YOMEDIA
ADSENSE
Hoạt động chuyển giao IPv6 trên toàn cầu
153
lượt xem 40
download
lượt xem 40
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
6NET là một dự án của Châu Âu kéo dài 3 năm (1/2/2002 đến 31/12/2004) được đầu tư 32 triệu Euro để thiết lập một mạng thuần IPv6 kết nối 16 nước, cho thấy các yêu cầu phát triển công nghệ có thể được thỏa mãn với IPv6 và nhằm đảm bảo các tổ chức nghiên cứu cũng như nền công nghiệp Châu Âu sẽ đóng vai trò đi đầu trong phát triển công nghệ mạng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hoạt động chuyển giao IPv6 trên toàn cầu
- 6.2.1 Châu Âu Hoạt động thử nghiệm, tiến tới ứng dụng IPv6 diễn ra rất tích cực. Uỷ ban Châu Âu (Euro Commission - EC) thành lập Uỷ ban thúc đẩy phát triển IPv6 (IPv6 Task Force), nhằm mục đích theo dõi và đẩy mạng các hoạt động về IPv6 của Châu Âu. Tại hàng loạt các quốc gia Châu Âu, các Uỷ ban thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được thành lập, hoạt động trao đổi thông tin với nhau rất phổ biến. Ủy ban thúc đẩy phát triển IPv6 Châu Âu là đầu mối tập hợp mọi hoạt động tại các quốc gia để thiết lập nên quá trình IPv6 của toàn bộ Châu Âu. Các Ủy ban thúc đẩy tổ chức rất nhiều hội thảo, diễn đàn công nghệ và chính sách IPv6. Sự hợp tác và trao đổi thông tin cũng như truyền bá cho cộng đồng là vô cùng quan trọng và rất được chú trọng. Có thể thấy một số kết quả điển hình từ những hoạt động đó tại Châu Âu như sau: - Triển khai các dự án thiết lập nhiều mạng IPv6: 6NET, Euro6IX (European IPv6 Internet Exchange Backbone), GEANT. - 6NET là một dự án của Châu Âu kéo dài 3 năm (1/2/2002 đến 31/12/2004) được đầu tư 32 triệu Euro để thiết lập một mạng thuần IPv6 kết nối 16 nước, cho thấy các yêu cầu phát triển công nghệ có thể được thỏa mãn với IPv6 và nhằm đảm bảo các tổ chức nghiên cứu cũng như nền công nghiệp Châu Âu sẽ đóng vai trò đi đầu trong phát triển công nghệ mạng. - GEANT (European Research Network Backbone - Mạng trục kết nối các mạng nghiên cứu cấp quốc gia Châu Âu) hiện nay đã hoàn toàn sử dụng IPv6 và là mạng nghiên cứu IPv6 lớn nhất hiện nay trên thế giới. Nó cung cấp kết nối cho một vùng địa lý rộng lớn, từ Iceland đến Caucasus. Mạng GEANT hiện nay không ngừng được nâng cao (185 G), Nó cung cấp kênh 14.5 G kết nối tới Bắc Mỹ và Nhật Bản, kết nối tới Mỹ Latinh và Địa Trung Hải đang được thiết lập và các đường liên lục địa sẽ sớm hỗ trợ IPv6. Hiện nay, 26 mạng nghiên cứu quốc gia tại Châu Âu (National Research and Education Networks – NRENs) đang là đối tác trong dự án GEANT. Mạng backbone Geant cung cấp đường kết nối giữa các NREN này. Các quốc gia Châu Âu đang đầu tư nhiều hơn nữa để kết nối các mạng NREN với GEANT. Bên cạnh các hoạt động thử nghiệm và nghiên cứu rộng rãi, Châu Âu đang thúc đẩy nhanh các hoạt động về cung cấp dịch vụ thương mại và công nghiệp. Có nhiều ISP đã sẵn sàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến IPv6: Web Hosting, Internet Exchange, các dịch vụ tiền thương mại. các nhà cung cấp viễn thông hàng đầu Châu Âu đều rất tích cực trong việc đặt kế hoạch tích hợp IPv6 trong các sản phẩm mạng của họ. 6.2.2 Châu Mỹ Tại Châu Mỹ, sự quan tâm và phát triển IPv6 tuy có tốc độ thấp hơn nhưng đều đặn (tại khu vực châu Mỹ do đã sở hữu rất nhiều không gian địa chỉ IPv4 và chưa sử dụng hết). Uỷ ban thúc đẩy phát triển IPv6 Bắc Mỹ NAv6TF được thành lập, tập trung vào ứng dụng IPv6 tại mạng chính phủ và mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ (US
