YOMEDIA
ADSENSE
Hướng dẫn SPSS 16.0
416
lượt xem 70
download
lượt xem 70
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giới thiệu và thiết kế bảng câu hỏi, cách thức tiến hành lệnh frequencies tính tần số, tính trị trung bình, cách thức tiến hành phân tích bảng chéo, cách đọc kết quả kiểm định,... là những nội dung chính trong tài liệu "Hướng dẫn SPSS 16.0". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn SPSS 16.0
- SP SS 16.0 GIỚI THIỆU VÀ THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI Phần mềm SPSS (nguyên gốc là từ viết tắt của Statistical Package for Social Sciences) được dùng để phân tích các kết quả điều tra trong nhiều lĩnh vực từ xã hội, giáo dục, kinh tế, dịch vụ, marketing, nông nghiệp, y khoa… Ngày nay SPSS for Windows đã trở thành một trong những phần mềm phân tích số liệu thống kê hiệu quả, phổ biến nhất và được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học. Phần mềm SPSS dễ dàng cài đặt cho mọi cấu hình của máy vi tính, với dung lượng thấp người sử dụng không cần đến một máy vi tính có cấu hình thật mạnh. Việc cài đặt SPSS đơn giản và tương tự như một số phần mềm ứng dụng khác. Nhà nghiên cứu sử dụng chương trình SPSS trong máy vi tính để thực hiện các kỹ thuật thống kê, nhưng việc làm cho các con số thống kê có ý nghĩa lại phụ thuộc vào cách diễn giải kết quả, suy diễn và dự đoán để giải quyết mục tiêu của vấn đề nghiên cứu. 1. LÀM QUEN VỚI SPSS Khởi động SPSS từ biểu tượng của chương trình trên Desktop hoặc từ Star/Program/SPSS SPSS có 2 cửa sổ làm việc: Cửa sổ dữ liệu (Dataset) và Cửa sổ kết quả xử lý (Output) - Cửa sổ dữ liệu có 2 giao diện: Giao diện mã hoá dữ liệu (Variable View) và Giao diện nhập liệu (Data View). Thay đổi giao diện bằng cách nhấp chuột chọn ở gốc trái bên dưới màn hình, hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl+T. Thành phần Menu của cửa sổ dữ liệu bao gồm: File: giúp tạo tập tin SPSS mới, mở tập tin có sẵn, lưu, thoát … Edit: xác lập các mặc định của chương trình (Option), cắt, dán, tìm kiếm, thay thế… View: cho hiện dòng trạng thái, thanh công cụ, font chữ, giá trị nhập vào hay nhãn ý nghĩa Data: bao gồm các lựa chọn chèn thêm biến, tìm nhanh một quan sát, sắp xếp thứ tự quan sát, chia và ghép tập tin… Transform: gồm các lệnh tính toán, chuyển đổi và mã hoá lại biến … Analyze: chứa các công cụ phân tích số liệu như: thống kê mô tả, phân tích bảng chéo, các kiểm định tham số và phi tham số, phân tích tương quan và hồi quy … Graphs: bao gồm các công cụ liên quan đến biểu đồ và đồ thị Utilities: tìm hiểu thông tin về các biến, tập tin… 1
- Windows: sắp xếp và di chuyển giữa các cửa sổ làm việc của SPSS - Cửa sổ kết quả (Output): chứa các kết quả xử lý số liệu, biểu đồ … 2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 2.1. Số đo và thang đo Đánh dấu bằng số hay các ký hiệu để mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (sự chấp nhận, thái độ, thị hiếu) theo một qui luật cụ thể nào đó. Mô tả bằng số cho phép phân tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê và truyền đạt kết quả một cách dễ dàng. Có 4 loại thang đo chính được sử dụng trong nghiên cứu Marketing: thang đo