intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỏa long thần kiếm - Phần 41

Chia sẻ: Tran Minh Thang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

66
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngọc Đảnh chân nhân toát hơi lạnh từ trong đan điền, ra sức kéo Đường Luân vào lòng mình... Chính vào lúc đó thì một lượn sóng ồ ạt từ đàng xa phủ tới, đẩy mạnh Đường Luân trôi giạt ra ngoài. Sóng vỗ tung trời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỏa long thần kiếm - Phần 41

  1. Phần 41 Ngọc Đảnh chân nhân toát hơi lạnh từ trong đan điền, ra sức kéo Đường Luân vào lòng mình... Chính vào lúc đó thì một lượn sóng ồ ạt từ đàng xa phủ tới, đẩy mạnh Đường Luân trôi giạt ra ngoài. Sóng vỗ tung trời. Bọt bay trắng xóa. Ngọc Đảnh chân nhân kêu lên một tiếng kinh hoàng vì trong tay của ông ta nhẹ như bấc. Sóng gió vừa tan thì hình bóng của Đường Luân đã mất dạng. Ngọc Đảnh chân nhân thất kinh biến sắc, buột mồm gọi to : - Đường huynh... Đường huynh đệ... Chỉ có tiếng ào ạt của sóng gió, mà không có tiếng trả lời. Ngọc Đảnh chân nhân đâu lòng lắm, ông ta không ngờ đó là sự thật. Ông ta không ngờ một người trẻ tuổi, thuộc hạng kỳ tài trong thiên hạ mà hôm nay lại bị sóng thần cuốn đi vào lòng biển cả. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, Ngọc Đảnh chân nhân tâm can tan nát. Lưỡi Hỏa Long thần kiếm đã cắt đứt bàn tay của ông ta mà ông ta vẫn chưa hay. Phía sau lưng có tiếng Khang Huệ khóc lên nức nở, hòa lẫn với tiếng rên rĩ của thằng Tiểu Ngũ : - Đại thúc ơi... đại thúc! Ngọc Đảnh chân nhân biết nghề bơi lội của mình quá kém, nếu buông ra mà đi cứu Đường Luân thì có khác chi mò kim đáy biển! Hà huống... Ông ta rời khỏi chiếc bè này thì ba nhân mạng trên bè tất chết... Rầu rĩ, ông ta ném thanh Hỏa Long thần kiếm lên bè và lại lặng lẽ giong chiếc bè đi, để hoàn thành cuộc hành trình đầy gian lao nguy hiểm. Và sau hai tiếng đồng hồ chống cự với sóng gió, với gian khổ chiếc bè đã bơi dần vào đất liền. Đang cơn lo lắng, hai bàn chân ông ta chợt đạp nhằm đất ở phía dưới. Ông ta mừng rỡ kêu lên mấy tiếng để báo tin cho Khang Huệ và từ từ lôi chiếc bè cập vào bờ biển. Thế rồi đoàn người lặng lẽ lên bờ, bước đi mà cõi lòng tan nát. Thằng Tiểu Ngũ nước mắt như mưa. Chợt Ngọc Đảnh chân nhân dừng lại kéo chiếc áo dài của mình ra, vắt cho ráo nước và nhìn chiếc bè. Thằng Tiểu Ngũ cũng cởi áo của mình trãi xuống để ngã lưng ngơi nghỉ. Kim Lăng Thiên đi gần đến bên Khang Huệ : - Huệ muội chớ khá thương tâm, dù sao thì thằng Đường Luân cũng không phải là người trong Côn Lôn phái. Câu nói này làm cho Khang Huệ nổi nóng, nạt : - Dang ra... không phải người trong Côn Lôn phái thì sao? Kim Lăng Thiên trờ tới một bước, dịu dàng nói : - Huệ muội... Câu nói bị một đòn Ngọc Nữ Xuyên Thoa của Khang Huệ cắt đứt. Và Kim Lăng Thiên trúng đòn vào giữa huyệt Thiên Trì lảo đảo thối lui. Khang Huệ nạt : - Đi cho khỏi mắt ta... Rồi bỗng nàng khóc lên nức nở, chạy như bay về phía một khu rừng rậm rạp gần đó. Kim Lăng Thiên vội vã tung mình đuổi theo nhưng hai bàn chân của hắn vừa rời khỏi
