intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B LIỀU SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN

Chia sẻ: Silkairs Silkairs | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

115
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Tỷ lệ lưu hành HBsAg của Việt Nam là 10 -20%. Một số nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ HBsAg ở phụ nữ có thai 10%. Tỷ lệ lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con khoảng 40%. Vắc xin viêm gan B được Chính phủ cho phép đưa vào triển khai trong TCMR từ năm 1997. Những năm đầu triển khai, do kinh phí nhà nước cấp hạn chế nên chỉ triển khai ở những vùng nguy cơ cao của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B LIỀU SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN

  1. VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG DỰ ÁN TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG QUỐC GIA HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN VIÊM GAN B LIỀU SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN HÀ NỘI, 2011 1
  2. MỤC LỤC Các chữ viết tắt............................................................................................................................ 3 Giới thiệu...................................................................................................................................... 4 Phần 1: Vắc xin viêm gan B......................................................................................................... 6 1.1 Bản chất và dạng vắc xin ........................................................................................6 1.2 Khả năng sinh miễn dịch và hiệu quả của vắc xin viêm gan B ...............................6 1.3 Bảo quản vắc xin.....................................................................................................7 1.4 Thời gian bảo quản vắc xin và hạn sử dụng............................................................8 1.5 Ghi chép quản lý vắc xin viêm gan B tại bệnh viện..................................................9 .................................................................................................................................................. 9 ................................................................................................................. 9 Phần 2: Triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại bệnh viện................................10 2.1 Lập kế hoạch triển khai..........................................................................................10 2.2 Lập kế hoạch tiêm chủng tại bệnh viện.................................................................11 2.3 Thực hành tiêm chủng an toàn...............................................................................13 2.4 Kỹ thuật tiêm vắc xin VGB: tiêm bắp, mặt ngoài giữa đùi......................................14 2.5 Theo dõi phản ứng sau tiêm chủng........................................................................15 2.6 Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ tiêm chủng các liều tiếp theo tại trạm y tế...................16 Tóm tắt về tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh............................................................................ 16 2.7 Xử trí khi xảy ra phản ứng sau tiêm .......................................................................17 2.8 Ghi chép vào sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng .................................................18 2.9 Báo cáo kết quả tiêm chủng...................................................................................18 3.0 Báo cáo các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng................................................19 Phụ lục..........................................................................................................................20 Phụ lục 1. Báo cáo nhận vắc xin - dung môi ........................................................................... 