- Department of Defense – US DoD) đã dành được sự ủng hộ của Nhà Trắng. Ngày 13/6/2003, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố đã ứng dụng IPv6 và sẽ hoàn thành ứng dụng IPv6 vào 2007, triển khai IPv6 tới từng binh lính và các thiết bị quân trang. Từ trước đến nay, Nam Mỹ vẫn là khu vực thiếu những quan tâm to tớn đến IPv6, Tuy nhiên, việc Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố ứng dụng IPv6 cũng như việc tăng cường phát triển các thủ tục, hỗ trợ từ công nghiệp thông tin đã thúc đẩy để IPv6 trở thành mối quan tâm đúng mức. 6.2.3 Châu Á - Thái Bình Dương : IPv6 tiếp tục dành được sự quan tâm nhanh chóng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Một phần cũng là do sự hạn chế về địa chỉ IPv4 đã đặt một cản trở nhất định đối với sự phát triển của Internet tại những khu vực kinh tế quan trọng của Châu lục này: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Các quốc gia này có một mối liên hệ hợp tác chặt chẽ trong việc thúc đẩy phát triển IPv6 nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Ngày 8/9/2003 Trung Quốc- Nhật Bản, Hàn Quốc đã tổ chức hội thảo cấp Bộ trưởng về công nghệ thông tin. Trong đó có ký kết hiệp ước giữa các nước này về quan hệ tương hỗ trong thúc đẩy công nghệ Châu Á: Hệ thống mobile 3G, tiến tới 4G, broadband, IPv6. Đồng thời, Trung Quốc và Nhật Bản có hội thảo song phương về hợp tác phát triển IPv6, công nghệ thông tin 3G. Bao gồm: trao đổi thông tin và cùng hợp tác tổ chức các hội thảo về IPv6, hợp tác trong việc nghiên cứu, phát triển và tiêu chuẩn hóa về IPv6, thúc đẩy các ứng dụng dịch vụ IPv6, trao đổi các chính sách cũng như chuyên gia trong lĩnh vực IPv6, thiết lập nhóm phụ trách (working group) nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác nói trên. Các hoạt động hợp tác liên lục địa cũng được tiến hành: EU đồng ý làm việc cùng với Hàn Quốc trong việc phát triển ứng dụng cho IPv6. Các hoạt động liên kết mạng giữa Châu Á- Thái Bình Dương và Châu Âu cũng được phát triển. Mở đầu cho sự hợp tác toàn diện trên phạm vi quốc tế. Trong khi tại Châu Âu, các hoạt động và dự án thúc đẩy ứng dụng IPv6 được thực hiện bởi các hãng, các tổ chức nghiên cứu thì tại các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, được hỗ trợ và định hướng từ chính phủ nên được triển khai rất toàn diện và hiệu quả. 6.2.3.a Nhật Bản Nhật Bản dự đoán số lượng người sử dụng Internet sẽ vượt quá 80 triệu vào năm 2005 và sẽ không lâu nữa, vô tuyến, các thiết bị thông tin, thiết bị dụng cụ gia đình có thể được điều khiển thông qua mạng Internet . Quá trình cung cấp dịch vụ Internet giai đoạn mới sẽ ảnh hưởng rất nhiều lĩnh vực, từ vận tải, thương mại đến giáo dục. Do vậy, IPv6 gắn liền với Internet thế hệ mới. Nhật Bản tiến hành nghiên cứu phát triển IPv6 từ 2000 và là quốc gia rất tích cực trong lĩnh vực phát triển IPv6. Chương trình phát triển thông tin Nhật Bản (e-Japan Priority Policy Program) từ tháng 3 năm 2001 đã chỉ rõ môi trường Internet với IPv6 sẽ đáp ứng được các yêu cầu