  2. mặt đất năm tấc thì chéo áo của hắn bị một người níu trở lại. Bên tai của hắn vang lên câu nói của Ngọc Đảnh chân nhân : - Đuổi theo làm gì... vô ích! Khang Huệ chạy đến bìa rừng, chọn một miếng đá phẳng phiu ngã xuống. Mái tóc của nàng bồng bềnh trong gió quấn vào cây tùng gần đó, nước mắt của nàng tuôn không dứt, rơi xuống như xâu chuỗi ngọc... Nàng lẩm bẩm : - Đường Luân là một con người tốt... nhưng chàng lại chết oan uổng. Nước mắt nàng vẫn rớt tầm tả, miệng bắt đầu khô, cổ bắt đầu đau, nàng thấy một nguồn thất vọng ê chề, tứ chi rời rã. Nàng muốn khóc nữa cho hả, nhưng không thể nào khóc được. Nước mắt cơ hồ cạn cả rồi, nàng nghe thấy mình cần gặp mặt Đường Luân yêu dấu. Gió nổi lên ào ào, dường như đe dọa, nàng hốt hoảng... Nàng ngẩng đầu lên vì thoáng thấy có ai đi về phía mình. Lòng nàng bỗng dịu lại vì nàng phải sẵn sàng để đối phó một người mà nàng chưa biết là bạn hay là thù. Nàng muốn đứng dậy chạy về phía Ngọc Đảnh chân nhân nhưng tứ chi lại rũ rượi... Thình lình, có tiếng gió nổi lên, và một chiếc bóng mờ mờ hiện ra trước mắt. Nàng thở phào một hơi nhẹ nhõm, lẩm bẩm : - Ngỡ là ai, té ra là lão già gầy gò khẳng khiu. Thì ra, đó là lão già trong Hiệp Nghĩa tông Trần Như Phong! Lão già họ Trần cười nham nhở, nói rằng : - Ngỡ là ai, té ra là một người đẹp như hoa. Nghe người ta khen mình đẹp, mặc dầu đang trong cơn đau đớn, nhưng nàng thấy thích lắm. Nàng gượng cười, và Trần Như Phong lại nói tiếp : - Người đẹp kia ơi, xem sắc phục thì cô nương là người trong làng võ, chẳng biết sư phụ là ai? Quê quán ở nơi nào? Thật ra, Trần Như Phong đã nhìn thấy vành ống tay áo của Khang Huệ thêu màu sặc sở, dấu hiệu riêng của Côn Lôn phái. Khang Huệ mỉm cười hỏi một câu : - Ta với mi chẳng quen chẳng biết, cớ sao mi hỏi gốc rễ của ta làm gì? Trần Như Phong ôm bụng cười ngặt ngoẻo : - Nếu người đẹp không nói... thì tôi mạn phép bói một quẻ. Nghe nói đến bói, Khang Huệ thích thú lắm, nàng reo lên ròn rã : - Nào... bói thử một quẻ xem nào... Trần Như Phong thấy vậy vuốt râu cười khà, rồi bỗng xăn tay áo lên, rồi lại nhắm nghiền mắt lại. Hai bàn tay của lão chộp ra ba bề bốn bên, trông thật buồn cười, như một con vượn... Mồm của lão lẩm bẩm : - Châu Việt Văn Vương, Khổng Tử thánh nhân, Đào Hoa nữ tiên sinh, Quỷ Cốc tiên sinh... đến trình diện hết ra đây để cho già này bói một quẻ... Rồi bất thình lình, lão mở bừng mắt dậy, đưa tay trỏ thẳng vào mặt của Khang Huệ mà nói : - Ta bói cha mi là thằng Oai Trấn Bát Phương Khang Bá Phương gì đó... còn thầy của mi là con ma Chưởng môn Côn Lôn phái, mi là Côn Lôn Long Nữ gì đó... tên là Tiểu