20 Phụ lục 2: Sổ quản lý vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn tuyến xã phường .............24 SỔ QUẢN LÝ VẮC XIN, BƠM KIM TIÊM, HỘP AN TOÀN TUYẾN XÃ/ PHƯỜNG.....24 Phụ lục 3: Mẫu Phiếu tiêm chủng cá nhân...................................................................25 Phụ lục 4: Mẫu sổ sổ tiêm chủng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh..............................26 Phụ lục 5: Mẫu báo cáo phản ứng sau tiêm chủng......................................................27 Phụ lục 6: Thông điệp truyền thông cho cộng đồng....................................................29 Phụ lục 7: Các công văn chỉ đạo về việc triển khai tiêm vắc xin VGB liều s ơ sinh: ...........31 2
  3. Các chữ viết tắt DCL Dây chuyền lạnh GAVI Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng HBIG Globulin miễn dịch viêm gan B HBsAg Kháng nguyên bề mặt Vi rút Viêm gan B TCMR Tiêm chủng mở rộng VGB viêm gan B VSDT Vệ sinh Dịch tễ UNICEF Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc WHO Tổ chức Y tế Thế giới 3
  4. Giới thiệu Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Tỷ lệ lưu hành HBsAg của Việt Nam là 10 -20%. Một số nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ HBsAg ở phụ nữ có thai >10%. Tỷ lệ lây truy ền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con khoảng 40%. Vắc xin viêm gan B được Chính phủ cho phép đưa vào triển khai trong TCMR từ năm 1997. Những năm đầu triển khai, do kinh phí nhà nước cấp hạn chế nên chỉ triển khai ở những vùng nguy cơ cao của bệnh. Từ năm 2003, được sự hỗ trợ của GAVI vắc xin viêm gan B được triển khai trên toàn quốc cho trẻ
  5. viện thuộc các Bộ/ Ngành về việc tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. - Công văn số 424/VSDT – TCMR ngày 01 tháng 10 năm 2008 g ửi các Trung tâm Y tế Dự phòng các tỉnh/thành phố về việc phối hợp triển khai tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh tại bệnh viện. - Công văn số 2292/BYT-DPMT do Bộ trưởng Bộ Y tế ký ngày 16/4/2010 về việc tăng cường triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh. - Công văn số 845/QĐ-BYT quyết định về Lịch tiêm chủng vắc xin do Bộ Y tế ban hành ngày 17/3/2010 có tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh. Trên cơ sở các tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các qui định của Bộ Y tế về sử dụng vắc xin trong dự phòng và điều trị, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã biên soạn cuốn tài liệu “Hướng dẫn triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại bệnh viện”. Tài liệu hướng dẫn sẽ bao gồm các hướng dẫn lập kế hoạch, tổ chức, bảo quản sử dụng vắc xin, an toàn tiêm chủng nhằm giúp cho các cán bộ tiêm ch ủng t ại bệnh viện thực hiện triển khai tiêm vắc xin viêm gan B li ều sơ sinh đ ạt được tỷ lệ và an toàn tiêm chủng. Tài liệu được sự tham gia góp ý của các cán bộ làm công tác tiêm ch ủng mở rộng tuyến Quốc gia và khu vực, chuyên gia Quỹ Nhi đồng liên h ợp quốc (UNICEF). 5
