ này ở những quốc gia phát triển chỉ khoảng 40 - 50%). Hai là, chất lượng các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn thấp, đưa ra quyết định đầu tư đôi khi không dựa trên lý trí hay phân tích tài chính kỹ lưỡng, mà chủ yếu theo đám đông, tin đồn, trong khi tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính khá cao (H. Kim, 2022) đã tạo ra vòng xoáy giá xuống – bán giải chấp, khiến thị trường càng chịu áp lực bán mạnh mỗi khi có sự điều chỉnh. Ba là, tình trạng một số doanh nghiệp thổi giá dẫn đến bị khởi tố, khiến nhà đầu tư có tâm lý không coi trọng những đánh giá, phân tích khách quan. Hành động này xuất phát từ việc mất niềm tin vào kết quả trong tương lai dẫn đến lo lắng thất bại khi có các thông tin xấu trên thị trường (Dhaoui và cộng sự, 2013). Do vậy, họ thường xuyên chuyển đổi trạng thái rất nhanh từ “hưng phấn quá mức” đến “bi quan quá đà” mỗi khi thị trường có điều chỉnh. Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá hiệu ứng đám đông và tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, ngoài “Giới thiệu” tại Phần 1, chúng tôi sẽ nêu cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu tại Phần 2; Phần 3 sẽ đưa ra phương pháp nghiên cứu; Phần 4 đề cập đến kết quả nghiên cứu, trước khi đưa ra hàm ý chính sách tại Phần 5. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về hiệu ứng đám đông Hiệu ứng đám đông được hiểu là trạng thái tâm lý khi các nhóm người cùng nhau làm một hành động nào đó. Tâm lý đám đông khiến nhiều người đổ xô vào đó mà không hề biết nguyên nhân, nguồn gốc của sự việc, họ làm theo một cách vô thức hay còn gọi là “bắt chước”. Ý tưởng được đưa ra vào năm 1895, Tarde tin là hành vi của con người bị ảnh hưởng bởi những người khác xung quanh họ; và Le Bon cho rằng, đám đông là một thực thể riêng biệt với những đặc điểm tâm lý và hành vi riêng biệt. Tuy nhiên, thuật ngữ “hiệu ứng đám đông” 711
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA được Cialdini sử dụng lần đầu tiên vào năm 1984 là “sự thiên vị trong việc tin tưởng hoặc chấp nhận một cái gì đó chỉ vì nó được nhiều người khác tin tưởng hoặc chấp nhận”. Trên thị trường chứng khoán, định nghĩa về hiệu ứng đám đông do Christie và Huang (1995), Bikhchandani và Sharma (2000) đề xuất là “các nhà đầu tư thường kìm nén niềm tin của chính mình, thay vào đó là đưa ra quyết định đầu tư dựa trên hành động tập thể của thị trường, ngay cả khi họ không đồng ý với những dự đoán của thị trường”. Hirshleifer và Teoh (2003), Naveen Amblee và Tùng Bùi (2012), Yao và cộng sự (2014) cùng có những quan điểm tương tự về định nghĩa hiệu ứng đám đông “là hành động của con người thường xuất phát từ xu hướng bắt chước hành động của người khác”. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, hiệu ứng đám đông được nhắc đến là một trong năm yếu tố tài chính hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân (Võ Thị Hiếu và cộng sự, 2020). Một trong những biểu hiện phổ biến đầu tiên của hiệu ứng đám đông là hiệu ứng đám đông tăng giá. Theo nghiên cứu do Mand và cộng sự, Sijin Lyu và cộng sự (2021) thực hiện, hiệu ứng đám đông tạo ra sự tập trung mạnh mẽ vào các cổ phiếu có hiệu suất tốt cũng như sự đồng thuận trong hành vi mua bán. Điều này có thể làm thổi phồng giá cổ phiếu. Thứ hai, nghiên cứu của Hirshleifer và Teoh (2003) cho thấy hiệu ứng đám đông bao gồm sự tập trung vào thông tin công khai, tác động tâm lý giữa nhà đầu tư và ảnh hưởng của hành vi nhóm lên quyết định đầu tư. Vasileiou và cộng sự (2021) đã chứng tỏ: “Internet đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chia sẻ thông tin, thay đổi cơ cấu trong thị trường tài chính (Wilhelm, 2001), (Drehmann và cộng sự, 2005), đồng thời làm xuất hiện hiệu ứng bầy đàn giữa các nhà đầu tư. Thứ ba, nghiên cứu Baker và Wurgler (2007) cũng đề cập đến hiệu ứng nổi trội của công ty lớn (Big company dominance effect): Hiệu ứng này đề cập đến xu hướng của nhà đầu tư ưu tiên đầu tư vào các công ty lớn và nổi tiếng hơn, thay vì các công ty nhỏ hoặc ít được biết đến. 2.2. Các giả thuyết nghiên cứu 2.2.1. Thông tin thị trường Bikhchandani và Sharma (2000) cho rằng, hiệu ứng đám đông trên thị trường xảy ra trong hoàn cảnh các nhà đầu tư nắm bắt được rất nhiều thông tin khác nhau và họ quyết định mua theo một nhóm các nhà đầu tư kể cả khi họ không nắm giữ thông tin tương tự. Ghozali và Sitinjak (2012) phát hiện ra rằng, hành vi bầy đàn của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi loại thông tin họ nhận được, có thể là thông tin tài chính hoặc thông tin phi tài chính. Năm 2017, Nair và cộng sự cũng cho rằng, tần suất các nhà đầu tư tiếp xúc với thông tin thị trường (bao gồm truyền miệng, báo, tạp chí và các kênh tin tức) càng cao thì càng có xu hướng thể hiện hành vi bầy đàn. Một trong những loại thông tin tài chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán là thông tin kế toán có giá trị phù hợp (Murdayanti, 2020) như giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) vì nó có giá trị phù hợp với giá cổ phiếu (Clarkson và cộng sự, 2011). Trong bối cảnh nghiên cứu hiện tại, thông tin phi tài chính được thể hiện bằng hiệu ứng xã hội. Mỗi nhà đầu tư đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và điều 712