  3. Khang Huê.... có phải hay chăng? Khang Huệ giật mình nhảy nhổm lên, mở to cặp mắt nói chẳng ra lời. Trần Như Phong cười híp mắt, hỏi lại : - Khang cô nương, già này nói có đúng hay không? Khang Huệ ngơ ngác : - Sao ông biết? Trần Như Phong chớp nhanh cặp mắt, cười khoái trá, trả lời rằng : - Thì ta đã bảo ta biết bói cơ mà. Ngày xưa ta phải tam bộ nhất bái lên núi Quan Âm, cầu thần thánh mới học được nghề này... Khang Huệ thơ ngây, bị ông ta qua mặt. Nàng có ngờ đâu Trần Như Phong là một lão già lão luyện giang hồ, lại quản lý một tiêu cục to lớn nhất Trung Nguyên, lại là người có chân trong Hiệp Nghĩa tông, nên các môn phái thảy đều hiểu rành. Vì vậy mà lai lịch của Khang Huệ, ông ta đoán ra không khó. Trong lúc Khang Huệ đang sững sờ kinh dị thì Trần Như Phong lại hỏi : - Khang cô nương chẳng phải đi chung với Ngọc Đảnh chân nhân hay sao? Chắc có lẽ lén trên trốn ra ngoài đùa giỡn, sa chân mà rơi xuống biển chứ gì? Câu hỏi này lôi Khang Huệ trở về thực tế, nàng đưa mắt ngắm nhìn thân hình ướt loi ngoi của mình mà nhớ lại tấm bi thảm kịch mà nàng vừa mới trải qua ban nãy. Hình ảnh của Đường Luân bị những lượn sóng thần cuốn đi sâu vào lòng biển cả, đem đến cho nàng một nỗi buồn đớn đau chua xót. Nước mắt lại rơi tầm tả, vẻ mặt của nàng sầu thảm vô ngần. Trần Như Phong lấy làm lạ hỏi : - Cô nương vừa khóc vừa cười, chắc có lẽ vừa gặp một việc gì bất như ý? Khang Huệ nức nở : - Không, không!... Đường ca ca... đã chết! Như một người bị điện giật, Trần Như Phong nhảy nhổm lên, sắc mặt kinh hoàng. Ông ta hỏi như thét : - Sao? Khang Huệ chư kịp trả lời thì sau lưng nàng có tiếng chân người đạp lên lá khô nghe rào rào. Có tiếng ho của Ngọc Đảnh chân nhân vang lên, tiếp theo đó là tiếng nói của thằng Tiểu Ngũ : - Khang cô nương trốn ở đây, báo hại tôi đi tìm hết hơi hết sức! Rồi nó chạy tới sà vào lòng của Khang Huệ. Ngọc Đảnh chân nhân nói : - Ngỡ là ai, té ra là Trần lão tiền bối. Trần Như Phong đảo mắt một vòng thật nhanh, nhìn về phía Ngọc Đảnh chân nhân, ông ta khẽ kêu lên một tiếng kinh hoàng, dường như một người đang sa chân từ trên lầu cao muôn trượng, rơi về mặt đất. Vì rằng ông ta vừa nhác trông thấy trong bàn tay của Ngọc Đảnh chân nhân đang cầm một lưỡi bảo kiếm sáng ngời : Hỏa Long thần kiếm! Nhưng ông ta gượng lấy lại bình tĩnh, niềm nở xá chào Ngọc Đảnh chân nhân. Ngọc Đảnh chân nhân cũng gượng cười, vì rằng ông ta là một người có danh vọng mà bấy giờ râu tóc rối bời, quần áo ướt loi ngoi lóp ngóp. Trần Như Phong mới bắt đầu vào đề : - Vừa nghe Khang cô nương nói rằng có một người trẻ tuổi trong Hiệp Nghĩa tông sa chân chết nơi giữa biển, chuyện này có thật hay chăng?