biểu danh, thang đo tỷ lệ, thang đo thứ tự và thang đo khoảng. Thang đo biểu danh (danh nghĩa) (Nominal scale) Là thang đo sử dụng các con số đánh dấu (mã số) để phân loại đối tượng hoặc sử dụng như ký hiệu để phân biệt và nhận dạng đối tượng. Thang đo biểu danh hay thang đo danh nghĩa không có ý nghĩa về mặt lượng mặc dù nó được ký hiệu bằng các con số. Trong nghiên cứu Marketing, thang đo biểu danh dùng để nhận dạng, xếp loại đối tượng được phỏng vấn (giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo,…), tên sản phẩm, phẩm chất, và các đối tượng khác. Ví dụ: Vui lòng cho biết hiện gia đình anh (chị) đang sử dụng loại chất đốt nào? (1) Củi (2) Than đá (3) Dầu (4) Gas Thang đo thứ tự (Ordinal scale) Là thang đo thể hiện sự xếp hạng, thể hiện mối quan hệ so sánh thứ tự giữa các loại đối tượng để chỉ ra phạm vi liên hệ đến một đặc tính nào đó. Thang đo này cũng không có ý nghĩa về mặt lượng (không cho biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu, chỉ cho biết cấp độ chênh lệch). Ví dụ: Vui lòng xếp thứ tự các loại chất đốt mà anh (chị) ưa thích? ( ) Củi ( ) Than đá ( ) Dầu ( ) Gas Thang đo khoảng (Interval scale) 2
- Là thang đo cũng có thể dùng để xếp hạng các đối tượng nghiên cứu nhưng khoảng cách bằng nhau trên thang đo đại diện cho khoảng cách bằng nhau trong đặc điểm của đối tượng. Một thang đo khoảng chứa đựng tất cả thông tin trong thang đo thứ tự nhưng nó cũng cho phép só sánh sự khác biệt giữa các đối tượng. Ví dụ: sự khác biệt giữa “3” và “4” thì bằng sự khác biệt giữa “1” và “2”, hoặc sự khác biệt giữa “2” và “4” thì gấp đôi sự khác biệt giữa “1” và “2”. Thang đo tỷ lệ (Ratio scale) Là loại thang đo cao nhất, nó chứa đựng tất cả nội dung của thang đo biểu danh, thang đo thứ tự và thang đo khoảng. Trong thang đo tỷ lệ, ta có thể nhận dạng hoặc phân loại đối tượng, xếp hạng đối tượng và so sánh sự khác biệt. Thang đo tỷ lệ không chỉ cho biết sự khác biệt giữa 2 và 5 thì bằng sự khác biệt giữa giữa 14 và 17 mà nó còn cho biết thêm 14 thì gấp 7 lấn của 2. 2.2. Tiến trình thiết kế bảng câu hỏi Thiết kế bảng câu hỏi là một kỹ năng đòi hỏi thông qua kinh nghiệm, và nó còn là một nghệ thuật. Thiết kế bảng câu hỏi là một quá trình bao gồm 10 bước: Bước 1: Xác định những thông tin cần thiết Bước 2: Xác định hình thức phỏng vấn, thu dữ liệu Bước 3: Xác định nội dung các câu hỏi cần thiết Bước 4: Thiết kế câu hỏi để khắc phục trường hợp đáp viên không sẵn lòng trả lời Bước 5: Quyết định cấu trúc câu hỏi (đóng, mở) Bước 6: Quyết định từ ngữ sử dụng trong câu hỏi Bước 7: Sắp xếp câu hỏi theo thứ tự hợp lý Bước 8: Xác định hình thức bảng câu hỏi Bước 9: Hoàn chỉnh bảng câu hỏi Bước 10: Điều tra thử bảng câu hỏi 3. CÁCH THỨC MÃ HOÁ VÀ NHẬP LIỆU 3.1. Mã hóa dữ liệu Tiến hành mã hóa dữ liệu ở giao diện Variable View. Bước mã hóa dữ liệu nên được hoàn thành trước khi tiến hành nhập liệu Giao diện Variable View thể hiện: - Các hàng là các biến - Các cột là các thuộc tính của biến 3
- Các thuộc tính của biến bao gồm: - Tên biến (Name): ngắn gọn cho biết đang đề cập đến câu hỏi nào trong bảng câu hỏi. Độ dài tối đa là 8 ký tự, không sử dụng dấu cách hoặc các ký hiệu đặc biệt (như !, ?, *, và ‘). Tên biến không được trùng lặp - Loại dữ liệu (Type): mặc định là dạng số, có thể thay đổi định dạng biến ở phần Variable Type. - Số lượng con số hoặc chữ (With) tối đa có thể nhập vào, có thể thay đổi trong hộp Variable Type ở trên. - Số lượng chữ số thập phân (Decimals), có thể thay đổi trong hộp Variable Type ở trên. - Nhãn biến (Lable): mô tả chi tiết cho tên biến, có thể dài đến 256 ký tự, có thể dùng ký hiệu đặc biệt. - Nhãn trị số của biến (Value): dùng để mô tả cho từng trị số của biến (ví dụ mã số 1 đại diện cho nhóm nam và 2 đại diện cho nữ). - Trị số khuyết thiếu (Missing): định nghĩa các trị số như là khuyết thiếu của người sử dụng để giúp phân biệt trị số khuyết thiếu do đáp viên từ chối trả lời hay do câu hỏi đó không áp dụng đối với người này. Các trị số được chỉ định là khuyết thiếu của người sử dụng được đánh dấu để SPSS có thể nhận ra trong các phép tính toán. - Canh lề (Align) - Thang đo (Measure) 3.2. Nhập liệu Sau khi mã hóa, trong giao diện Data View đã xuất hiện 1 form nhập dữ liệu. Tiến hành nhập liệu trong giao diện Data View. Nhập lần lượt từng bảng câu hỏi. Nhập trị số hay chuỗi theo bảng câu hỏi. 4
- 4. MỘT SỐ XỬ LÝ TRÊN BIẾN 4.1. Mã hóa lại biến Trong quá trình phân tích dữ liệu người làm nghiên cứu đôi khi sẽ phải mã hoá lại biến để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, và trường hợp đơn cử nhất là: Khi nhà nghiên cứu muốn chuyển một biến định lượng (thang đo tỷ lệ) sang một biến định tính (thang đo biểu danh hay thứ tự). Ví dụ: Khi thu thập thông tin về độ tuổi của bệnh nhân, chúng ta sử dụng thang đo tỷ lệ (dùng chính xác số tuổi của bệnh nhân: 52, 67, hay 81 tuổi…). Đến khi xử lý số liệu, nhà nghiên cứu lại muốn sử dụng nhóm tuổi để phân tích và viết báo cáo: 1. < 30 tuổi 2. 30 – 39 tuổi 3. 40 – 49 tuổi 4. 50 – 59 tuổi 5. ≥ 60 tuổi Quy trình mã hoá lại biến như sau: 1. Vào menu Transform Recode into Different Variables… Nếu chúng ta chọn Recode into Same Variables… thì biến cũ (số tuổi chính xác) sẽ mất đi và được thay thế bằng một biến mới với các biểu hiện mới (là nhóm tuổi). Thông thường ta sẽ chọn Recode into Different Variables… để tạo ra biến mới mà vẫn giữ lại biến cũ. 2. Xuất hiện hộp thoại sau: 5
- 3. Đưa biến cần mã hoá lại từ khung chứa bộ biến sang khung Numeric Variable -> Output Variable. 4. Tại khung Output Variable, khai báo tên và nhãn cho biến mới Click chọn Change để thực hiện thay biến. 5. Tiếp tục thay đổi giá trị của biến bằng cách click chọn Old and New Values…, mở hộp thoại sau: 6. Ta lần lượt khai báo giá trị cũ bên tay trái (Old Value) thành giá trị mới bên tay phải (New Value) Click chọn Add sau mỗi lần khai báo. Với giá trị cũ có các dạng sau đây: - Value: từng giá trị cũ rời rạc - System-missing: giá trị khuyết hệ thống - System or user missing: giá trị khuyết của hệ thống hoặc do người sử dụng định nghĩa 6
- - Range: một khoảng giá trị (từ … đến … / range: … through: …) - Range, LOWEST through value: một khoảng giá trị từ giá trị nhỏ nhất đến một giá trị được nhập vào - Range, value through HIGHEST: một khoảng giá trị từ giá trị nhập vào đến giá trị lớn nhất 7. Chọn Continue trở về hộp thoại trước, và chọn OK để hoàn tất kệnh. 8. Khai báo value cho biến vừa tạo tại ô Value của cửa sổ Variable View như hình sau: Tiếp tục thực hiện các phép thống kê mô tả hay kiểm định dựa trên biến mới vừa tạo nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. 4.2. Làm sạch dữ liệu Dữ liệu sau khi nhập xong có thể có sai sót do trong quá trình nhập liệu, nên việc làm sạch dữ liệu là rất cần thiết. Có nhiều phương thức để làm sạch dữ liệu như: tìm ngay trên cửa sổ Data View, dùng bảng tần số đơn giản, hay bảng phối hợp 2 hay 3 biến… Trong những cách trên, việc lập bảng tần số để phát hiện lỗi trong quá trình nhập liệu là đơn giản nhất và hiệu quả cao. Khi tiến hành lập bảng tần số (bằng lệnh Frequency – xem them phần tính tần số), có bảng kết quả như sau: Gioi tinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 38 76.0 76.0 76.0 Nu 11 22.0 22.0 98.0 12 1 2.0 2.0 100.0 Total 50 100.0 100.0 Nhìn vào bảng thấy có giá trị “12” xuất hiện trong bảng giới tính Nam và Nữ. Lỗi này có thể do quá trình nhập liệu bị sai sót. Cách khắc phục là tìm ra chỗ nhập sai để chỉnh sửa lại cho hợp lý. Chúng ta sẽ dùng thủ tục Find để tìm lỗi. Trên cửa sổ Data View, chọn toàn bộ cột tương ứng với biến có giá trị bị lỗi. Vào menu Edit Find để mở hộp thoại: 7
- Nhập giá trị 12 vào ô Find rồi click chọn Find next thì vị trí chứa giá trị lỗi 12 xuất hiện trên màn hình. Truy ngược lại số thứ tự bảng câu hỏi để chỉnh sửa lại cho đúng. 4.3. Tính toán giá trị biến mới từ biến có sẵn Có thể sử dụng SPSS để cộng, trừ, nhân chia các biến đã có sẵn để trở thành 1 biến mới (thủ tục TransformCompute). Tuy nhiên biến mới được tính toán này không tự động thay đổi nếu ta thay đổi các biến thành phần như công cụ tính toán trong Excel. Vì vậy, thủ tục tính toán này thường được tiến hành sau khi đã chỉnh lý dữ liệu. Thủ tục tính toán này được sử dụng khá nhiều trong phân tích số liệu. Đặc biệt đối với những đề tài có sử dụng phân tích nhân tố để gom nhóm. 8
- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH LỆNH FREQUENCIES TÍNH TẦN SỐ Tính tần số được áp dụng cho những câu hỏi sử dụng thang đo biểu danh hoặc thứ tự (biến định tính) để đếm số lần và tính tỷ lệ xuất hiện của các biểu hiện. Thao tác thực hiện trong SPSS như sau: 1. Sau khi mở file dữ liệu, vào menu Analyze Descriptive Statistics Frequencies Màn hình sẽ xuất hiện hộp thoại sau: Vẽ biểu đồ 2. Chọn biến muốn tính tần số (biến Place V1) bằng cách click chuột vào tên biến rồi đưa sang khung Variable(s). 3. Click Ok. Trường hợp muốn vẽ biểu đồ thực hiện thêm bước 4 trước khi click Ok. 9
- 4. Để vẽ biểu đồ click chuột vào ô Charts…. Chọn dạng biểu đồ ở Chart type, chọn giá trị thể hiện trên biểu đồ là số đếm (frequencies) hay phần trăm (percentages). Click Continue để trở lại hộp thoại Frequencies Ok để thực hiện lệnh. TÍNH TRỊ TRUNG BÌNH (2 CÁCH) CÁCH 1. DÙNG LỆNH FREQUENCY 1. Vào menu Analyze Descriptive Statistics Frequencies. Đưa biến cần tính trị trung bình vào ô variables như bước 1 và 2 ở phần trước. 2. Click chọn thẻ Statistic, mở hộp thoại, và click chọn các thông số cần thiết: 3. Ý nghĩa một số thông số thông dụng: Mean: trung bình cộng Sum: tổng cộng (cộng tất cả các giá tị trong tập dữ liệu quan sát) Std. Deviation: độ lệch chuẩn Minimum: giá trị nhỏ nhất Maximum: giá trị lớn nhất S.E. mean: sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình 10
- CÁCH 2. DÙNG LỆNH DESCRIPTIVES 1. Vào menu Analyze Descriptive Statistics Descriptives…, xuất hiện hộp thoại 2. Chọn 1 hay nhiều biến (định lượng) muốn tính điểm trung bình đưa vào khung Variable(s). 3. Click vào ô Options… để xuất hiện hộp thoại Descriptive Options. Chọn các đại lượng thống kê muốn tính toán bằng cách click vào ô vuông cần thiết. 4. Chọn cách sắp xếp kết quả tính toán theo thứ tự danh sách biến (Variable list), thứ tự Alphabetic của nhãn biến, thứ tự tăng dần (Ascending list), và thứ tự giảm dần (Descending list). 5. Click Continue để trở về hộp thoại Descriptive Ok để thực hiện lệnh. 11
- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH BẢNG CHÉO (CROSSTABULATION) Phân tích bảng chéo dùng để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi-square). Cách thức tiến hành với SPSS như sau: 1. Vào menu Analyze Descriptive Statistics Crosstabs…, 2. Xuất hiện hộp thoại sau: 3. Chọn và đưa các biến vào khung Row(s) (dòng) và Column(s) (cột) và Layer 1 of 1 (đối với trường hợp trên 2 biến). 4. Click vào ô Statistics, xuất hiện hộp thoại sau: 12
- 5. Chọn các kiểm định cần thiết. Trong trường hợp này ta dùng kiểm định Chi – bình phương (Chi-square). - Các kiểm định ở ô Norminal dùng để kiểm định mối liên hệ giữa các biến biểu danh. - Các kiểm định ở ô Ordinal dùng để kiểm định mối liên hệ giữa các biến thứ tự. 6. Click vào continue để trở lại hộp thoại Crosstabs Click vào ô Cells, hộp thoại sau xuất hiện: 7. Ở ô Counts chọn Observed (thể hiện tần số quan sát). Trong trường hợp muốn thể hiện tần số mong đợi chọn Expected. 8. Chọn cách thể hiện phần trăm theo dòng hay theo cột ở ô Percentages. 9. Click Continue để trở lại hộp thoại Crosstabs Ok để thực hiện lệnh. 13
- CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH Khi thực hiện kiểm định, ta có 2 giả thuyết. H0: không có mối quan hệ giữa các biến. H1: có mối quan hệ giữa các biến. Để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0, ta sẽ dùng các kiểm định phù hợp. Dựa vào giá trị P (p-value) (SPSS viết tắt p-value là sig.) để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0 p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa) bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là có mối quan hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định. p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa) chấp nhận H0. Không có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định. ĐỐI VỚI KIỂM ĐỊNH CHI – BÌNH PHƯƠNG Hàng đầu tiên của bảng Chi-square tests thể hiện giá trị P Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) p-value Pearson Chi-Square 16.217 a 8 .039 Likelihood Ratio 18.708 8 .017 Linear-by-Linear Association .202 1 .653 N of Valid Cases 511 a. 8 cells (44.4%) have expected count less than 5. The minimum expected count is 1.69. Cuối bảng Chi-Square tests SPSS sẽ đưa ra dòng thông báo cho biết % số ô có tần suất mong đợi dưới 5. Kiểm định Chi-bình phương chỉ có ý nghĩa khi số quan sát đủ lớn, nếu có quá 20% số ô trong bảng chéo có tần số lý thuyết nhỏ hơn 5 thì giá trị chi-bình phương không còn đáng tin cậy. Trong ví dụ trên có đến 44.4% số ô có tần số mong đợi dưới 5, biện pháp cho trường hợp này là ta sẽ gom các biểu hiện trên các biến lại để tăng số quan sát trong mỗi nhóm. 14
- KIỂM ĐỊNH CHI – BÌNH PHƯƠNG MỘT MẪU (KIỂM ĐỊNH PHI THAM SỐ) Ví dụ: nhà nghiên cứu muốn xem xét lý do vào viện của bệnh nhân có như nhau hay không. Với những lý do như sau: 1. Đau hạ vị 2. Ra huyết âm đạo bất thường 3. Tự sờ thấy u 4. Siêu âm phát hiện Ta giả định rằng, nếu xác suất lý do vào viện là như nhau thì xác suất xảy ra của mỗi lý do vào viện bằng 1/4. Với tổng số quan sát là 88 bệnh nhân, thì xác suất xảy ra của mỗi lý do = 1/4 x 88 = 22 trường hợp nhập viện. Với giả thuyết H0: xác suất lý do vào viện của bệnh nhân là như nhau, ta sẽ thực hiện kiểm định Chi – bình phương 1 mẫu. 1. Từ menu Analyze Nonparametric Tests Chi-square…, mở hộp thoại sau: 2. Đưa biến cần kiểm định sang khung Test Variable List Click chọn OK để hoàn tất lệnh. 3. Kết quả xuất hiện ở cửa sổ Output như sau: 15
- ly do vao vien Observed N Expected N Residual dau ha vi 69 22.0 47.0 ra huyet ad bat thuong 13 22.0 -9.0 tu so thay u 3 22.0 -19.0 sieu am 3 22.0 -19.0 Total 88 Test Statistics ly do vao vien Chi-Square 136.909 a df 3 Asymp. Sig. .000 p-value a. 0 cells (.0%) have expected frequencies less than 5. The minimum expected cell frequency is 22.0. Không sử dụng bảng số liệu từ cửa sổ kết quả SPSS để trình bày báo cáo, nhà nghiên cứu sẽ lập lại bảng theo mục đích và cách thức trình bày báo cáo như sau: Kết hợp với kết quả phân tích tần số thông thường, ta có bảng kết quả sau Lý do vào viện Số mẫu Tỷ lệ 1. Đau hạ vị 69 78.4 2. Ra huyết âm đạo bất thường 13 14.8 3. Tự sờ thấy u 3 3.4 p = 0.000 < α 4. Siêu âm phát hiện 3 3.4 TỔNG 88 100 Kết quả cho thấy giá trị p < α, nên ta bác bỏ giả thuyết H0. Ta kết luận rằng lý do nhập viện của bệnh nhân là khác nhau và phần lớn bệnh nhân vào viện là do đau hạ vị (78.4%), tiếp theo là do ra huyết âm đạo (14.8%), trong khi số bệnh nhân vào viện do tự sờ thấy khối u hay do siêu âm phát hiện là ít nhất (3.4%). 16
- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VỀ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA 2 TỔNG THỂ ĐỘC LẬP (Independent Samples T-test) 1. Vào menu Analyze Compare Means Independent-samples T-test 2. Chọn biến định lượng cần kiểm định trị trung bình đưa vào khung Test Variable(s). Chọn biến định tính chia số quan sát thành 2 nhóm mẫu để so sánh giữa 2 nhóm này với nhau đưa vào khung Grouping Variable. 3. Chọn Define Groups… để nhập mã số của 2 nhóm. Click Continue để trở lại hộp thoại chính Click Ok để thực hiện lệnh 17
- Trong kiểm định Independent-samples T-test, ta cần dựa vào kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể (kiểm định Levene). Phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều (độ phân tán) của dữ liệu quan sát. Independent Samples Test A.Cleanliness and comfort of room Equal Equal variances variances not assumed assumed Levene's Test for Equality of F .138 Variances Sig. .710 t-test for Equality of Means t -3.066 -3.040 df 509 448.100 Sig. (2-tailed) .002 .003 Mean Difference -.231 -.231 Std. Error Difference .075 .076 95% Confidence Interval Lower -.379 -.380 of the Difference Upper -.083 -.082 Nếu giá trị Sig. trong kiểm định Levene (kiểm định F) < 0.05 thì phương sai của 2 tổng thể khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances not assumed. Nếu Sig. ≥ 0.05 thì phương sai của 2 tổng thể không khác nhau, ta sử dụng kết quả kiểm định t ở dòng Equal variances assumed. Trong VD trên Sig. của kiểm định F = 0.71 > 0.05 chấp nhận giả thuyết H0 không có sự khác nhau về phương sai của 2 tổng thể sử dụng kết quả ở dòng Equal variances assumed. Nếu Sig. của kiểm định t ≤ α (mức ý nghĩa) có sự phác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể. Nếu Sig. > α (mức ý nghĩa) không có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể. Trong VD trên sig. = 0.002 < 0.05 có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC XEM CÁC CHỈ SỐ CẦN KIỂM ĐỊNH GIỮA 2 NHÓM BỆNH NHÂN CÓ KHÁC NHAU HAY KHÔNG 18
- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VỀ TRỊ TRUNG BÌNH CỦA 2 TỔNG THỂ PHỤ THUỘC HAY PHỐI HỢP TỪNG CẶP (Paired-Samples T-test) 1. Vào menu Analyze Compare means Paired-samples T-test 2. Chọn cặp biến muốn so sánh (nhấn giữ phím ctrl để chọn 2 biến) đưa vào khung Paired Variable(s). Có thể chọn nhiều cặp để so sánh cùng 1 lúc. 3. Có thể chỉnh lại độ tin cậy bằng cách click vào ô Option, nhập độ tin cậy vào khung Confidence Interval. 4. Click Ok để thực hiện lệnh. 5. Xem cách đọc kết quả kiểm định ở phần trên. Cũng dùng giá trị Sig. ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC XEM CÁC CHỈ SỐ CẦN KIỂM ĐỊNH TRƯỚC VÀ SAU (PHẨU THUẬT) CÓ KHÁC NHAU HAY KHÔNG 19
- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI (ANOVA – Analysis of Variance) Phân tích phương sai ANOVA là phương pháp so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên. Có 2 kỹ thuật phân tích phương sai: ANOVA 1 yếu tố (một biến yếu tố để phân loại các quan sát thành các nhóm khác nhau) và ANOVA nhiều yếu tố(2 hay nhiều biến để phân loại). Ở phần thực hành cơ bản chỉ đề cập đến phân tích phương sai 1 yếu tố (One-way ANOVA). Một số giả định đối với phân tích phương sai một yếu tố: - Các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên. - Các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu phải đủ lớn để được xem như tiệm cận phân phối chuẩn. - Phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất. 1. Từ menu Analyze Compare Means One-Way ANOVA, xuất hiện hộp thoại sau: 2 kỹ thuật dùng để kiểm định sâu ANOVA 2. Đưa biến định lượng (trị trung bình) vào khung Dependent list. Đưa biến phân loại xác định các nhóm cần so sánh với nhau vào khung Factor. 3. Click vào nút Option để mở hộp thoại One-Way ANOVA Options. Trong hộp thoại One-way ANOVA Options: - Click chọn ô Descriptive để tính đại lượng thống kê mô tả (tính trị trung bình) theo từng nhóm so sánh. - Click chọn ô Homogeneity of variance test để kiểm định sự bằng nhau của các phương sai nhóm (thực hiện kiểm định Levene). 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn