intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn dạy thổi sáo trúc

Chia sẻ: Đặng Hải Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

3.432
lượt xem
395
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là những bài tập được sưu tầm trên Website, giúp cho các bạn có ham thích học môn thổi sáo, hãy tìm hiểu và nếu có thêm kiến thức xin chỉ giúp để mọi người tham khảo cùng nhau học. Hãy tin rằng cây sáo thật đơn giản khi nó trong tay bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn dạy thổi sáo trúc

  1. Hướng dẫn dạy thổi sáo trúc Đây là những bài tập được sưu tầm trên Website, giúp cho các bạn có ham thích học môn thổi sáo, hãy tìm hiểu và nếu có thêm kiến thức xin chỉ giúp để mọi người tham khảo cùng nhau học. Chân thành cảm ơn thành viên aviaiva đã cất công hướng dẫn. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH( BẢN NHÁP) Chương I/ giới thiệu chung về sáo trúc 1/ hình ảnh 2/ giới thiệu sơ qua về các loại sáo (trúc, mèo, gỗ, flute ... nhấn mạnh đặc thù của sáo việtnam) 3/ các tong của sáo ( do, re ... ) + hình ảnh từng loại thì tốt 4/ sơ qua về sáo trung quốc hình ảnh + so sánh với sáo việt Chương II/ nhập môn sáo trúc 6 lỗ: 1/ cách cầm sáo: hình vẽ, những qui định cụ thể 2/ cách thổi ra tiếng 3/ Cách bấm mở các nốt: Hỗ trợ kỹ thuật phần 1: cách luyện hơi (hướng dẫn nhiều cách, chi tiết cụ thể, tùy vào từng người lựa chọn theo hướng luyện tập phù hợp nhất) phần 2: cách luyện nhịp ( các bài tập cơ bản hướng dẫn chi tiết và cụ thể ( có cả bản luyện không sáo và có sáo) + các bản nhạc luyện tập từ cấp độ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh dần + file mp3 của bản nhạc đính kèm (nếu có VCD thì quá tuyệt)) phần phụ lục: nhạc lý căn bản cho sáo trúc. Chương III/ các kỹ thuật cơ bản: A/ nhóm các kỹ thuật nhập môn: 1/ đánh lưỡi đơn: 2/ kỹ thuật luyến: 3/ kỹ thuật rung hơi bằng cổ: hỗ trợ kỹ thuật: bản nhạc + file mp3 B/ nhóm các kỹ thuật về ngón: 1/ kỹ thuật trill 2/ kỹ thuật vuốt ngón 3/ kỹ thuật lướt ngón, dồn ngón hỗ trợ kỹ thuật: các bài tập chạy gam, các bản nhạc có độ khó tầm trung + mp3 đi kèm C/ các kỹ thuật nâng cao: 1/ reo 2/ rung hơi bằng bụng 3/ kỹ thuật lưỡi kép hỗ trợ kỹ thuật: các bài tập các bản nhạc có độ khó tầm trung + mp3 đi kèm D/ nhóm các kỹ thuật hỗ trợ: 1/ huýt I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÁO TRÚC: 1/ hình ảnh 2/ giới thiệu sơ qua về các loại sáo (trúc, mèo, gỗ, flute ... nhấn mạnh đặc thù của sáo việtnam) 3/ các tong của sáo ( do, re ... ) + hình ảnh từng loại thì tốt 4/ sơ qua về sáo trung quốc hình ảnh + so sánh với sáo việt II/ NHẬP MÔN SÁO TRÚC 6LỖ Phần mở đầu: sáo trúc Việt Nam ngay bản thân nó đã chia làm rất nhiều loại như đã giới thiệu ở phần I. Ở đây chúng ta chỉ bàn về sáo trúc 6 lỗ (sáo ngang) cụ thể là sáo có tone C hay còn gọi là sáo đô1 ( đặc điểm, phân biệt đã giới thiệu chi tiết ở phần I) Như vậy điều đầu tiên tôi khuyên các bạn là các bạn phải có ngay một cây sáo 6lỗ tone C để có thể tiến hành thuận lợi. Thông tin thêm: Nếu ở Hà Nội bạn có thể qua nhạc viện kiếm một cây, hoặc qua nhà bác Sơn ở nhà số 1 ngõ số 3 đường Tô Hiệu – TX Hà Đông – Tỉnh Hà Tây Nếu trong thành phố HCM thì liên lạc ngay với lee (0955576674) với MHM, saonhua, chuthoong bạn sẽ có được cây sáo ưng ý nhất. Nếu bạn không ở hai địa chỉ thì vô damsan.net ở đó sẽ có mọi thứ bạn cần liên quan đến sáo. 1/ Cách cầm sáo, những qui định chung nhất a/ Giới thiệu: Giống như bất kì một môn khoa học, ngay từ ban đầu chúng ta phải đi đến một cách thống nhất những qui định chung nhất về cách cầm sáo. Cầm sáo đúng giúp bạn phát triển được tất cả các kỹ năng, kỹ thuật về sáo. Tuy nhiên cái gì bắt đầu cũng khó, cũng cảm thấy không phù hợp bạn phải tự gò mình vào một khuôn khổ sau này khi quen dần bạn sẽ cảm thấy thỏai mái. Tôi cũng xin trình bày thêm, cách cầm sáo này rất thuận lợi nếu như sau này bạn muốn phát triển kỹ thuật của mình khi chơi sáo 10 lỗ. b/ Hướng dẫn chi tiết 2/ Cách thổi cho ra tiếng: a/ Giới thiệu: Do đặc thù của sáo ngang, việc thổi ra tiếng ngay khi cầm vào cây sáo đôi khi cũng trở nên khó thực hiện được do rất nhiều nguyên nhân. Ngay bản thân tôi cũng đã từng vấp về vấn đền này, tuy nhiên qua kinh nghiệm của bản thân và anh em đamsan tôi cũng trả lời được phần nào các nguyên nhân và cách luyện tập để các bạn cảm thấy đơn giản nhất khi cầm cây sáo lên thổi. b/ hướng dẫn chi tiết: Phần này ta chưa quan tâm đến việc cầm sáo đúng, mà tập trung vào cách đặt môi sao cho đúng. Hình vẽ trên là một cách minh họa cho cách việc đặt môi, theo phần lớn mọi người thường theo. Đặt môi sao cho khi ta chụm môi lại lỗ sáo nằm tại phần giữa của môi.
  2. Các bạn có thể tập luyện qua việc nhìn vào gương để chỉnh lại cho phù hợp, hoặc không thì chúng ta cứ đặt ở một vị trí tương đối và bắt đầu điều chỉnh lại cho phù hợp trong quá trình thổi. Những điều cần chú ý: trong quá trình luyện tập bạn không nên quá chụm môi, căng cứng vì như thế sẽ làm cho bạn đau, cảm thấy khó chịu và không thể luyện tập lâu được. Phải thật tự nhiên, chúng ta chỉ chụm lại một cách bình thường và căng môi một cách vừa phải, cũng không nên tì sáo quá chặt vào môi. Cách tiến hành: http://damsan.net/forums/thread/41.aspx Ban đầu thổi chúng ta sẽ phải chấp nhận những tiếng rè do việc hơi bị chàn ra ngòai lỗ thổi nhiều, không sao bạn sẽ dần điều chình được trong quá trình luyện tập. Kinh nghiệm bản thân: Do ngay từ đầu tôi đã lao vào thổi ngay mà không quan tâm đến cách đặt môi sao cho đúng, nên