  4. Ngọc Đảnh chân nhân thở một hơi dài áo não. Tiếng thở dài đó như một lưỡi dao, đâm Trần Như Phong một nhát xuyên tâm. Nhưng lão vẫn gắng gượng nói một câu bình thản : - Nhà ngươi thật là ngớ ngẩn, tám phần mười chắc có lẽ mi hại chết thằng nhỏ đó... Báo cho mi biết, thằng Trần Như Phong này liều chết mời bọn Hiệp Nghĩa tông để chọi với Hải Ma. Bây giờ mi hại chết thằng nhỏ đó thì bảo Trần Như Phong này làm sao ăn nói với bọn Hiệp Nghĩa tông... thật là khó xử, ta sẽ báo cho họ biết, để họ tìm Côn Lôn phái mà thanh toán. Bị dụ vào một tình thế khó xử, Ngọc Đảnh chân nhân đành phải kể rõ đầu đuôi tự sự cho Trần Như Phong nghe. Càng nghe Trần Như Phong càng thở vắn than dài. Ông tự trách mình thật không nên vì tánh hiếu kỳ mà đuổi theo Bích Cơ Ma Nữ, cùng Mộ Dung Ngọc để cho Đường Luân đơn thân độc mã đi gánh một công việc hiểm nghèo. Ông bảo với Ngọc Đảnh chân nhân : - Nói thật cho mi biết, thằng họ Đường đó chính là đứa học trò cưng của Vô Tông Khách... bây giờ nó đã chết rồi thì mi phải trao thanh bảo kiếm này cho ta, để ta mang nó trình với Vô Tông Khách làm bằng chứng. Ngọc Đảnh chân nhân xoay đốc kiếm lại, trao tận tay của Trần Như Phong mà nói : - Mọi việc đều nhờ Trần lão tiền bối liệu lượng mà thu xếp cho, và xin chuyển lời với Hiệp Nghĩa tông rằng, trong một ngày gần đây bần đạo sẽ đích thân tìm đến để tạ tội. Trần Như Phong trả lời : - Thì ta cố gắng thuyết cho xuôi, bây giờ lão đạo sĩ mi muốn đi đâu đó? Ngọc Đảnh chân nhân buồn bã trả lời : - Nếu việc này đã có Hiệp Nghĩa tông gánh vác thì bần đạo không muốn nhúng tay vào đó làm gì, bây giờ bần đạo trở về núi Côn Lôn. Khang Huệ bỗng cắt ngang câu nói : - Tôi không về... Ngọc Đảnh chân nhân nhướng mắt nói : - Tại sao? Khang Huệ ngoe nguẩy trả lời : - Như thế chẳng hóa ra chuyến đi này chúng ta chẳng thu hoạch việc gì... đến bây giờ mà ta chưa thấy mặt con Bích Cơ, để xem nó đẹp đến dường nào! Ngọc Đảnh chân nhân quắc mắt, cáu kỉnh : - Mi thật là trẻ con. Trần Như Phong giải hòa : - Việc này dễ xử, chờ khi mọi việc xong xuôi rồi ta sẽ nhờ trong Hiệp Nghĩa tông vẽ một bức tranh truyền thần, ghi lại nét đẹp của con Bích Cơ Ma Nữ đưa lên núi Côn Lôn cho mi là xong. Khang Huệ hờn dỗi : - Ta không bằng lòng xem người giả. Trần Như Phong gải đầu... trả lời : - Thôi được... để ta tìm cách bắt cóc con Bích Cơ đưa lên tận núi Côn Lôn để cô nương xem cho hả, cô nương nghĩ sao? Khang Huệ bỉu môi : - Mi đừng phỉnh ta, làm sao bắt cóc nó cho được?
  5. Kim Lăng Thiên chen vào nói : - Trần lão tiền bối là một vị giám đốc của một phiêu cục to nhất Trung Nguyên, lẽ tự nhiên là có cách, dưới tay ông ta nhân tài vô số... bắt một con Bích Cơ như bắt một con cá nằm trên thớt có chi là khó... Ngọc Đảnh chân nhân thét : - Lăng Thiên, đừng nói nhảm... Trần Như Phong ngửa mặt lên trời cười ha hả rồi thình lình nghiêm sắc mặt nói : - Ta cần phải đi trao một bức thư thượng khẩn, vậy xin cáo biệt. Nói rồi không chờ cho mọi người trả lời, lão ta quay phắt mình lại, trổ thuật phi hành lẩn vào khu rừng âm u bí hiểm... Ngọc Đảnh chân nhân nắm tay thằng Tiểu Ngũ, nói một câu rầu rĩ : - Chúng ta đi thôi! Thằng Tiểu Ngũ ngơ ngác, ngẩn đầu lên : - Đi đâu? Ngọc Đảnh chân nhân ngửa mặt lên trời, trả lời một câu rắn rỏi : - Đi về núi Côn Lôn. Cách Tiêu Dao Độ không đầy nửa dặm, trong một cái vịnh cảnh trí xinh tươi, trăm hoa đua nở, nghìn tía muôn hồng, người ta không ngờ ở một nơi vắng vẻ đó lại có một ngôi nhà bé bé xinh xinh, kiến trúc cực kỳ trang nhã. Mái ngói đỏ như son, nằm giữa một vùng cây lá xanh um, với những nét kiến trúc huy hoàng lộng lẩy làm cho người ta có cảm giác như đó là Tiên cung Nguyệt điện. Lúc bấy giờ có một cặp nam thanh nữ tú đang chầm chậm rảo bước bên bờ biển... Người con trai trẻ đẹp kia đầu đội một chiếc mũ màu trắng tuyệt đẹp, trước ngực chàng có hai hàng nút, kết toàn bằng những hạt ngọc lóng la lóng lánh. Người này mặt trắng môi son, phong độ cực kỳ trang nhã, bên lưng cùng mang một thanh gươm Thái Nguyệt. Người con gái kia có một nhan sắc tuyệt vời, mình mặc một bộ quần áo màu hồng nhạt, bước đi dịu dàng yểu điệu thật đúng với câu Thiên kiều bá mị. Người kiếm khách trẻ tuổi kia cất giọng sang sảng ngâm nga một bài thơ cổ để ca tụng sắc đẹp của người ngọc bên mình... Bài thơ vừa dứt, thanh niên quay sang người đẹp hỏi : - Bích Cơ, thơ hay không nhỉ? Bích Cơ trả lời một câu lạnh nhạt : - Thơ còn non... không có một vẻ hào hùng của người nam tử... Mộ Dung Ngọc bẽn lẽn, lâu lắm mới gượng cười ha hả, rồi bỗng thình lình chàng ta dang tay ra ngăn nàng lại. Nhanh như thoắt, Bích Cơ xoay lại đưa lưng về phía Mộ Dung Ngọc. Mộ Dung Ngọc giương mắt ngắm nhìn cái dáng thon thon của Bích Cơ, dịu dàng nói : - Cơ muội, em đẹp thật! Rồi trờ tới hai bước, hắn thèm thuồng hít lấy hương thơm ngào ngạt của người đẹp. Một mái tóc đen huyền óng ả, được cuốn gọn lên, búi trên đỉnh đầu, để lộ ra một chiếc gáy trắng tinh như ngà ngọc. Cái màu sắc thật là hấp dẫn, đem đến cho chàng một ý nghĩ mới lạ về Bích Cơ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2