  4. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI này khiến các nhà đầu tư lựa chọn hành vi bầy đàn hơn các hành vi khác trong quá trình ra quyết định đầu tư (Borgers và cộng sự, 2015). Mavruk (2022) nhắc đến thông tin thị trường là các thông tin bất cân xứng khiến cho hành vi bầy đàn thể hiện rõ hơn, đặc biệt ở các công ty nhỏ và xa thành thị. Từ việc tổng hợp các nghiên cứu trên, thông tin thị trường được nhắc đến là những dữ liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khoán mà mọi người đưa ra các quyết định đầu tư, từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết sau: H1: Thông tin thị trường có tác động ngược chiều với mức độ hiệu ứng đám đông càng thấp 2.2.2. Dân trí tài chính Theo Lusardi và Mitchell (2007), dân trí tài chính cao là sự thông hiểu đối với các khái niệm kinh tế cơ bản nhất để có thể đưa ra các quyết định tiết kiệm và đầu tư hợp lý, điều này ảnh hưởng đến tiết kiệm, lập kế hoạch tài chính, thế chấp và các quyết định đầu tư khác. Atkinson và Messy (2012) đã định nghĩa về dân trí tài chính là sự kết hợp của nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi cần thiết để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và cuối cùng là đạt được hiệu quả cá nhân. Nhóm nghiên cứu cho rằng, dân trí tài chính là sự kết hợp của ba thành phần cần thiết để mỗi nhà đầu tư đưa ra quyết định tài chính đúng đắn bao gồm: kiến thức tài chính (financial knowledge), hành vi tài chính (financial behavior) và thái độ tài chính (financial attitude). Rooij và cộng sự (2011) đã chứng minh được việc thiếu kiến thức sẽ cản trở các hộ gia đình tham gia vào thị trường chứng khoán. Cùng với đó, nghiên cứu của Bhushan (2014) cũng đã chỉ ra mức độ thông hiểu tài chính có tác động thuận chiều với độ chính xác trong việc các nhà đầu tư xử lý thông tin trên thị trường tài chính. Thông hiểu về tài chính giúp nâng cao kiến ​​ thức của nhà đầu tư trong việc lựa chọn cổ phiếu, thời điểm mua hoặc bán, ước tính rủi ro và lợi nhuận mà không cần phải đắn đo. Sự hiện diện của năng lực tài chính, sự thành thạo và cơ hội phát triển hiểu biết về tài chính của các nhà đầu tư để đưa ra quyết định đầu tư sinh lời. Nghiên cứu của Khan (2020) đề cập đến mối quan hệ giữa hiệu ứng đám đông và quyết định đầu tư với sự điều tiết của mức độ hiểu biết về tài chính, các nhà đầu tư chủ yếu thể hiện hành vi bầy đàn khi dân trí tài chính của họ thấp. Tương tự, nghiên cứu của Suresh (2021) đã chỉ ra mức độ thông hiểu tài chính có tác động tích cực đáng kể với hiệu ứng đóng khung tâm lý (framing effect) và thiên lệch về nhận thức (cognitive illusions) trong việc ra quyết định, nhưng nó lại có tác động tiêu cực với tâm lý bầy đàn (hay hiệu ứng đám đông). Dựa vào đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết như sau: H2: Dân trí tài chính của các nhà đầu tư cá nhân có tác động ngược chiều với mức độ hiệu ứng đám đông càng thấp 2.2.3. Mối quan hệ giữa mức độ tự tin của nhà đầu tư và hiệu ứng đám đông Theo Bernardo và Welch (2001), mức độ tự tin của nhà đầu tư trên thị trường là việc họ đánh giá cao hay thấp về khả năng của bản thân hoặc của một công việc. Dựa theo quan điểm đó, nhóm nghiên cứu định nghĩa mức độ tự tin của nhà đầu tư là mức độ tin tưởng của nhà đầu tư vào khả năng của bản thân trong việc đưa ra các quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, Bernardo và Welch (2001) cũng nhận thấy rằng, sự tự tin thái quá làm giảm đáng kể hành 713
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA vi bầy đàn của doanh nhân. Pillai và Rajasekar (2021) cũng đồng tình rằng, sự tăng lên của mức độ tự tin làm giảm sự ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông tới quyết định của các nhà đầu tư. Mahmood và Tayawa (2022) đã dự đoán tự tin thái quá cũng khiến cho các cá nhân do dự và thoát khỏi bầy đàn, thông qua đo lường đã kết luận rằng, mức độ tự tin có tác động tiêu cực tới hiệu ứng đám đông. Tuy nhiên, Shachar (2005) khẳng định sự tự tin thái quá gây ra hiệu ứng đám đông trên thị trường. Điều này cũng được khẳng định bởi Hwang và cộng sự (2021). Nhìn thấy những mâu thuẫn trong các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết: H3: Mức độ tự tin của nhà đầu tư cá nhân càng cao thì tồn tại mức độ hiệu ứng đám đông càng thấp 2.2.4. Mối quan hệ giữa mức độ ưa thích rủi ro của nhà đầu tư cá nhân và hiệu ứng đám đông Có khá nhiều định nghĩa dựa trên nhiều góc độ khác nhau về khẩu vị rủi ro. Thái độ đối với rủi ro được định nghĩa từ khá sớm, vào năm 1986, trong nghiên