- về công nghệ. Tháng 9 năm 2000, chính phủ Nhật Bản thông báo đặt mục tiêu phát triển IPv6 trong định hướng công nghệ. Sau đó áp dụng một chính sách rõ ràng, đồng đều, trên nhiều lĩnh vực, đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ IPv6 phổ cập vào 2005. Uỷ ban phát triển IPv6 Nhật Bản (IPv6 Promotion Council) được thành lập, được tài trợ bởi chính phủ, chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động và thúc đẩy ứng dụng IPv6 có sự tham gia thống nhất của mọi thành phần: - Chính phủ: Lên kế hoạch chiến lược và quỹ tài trợ. Chính phủ đầu tư 2 tỉ Yên (khoảng 18 triệu USD) cho quỹ nghiên cứu và thử nghiệm IPv6. - Uỷ ban phát triển IPv6: Hoạt động theo tài trợ Chính phủ và thực hiện các công tác trong nước cũng như hợp tác quốc tế (Nhật Bản có nhiều dự án hợp tác với Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan). Thực hiện thúc đẩy nhận thức trong nước qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Xuất bản tạp chí IPv6. Thực hiện thu thập phản hồi từ mọi đối tượng và người sử dụng. - Các nhà sản xuất phần cứng: Nghiên cứu sản xuất thiết bị phần cứng hỗ trợ IPv6. Các hàng sản xuất thiết bị mạng đều tham gia: Hitachi, Fujitsu, NEC, Yamaha… Các nhà sản xuất phần cứng cho các dịch vụ ứng dụng: Nokia, Sharp (wireless), Sony (Game), Toshiba, Panasonic, Sanyo (vật dụng gia đình), Canon, NEC (Web camera)… - Công nghệ phần mềm: Phát triển thử nghiệm các phần mềm, các ứng dụng. Có sự tham gia của rất nhiều đối tượng trên mọi lĩnh vực. - Các ISP: Cung cấp các dịch vụ ứng dụng. Nhật Bản ứng dụng IPv6 vào những dịch vụ mới. Dịch vụ đầu tiên được cung cấp rộng rãi dựa trên nền IPv6 là hệ thống truy cập Internet không dây trên tàu (WLAN Access on train). Mạng y tế, mạng game hiện nay đã ứng dụng IPv6. Hiện nay việc ứng dụng IPv6 tại Nhật Bản đã trở nên thông thường, các dịch vụ cơ bản đều được cung cấp với IPv6. Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển các ứng dụng mới của thị trường Internet sử dụng IPv6, đặt định hướng đến năm 2005, IPv6 sẽ được sử dụng phổ thông như IPv4. 6.2.3.b Trung Quốc Cũng như Nhật Bản, Trung Quốc là quốc gia ứng dụng rất mạnh địa chỉ IPv6. Việc nghiên cứu triển khai IPv6 được thực hiện từ 1998 với các mốc thời gian như sau: - Năm 1998, Mạng nghiên cứu và giáo dục Trung Quốc (China Education and Research network - CERNET) thực hiện một dự án kết nối thử nghiệm IPv6 vào mạng 6BONE và trở thành một Node của mạng 6BONE (sử dụng tunnel). - Cuối năm 2000, theo một dự án của Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc, dựa trên mạng thử nghiệm này, Trung Quốc cung cấp các ứng dụng Internet thông thường: Root DNS, FTP, WWW, Email. Thực hiện các nghiên cứu chuyển đổi IPv4 thành IPv6, quản lý mạng, bảo mật, QoS trên môi trường IPv6. - Đồng thời CERNET kết hợp với Nokia, sử dụng thiết bị mạng hỗ trợ IPv6 của Nokia thiết lập một mạng MAN giữa 3 trường đại học (kết nối thuần IPv6 bằng