trong quá trình luyện tập thường bị đau hàm do môi bị căng cứng trong quá trình thổi + tì sáo quá chặt làm cong cả răng hàm dưới. 3/ Cách bấm mở các nốt trong sáo: Giới thiệu: phần này tôi chỉ hướng dẫn để bạn bấm mở các nốt chính trong một bản nhạc mà thôi, không quan tâm đến thăng giáng của nốt. Hướng dẫn cụ thể http://damsan.net/forums/thread/59.aspx Những vấn đề lưu ý: Lúc đầu sẽ có ba vấn đề làm bạn khó chịu: Thứ nhất: cách cầm sáo làm bạn không thoái mái sẽ dẫn đến việc bịt không kín các lỗ sáo và dẫn đến bạn thổi không kêu, điều này có thể thay đổi trong quá trình luyện tập, đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn. Thứ hai: Vấn đề này hầu hết ai cũng gặp phải nếu mới chơi sáo, việc thổi các nốt ở quãng tám thứ 2 (đô 2, rê 2 ….) làm bạn tốn rất nhiều hơi, bạn cảm thấy chưa thổi đã hết hơi, đề giải quyết vấn đề này mời bạn xem phần hỗ trợ kỹ thuật. Thứ 3: Nếu giải quyết tốt vấn đề bạn đủ hơi thổi các nốt cao độ ở quãng tám thứ 2 (đô 2, rê2….) thì khi quay trở lại nốt đô1 bạn cảm thấy thổi nó một cách khó khăn khi đó thông thường bạn sẽ giảm cường độ hơi, dẫn đến làm cho tiếng sáo trở nên yếu đuối và hời hợt, không có được sự đầy đặn khỏe khoắn, mất đi cái hay của sáo. HỖ TRỢ KỸ THUẬT PHẦN I: CÁCH LUYỆN HƠI 1/ Giới thiệu: Khác hẳn với các nhạc cụ khác, sáo là một nhạc cụ thuộc bộ nhạc cụ bộ khí, tòan bộ những kỹ thuật của sáo đều liên quan đến “ hơi”, vì vậy bạn hãy xác định cho mình một phương pháp luyện tập đúng đắn góp phần nâng cao lượng “hơi” trong quá trình thổi sáo. Có rất nhiều cách luyện tập sau đây tôi xin trình bày hai cách chính được tích lũy qua quá trình tự luyện tập của bản thân tui. Trong phần luyện tập hơi này tôi đã phải trả cái giá mất gần 2 năm thổi sáo mà chưa có được một lượng “hơi” đủ dùng. 2/ Cách luyện tập cụ thể: a/ Luyện hơi (không cần sáo): bạn có thể luyện tập ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào bạn muốn, tuy nhiên khuyến cáo không nên tập lúc ăn quá no, cũng như quá đói, mới đầu bạn nên luyện tập vào thời gian cố định thường là vào buổi sáng lúc ngủ dậy và trước lúc đi ngủ. Bạn tập trong khoảng từ 5 đến 10 phút hoặc nếu được 15 phút thì càng tốt. Cách tập: bạn có thể ngồi hoặc nằm sao cho thỏai mái nhất, ở đây tôi không khuyến khích ngổi thẳng lưng vì điều này là khá khó (nhiều người nguy hiểm hơn là có xu hướng ưỡn người ra phía sau). Mới đâu để làm quen bạn chỉ hít và thở như bình thường tuy nhiên chúng ta chú tâm hơn vào luyện tập, hít vào đòi hỏi bụng của bạn phải phình ra, thở ra hết và hóp bụng lại, bạn làm thật từ từ, sao cho não bạn quen với việc hít vào bụng phình thở ra hóp bụng lại. Khi đã quen, chúng ta sẽ chuyển qua công đoạn khó hơn, lúc này bạn không còn được phép hít vào thỏai mái, hay