cứu của Walker và Jodha đã đề cập đến thái độ nhìn nhận rủi ro thể hiện qua thái độ thận trọng trong quá trình đưa ra các quyết định đầu tư và sử dụng nguồn lực cho hoạt động sản xuất của mỗi cá nhân. Cụ thể, theo Ellis (1993), người sợ rủi ro thường có xu hướng ưa thích những lựa chọn mà kết quả đảm bảo sự an toàn về thu nhập và phúc lợi mặc dù lợi nhuận của họ có thể thấp hơn so với khi lựa chọn phương án rủi ro hơn. Xét tổng thể, khái niệm về khẩu vị rủi ro đã được đưa vào các văn bản pháp luật của Việt Nam. Theo Quyết định số 428/QĐ-UBCK ngày 11/7/2013 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, “Khẩu vị rủi ro là các loại hình rủi ro và mức rủi ro mà công ty sẵn sàng chấp nhận để đạt được mục tiêu hoạt động, kinh doanh. Khẩu vị rủi ro được thể hiện định tính và/hoặc định lượng, bao gồm cả rủi ro cấu thành và rủi ro tổng hợp”. Dưới góc độ ngân hàng, nghiên cứu của Đỗ Thu Hằng (2022) chỉ ra: “Khẩu vị rủi ro (Risk appetite) là các loại rủi ro và mức độ của từng loại rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận nhằm đạt mục tiêu kinh doanh và phù hợp với chiến lược đề ra”. Khẩu vị rủi ro hay mức độ ưa thích rủi ro của một đối tượng đều nhằm mục đích đánh giá thái độ của đối tượng đó trước rủi ro. Do đó, từ các cơ sở lý thuyết trên, nhóm tác giả cho rằng, mức độ ưa thích rủi ro của nhà đầu tư là thái độ của một cá nhân đầu tư đối mặt với rủi ro, khả năng sẵn sàng chấp nhận các biến cố có thể xảy ra với khoản đầu tư của họ trong tương lai. Tùy theo mức độ ưa thích rủi ro của mình, các nhà đầu tư được chia thành ba loại: người yêu thích rủi ro, nhà đầu tư trung lập với rủi ro và nhà đầu tư không thích rủi ro. Nhiều nghiên cứu trong quá khứ xem xét ảnh hưởng của rủi ro tác động đến nhà đầu tư. Xét đến tác động của Lý thuyết bầy đàn cũng giải thích rằng, nhà đầu tư sẽ giảm rủi ro cá nhân bằng cách rập khuôn (bắt chước) hành vi của một nhóm nhà đầu tư hoặc các nhà đầu tư mà họ tin tưởng. Bên cạnh đó, nhận thức của nhà đầu tư về rủi ro và sự không chắc chắn được xem là yếu tố dự báo đáng kể về hành vi chấp nhận rủi ro trong đầu tư chứng khoán (Barber và Odean, 2013; Chen và cộng sự, 2007). Nghiên cứu hiệu ứng bầy đàn trong lĩnh 714
  6. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI vực thương mại điện tử, Rejikumar và cộng sự (2022) phát hiện rằng, một người có cấu trúc nhận thức đơn giản và có xu hướng tránh rủi ro có thể thể hiện ý định cao hơn trong việc tiếp nhận thông tin công cộng và tham gia vào bầy đàn. Các tác giả đã chỉ ra những hạn chế về nhận thức của cá nhân và những hạn chế về thời gian trong việc đưa ra quyết định đúng đắn sẽ cản trở việc sử dụng thông tin một cách tối ưu trong nhiều quyết định mua hàng. Trong những tình huống như vậy, khách hàng có thể có xu hướng tin rằng, thông tin của người khác đáng tin cậy hơn và áp dụng điều tương tự để giảm thiểu sự không chắc chắn. Điều này chủ yếu xảy ra khi ý thức đánh giá khả năng xảy ra rủi ro của các cá nhân ở mức cao. Qua quá trình tổng quan các tài liệu có liên quan đến bản sắc xã hội, các tác giả đưa ra ba thuộc tính đóng vai trò quan trọng, bao gồm: khả năng khách hàng tham gia vào đánh giá nhận thức, nỗi sợ rủi ro, và thuộc tính thông tin trong việc tạo ra hiệu ứng đám đông. Dựa trên cơ sở trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết: H4: Mức độ ưa thích rủi ro của nhà đầu tư cá nhân càng tốt thì tồn tại mức độ hiệu ứng đám đông càng thấp 2.2.5. Dịch bệnh Covid-19 Theo nghiên cứu của Fang và cộng sự (2021), đại dịch bệnh virus Corona 2019 (Covid-2019) lần đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12 năm 2019 và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới. Dịch bệnh Covid-19 là một thảm họa toàn cầu chưa từng có, hơn nữa, loại virus này có khả năng tự phục hồi nhanh và dự kiến sẽ tạo ra tác động hủy diệt lâu dài đối với nền kinh tế và sức khỏe thế giới. Dựa trên các tài liệu đáng tin cậy đã thu thập, nhóm tác giả đưa ra định nghĩa dịch bệnh Covid-19 như sau: Covid-19 là một căn bệnh viêm đường hô hấp cấp tính ở người gây ra bởi một chủng virus corona, đây không chỉ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng mà còn là một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính chưa từng có. Xem xét hành vi bầy đàn trong các trường hợp xảy ra đại dịch, Abdeldayem và Dulaimi (2020) đã tìm thấy bằng chứng chỉ ra những kỳ vọng về rủi ro đại dịch có tác động tích cực đáng kể đến hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán GCC trong cuộc khủng hoảng vi-rút Corona trong quý đầu tiên của năm 2020. Bằng cách sử dụng phương pháp độ lệch chuẩn mặt cắt ngang (CSSD), Susana và cộng sự (2020) xem xét hành vi bầy đàn ở thị trường tiền ảo ở cả hai giai đoạn trước và trong đại dịch Covid-19. Các tác giả đánh giá thị trường tài chính dễ chịu ảnh hưởng bởi những sự kiện chưa từng có, thiên tai, hay các đại dịch. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 có mức độ nghiêm trọng cao hơn nhiều so với mối đe dọa của AIDS, SARS, Ebola và H1N1 trước đó. Chính bởi vậy, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và sự không chắc chắn của các nhà đầu tư có liên quan khiến các nhà đầu tư cá nhân chệch khỏi hành vi hợp lý của họ, đồng thời thể hiện những thành kiến và bầy đàn. Các kết quả tương tự cũng được tìm thấy ở các nghiên cứu: Dhall và Singh (2020); Bouri và cộng sự (2021); Kizys và cộng sự (2021)... Trong khi đó, trái ngược với các nghiên cứu trên, Yarovaya và cộng sự (2021) kết luận Covid-19 không khuếch đại hiệu ứng đám đông trên thị trường điện tử. 715
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Do số lượng nghiên cứu về dịch bệnh Covid-19 còn hạn chế, nhóm tác giả tiến hành liên hệ với các nghiên cứu trước đã đề cập đến các loại dịch bệnh khác. Dựa trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết: H5: Tồn tại sự khác nhau do dịch bệnh Covid-19 về mức độ ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến tâm lý nhà đầu tư cá nhân 2.2.6. Nhóm ngành doanh nghiệp Theo các tác giả, nhóm ngành doanh nghiệp được định nghĩa là quá trình phân loại các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế theo các lĩnh vực, hoạt động kinh doanh hoặc sản phẩm, dịch vụ giống nhau, có liên quan đến nhau. Sử dụng thống kê mô tả và hồi quy, Arisanti và Asri (2018) cho biết hành vi bầy đàn trên thị trường vốn Indonesia bị chi phối bởi các nhà đầu tư từ sáu lĩnh vực là nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, tài chính, khai thác mỏ và bất động sản. Theo hiểu biết tốt nhất của nhóm tác giả, tính đến thời điểm hiện tại, còn khá ít nghiên cứu xem xét sự liên quan giữa nhóm ngành doanh nghiệp đến sự ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến tâm lý nhà đầu tư trong bối cảnh Việt Nam. Dựa trên các cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết: H6: Tồn tại sự khác nhau theo nhóm ngành doanh nghiệp về mức độ ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến tâm lý nhà đầu tư cá nhân 2.2.7. Hiệu ứng đám đông Hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều tập trung nghiên cứu sự tồn tại của hiệu ứng đám đông trên một thị trường nhất định, đồng thời xem xét hiệu ứng đám đông là một nhân tố ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, từ đó làm thay đổi quyết định của họ (Tran, 2017; Tôn Hoàng Thanh Huế, 2019; P. H. và Rashmi Uchil, 2019; Jabeen và Salman Rizavi, 2019; Võ Thị Hiếu và cộng sự, 2020). Chính vì vậy, cơ sở lập luận cho giả thuyết này từ các nghiên cứu trong quá khứ khá đáng kể. Dựa trên cơ sở đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết: H7: Hiệu ứng đám đông có ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu Dựa vào các giả thuyết phía trên, chúng tôi phát triển mô hình nghiên cứu như hình dưới đây: 716
  8. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Dựa vào kết quả nghiên cứu sơ bộ, bảng câu hỏi được thiết kế gồm: (1) Phần đầu bao gồm thông tin về đối tượng phỏng vấn; (2) Phần 2 của bảng hỏi bao gồm: Thông tin thị trường; Dân trí tài chính; Mức độ tự tin; Mức độ quản lý rủi ro; Dịch bệnh Covid-19; Nhóm ngành doanh nghiệp; Hiệu ứng đám đông; Tâm lý nhà đầu tư. Trong phần này, chúng tôi đã áp dụng thang đo Likert 5 điểm với mức (1) đại diện cho “Hoàn toàn không đồng ý” và mức (5) đại diện cho “Hoàn toàn đồng ý”. Sau khi có bảng hỏi được chỉnh sửa theo góp ý của chuyên gia, chúng tôi gửi bảng hỏi đến 500 người đã/đang tham gia đầu tư chứng khoán dưới dạng trực tiếp và gián tiếp (thông qua Google form) từ tháng 01/2024 đến tháng 02/2024 nhưng có 57 phiếu không trả lời. Trong số 443 quan sát mà chúng tôi trả về có 17 phiếu trả lời không hết hoặc điền cùng một đáp án. Do vậy, tổng số quan sát phù hợp là 426. Phương pháp xử lý dữ liệu: Chúng tôi sử dụng các phân tích kỹ thuật cơ bản (thống kê, Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, SEM) bằng phần mềm SPSS25 và AMOS20. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Trong tổng số 426 quan sát đạt yêu cầu, kết quả thống kê chung thể hiện như Bảng 1 dưới đây: 717
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Bảng 1. Thống kê mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tỷ lệ Nam 41% Giới tính Nữ 59% Dưới 22 tuổi 41% 22 - 27 tuổi 30% Độ tuổi 28 - 40 tuổi 17% Trên 40 tuổi 12% Dưới 10.000.000 đồng/tháng 45% 10.