- cáp quang). Phát triển các công cụ tìm kiếm (Search) hỗ trợ cả IPv4 và IPv6. - Năm 2002, chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc tài trợ một dự án kéo dài 3 năm thiết lập mạng IPv6 kết nối Nhật Bản, Trung Quốc đồng thời nghiên cứu nhiều lĩnh vực: Xây dựng mạng IPv6. Phát triển các thiết bị mạng chủ chốt: Router, Server, Terminal. Các ứng dụng IPv6. Sự phát triển IPv6 tại Trung Quốc tuân thủ chặt chẽ theo định hướng của chính phủ, nhằm tạo một động lực mới cho Trung Quốc trong phát triển công nghệ thông tin. Năm 2003, Trung Quốc đã thông qua triển khai dự án CNGI (China Next Generation Internet). Dự án được sự chỉ đạo bởi Hội đồng quốc gia Trung Quốc (China’s state Council), tham gia có Bộ Công nghiệp Thông tin (Ministry of Information Industry), Bộ Khoa học Công nghệ (Ministry of Science and Technology), Học viện Khoa học Trung Quốc (Chinese Academy of Engineering), Uỷ ban Phát triển dự án quốc gia (State Development Planning Commission), là một sự thừa nhận chính thức đối với IPv6. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung Quốc, năm nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Trung Quốc là China Telecom, China Unicom, China Netcom/CSTNET, China mobile, China Railcom và CERNET (China Education and Research Network) sẽ tham gia dự án và xây dựng mạng kết nối IPv6 nội địa độc lập tốc độ cao, kết nối tới ít nhất hai điểm trung chuyển IPv6 của Trung Quốc (IPv6 IX). Tới 2005, dự án CNGI sẽ phải có một phạm vi gồm 39 Giga POP và hơn 300 mạng khách hàng và thực sự bao phủ toàn Bộ Quốc gia. Dựa trên mạng cơ sở hạ tầng này, các học viện, các hãng sẽ phát triển các công nghệ và ứng dụng then chốt của IPv6 và thử nghiệm thương mại. Dự án CNGI là động lực mới của Trung Quốc trong nền công nghiệp thông tin, là cơ hội để Trung Quốc bắt kịp sự phát triển của phương Tây trong lĩnh vực Internet. Tới 2005, tổng lượng kinh phí của chính phủ đầu tư vào dự án này sẽ là 1,4 tỉ USD và đặt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia đi đầu trên thế giới trong triển khai IPv6 và có mạng IPv6 lớn nhất trên thế giới tới 2005, hoàn thiện mạng lưới vào 2010. Trung Quốc rất coi trọng việc hợp tác quốc tế, rất tích cực tham gia các diễn đàn công nghệ quốc tế. Hội nghị toàn cầu về IPv6 (Global IPv6 Summit) được tổ chức đều đặn tại Trung Quốc. 6.2.3.c Hàn Quốc: Tháng 11/2003, Bộ Thông tin Liên lạc Hàn Quốc (Ministry of Information and Communication) công bố kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng mạng băng rộng (Broadband convergence Network - BcN). Trong đó chỉ định rõ để thực hiện thành công mạng BcN, nó cần phải cung cấp chất lượng truy cập cao, tính bảo mật, hiệu quả sử dụng IPv6. Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 83,6 tỉ Won (tương đương 72 triệu USD) cho kế
