intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Học hè nhồi nhét kìm hãm khả năng của trẻ

Chia sẻ: Cuctay_1 Cuctay_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phụ huynh nên xác định rõ, cho con học các lớp năng khiếu hè không phải là để con thành vận động viên, nghệ sĩ... mà hãy cho chúng học những cái chúng thích. Học nhiều làm tổn thương não Theo TS Phạm Mạnh Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, có nhiều lý do mang tính khách quan khiến cho nghỉ hè thành học kỳ thứ 3 của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Học hè nhồi nhét kìm hãm khả năng của trẻ

  1. Học hè nhồi nhét kìm hãm khả năng của trẻ
  2. Phụ huynh nên xác định rõ, cho con học các lớp năng khiếu hè không phải là để con thành vận động viên, nghệ sĩ... mà hãy cho chúng học những cái chúng thích. Học nhiều làm tổn thương não Theo TS Phạm Mạnh Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lý, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, có nhiều lý do mang tính khách quan khiến cho nghỉ hè thành học kỳ thứ 3 của học sinh. Trẻ được nghỉ nhưng bố mẹ không được nghỉ hè, trong khi đó không phải ai cũng có ông bà ở quê để gửi con về đó. Vì thế, cho đi học hè là giải pháp tình thế của bố mẹ. Bố mẹ nào cũng mong muốn con không quên hết kiến thức trong thời gian nghỉ. Học hè nhồi nhét làm trẻ bị stress - ảnh minh họa
  3. Hơn nữa, thời gian trong năm học, em nào cũng học 2 buổi/ngày nên không có thời gian cho các môn học kỹ năng như múa, hát, nhạc, họa, bơi lội... Chỉ còn thời gian hè để bố mẹ bù đắp cho con. Vì thế, buộc lòng phụ huynh phải tạo ra học kỳ 3 cho con mình. Tuy nhiên, một số phụ huynh quá tham vọng, buộc trẻ phải biết rất nhiều kỹ năng khác nhau, học hết cái này đến cái khác là không nên. Trước thực trạng có quá nhiều học trò stress vì "nghỉ hè", cô Nguyễn Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường Mầm non Newstarkid (Hà Nội) cho rằng, với độ tuổi mầm non, cấp 1, việc học thêm, học quá sức sẽ dẫn đến những tổn thương não trẻ, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức lâu dài. Vì thế, đừng biến nghỉ hè thành học kỳ 3, hãy tạo cho trẻ những sân chơi bổ ích vào ngày hè. Học theo sở thích Theo GS Phạm Minh Hạc, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Việt Nam, học hè, nên vừa học vừa chơi. Có thể cho con củng cố, ôn tập kiến thức bằng một vài buổi học kiến thức, tuyệt đối không học trước chương trình.
  4. Hãy để trẻ học theo năng khiếu và sở thích Học trước chương trình chính là một cách phản khoa học. Tiến trình học, tiếp thu kiến thức phải được thực hiện đúng theo một chu trình. Cái gì đã biết trước rồi thì trẻ sẽ chán, không tập trung khi bước vào năm học mới, nó sẽ ảnh hưởng đến sức học. Hơn nữa, khi học hè, đôi khi giáo viên dạy không theo chuẩn thì khi vào năm học mới, phải học theo một hướng khác, học trò sẽ rất khó để tiếp thu bài vở. Bà Trần Thị Ngọc Trâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu trẻ mầm non, Viện Khoa học Giáo dục cho rằng, có rất nhiều sự lựa chọn cho trẻ, không nhất thiết phải chọn một môn nào đó mà có thể linh động, có thể cho trẻ đến học ở các trung tâm ngoại ngữ, các nhà văn hóa, cung thiếu nhi... TS Phạm Mạnh Hà cho rằng, phụ huynh nên xác định rõ, cho con học các lớp năng khiếu hè không phải là để con thành vận động viên, nghệ sĩ... mà hãy cho chúng học những cái chúng thích. Đừng nghĩ thay cho trẻ, đừng biến con thành vật thí nghiệm. Bắt trẻ học cái chúng không thích sẽ làm thui
  5. chột khả năng của nó, sẽ dẫn đến những phản ứng không tốt và thui chột sự phát triển của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2