thở ra thỏai mái mà có liều lượng. Yêu cầu thời gian bạn thở ra phải gấp đôi, hoặc nhiều hơn thời gian bạn hít vào. Có thể luyện tập cùng với cái đồng hồ bạn hít vào 5s và cố nén hơi để thở ra trong 10s. Trong quá trình thở ra yêu cầu hơi phải thật đều, không dồn dập lúc mạnh lúc nhẹ, bạn không được thở hết ra, phải giữ lại một lượng đủ làm cho bụng bạn vẫn căng trong quá trình thở ra. Lúc này tôi có thể chuyển qua thuật ngữ đẩy hơi ra chứ không còn là thở ra nữa. Việc luyện tập như trên nhắm hai mục đích: Thứ 1: tạo cho bạn được phản xạ hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng => hay nói cách khác giúp bạn thở bằng cơ hoành hít được nhiều không khí hơn vào sâu trong phổi. Thứ 2: Giúp bạn điều khiển làn hơi: giữ hơi, đẩy hơi có liều lượng và có kiểm soát, không bị hết hơi trong quá trình thổi sáo. Kinh nghiệm bản thân: Việc luyện tập trên chỉ là lý thuyết, khi tập theo tâm lý bình thường tôi muốn ôm lấy cây sáo, tôi muốn nghe tiếng sáo hơn là phải tập bài tập nhàm chán đó. Nhưng khi tôi luyện tập nghiêm túc tôi có được cái cảm giác làm chủ bản thân, điều hòa được mọi việc, có thể kết hợp làm giảm xì trét trong công việc rất hiệu quả. Và đặc biệt nếu bạn chăm chỉ tập thì việc luyện hơi kết hợp với sáo trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Mới đầu khi bạn đã bập bẹ được những tiếng sáo ban đầu, đặc biệt là chơi được một vài bản nhạc cụ thể bạn cảm thấy hưng phấn hơn bao giờ hết, nhưng rồi cảm giác đó sẽ giảm dần theo thời gian vì sau này sẽ là chuỗi ngày bạn không thể tiến bộ được (bản thân tui mất gần 2 năm) b/ luyện hơi có sáo: Những yêu cầu tối thiểu: + Bạn phải cầm đúng sáo, đã nắm vững về các nốt cao độ trong sáo. + Tự bản thân đã thổi thành tiếng và đã biết mở các nốt cao độ trong sáo. + Nghiêm túc trong quá trình luyện tập + Tối thiểu phải làm được 3 lần ( sẽ hướng dẫn chi tiết ở dưới) Cách tập: + Bạn hít một hơi thật sâu, căng bụng đẩy hơi từ từ thật đều sao cho tiếng sáo nghe đầy đặn khỏe, khoắn, không quá nhẹ và cũng không quá mình vừa sức để duy trì tiếng sáo trong một khoảng thời gian nào đó.
  3. + Bạn bắt đầu từ nốt sol thổi nốt sol trước, bạn thổi cho đến khi hết lượng hơi hít vào thì dừng lại. + Lại lặp lại quá trình trên cho nốt la, sau đó các nốt kế tiếp …. Dừng ở nốt đô 3 (nếu lên được fa3 thì càng tốt. Bạn tập theo phương pháp trên gọi là "xông hơi" Những điểm cần lưu ý: Trong qúa trình luyện tập nếu bạn tập liên tục được thì tốt, còn không thì bạn có thể dừng lại để nghỉ (hít thở đều để điều hòa lại hơi thở) sau đó lại tiếp tục. Không nên hít vào quá nhiều, hoặc gắng gượng thở ra, bạn cứ làm thật chậm và từ từ làm sao giữ cho tiếng sáo to và đều chấp nhận những tiếng xì do hơi chàn ra ngoài lỗ sáo. Kinh nghiệm bản thân: Do lúc đầu hơi của chúng ta có xu hướng “ào ạt” khi thở ra, vì vậy việc thổi nốt đô1 đúng (to, khỏe, đều) trở nên khó khăn nên theo kinh nghiệm của tôi các bạn nên bắt đầu từ nôt sol 1 là đẹp nhất. Các bạn nên luyện tập với việc có bản nhạc chứa các nốt nhạc phía trước (tự bạn kẻ vè cho nó quen dần) và tuyệt đối là không nên làm nhanh, càng chậm càng tốt. PHẦN 2 CÁCH LUYỆN NHỊP: Giới thiệu: do không phải là dân chuyên nghiệp nên không thể đưa ra một cách luyện tập tốt nhất cho các bạn được, cái này phải nhờ đến anh em trong damsan. Phần này tôi chỉ giới thiệu kinh nghiệm của bản thân đã luyện nhịp như thế nào cho các bạn thôi, hi vọng qua đó một phần nào giúp các bạn hình dung về cách luyên nhịp. Một yêu cầu nhỏ: bạn phải nắm những vấn đề chính của nhạc lý như sau + Các loại nốt nhạc (đen, trắng, tròn, đơn, kép, liên 3, liên 4 … ) vị trí (cao độ của chúng trong bản nhạc) + Mối quan hệ giữa các nốt 1 nốt tròn = 2 nốt trắng; 1 nốt trắng = 2 nốt đen …… ( bạn có thể tìm các thông tin này trong phần phụ lục: nhạc lý căn bản cho sáo trúc) Cách luyện tập của tôi: Giai đoạn 1: Mới đầu tôi tập không có sáo trước, thường là tập bằng tay kết hợp với chân. Tôi chọn giây đồng hồ làm chuẩn 1 giây tương đương với một nốt đen ( bao gồm 2 giai đoạn đập xuống và nhấc lên). Khi đồng hồ tích tắc thì tôi thực hiện hai động tác đập xuống và nhấc lên (cả tay lẫn chân). Tôi tập cứ tập như thế cho đền khi hình thành phản xạ tự nhiên, đập xuống và nhấc lên vừa đúng nhịp của đồng hồ. Như vậy qua giai đoạn này tôi đã hình thành phản xạ đánh nhịp đều. Để nâng cao hơn, bạn có thể đánh nhịp theo phần mềm chạy nhạc, bạn cứ gõ các nốt đen vào và đánh nhịp theo, lúc đầu chậm sau đó nhanh dần lên (cái này hoàn toàn có thể điều chình được bằng phần mềm) Do không có điều kiện, tôi tự nâng cao bằng cách áp dụng cho bất kỳ âm thanh, hay tiếng động nào phát ra có tính chất chu kỳ lặp đi lặp lại, hoặc áp dụng vào chính các bản nhạc tôi nghe. Để xác định được đúng nhịp của nó hay không thì bao giờ bạn dậm chân xuống ( cũng phải rơi vào âm bass _ tiếng trống) của bản nhạc. Tập nhịp như trên theo tôi bạn có thể tập ở bất cứ đâu, ở bất cứ nơi nào bạn muốn, chỉ cần nghe thấy bài nhạc bạn thích cứ thế dậm chân theo thôi, sao cho đều và theo được giai điệu của bản nhạc. Giai đoạn 2: Phần này chúng ta sẽ tập nhịp với cây sáo chúng ta đang có, mặc dù tôi tự luyện tập và bản thân cũng có một vài thành tựu nhỏ, nhưng tôi vẫn khuyến cáo các bạn nên có sự giúp đỡ của những người hiểu biết để có thể đánh nhịp được dễ dàng và chính xác hơn. Nói là tự tập nhưng tôi cũng đã từng học qua lớp dạy sáo trúc trong vòng 1 tháng (4buổi) và đi hỏi rất nhiều người như anh Phương (con của NS Ngọc Phan), và qua tìm hiểu trên mạng trò chuyện với saotruc về phần luyện nhịp này. Để chuyển hẳn qua giai đoạn 2 này, Tôi có những yêu cầu tối thiểu sau đây, nếu bạn cảm thấy chưa đủ thì không nên tự luyện tập, nếu cứ cố hậu quả bạn tự gánh chịu + Đã hình thành được phản xạ đánh nhịp bằng chân đều + Đã thuộc lòng các nốt nhạc trên bản nhạc, phân biệt được các nốt đen trắng, đơn… + Tiếng sáo cũng đã vững rồi, các thế bấm mở trên sáo cũng đã nhuần nhuyễn + Bạn tự đánh nhịp khi không có sáo tương đối chuẩn rồi. Dưới đây là một số nốt nhạc mà chúng ta sẽ luyện tập, từ dễ đến khó Phần hướng dẫn luyện tập tôi không viết tách riêng mà sẽ viết kết hợp với kỹ thuật đánh lưỡi đơn và luyến sẽ chuyển sang phần sau. CHƯƠNG III: CÁC KỸ THUẬT CƠ BẢN A/ NHÓM CÁC KỸ THUẬT NHẬP MÔN: 1/ Kỹ thuật đánh lưỡi đơn: a/ Giới thiệu: Đây là một trong những kỹ thuật cơ bản và quan trọng nhất đối với sáo trúc, nó là điều kiện và tiền đề quan trọng để bạn phát triển lên các kỹ thuật cao hơn b/ video hướng dẫn chi tiết: xem video c/ Những điều chú ý trong quá trình luyện tập: - Với những bạn mới bắt đầu luyện tập, nên đánh lưỡi mạnh dạn và rõ ràng, sau này tùy vào tính chất của bài nhạc mà ta có thể thay đổi mức độ đánh lưỡi đơn mạnh hay nhẹ. - Ngòai cách đọc chữ “T” hay “Th” ra bạn có thể tưởng tượng ở đầu lưỡi có một hạt bụi, khi đó theo phản xạ của bất kỳ ai cũng có thể hình thành kỹ thuật đánh lưỡi đơn, cách tập này có ưu điểm là đầu lưỡi ở gần môi hơn, sau này khi tập lưỡi kép bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. - Khác với các loại kỹ thuật khác, kỹ thuật đánh lưỡi đơn thường không ký hiệu rõ ràng trên bản nhạc, tuy nhiên chúng ta phải qui ước với nhau ngòai trừ kỹ thuật luyến (sẽ nói rõ ở phần sau) và kỹ thuật lưỡi kép ra thì còn lại là ta phải dùng đến đánh lưỡi đơn. Có thể là mạnh hay nhẹ nhưng nhất thiết phải có để phân biệt rõ ràng các nốt nhạc với nhau. - Các bạn phải phân biệt rõ kỹ thuật đánh lưỡi đơn và đẩy hơi, nhấn hơi. Đánh lưỡi đơn phải có sự hoạt động của lưỡi (bằng cách đọc chữ “T” như trên hoặc phản xạ nhổ hạt bụi nơi đầu lưỡi ) đẩy hơi, nhấn hơi thì không nhất thiết có sự tham gia họat động của lưỡi. 2/ Kỹ thuật luyến: a/ giới thiệu: Đây có thể coi là một kỹ thuật riêng biệt, hoặc cũng thể coi là cách sử lý dấu luyến trong bản nhạc mà thôi. Chúng ta phải phân biệt giữa luyến và ngân, dấu luyến trong bản nhạc có hình vòng cung nối liền các nốt nhạc khác cao độ với nhau. Còn nếu nối các nốt nhạc có cùng cao độ với nhau người ta gọi là ngân (ngân dài ). b/ video hướng dẫn chi tiết:
  4. Xem video c/ Những điều cần chú ý: - Để hòan thành tốt kỹ thuật này, đòi hỏi kỹ thuật đánh lưỡi đơn của bạn phải thật vững rồi.Trong quá trình đánh lưỡi đơn càng rõ ràng thì kỹ thuật luyến cũng sẽ rất ổn. - Lưỡi đơn và luyến tuy hai kỹ thuật nhưng lại như một, vì vậy để rút ngắn quá trình luyện tập nên tập phối hợp 2 kỹ thuật này để tạo phản xạ tự nhiên khi trong bản nhạc xuất hiện dấu luyến. - Một điều chú ý nữa : Không nên tách riêng phần kỹ thuật với tập nhịp, phải tập cung một lúc, như thế sẽ tiến bộ nhanh hơn nhiều. d/ Bài tập: 1/ Luyện tập thế bấm mở các nốt sol, la 2/ Kỹ thuật đánh lưỡi đơn 3/ Nhịp Hướng dẫn luyện tập: 1/ Luyện tập thế bấm mở các nốt sol, la: qua vi deo các bạn đã nắm được chi tiết, chỉ cần cung cấp đủ lượng hơi cần thiết + cách bấm mở đúng như hướng dẫn bạn sẽ thu được cao độ của hai nốt sol và la 2/ Kỹ thuật đánh lưỡi đơn: Bạn tưởng tượng có hạt bụi ở đầu lưỡi, phản xạ tự nhiên của bạn sẽ là kỹ thuật đánh lưỡi đơn áp dụng vào sáo sẽ rất đơn giản. (Nếu vẫn không làm được thì không cần tưởng tượng bạn lấy hạt gạo đặt nơi đầu lưỡi khi đó bạn sẽ làm gì để nhổ nó ra? .... đánh lưỡi đơn đi còn chần chờ gì nữa :D). Tất cả các nốt trên bản nhạc trên đều đánh lưỡi đơn. 3/ Nhịp: Bạn phải biết cơ bản nhạc lý, bản nhạc trên bao gồm các nốt tròn, trắng và đen, bạn phải phân biệt rõ ba nốt này. Với nốt tròn ta thổi đúng cao độ, duy trì lượng hơi làm cho tiếng của nó ngân dài trong khoảng bạn đếm 1, 2, 3, 4 nốt trắng thì 2 đen thì 1 Giai đoạn này phải có 3 thao tác cùng phối hợp: chân dậm đều, đánh lưỡi đơn vào đầu nốt nhạc, giữ hơi để ngân đủ 4 nhịp chân cho nốt tròn, 2 nhịp cho nốt trằng và 1 nhịp cho nốt đen (1 nhịp = 1 lần dậm chân xuống và nhấc chân lên) Những yêu cầu trong quá trình luyện tập: + xông hơi trước khi tập +/ Dành thời gian tập bài tập nghiêm túc, tập xong bài tập mới bước sang các giai đoạn khác + Kiên trì, nhẫn nại, tập thật chậm, đều không vội vàng hấp tấp + Đánh lưỡi đơn rõ ràng, hơi khỏe đều không ém hơi, không sử dụng bất kỳ kỹ thuật gì khi luyện tập ngoại trừ đánh lưỡi đơn. file mp3 của bài tập trên. Khuyến cáo: - Bạn phải dành thời gian luyện tập nghiêm túc. - Trong quá trình luyện tập nên tập "xông hơi" từ 5 đến 10 phút trước, sau đó mới tập với các bài tập sau - Nếu trong khi tập, bạn thu âm lại được thì tốt, có thể pot lên diễn đàn để mọi người cùng đánh giá và nhận xét, khi đó bạn sẽ tiến bộ hơn nhiều. - 2 kỹ thuật trên bạn nên hoàn thành trong 1 tháng hoặc lâu hơn tùy thích, không nên hấp tấp vội vàng, nếu vững rồi bạn sẽ tiến rất nhanh. Vị trí các note trên sáo 6 lỗ. Lỗ màu đen là đóng màu trắng là mở Các note thấp hơn note đô 2 (note có viền đỏ) ta thổi nhẹ hơi, từ nó đô 2 trở đi ta thổi mạnh hơi. Lưu ý : riêng note đô 2 chúng ta có thể mở ngón như note đô 3 nhưng thổi nhẹ hơi thì cũng được note đô 2. cách này chỉ là tương đối, chúng ta còn tùy thuộc vào cây sáo hoặc bài nhạc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2