  6. Phần 1: Vắc xin viêm gan B 1.1 Bản chất và dạng vắc xin Hiện nay chương trình TCMR đang sử dụng vắc xin tái tổ hợp được sản xuất bằng kỹ thuật di truyền sử dụng kháng nguyên HBsAg tổng hợp từ nấm men hay tế bào động vật. Vắc xin viêm gan B có thể ở dạng đơn giá (chứa một loại kháng nguyên viêm gan B) hay phối hợp với các vắc xin khác nh ư vắc xin DPT- VGB-Hib (vắc xin 5 trong 1), DPT-VGB-IPV-Hib (vắc xin 6 trong 1). Vắc xin viêm gan B tiêm cho trẻ sơ sinh là vắc xin đơn giá. Sử dụng vắc xin đơn giá để tiêm liều sơ sinh. 1.2 Khả năng sinh miễn dịch và hiệu quả của vắc xin viêm gan B Đối với trẻ chưa bị phơi nhiễm: Tiêm đủ 3 liều vắc xin viêm gan B đúng lịch sẽ tạo kháng thể bảo vệ trên 95%. Đối với trẻ đã bị phơi nhiễm : Tiêm vắc xin viêm gan B lúc sơ sinh hoặc tiêm vắc xin viêm gan B cùng với globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) có thể phòng được >90% việc lan truy ền từ m ẹ sang con. Hi ệu quả của việc chỉ sử dụng vắc xin viêm gan B hay sử dụng vắc xin viêm gan B cùng với HBIG là như nhau. Hiệu quả phòng ngừa lây truy ền viêm gan B do mẹ truyền cao nhất khi tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 sau sinh. Nếu liều đầu tiên tiêm sau khi sinh 7 ngày thì hiệu qu ả phòng viêm gan B do mẹ truyền trong quá trình sinh đẻ sẽ giảm đi rõ rệt. Ý nghĩa của việc tiêm liều sơ sinh: Phòng lây truyền từ mẹ sang con: − Tiêm vắc xin viêm gan B mũi 1 sau khi sinh là đ ể S ỚM phòng b ệnh viêm gan B cho trẻ và có hiệu quả cao trong phòng bệnh sau ph ơi nhiễm: Vắc xin viêm gan B nếu được tiêm sớm có hiệu quả trong phòng nhiễm trùng sau khi tiếp xúc với vi rút. Liều vắc xin đầu tiên c ần đ ược tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. − Hiệu quả bảo vệ của vắc xin viêm gan B trong việc phòng lây truyền từ mẹ sang con dao động từ 80% đến 95% nếu tiêm trong vòng 24 gi ờ đầu sau sinh. − Hiệu quả của vắc xin trong việc phòng lây truyền chu sinh gi ảm n ếu tiêm muộn sau khi sinh : + Tiêm vắc xin VGB mũi 1 (
  7. Tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh phòng lây truyền từ mẹ sang con. Trẻ cần được tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh Tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh cần được thực hiện tại các cơ sở y tế: bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế. 1.3 Bảo quản vắc xin − Vắc xin viêm gan B là vắc xin dễ nhạy cảm bởi nhi ệt đ ộ l ạnh, khi b ị đông băng hoặc khi ở nhiệt độ dưới 0ºC có thể làm mất hiệu lực của vắc xin. Không được để vắc xin tiếp xúc với nhiệt độ đông băng. Mức chịu ảnh Vắc xin Nhạhyưở cảm ngcao Viêm ganB Hib (dung dịch) Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván (DPT) Uốn ván – Bạch hầu (DT) trẻ Ít nhạy cảm hơn lớ n Bạch hầu - Uốn ván (Td) trẻ em Uốn ván − Vắc xin viêm gan B cần bảo quản trong dây chuyền lạnh ở nhiệt độ 2 °C đến +8 °C. Nhiệt độ đông băng dễ làm hỏng vắc xin viêm gan B. Đ ể tránh làm vắc xin bị đông băng, không để lọ vắc xin tiếp xúc trực tiếp với bình tích lạnh, đá.. Bảo quản vắc xin trong tủ lạnh tại bệnh viện. − Nguyên tắc + Tủ lạnh chỉ dùng để bảo quản vắc xin và dung môi. + Có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ. Theo dõi và ghi lại nhi ệt độ t ủ lạnh 2 lần /ngày (sáng, chiều) và 7 ngày/tuần (cả ngày ngh ỉ và ngày lễ). + Không để vắc xin ở cánh cửa tủ lạnh. 7