- hoạch tích hợp thủ tục của thế hệ địa chỉ mới IPv6 vào mạng cơ sở hạ tầng sẵn có hiện nay của Hàn Quốc. Đồng thời, Hàn Quốc đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực cũng như liên lục địa. Có thể thấy sự hợp tác đầu tiên là EU đã chấp nhận làm việc cùng với Hàn Quốc trong việc phát triển ứng dụng cho IPv6. Hàn Quốc đặt mục tiêu sẽ áp dụng các công nghệ và cung cấp toàn bộ các dịch vụ IPv6 trước năm 2011. 6.2.3.d Đài Loan: Với nỗ lực của NIR tại Đài Loan (TWNIC), Uỷ ban Thúc đẩy hoạt động IPv6 tại Đài Loan (IPv6 Steering Committee) đã được thành lập chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động IPv6 tại Đài Loan vào tháng 10 năm 2001 và thành lập một diễn đàn về IPv6. Đài Loan đã có ISP thử nghiệm cung cấp dịch vụ IPv6 từ 7/2001. Hiện nay Đài Loan đang thực hiện dự án e-Taiwan, đảm bảo đến năm 2008, IPv6 sẽ được sử dụng phổ thông trong mọi dịch vụ viễn thông: IP phone, kết nối không dây, các mạng công cộng, chính phủ, giáo dục. Chính phủ Đài Loan cũng đầu tư hơn 78 triệu USD cho thử nghiệm và phát triển IPv6. Các dịch vụ IPv6 tại Đài Loan sẽ được đưa ra cung cấp cho thị trường vào 2007. 6.2.4 Thực trạng thử nghiệm IPv6 tại Việt Nam: Tại Việt Nam, những năm qua đã có một số hoạt động thử nghiệm trong lĩnh vực IPv6. Công ty Điện toán và Truyền số liệu Việt Nam (VDC) và công ty Netnam đã tham gia một nhánh của đề tài cấp nhà nước (đề tài nhánh: Triển khai thử nghiệm mạng IPv6 ở Việt Nam và kết nối mạng IPv6 quốc tế). Mạng thử nghiệm kết nối với 6BONE đã được triển khai trên thực tế nhưng mới chỉ là mạng thử nghiệm cỡ nhỏ kết nối thông qua mạng IPv6 của đối tác Singapore (được cấp một vùng địa chỉ IPv6 kích cỡ /48), chưa xây dựng được các tuyến kết nối thuần IPv6 (IPv6 native) kết nối với cộng đồng mạng 6BONE. Đặc biệt chưa có các thử nghiệm diện rộng đánh giá tính tương thích, khả năng hỗ trợ đa dịch vụ IPv4/IPv6, chưa có kết quả đo năng lực hệ thống lớn khi áp dụng IPv6. Với vai trò là một tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên Internet, Trung tâm Internet Việt Nam đã thực hiện một số hoạt động nghiên cứu về công nghệ và chính sách IPv6 của khu vực và quốc tế. Từ năm 2000, Trung tâm VNNIC đã xây dựng bản kế hoạch thiết lập mạng thử nghiệm IPv6 tại Việt Nam tương tự như bản kế hoạch xây dựng mạng thử nghiệm 6BONE-JP ở Nhật. Năm 2003, VNNIC đã có một đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Phối hợp với các IXP, ISP thử nghiệm mạng IPv6 trên cơ sở hạ tầng mạng lưới của VNNIC”. Việc kết nối IPv6 đã được thử nghiệm thực hiện trong khuôn khổ mạng lưới của VNNIC giữa hai chi nhánh Nam, Bắc. Để cập nhật thông tin về công nghệ, chính sách quản lý và cấp phát địa chỉ IPv6 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và quốc tế, sẵn sàng cung cấp tài nguyên cho hoạt động mạng tại Việt Nam khi cần thiết, VNNIC vẫn đang tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo khu vực và quốc tế về thế hệ địa chỉ mới IPv6. Trong nước,
- VNNIC chủ động hợp tác với VNPT và các ISP khác về thử nghiệm IPv6 tại Việt Nam. Trong kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo và hội thảo về chính sách và công nghệ, đã có các nội dung về hội thảo về định tuyến, đào tạo về IPv6 và các thông tin khác. Trung tâm Internet Việt Nam đang tích cực tìm hiểu và hỗ trợ các tổ chức trong nước khi yêu cầu địa chỉ IPv6 và thúc đẩy sự hợp tác trong nước về triển khai thử nghiệm và nghiên cứu thế hệ địa chỉ IPv6. Hiện nay tại Việt Nam, VNPT là đơn vị duy nhất được cấp địa chỉ IPv6. VNPT được cấp khoảng địa chỉ /32 .
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn