intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỒI ỨC NHÂN NGÀY GIỖ ĐẦU CỦA CỐ HỌA SĨ TÚ DUYÊN - HỌA SĨ TÚ DUYÊN VỚI NGHỆ THUẬT THỦ ẤN HỌA

Chia sẻ: Sadad Adasdsad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

123
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhân Ngày Giỗ đầu tiên của Cố họa sĩ Tú Duyên (Ông mất ngày 02/06/2012), là người học trò của thầy, với lòng kính nhớ avà ngưỡng mộ đạo đức và tài năng của ông, tôi xin trình bày và .giới thiệu lại sự nghiệp mỹ thuật của thầy như là một người nghệ sĩ dân gian đã có công trong việc khai thác ngôn ngữ nghệ thuật in khắc gỗ dân gian Việt Nam, biến nó thành một ngôn ngữ vô cùng độc đáo, mang giá trị sáng tạo và tính thẩm mỹ cao, được thế giới ngưỡng mộ. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỒI ỨC NHÂN NGÀY GIỖ ĐẦU CỦA CỐ HỌA SĨ TÚ DUYÊN - HỌA SĨ TÚ DUYÊN VỚI NGHỆ THUẬT THỦ ẤN HỌA

  1. HỒI ỨC NHÂN NGÀY GIỖ ĐẦU CỦA CỐ HỌA SĨ TÚ DUYÊN - HỌA SĨ TÚ DUYÊN VỚI NGHỆ THUẬT THỦ ẤN HỌA TÚ DUYÊN - Kiều - Lại đây xem lại cho gần... Nhân Ngày Giỗ đầu tiên của Cố họa sĩ Tú Duyên (Ông mất ngày 02/06/2012), là người học trò của thầy, với lòng kính nhớ avà ngưỡng mộ đạo đức và tài năng của ông, tôi xin trình bày và
  2. giới thiệu lại sự nghiệp mỹ thuật của thầy như là một người nghệ sĩ dân gian đã có công trong việc khai thác ngôn ngữ nghệ thuật in khắc gỗ dân gian Việt Nam, biến nó thành một ngôn ngữ vô cùng độc đáo, mang giá trị sáng tạo và tính thẩm mỹ cao, được thế giới ngưỡng mộ. Khắc gỗ là loại hình nghệ thuật dân gian (Folk art) của Việt Nam. Trong khu vực châu Á thì Trung quốc và Nhật Bản là 2 quốc gia có loại hình này rất mạnh. Đặc biệt là xứ Phù Tang với các tên tuổi như Hokusai (1760-1849), Hiroshige (1797- 1858), Ultamaro (1753-1806), Toyohiro (1773-1828), Koryusai (1735-1790)...
  3. TÚ DUYÊN - Khuyến học Nghệ thuật khắc gỗ ở Việt Nam (Woodboock Printing, Woodcut ) đã trở thành một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống (Traditional art) với những làng nghề nổi tiếng: Đông Hồ và Hàng Trống. Như vậy nghệ thuật khắc gỗ tuy chưa trở thành nghệ thuật hàn lâm (Academic art) nhưng cũng có những trường hợp tác phẩm khắc gỗ đã vượt qua ngưỡng dân gian để đi vào ngôn ngữ nghệ thuật dân
  4. gian-hàn lâm. Thí dụ trường hợp tác phẩm khắc gỗ của họa sĩ Trần Văn Cẩn và họa sĩ Tú Duyên. Tranh khắc gỗ của 2 ông đã chuyển tải những ý tưởng và hình thức thẩm mỹ riêng. Một trong những đặc điểm của nghệ thuật khắc gỗ dân gian là người nghệ nhân dường như chỉ biết mỗi một ngôn ngữ, kỹ thuật tạo hình, bởi vì họ chưa hề kinh qua trường lớp, chưa hề biết bất kỳ ngôn ngữ mỹ thuật nào ngoài kỹ thuật khắc và in bằng bản gỗ. Đặc biệt nghề nghiệp của họ đa số là do cha truyền con nối. Cũng có khi họ sống tập trung thành làng. Đây là điểm riêng của Việt Nam và một số khu vực ở Trung Quốc. Trong thời gian rất dài, ngôn ngữ kỹ thuật khắc gỗ vẫn là muốn in mấy màu thì nghệ nhân phải khắc bấy nhiêu ván in dạng “dương bản” (positive). Mỗi bản khắc chỉ dùng để in một màu. Màu in của mỗi bản đều nhau như là tô. Dùng con lăn (rouleau) để lăn trên mặt giấy tạo sức ép để mặt dưới tờ giấy tiếp xúc (ăn màu) đều nhau.
  5. TÚ DUYÊN - Qua sông Mãi cho đến khi họa sĩ Tú Duyên, người chuyên sử dụng kỹ thuật in trên bản khắc gỗ truyền thống (Traditional woodcut printing) đã cải tiến kỹ thuật khắc và thao tác in cũng như cách diễn màu trên mảng, đưa ra tư duy mới về loại bản in cũng như kỹ thuật thao tác. Ông đã cho ra đời loại tranh khắc gỗ không giống truyền thống xa xưa với tên gọi rất mới mà trước kia chưa ai nói tới “thủ ấn họa”- loại tranh được thể hiện thông qua kỹ thuật in bằng bàn tay (printed by hand) còn gọi là “in không cần con lăn”. Sáng kiến nói trên đã “kinh qua” quá trình nghiên cứu thể hiện. Về mặt kỹ thuật thì đặc điểm của “nghệ thuật thủ ấn họa” của họa sĩ Tú Duyên bao gồm các nét riêng, mới sau đây: Thứ nhất: khắc ít bản nhưng in được nhiều màu.
  6. Thứ hai: ông khắc và sử dụng cả hai loại bản khắc “dương bản” (bản lồi) và “âm bản” (bản lõm). Với cách khắc và sử dụng “âm bản” và “dương bản”, chỉ cần hai bản khắc, một âm, một dương và cách tô chuyển màu trên bề mặt bản dương trước khi in thì tác giả có thể tạo ra một tác phẩm thủ ấn họa đẹp mắt. Như đã nói, ở đặc điểm đầu tiên của họa sĩ Tú Duyên là khắc ít bản mà in được nhiều màu. Điều mà trước đây chưa ai làm. Đây cũng là một biểu hiện của sự sáng tạo, nhưng đòi hỏi công phu, chu đáo. Thứ ba: tác giả xử lý chuyển màu trước trên tờ giấy, giống như tô màu trộn bột điệp làm nền tranh, nhưng ông tô chuyển màu nhẹ nhàng, rồi sau đó mới in tiếp theo bằng “bản âm” hoặc “bản dương” theo chủ ý của mình. Thứ tư: áp dụng thủ pháp in chồng, hơi lệch giữa khi in bằng “dương bản” và “âm bản” để cố ý tạo ra “nét trống do lệch bản in” thành nét màu “lóe sáng” lung linh. Thứ năm: trên mặt “bản dương” (lồi) tác giả tô và chuyển màu không đều nhau theo chủ định. Thủ thuật này khác với kỹ thuật xưa là tô thật đều một màu trên bảng in. Thứ sáu: tác giả dùng bàn tay thay cho con lăn để chà, vuốt, ấn, nhận, tạo cho mặt giấy có mức độ “ăn màu” khác nhau theo chủ ý. Về đường nét và cách tạo mảng gợi không gian: Đặc điểm tạo hình trong tranh của họa sĩ Tú Duyên có nét độc đáo riêng. Ông diễn tả nét khắc trên cơ sở những nét vẽ linh hoạt thiên về đường cong. Do vậy tranh của ông gây cảm giác về sự chuyển động độc đáo. Tác phẩm tranh in khắc của ông ít thấy có những mảng đậm hay sáng cực lớn như một số tác giả khác, mà ở ông sự phân bố các màng và nét đan
  7. xen với nhau. Đặc biệt là bản thân những mảng lớn trong tranh của ông gợi nên không gian lung linh của màu vì ông chuyển màu trên mảng chứ không tạo mảng lớn chỉ có một màu. Về mặt đề tài sáng tác thành tác phẩm thì ở ông có điểm vô cùng đặc biệt như sau: - Một là: khai thác đề tài ca dao trong dân gian để thể hiện thành tác phẩm: “Nọ thì ả Chức chàng Ngưu tới Trung Thu lại bắc cầu sang sông” hay “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung” hoặc là “Hồn sĩ tử gió ù ù thổi, mặt chinh phu trăng dõi dõi soi”... - Hai là: lấy cảm hứng từ văn học dân gian và bác học cùng với những hoạt động lễ hội và âm nhạc dân tộc là mảng đề tài lớn nhất có thể tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác của ông như các bức: “Lầm than bao quản nắng mưa, anh đi em liệu chen đau với đời”, “Kim Vân Kiều”, “Khuyến học”, “Trầu cau”, “Truyện Kiều”, “Chinh Phụ Ngâm”... - Thứ ba là: khai thác đề tài anh hùng dân tộc với các tác phẩm tiêu biểu như: Trần Bình Trọng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng, Phan Thanh Giản... - Thứ tư: khai thác chủ đề âm nhạc và ông thể hiện với ý tưởng sáng tạo và thẩm mỹ độc đáo. Thí dụ như bức nổi tiếng là: “Đàn nguyệt” và nhiều bức nữa...
  8. - Thứ năm: là bộ tranh sáng tác về đề tài Kim Vân Kiều, tổng cộng 51 bức đã được nước ngoài mua làm phim. Tạo thành tranh bộ: Truyện Kiều. - Thứ sáu là: cuối đời vì mắt yếu ông vẽ tranh toàn bằng nét nét đen trên lụa. TÚ DUYÊN - So dây phím
  9. Từ những đặc điểm và tài năng riêng họa sĩ Tú Duyên đã được các đồng nghiệp và thế giới biết đến thông qua các tác phẩm độc đáo mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Họa sĩ Tú Duyên tên thật là Nguyễn Văn Duyên, sinh ngày 20 tháng 12 năm 1915 tại làng Bát Tràng, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1935 ông được vào học lớp Dự bị của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học cùng lớp với Nguyễn Văn Tỵ, Mạnh Quỳnh, Nguyễn Sỹ Ngọc, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Thị Kim. Sở trường của ông là ký họa, vẽ minh họa báo và yêu thích tranh khắc gỗ dân gian. Năm 1939 ông chuyển vào sống ở miền Nam. Tại Sài Gòn, ông mở phòng vẽ và thực hiện việc nghiên cứu cải tiến kỹ thuật in tranh khắc gỗ. Bức khắc gỗ chân dung danh nhân đầu tiên của ông là cụ Phan Thanh Giản được in bằng bột màu pha với keo. Ngày 10-03-1953, ông tổ chức cuộc triển lãm tranh thủ ấn họa đầu tiên tại Nhà hát lớn Sài Gòn (nay là Nhà hát TP,HCM). Họa sĩ Nguyễn Thịnh Del, giáo sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (Tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật đông Dương, khóa 1928-1933) đã nhận định về tranh thủ ấn họa của họa sĩ Tú Duyên như sau: “Thủ ấn họa đã tạo nên những bức tranh tuyệt mỹ, khiến cho người xem cảm thấy có những sắc màu riêng biệt thích hợp với tâm trạng của mình từng lúc,
  10. từng khi. Điều này do nguồn cảm hứng của nghệ sĩ tạo nên. Họa sĩ là ai? Đấy là họa sĩ Tú Duyên!” Họa sĩ U Văn An, giáo sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn đã nói về tranh của Tú Duyên như sau: “Với trình độ nghệ thuật chắc chắn, tận tụy, họa sĩ Tú Duyên làm sống lại lối in bản khắc gỗ tranh Tết Việt Nam, mà họa sĩ trước đó không ai dám làm vì phải tốn kém, hy sinh nhiều quá”. Ông P. Faucon trên báo Le journal dExtrême-Orient (Báo Viễn Đông, số 2717 ngày 15/11/1957) đã viết: “Mỗi bức tranh thủ ấn họa của họa sĩ Tú Duyên, chính nó là một bài thơ kỳ diệu. Nó được sáng tác từ các truyện kể, từ cõi mộng mơ. Từ chiều sâu ở tác phẩm của Ông ta là là những những nét đậm đà, duyên dáng. Hơn nữa nó là những đường nét tài tình cùng với những sắc thái nhẹ nhàng ,tạo nên sự lôi cuốn đẹp mắt...” Ông René de Berval đã viết trên tờ Revue Francaise-Asia (Táp chí Pháp Á) như sau: “Những tác phẩm thủ ấn họa của họa sĩ Tú Duyên đã hấp dẫn người xem,ví nó được diễn tả bởi chính một dân tộc ham nghiên cứu, tìm tòi và nó chỉ có thể được tìm thấy trong những kho tàng văn học và truyện kể ở quốc gia của ông ấy...”. Họa sĩ Tú Duyên là một trong những họa sĩ lão thành miền Nam được giới thiệu trên sách mỹ thuật ở Ý do nhà xuất bản Milan trong quyển Le Viet Nam. Năm 1956 ông được giới thiệu trên sách của tổ chức Unessco nói về văn hóa Việt Nam “ Việt Nam, hôm qua và ngày nay”.
  11. Trước năm 1975, Vua dầu hỏa Hoa Kỳ là Rockefeller, nhân dịp sang Sài Gòn,đã đến tận nhà ông để xin mua bức Trần Bình Trọng - Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc. Ngoài việc sáng tác, Ông còn là nhà giáo tận tụy. Từ năm 1963 đến 1975 ông giảng dạy tại Trương Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định. Từ 1963 đến 1965 ông cũng giảng dạy tại Trường Quốc Gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn. Từ sau năm 1975 cho đến khi mất, ông là một họa sĩ cao tuổi nhất của Hội Mỹ thuật, liên tục, sáng tác, được các đồng nghiệp và giới nghệ sĩ trẻ vô cùng khâm phục. Tác phẩm của ông đã được Bảo Tàng Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh mua khá nhiều (kể cả bản khắc trên gỗ). Nhiều nhà sưu tập trên thế giới đã đến tìm mua tranh của ông. Trong đó có nhà sưu tập tranh đến từ Monaco. Ông này đã chuẩn bị in quyển tranh của họa sĩ Tú Duyên với sự biên tập hoàn chỉnh, giới thiệu của nhà lý luận vừa quá cố là Huỳnh Bội Trân và họa sĩ Uyên Huy. Rất tiếc sách chưa in thì hoạ sĩ Tú Duyên đã ra đi. Trong năm 2011-2012, họa sĩ Tú Duyên đã được Hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ Thuật và của Hội đồng của thành phố Hồ Chí Minh đề cử xin được trao Giải thưởng Nhà Nước nhưng nguyện vọng của giới mỹ thuật và lãnh đạo thành phố chưa thành. Tiếc thay cho một nghệ sĩ suốt đời cống hiến và sáng tạo, làm giàu cho ngôn ngữ nghệ thuật dân gian được khắp nơi biết đến ! Xin Thầy hãy ngủ yên...và sống mãi trong lòng những người
  12. quan tâm, trân trọng đến việc gìn gìn và phát huy nghệ thuật dân gian của nước Việt...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2