  8. + Không để thực phẩm và đồ uống, các thuốc, hóa chất, bệnh phẩm trong tủ lạnh bảo quản vắc xin. + Không mở tủ lạnh thường xuyên, chỉ mở tủ lạnh để kiểm tra nhiệt độ, sắp xếp vắc xin vào tủ lạnh hay lấy vắc xin vào phích vắc xin cho buổi tiêm chủng. + Giữ lọ vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ báo hiệu đã tiếp xúc với nhiệt độ cao nhưng chưa phải huỷ bỏ ở trong 1 hộp có dán nhãn “sử dụng trước”. + Không để trong tủ lạnh vắc xin quá hạn, bong nhãn, vắc xin đã pha hồi chỉnh còn lại sau buổi tiêm chủng, vắc xin đã mở và l ọ vắc xin có gắn chỉ thị nhiệt độ đã có dấu hiệu phải huỷ bỏ. + Để các bình tích lạnh ở giá dưới cùng và ở cánh cửa tủ lạnh, làm đông băng bình tích lạnh ở khoang làm đá chúng sẽ giúp duy trì nhiệt độ lạnh trong trường hợp bị mất điện. − Sắp xếp tủ lạnh để bảo quản vắc xin: + Tất cả các vắc xin phải được bảo quản ở khoang chính. + Sắp xếp các hộp vắc xin sao cho không khí có th ể lưu thông gi ữa chúng, để những hộp vắc xin dễ bị hỏng bởi đông băng cách xa khoang làm đá, giàn làm lạnh, thành hoặc đáy của t ủ l ạnh là những nơi dễ bị đông băng: + Tủ lạnh mở cửa phía trước xếp vắc xin vào giá giữa của tủ + Tủ lạnh mở cửa phía trên xếp xếp vắc xin ở phía trên của tủ. − Lọ vắc xin sử dụng trong buổi tiêm chủng phải được bảo quản trên miếng xốp trong phích vắc xin. 1.4 Thời gian bảo quản vắc xin và hạn sử dụng − Nhu cầu vắc xin VGB dự trữ tối đa là đủ dùng trong 1 tháng nếu có t ủ lạnh bảo quản vắc xin. Cần lưu ý tới chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (nếu 8
  9. có) và hạn sử dụng của vắc xin, không bao giờ được dùng vắc xin đã hết hạn sử dụng hoặc chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin cho thấy vắc xin cần phải hủy bỏ. Vắc xin viêm gan B phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến +8 °C. Vắc xin được bảo quản trong tủ lạnh riêng Không được làm đông băng vắc xin. Thời gian bảo quản vắc xin tại bệnh viện không quá 1 tháng 1.5 Ghi chép quản lý vắc xin viêm gan B tại bệnh viện − Hàng tháng, bệnh viện nhận vắc xin Viêm gan B từ Trung tâm Y t ế dự phòng tỉnh/huyện. − Khi nhận vắcxin, sinh phẩm y tế phải kiểm tra, ghi chép và lưu lại những thông tin sau vào phiếu hoặc sổ nhận (phụ lục1): + Ngày nhận + Loại vắc xin, sinh phẩm y tế + Tên vắc xin sinh phẩm y tế + Hàm lượng, quy cách đóng gói + Số liều nhận + Cơ sở sản xuất, nước sản xuất + Số lô, hạn sử dụng với từng lô + Tình trạng các chỉ thị kiểm tra nhiệt độ − Báo cáo số vắc xin sử dụng, tồn hàng tháng theo mẫu (phụ lục 2) 9
  10. Phần 2: Triển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại bệnh viện 2.1 Lập kế hoạch triển khai a) Phân tích tình hình dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh Trung tâm y tế Dự phòng cần thảo luận với khoa sản của bệnh viện nhằm thu thập những thông tin giúp cho việc xây d ựng k ế hoạch tri ển khai tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh. − Tỷ lệ trẻ được sinh ra tại cơ sở y tế/bệnh viện trung bình hàng tháng, hàng quý và hàng năm là bao nhiêu. − Các can thiệp chăm sóc sinh đẻ và sơ sinh trong vòng 24h sau sinh: ví dụ tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh, cho bà mẹ uống vitamin A, − Các biện pháp nào đang được tiến hành để tăng tỷ l ệ sinh t ại cơ s ở y tế để trẻ sơ sinh có nhiều cơ hội được tiêm vắc xin viêm gan B li ều sơ sinh. b) Thảo luận và lập kế hoạch với từng bệnh viện hay cơ sở có đỡ đẻ. Việc thực hiện tiêm vắc xin VGB liều sơ sinh tại các c ơ s ở y t ế s ẽ thuận lợi. Tại các cơ sở y tế sẵn có lực lượng cán bộ, có các trang thi ết bị cần thiết (phích vắc xin, tủ lạnh, bơm kim tiêm và các dụng cụ cần thiết khác). − Liều VGB sơ sinh nên được tiêm ở đâu (phòng tiêm vắc xin, phòng chăm sóc sau đẻ…). − Ai là người tham gia tiêm VGB liều sơ sinh. − Làm thế nào để đảm bảo khả năng sẵn có vắc xin viêm gan B và bảo quản đúng. − Làm thế nào để ghi chép liều sơ sinh. − Làm thế nào để thông báo cha mẹ về liều sơ sinh. − Làm thế nào để tăng tỷ lệ sinh tại cơ sở y tế. c) Tập huấn Tổ chức tập huấn về triển khai vắc xin viêm gan B sơ sinh cho các cán bộ tại bệnh viện tuyến tỉnh (khoa sản), bệnh viện huyện. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh chủ động lập kế hoạch và tập huấn, phát chứng ch ỉ cho các bộ tiêm chủng tại bệnh viện chưa được tập huấn. Nội dung : − Thông tin về bệnh VGB. 10