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng 31% Thu nhập 30.000.000 - 50.000.000 đồng/tháng 17% Trên 50.000.000 đồng/tháng 8% Dưới 1 năm 51% Từ 1 đến 3 năm 26% Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán Từ 3 đến 5 năm 13% Trên 5 năm 10% Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Phần lớn người tham gia khảo sát là nữ (59%), trong độ tuổi từ 22 đến 40 (71%), có thu nhập từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng mỗi tháng (79%), và có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán dưới 3 năm (77%). Có sự phân bố độ tuổi khá đồng đều trong khảo sát, với độ tuổi trung bình là 28,5 tuổi. Điều này cho thấy đầu tư chứng khoán là một lựa chọn phổ biến cho các nhóm tuổi khác nhau, đặc biệt là những người trẻ tuổi có nhu cầu tăng thu nhập và tích lũy tài sản. Có sự phân bố thu nhập khá đồng đều trong khảo sát, với thu nhập trung bình là 25 triệu đồng mỗi tháng. Điều này cho thấy đầu tư chứng khoán là một lựa chọn hợp lý cho các mức thu nhập khác nhau, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và cao có nhu cầu đầu tư và tối ưu hóa lợi nhuận. Có sự phân bố kinh nghiệm đầu tư chứng khoán khá đồng đều trong khảo sát, với kinh nghiệm trung bình là 1,5 năm. Điều này cho thấy đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực mới mẻ và hấp dẫn đối với nhiều người, đặc biệt là những người mới bắt đầu và có ít kinh nghiệm. 718
  10. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 4.2. Kết quả kiểm định mô hình 4.1.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Bảng 2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo theo hệ số Cronbach’s Alpha Ký hiệu Nhân tố Cronbach’s Alpha Hệ số tương quan biến tổng TTTT Thông tin thị trường 0,736 0,546 - 0,573 DTTC Dân trí tài chính 0,742 0,554 - 0,591 MDTT Mức độ tự tin 0,868 0,667 - 0,702 MDQLRR Mức độ ưa thích rủi ro 0,796 0,509 - 0,620 CO Covid-19 0,841 0,570 - 0,673 NNKD Nhóm ngành doanh nghiệp 0,820 0,636 - 0,647 HUDD Hiệu ứng đám đông 0,848 0,586 - 0,687 TLNDT Tâm lý nhà đầu tư 0,792 0,510 - 0,609 Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả Các biến đều có hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng từ 0,7 đến 0,9. Như vậy, các thang đo đều có độ tin cậy rất tốt (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó, tất cả các biến đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Như vậy, các biến trên phù hợp nên tiếp tục được sử dụng trong các bước phân tích tiếp theo. 4.1.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Nhóm tác giả thực hiện phân tích nhân tố khẳng định nhằm đánh giá độ phù hợp của mô hình thang đo với dữ liệu thị trường (hay còn gọi là dữ liệu thu thập được). Theo đó, đặc điểm cơ bản của công cụ phân tích này là sự liên quan chặt chẽ với cơ sở lý thuyết, nền tảng nghiên cứu. Nhờ vậy, có thể đánh giá được mức độ thể hiện đặc tính biến tiềm ẩn của các chỉ báo mà không xét đến mối quan hệ của chúng với các chỉ báo thuộc biến tiềm ẩn khác. Vì vậy, trước khi thực hiện phân tích, nhóm phải chỉ ra tất cả các khía cạnh cụ thể của mô hình đo lường. Dựa vào cơ sở trên, cấu trúc mô hình đo lường được xác định như sau: - Covid-19 còn 6 chỉ báo; - Mức độ tự tin còn 5 chỉ báo; - Hiệu ứng đám đông còn 4 chỉ báo; - Nhóm ngành doanh nghiệp còn 4 chỉ báo; - Tâm lý nhà đầu tư còn 3 chỉ báo; - Thông tin thị trường còn 3 chỉ báo. Như vậy, mô hình đo lường gồm 6 biến tiềm ẩn và 25 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khẳng định để lần lượt đánh giá độ phù hợp của mô hình tổng thể, mô hình đo lường. 719
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Đánh giá độ phù hợp của mô hình tổng thể (Model Fit) Kết quả về độ phù hợp mô hình tổng thể cuối cùng (Model Fit) trong Bảng 2 cho thấy các chỉ số đánh giá đều đạt yêu cầu. Chỉ số Giá trị Đánh giá CMIN/df 1,884 Tốt GFI 0,917 Chấp nhận được CFI 0,942 Tốt TLI 0,950 Tốt RMSEA 0,046 Tốt PCLOSE 0,877 Tốt Cụ thể, CMIN/df = 1,884 < 3; GFI = 0,917 > 0,8; CFI = 0,942 > 0,9; TLI = 0,950 > 0,9; RMSEA = 0,046 < 0,06; PCLOSE > 0,05 (Doll và cộng sự, 1994; Baumgartner và Homburg, 1995; Hu và Bentler, 1999). Như vậy, mô hình nghiên cứu có thể được kết luận phù hợp với dữ liệu thị trường. 4.1.3. Mô hình SEM Hình 2. Kết quả SEM của mô hình lý thuyết Nguồn: Kết quả từ SPSS 20 và AMOS 20 Các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình cho thấy, giá trị Chi-square/df=3,722 < 5; CFI= 0,836 > 0,8; hệ số RMSEA = 0,08 = 0,08. Vì thế, mô hình đạt được sự phù hợp dữ liệu thị trường. Sử dụng tiêu chuẩn độ tin cậy 95%, sig của CO tác động lên TLNDT là 0,103 > 0,05, biến CO không có sự tác động lên TLNDT. Các biến còn lại đều có sig bằng 0,000 (AMOS 720
  12. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI ký hiệu *** là sig bằng 0,000), do đó, các mối quan hệ này đều có ý nghĩa. Như vậy, có hai biến tác động lên TLNDT gồm HUDD, NNKD. Trong bốn giả thuyết, chúng ta bác bỏ H5 và chấp nhận các giả thuyết còn lại. 4.2. Thảo luận kết quả Đầu tiên, nghiên cứu này đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu ứng đám đông, bao gồm thông tin thị trường và mức độ tự tin cá nhân, cả hai thành tố này đều có xu hướng tác động ngược chiều. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng chứng minh tác động của dân trí tài chính và mức độ ưa thích rủi ro của nhà đầu tư cá nhân tới hiệu ứng này. Kết quả này chưa được ủng hộ bởi các nghiên cứu của Suresh (2021); Reji Kumar và cộng sự (2022), nhưng lại đồng nhất với kết quả nghiên cứu của David Hirshleifer và cộng sự (2004). Như vậy, có thể kết luận rằng, mức độ hiệu ứng đám đông phụ thuộc vào những thông tin liên quan đến hoạt động của thị trường chứng khoán mà mọi người đưa ra các quyết định đầu tư và sự tin tưởng vào bản thân nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chứng minh được vai trò của hiệu ứng đám đông đối với tâm lý nhà đầu tư, bao gồm các giả thuyết H5, H6, H7. Tuy nhiên, giả thuyết H5 bị bác bỏ. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Bouri và cộng sự (2021); Kizys và cộng sự (2021) nhưng lại được sự ủng hộ của Yarovaya và cộng sự (2021). Có thể kết luận rằng, dịch bệnh Covid-19 không khuếch đại hiệu ứng đám đông trên thị trường chứng khoán như nhóm nghiên cứu đã dự đoán. Trong bối cảnh không chắc chắn và lo ngại về tác động kinh tế to lớn, nhiều nhà đầu tư đã áp dụng các chiến lược cẩn trọng hơn đối với các quyết định đầu tư của họ. Thay vì tập trung vào các cổ phiếu mới nổi và phiên giao dịch ngắn hạn, họ thường tìm kiếm các cơ hội đầu tư dài hạn trong các ngành có tiềm năng ổn định và khả năng phục hồi sau đại dịch. Các biện pháp cần thận trọng của các nhà đầu tư này có thể làm giảm bớt sức ép từ hiệu ứng đám đông. Thay vào đó, thị trường chứng khoán thường thấy sự biến động dưới dạng phản ứng tổng thể của các yếu tố mang tính chất chuyên môn. Những biến động này thường được điều chỉnh bởi thông tin thị trường, nhóm ngành và cơ hội đầu tư cụ thể, chứ không chỉ dựa vào phản ứng đám đông. Mặc dù vẫn có những cơ hội giao dịch ngắn hạn được tạo ra bởi sự biến động tăng lên trong thời gian đại dịch, nhưng những người đầu tư chủ yếu tập trung vào việc xây dựng và duy trì các danh mục đầu tư dài hạn, đặc biệt là trong bối cảnh không chắc chắn như hiện nay. Điều này đã góp phần làm giảm hiệu ứng đám đông và tạo ra sự ổn định tương đối trên thị trường chứng khoán trong một thời kỳ khó khăn. 5. KẾT LUẬN Thị trường chứng khoán Việt Nam, với tốc độ phát triển nhanh chóng, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều rủi ro tiềm ẩn và biến động đã xuất hiện. Mặc dù các biện pháp đã được thực hiện để giải quyết tình trạng này, nhưng tâm lý đám đông vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư, dẫn đến những biến động không lường trước và không có lợi cho thị trường. Tính đặc biệt của thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm: quy mô nhỏ, sử dụng 721
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA đòn bẩy tài chính cao, và tình trạng thổi giá của một số doanh nghiệp cũng làm tăng cường sức mạnh của tâm lý đám đông. Điều này càng làm nổi bật tầm quan trọng của việc nghiên cứu về tâm lý nhà đầu tư và hiệu ứng đám đông trong quản lý thị trường. Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa hiệu ứng đám đông và tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng chỉ ra được các nhân tố dẫn đến sự tồn tại của hiệu ứng đám đông. Chúng tôi nhận thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thông tin thị trường, mức độ tự tin cá nhân và hiệu ứng đám đông. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu cũng phát hiện ra có sự tác động của hiệu ứng đám đông, nhóm ngành kinh doanh lên tâm lý nhà đầu tư. Tóm lại, việc hiểu rõ về tâm lý nhà đầu tư và hiệu ứng đám đông là chìa khóa để quản lý hiệu quả thị trường chứng khoán Việt Nam và tạo ra một môi trường giao dịch công bằng, minh bạch. Các kết quả của nghiên cứu này cung cấp cơ sở cho việc phát triển các chiến lược quản lý rủi ro và chính sách hỗ trợ để giảm thiểu ảnh hưởng của tâm lý đám đông và tăng cường sự ổn định của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai. 722
  14. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI PHỤ LỤC Phụ lục 1. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT PHIẾU KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG ĐẾN TÂM LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Kính chào Quý Anh/Chị! Chúng tôi là nhóm nghiên cứu độc lập đến từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện tại, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã xây dựng phiếu khảo sát với mục tiêu tìm kiếm những nhân tố ảnh hưởng của hiệu ứng đám đông đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được sự trợ giúp từ Anh/Chị bằng cách điền phiếu khảo sát sau đây. Mọi chia sẻ của Anh/Chị đều là những thông tin hữu ích với nghiên cứu và không có quan điểm đúng/sai ở mỗi câu trả lời. Chúng tôi cam kết câu trả lời cũng như mọi thông tin của Anh/Chị sẽ được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài. Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ từ Anh/Chị! Hãy điền dấu X vào ô có nội dung mà Anh/Chị cho là phù hợp nhất! PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Giới tính của Anh/Chị là gì? 1 Nam 2 Nữ 2. Anh/Chị thuộc độ tuổi nào? 1 Dưới 22 tuổi 2 22 - 27 tuổi 3 28 - 40 tuổi 4 Trên 40 tuổi 3. Anh/Chị thuộc nhóm thu nhập nào?  1 Dưới 10.000.000đ/tháng 2 10.000.000 - 30.000.000đ/tháng 3 30.000.000 - 50.000.000đ/tháng 4 Trên 50.000.000đ/tháng 723
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4. Trình độ học vấn:  1 Bậc phổ thông 2 Trung cấp  3 Cao đẳng 4 Đại học 5 Sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ...) 5. Anh/Chị đã có kinh nghiệm đầu tư chứng khoán: 1 Dưới 1 năm 2 1 - 3 năm 3 3 - 5 năm 4 Trên 5 năm 6. Anh/Chị có dự định đầu tư cố định vào một ngành trong thời gian dài không? 1 Có 2 Không  7. Anh/Chị đã đầu tư hoặc quan tâm đến nhóm ngành kinh doanh cụ thể nào trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 1 Tài chính - Ngân hàng 2 Công nghệ và công nghiệp 3 Bất động sản 4 Năng lượng và tài nguyên tự nhiên 5 Y tế và dược phẩm 6 Tiêu dùng và hàng tiêu dùng 7 Khác (Vui lòng ghi rõ) :……………………………………………….………….. 8. Anh/Chị biết đến mã cổ phiếu Anh/Chị đang đầu tư từ đâu? 1 Tự phân tích và tìm hiểu 2 Gợi ý của bạn bè/người quen 3 Gợi ý của các chuyên gia trên thị trường 4 Gợi ý của nhân viên thuộc các công ty chứng khoán 5 Khác (Vui lòng ghi rõ) :……………………………………………….………….. 9. Anh/Chị có dự định đầu tư cố định vào một ngành trong thời gian dài không? 1 Có 2 Không  10. Nếu có, các Anh/Chị tham gia trên nền tảng nào? 1 Zalo 2 Facebook 3 Telegram   4 Khác (Vui lòng ghi rõ) :……………………………………………….………….. 724
  16. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI PHẦN 2: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG ĐẾN TÂM LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Thông tin thị trường Hoàn toàn Không Bình Hoàn toàn TT Nhận định Đồng ý không đồng ý đồng ý thường đồng ý Các tin đồn có ảnh hưởng đến hành vi đầu 1 tư của tôi trên thị trường chứng khoán 1 2 3 4 5 Việt Nam. Thông tin thị trường tạo điều kiện để giúp tôi đạt được các mục tiêu quan trọng trong 2 giai đoạn đầu tư trên thị trường chứng 1 2 3 4 5 khoán Việt Nam. Tin tức trên các diễn đàn ảnh hưởng đến 3 hành vi đầu tư của tôi trên thị trường chứng 1 2 3 4 5 khoán Việt Nam. 2. Dân trí tài chính Hoàn toàn Không Bình Hoàn toàn TT Nhận định Đồng ý không đồng ý đồng ý thường đồng ý Kỹ năng và kiến thức của tôi về thị trường 1 chứng khoán có thể giúp tôi tìm kiếm lợi 1 2 3 4 5 nhuận vượt trội hơn so với thị trường. Tôi dựa vào những kiến thức trước đây của 2 mình trên thị trường cho khoản đầu tư tiếp 1 2 3 4 5 theo của mình. Tôi ước tính được những thay đổi về giá cổ 3 phiếu trong tương lai dựa trên giá cổ phiếu 1 2 3 4 5 hiện tại. 3. Mức độ tự tin Hoàn toàn Không Bình Hoàn toàn TT Nhận định Đồng ý không đồng ý đồng ý thường đồng ý 1 Tôi tự tin trong việc tự định giá các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của mình. 1 2 3 4 5 2 Trên thị trường, tôi tự tin khả năng lựa chọn cổ phiếu tốt hơn nhà đầu tư khác. 1 2 3 4 5 3 Tôi tự tin kiểm soát được hoạt động đầu tư của mình trên thị trường chứng khoán. 1 2 3 4 5 4 Tôi tự tin trong việc hoàn toàn hiểu biết về thị trường chứng khoán. 1 2 3 4 5 5 Tôi tin rằng, kỹ năng và kiến thức của mình có thể giúp tôi đạt mức sinh lời cao hơn 1 2 3 4 5 mức trung bình thị trường. 725
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 4. Mức độ quản lý rủi ro Hoàn toàn Không Bình Hoàn toàn TT Nhận định Đồng ý không đồng ý đồng ý thường đồng ý Tôi nhận thấy rằng, có quá nhiều yếu tố 1 không chắc chắn khi đầu tư chứng khoán 1 2 3 4 5 ở Việt Nam. So với các hình thức đầu tư khác (chứng 2 chỉ tiền gửi, trái phiếu...), đầu tư cổ phiếu 1 2 3 4 5 rủi ro hơn. Tôi tránh bán cổ phiếu đã giảm giá trị và 3 dễ dàng bán cổ phiếu đã tăng giá trị. 1 2 3 4 5 Tôi thấy việc đầu tư cổ phiếu bị cảnh báo, 4 kiểm soát hoặc tạm ngừng giao dịch 1 2 3 4 5 thường có rủi ro cao. Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn để có 5 thể có được lợi nhuận kỳ vọng cao hơn 1 2 3 4 5 trong tương lai. 5. Covid-19 Hoàn toàn Không Bình Hoàn toàn TT Nhận định Đồng ý không đồng ý đồng ý thường đồng ý Khi diễn ra dịch bệnh Covid-19 thì tôi có xu 1 hướng thay đổi tỷ trọng danh mục đầu tư. 1 2 3 4 5 Khi diễn ra dịch bệnh Covid-19 thì tôi có xu 2 hướng thực hiện mua/bán cổ phiếu hoặc tài 1 2 3 4 5 sản khác. Khi diễn ra dịch bệnh Covid-19 thì tôi có xu 3 hướng điều chỉnh chiến lược đầu tư. 1 2 3 4 5 Khi diễn ra dịch bệnh Covid-19 thì tôi có xu 4 hướng tăng hoặc giảm tần suất giao dịch. 1 2 3 4 5 Dịch bệnh Covid-19 đã làm tôi cảm thấy lo 5 lắng và không chắc chắn về tình hình thị 1 2 3 4 5 trường chứng khoán. Tôi cảm thấy sự biến động của thị trường 6 chứng khoán trong thời gian dịch bệnh 1 2 3 4 5 Covid-19 đã tạo ra cơ hội đầu tư mới. 726
  18. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 6. Nhóm ngành doanh nghiệp Hoàn toàn Không Bình Hoàn toàn TT Nhận định Đồng ý không đồng ý đồng ý thường đồng ý Tôi cảm thấy mức độ ảnh hưởng của nhóm 1 ngành đối với quyết định đầu tư của tôi 1 2 3 4 5 rất lớn. Tôi đã từng đầu tư hoặc quan tâm đến các 2 ngành kinh doanh cụ thể vì thấy có hiệu ứng 1 2 3 4 5 đám đông mạnh mẽ trong những ngành đó. Tôi có xu hướng ưu tiên đầu tư vào các 3 ngành kinh doanh nào đang thịnh hành 1 2 3 4 5 trong thời điểm hiện tại. Tôi cảm thấy tâm lý đầu tư của tôi có thể 4 thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào ngành 1 2 3 4 5 kinh doanh tôi quan tâm. 7. Hiệu ứng đám đông Hoàn toàn Không Bình Hoàn toàn TT Nhận định Đồng ý không đồng ý đồng ý thường đồng ý Tôi cân nhắc ý kiến từ các nhà đầu tư chuyên 1 nghiệp khác trước khi đưa ra quyết định 1 2 3 4 5 đầu tư. Các quyết định của các nhà đầu tư khác về 2 việc lựa chọn các loại cổ phiếu có ảnh hưởng 1 2 3 4 5 đến các quyết định đầu tư của tôi. Các quyết định của các nhà đầu tư khác về 3 khối lượng cổ phiếu không ảnh hưởng đến 1 2 3 4 5 các quyết định đầu tư của tôi. Các quyết định mua và bán cổ phiếu của các 4 nhà đầu tư khác có ảnh hưởng đến các quyết 1 2 3 4 5 định đầu tư của tôi. Tôi thường phản ứng rất nhanh trước những thay đổi của các nhà đầu tư khác và luôn 5 theo dõi phản ứng của họ đối với thị trường 1 2 3 4 5 chứng khoán. Thông tin từ những mối quan hệ xung quanh (bạn bè, gia đình, đồng nghiệp...) có ảnh 6 hưởng đến hành vi đầu tư của tôi trên thị 1 2 3 4 5 trường chứng khoán Việt Nam. 727
  19. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 8. Tâm lý nhà đầu tư Hoàn toàn Không Bình Hoàn toàn TT Nhận định Đồng ý không đồng ý đồng ý thường đồng ý Kể cả khi thị trường đang mất giá trị nhưng 1 tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường chứng 1 2 3 4 5 khoán trong một năm tới. Tôi tin rằng, chứng khoán Việt Nam là một kênh đầu tư hấp dẫn. Sau đó, trong giai đoạn 2 tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường 1 2 3 4 5 chứng khoán. Lúc này giá cổ phiếu tương đối thấp nhưng 3 tôi tin rằng, giá cổ phiếu sẽ tăng trở lại vào 1 2 3 4 5 thời gian tới. Có thể xảy ra tình trạng giá cổ phiếu sụt 4 giảm nhanh chóng như cuối năm 2008 khi 1 2 3 4 5 VN-Index xuống dưới 300 điểm. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, hầu 5 hết các cổ phiếu đều được định giá quá cao 1 2 3 4 5 so với giá thực tế. Phụ lục 2. Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .921 Bartlett’s Test of Approx. Chi-Square 4778.931 df 300 Sphericity Sig. .000 728
  20. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abderrazak Dhaoui, Saad Bourouis, and Melek Acar Boyacioglu (2013), “The Impact of Investor Psychology on Stock Markets: Evidence from France”, Journal of Academic Research in Economics. 2. Abderrazak Dhaoui, Saad Bourouis, and Melek Acar Boyacioglu (2013), “The Impact of Investor Psychology on Stock Markets: Evidence from France”, Journal of Academic Research in Economics. 3. Achraf Ghorbel, Yasmine Snene, and Wajdi Frikha (2023), “Does Herding Behavior Explain the Contagion of the Covid-19 Crisis?”, Review of Behavioral Finance (2022), Tanveer Bagh et al., “Asymmetric Effect of Investors Sentiments on Herding Behavior and Stock Returns: Pre and Post Covid-19 Analysis”, Montenegrin Journal of Economics 19, No. 1. 4. Adele Atkinson and Flore-Anne Messy (2012), Measuring Financial Literacy: Results of the OECD/International Network on Financial Education (INFE) Pilot Study. 5. Antonio E. Bernardo and Ivo Welch (2001), “On the Evolution of Overconfidence and Entrepreneurs”, Journal of Economics & Management Strategy, 10, No. 3 (2001): 301 - 330. 6. Arian Borgers et al. (2015), “Do Social Factors Influence Investment Behavior and Performance? Evidence from Mutual Fund Holdings”, Journal of Banking & Finance, 60 (2015): 112 - 126. 7. Bing Han, David Hirshleifer, and Johan Walden, Social Transmission Bias and Investor Behavior (Cambridge, MA: National Bureau of Economic Research, 2018), DOI: 10.3386/w24281 8. Brad M. Barber and Terrance Odean (2013), “The Behavior of Individual Investors”, in Handbook of the Economics of Finance, Vol. 2, 1533 - 1570, DOI: 10.1016/B978-0-44- 459406-8.00022-6 9. D. Susana, J. K. Kavisanmathi, and S. Sreejith (2020), “Does Herding Behaviour Among Traders Increase During Covid 19 Pandemic? Evidence from the Cryptocurrency Market”, in Re-Imagining Diffusion and Adoption of Information Technology and Systems: A Continuing Conversation, ed. Sujeet K. Sharma et al., Vol. 617, 178 - 189, DOI: 10.1007/978-3-030-64849-7_17 10. David Hirshleifer and Siew Hong Teoh (2003), “Herd Behaviour and Cascading in Capital Markets: A Review and Synthesis”, European Financial Management, 9, No. 1: 25 - 66. DOI: 10.18196/jai.190298 11. Elie Bouri et al. (2021), “Covid-19 Pandemic and Investor Herding in International Stock Markets,” Risks 9, No. 9: 168, DOI: 10.3390/risks9090168 729
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1