  11. − Sự lây truyền bệnh VGB từ mẹ sang con, các nguy cơ mà trẻ s ơ sinh mắc viêm gan B từ mẹ truyền sang. − Tầm quan trọng của tiêm vắc xin viêm gan B li ều s ơ sinh trong vi ệc phòng lây nhiễm. − Bảo quản, sử dụng vắc xin viêm gan B. − Kỹ thuật tiêm vắc xin viêm gan B − Giám sát phản ứng sau tiêm chủng. − Quản lý và ghi chép tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh. − Hướng dẫn các bà mẹ về ý nghĩa, tầm quan trọng của tiêm vắc xin và theo dõi phản ứng sau tiêm. d) Đáp ứng vật tư tiêm chủng Các trung tâm Y tế Dự phòng đảm bảo: − Cung cấp đủ phích văcxin bảo quản văcxin trong buổi tiêm chủng. Cấp bổ sung tủ lạnh (nếu có) và báo cáo DCL còn thiếu tại các cơ sở tiêm chủng. − Cung cấp đủ văcxin Viêm gan B để tiêm cho tất cả các đối t ượng trẻ em của địa phương và vãng lai. Cấp phát vắc xin hàng tháng đ ể đ ảm bảo đúng theo qui định, căn cứ theo số lượng vắc xin tồn, nhu cầu sử dụng trong tháng dựa trên số trẻ ước tính sinh trong tháng. − Cung cấp đủ bơm kim tiêm tự khoá và hộp an toàn sử dụng cho tiêm chủng. − Cung cấp tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông cho cán bộ làm tiêm chủng tại các cơ sở y tế. 2.2 Lập kế hoạch tiêm chủng tại bệnh viện − Việc triển khai tiêm viêm gan B cần có sự phối hợp t ốt giữa y t ế D ự phòng và điều trị. Trung tâm Y tế Dự phòng các tuy ến đảm b ảo cung cấp đủ vắc xin, vật tư tiêm chủng, tài liệu chuyên môn, tài liệu truyền thông, tập huấn cán bộ .v..v − Tại bệnh viện nên tổ chức tiêm vắc xin viêm gan B vào một giờ nhất định trong ngày để tiêm vắc xin viêm gan B cho tất cả các trẻ sinh ra trong 24 giờ qua. − Có sự phân công cụ thể cho một số cán bộ phụ trách việc tiêm vắc xin viêm gan B. Việc tổ chức như vậy sẽ đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ làm tiêm chủng sẽ được tập huấn đầy đủ… Ước tính vắc xin vât tư trong 1 tháng a) Xác định số đối tượng trẻ sinh ra tại khoa Sản trong vòng 1 tháng: ước tính số đối tượng trên cơ sở thực tế sinh đẻ tại khoa sản bệnh viện. b) Ước tính nhu cầu vắc xin và dụng cụ tiêm chủng trong 1 tháng: 11
  12. c) Vắc xin Viêm gan B dùng cho trẻ sơ sinh là vắc xin đơn liều: 1 liều/1lọ vắc xin. Số lọ vắc xin = Số trẻ đối tượng x 1,05 d) Ước tính số lượng bơm kim tiêm và hộp an toàn − Công thức tính bơm kim tiêm: Số bơm kim tiêm 0,5ml = Tổng số trẻ tiêm vắc xin Viêm gan B trong tháng + 10% − Công thức tính hộp an toàn: Tổng số bơm kim tiêm Số hộp an toàn = 100 (dung tích 5lít) Chuẩn bị trước buổi tiêm chủng a) Phân công nhân lực: − Tối thiểu có 2 cán bộ y tế đã được tập huấn v ề tiêm ch ủng t ại 1 điểm tiêm chủng để các cán bộ này có thể luân phiên th ực hi ện tiêm chủng vắc xin cho trẻ sơ sinh. b) Bố trí phòng tiêm chủng: − Phòng tiêm vắc xin riêng, không để lẫn thuốc và vắc xin − Phòng tiêm chủng đảm bảo giữ ấm cho trẻ sơ sinh − Có dán áp phích ”Qui định về tiêm chủng” − Tổ chức tiêm chủng vắc xin riêng không tiêm chung cùng các lo ại thuốc điều trị khác để tránh nhầm lẫn − Có nơi khám sức khỏe cho trẻ, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng và ghi chép. − Đảm bảo an toàn và thuận tiện cho cán bộ y tế khi thao tác. − Đảm bảo đầy đủ dụng cụ tiêm chủng, hộp thuốc ch ống sốc ngay t ại phòng tiêm. c) Khám phân loại chỉ định, chống chỉ định. Ngày đầu tiên sau sinh là thời điểm nguy cơ cao nhất đối với tử vong sơ sinh và điều đó dễ dẫn đến đổ lỗi do tiêm vắc xin viêm gan B. Vì vậy trẻ sơ sinh bắt buộc phải được cán bộ y tế khám và chỉ định trước khi tiêm chủng. 12
  13. − Hỏi tiền sử sản khoa cũng như tiền sử bệnh tật của trẻ, hỏi về tình hình sức khoẻ hiện tại của trẻ xem trẻ có thuộc diện chống ch ỉ đ ịnh hoặc hoãn tiêm không. − Trẻ cần được thăm khám trước khi tiêm chủng, chú ý đối với nh ững trẻ đẻ non, cân nặng thấp, đẻ khó, trẻ dị tật v.v. cần được thăm khám c ẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. − Trẻ mới sinh cũng cần có thời gian thích nghi với môi trường bên ngoài, sự ổn định nhịp thở, môi hồng, bú tốt là những d ấu hi ệu ch ứng tỏ một trẻ khỏe mạnh khi đó có thể tiêm vắc xin mà vẫn đảm bảo trẻ được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh − Hoãn tiêm đối với trẻ đang ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính. d) Hướng dẫn, tư vấn cho bà mẹ/ người chăm sóc trẻ v ề sự c ần thi ết của tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh: − Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút viêm gan B gây ra. − Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% đ ến 90% n ếu m ẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. − Trẻ sơ sinh bị nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mãn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó s ẽ ch ết vì ung th ư gan và xơ gan. − Tiêm vắcxin viêm gan B cho trẻ em là cách phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. − Tiêm vắc xin viêm gan B mũi 1 trong vòng 24 h đầu sau sinh s ẽ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80% đến 95%. − Tiêm vắc xin viêm gan B mũi 1 trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh giúp trẻ sơ sinh SỚM được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B t ừ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác. − Phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con sẽ giảm nếu tiêm muộn sau khi sinh. − Sau khi tư vấn cần được sự đồng ý/chấp thuận của bố mẹ trẻ /người chăm sóc trẻ trước khi tiêm cho trẻ. 2.3 Thực hành tiêm chủng an toàn a) Kiểm tra vắc xin 1) Kiểm tra nhãn lọ vắc xin. Nếu không có nhãn phải hủy bỏ 13
  14. 2) Kiểm tra hạn sử dụng lọ vắc xin . Nếu quá hạn sử dụng phải hủy bỏ 3) Kiểm tra chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (nếu có). Ph ải huỷ bỏ n ếu th ấy hình vuông bên trong cùng màu hay sẫm màu hơn màu của hình tròn bên ngoài. 4) Kiểm tra lọ vắc xin, hủy vắc xin nếu có thay đổi về màu sắc hoặc bất kỳ sự thay đổi bất thường nào khác. 5) Sử dụng đúng vắc xin viêm gan B đơn giá để tiêm cho trẻ. b) Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi tiêm chủng. c) Lấy vắc xin vào bơm tiêm 1) Lắc lọ vắc xin. Không chạm vào nút cao su. 2) Đâm kim tiêm vào và dốc ngược lọ vắc xin lên. Không chạm tay vào kim tiêm. 3) Lấy hơn 0,5ml vắc xin để có thể đuổi khí. 4) Đẩy pít tông đuổi khí trong bơm tiêm. 5) Dừng lại ở vạch 0,5 ml. 6) Tiêm đúng vị trí, đúng kỹ thuật, hút vắc xin xong tiêm ngay, không hút sẵn vẵc xin vào nhiều bơm kim tiêm. 7) Không bao giờ lưu kim tiêm cắm trong lọ vắc xin. 8) Sử dụng 1 bơm kim tiêm tự khóa để tiêm vắc xin cho mỗi trẻ. 9) Không chạm tay vào bất kỳ bộ phận nào của bơm kim tiêm, loại bỏ kim tiêm nếu như nó tiếp xúc với bất kỳ bề mặt vô khuẩn nào. 2.4 Kỹ thuật tiêm vắc xin VGB: tiêm bắp, mặt ngoài giữa đùi. 1) Mẹ bế trẻ ở trong lòng, bộc lộ vùng đùi của trẻ. Không tiêm vắc xin viêm gan B vào mông vì có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin do tiêm vắc xin dưới da hoặc tiêm vào lớp mỡ dưới da. 2) Tay mẹ giữ chân của trẻ 3) Cán bộ y tế dùng ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng căng da đùi (mặt ngoài giữa) nơi tiêm của trẻ. 4) Sát trùng da nơi tiêm. 5) Đâm kim nhanh thẳng góc 90 độ qua da và cơ. Tiêm ch ậm đ ể tr ẻ đ ỡ đau. Vị trí kim tiêm khi tiêm vắc xin Viêm gan B (tiêm bắp) 14
  15. Da Lí p mì d­ í i daous layer C¬ Chú ý: Khi tiêm 1 loại vắc xin khác hay thuốc khác cùng với vắc xin viêm gan B thì không tiêm cùng 1 bên đùi. d) Dùng bơm tiêm tự khóa Sử dụng 1 bơm kim tiêm vô trùng còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm, bơm tiêm tự khóa chỉ có thể sử dụng một lần, sau đó bỏ vào hộp an toàn ngay. Cần phải: − Bỏ nắp đậy kim tiêm vào hộp an toàn ngay – không đậy lại nắp kim − Không chạm vào kim tiêm hoặc không để kim tiêm ch ạm vào bất c ứ thứ gì. − Bỏ bơm kim tiêm vào hộp an toàn ngay sau khi dùng Không được: − Lấy không khí vào bơm tiêm trước khi hút vắc xin. − Không kéo pít tông lại phía sau để kiểm tra xem có máu không. 2.5 Theo dõi phản ứng sau tiêm chủng − Vắc xin viêm gan B rất an toàn, đã được tiêm ở nhiều nước trên th ế giới. Tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh là chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới trong phòng chống bệnh viêm gan B. − Sau khi tiêm có thể có các phản ứng thông thường như đau tại ch ỗ tiêm là 3 – 9%, sốt trên 37,7 độ C là 0,4 đến 8%. − Sốc phản vệ là phản ứng hiếm gặp được ghi nhận với tỷ lệ ước tính là 1 trường hợp trên 600.000 đến 1.000.000 liều vắc xin. − Ngày đầu tiên sau sinh là thời điểm nguy cơ cao nhất đối với tử vong sơ sinh và điều đó dễ dẫn đến đổ lỗi do tiêm vắc xin viêm gan B. − Những phản ứng nặng sau tiêm vắc xin viêm gan B th ường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. Hướng dẫn bà mẹ về theo dõi, chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng 15
  16. − Sau tiêm chủng trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và dặn bà mẹ theo dõi ít nhất một ngày (24 giờ) sau khi tiêm chủng. − Sau tiêm chủng trẻ có thể có phản ứng thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc v.v. Các phản ứng nhẹ thường tự khỏi trong vòng 1 ngày không cần phải xử trí gì. − Các bà mẹ cần chú ý đến trẻ hơn và cho trẻ bú nhiều hơn (cho trẻ bú khi trẻ thức, không nên nằm cho trẻ bú) hoặc uống nhiều nước, chườm mát và theo dõi trẻ. − Đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu phản ứng kéo dài h ơn một ngày hoặc phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn như trẻ sốt cao hay có nh ững bi ểu hiện khác thường như quấy khóc kéo dài, tím tái, khó thở, bú ít, bỏ bú... 2.6 Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ tiêm chủng các liều tiếp theo tại trạm y tế. − Cán bộ y tế cần hướng dẫn các bà mẹ/người chăm sóc trẻ đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin viêm gan B các mũi tiếp theo tại cơ sở y t ế theo đúng lịch tiêm chủng. − Các bà mẹ cần giữ phiếu tiêm chủng và mang theo phiếu này khi đưa con đi tiêm chủng các mũi tiếp theo tại trạm y tế. Để phòng bệnh viêm gan B trẻ cần được tiêm chủng đầy đ ủ theo l ịch tiêm sau Tuổi của trẻ Lịch tiêm chủng văcxin viêm gan B Trẻ sơ sinh Tiêm trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh Trẻ 2 tháng tuổi Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib1 và uống OPV1 Trẻ 3 tháng tuổi Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib2 và uống OPV2 Trẻ 4 tháng tuổi Tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib3 và uống OPV3 Tóm tắt về tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh Loại vắc xin Vắc xin đơn giá Khám phân loại trước khi tiêm Chống chỉ định Hoãn tiêm đối với trẻ đang ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính Đau, đỏ nhẹ tại chỗ tiêm. Hiếm gặp phản ứng quá Phản ứng sau tiêm mẫn Liều lượng 0,5ml 16
  17. Vị trí tiêm Mặt ngoài giữa đùi Đường tiêm Bắp 2.7 Xử trí khi xảy ra phản ứng sau tiêm a) Tại nơi xảy ra phản ứng hoặc nơi đầu tiên tiếp nh ận tr ường h ợp phản ứng − Nhân viên y tế phải theo dõi nhằm phát hiện sớm các trường h ợp phản ứng sau tiêm chủng để tiến hành xử trí kịp thời như trường hợp sốc phản vệ hay phản ứng quá mẫn muộn, hội chứng sốc nhiễm độc hay nghi ngờ sai sót do tiêm chủng… và thông báo cho tuyến trên theo quy định. − Trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng vượt quá khả năng xử trí tại khoa sản phải được khám và điều trị bởi bác s ỹ khoa nhi ho ặc đi ều trị tại khoa cấp cứu. − Ghi chép đầy đủ thông tin vào cột ghi chú trong sổ theo dõi tiêm chủng vắc xin viêm gan B sơ sinh. Những thông tin chi tiết khác cần báo cáo theo nội dung trong sổ ghi chép phản ứng sau tiêm chủng, bao gồm: + Thông tin về trẻ bị phản ứng sau tiêm chủng; + Ngày, giờ tiêm, loại vắc xin, tên vắc xin đã tiêm, số lô, hạn sử dụng, nhà sản xuất, đơn vị cung cấp, nước hồi chỉnh (nếu có); + Ngµy, giê xuÊt hiÖn ph¶n øng, m« t¶ triÖu chøng chÝnh (toµn th©n, t¹i chç, c¸c dÊu hiÖu ®Æc biÖt kh¸c). Diễn biến và các biện pháp xử trí đã thực hiện theo mẫu báo cáo về phản ứng sau tiêm chủng (Phụ lục 5: Mẫu báo cáo về phản ứng sau tiêm chủng). b) Các hoạt động cần triển khai khi có ph ản ứng n ặng t ại bu ổi tiêm chủng. − Cơ sở y tế: + Dừng ngay buổi tiêm chủng; + Niêm phong toàn bộ số vắc xin, sinh phẩm y tế và b ảo qu ản theo điều kiện qui định, niêm phong bơm kim tiêm sử dụng trong buổi tiêm; + Lập biên bản ghi nhận nhiệt độ, tình trạng bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế tại thời điểm xảy ra phản ứng nặng; + Thống kê toàn bộ số lượng vắc xin, sinh phẩm y tế nhận, đã sử dụng và số trẻ đã được tiêm từng loại vắc xin, sinh ph ẩm y t ế trong buổi tiêm chủng có phản ứng nặng; 17
  18. + Báo cáo cho Sở Y tế và Trung tâm y tế Dự phòng tuy ến tỉnh/huyện. − Tuyến huyện, tỉnh, khu vực, quốc gia: tiếp nhận báo cáo và thực hiện điều tra phản ứng sau tiêm chủng; − Các khoa / phòng trong bệnh viện có trách nhiệm phối h ợp xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. 2.8 Ghi chép vào sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng a) Phiếu /sổ tiêm chủng cá nhân − Phải sẵn có để cán bộ y tế tại bệnh viện ghi chép. Sau khi tiêm chủng vắc xin VGB sơ sinh tại bệnh viện các thông tin ph ải đ ược ghi đ ầy đủ vào sổ/ phiếu tiêm chủng (Phụ lục 3: phiếu tiêm chủng cá nhân) − Những liều tiếp theo sẽ do trạm y tế thực hiện nên ph ải đưa phi ếu tiêm chủng đã ghi nhận tiêm vắc xin viêm gan B liều s ơ sinh cho b ố m ẹ của trẻ. Phiếu /sổ này sẽ giúp cho trạm y tế có thông tin về liều vắc xin VGB sơ sinh. b) Sổ tiêm chủng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh t ại b ệnh viện(Phụ lục 4) Thông tin ghi chép trong sổ tiêm chủng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh − Tất cả trẻ em sinh ra tại bệnh viện tỉnh/huyện đều được đăng ký trong “sổ tiêm chủng vắc xin viêm gan B liều sơ sinh”. Ghi danh sách trẻ theo địa phương quận/huyện đối với bệnh viện tỉnh, hoặc xã/phường đối với bệnh viện huyện. Mỗi quận/ huyện hoặc xã/phường ghi vào một số trang, hoặc một quyển riêng cho mỗi quận/huyện nếu số trẻ tiêm c ủa m ỗi địa phương trong 1 năm nhiều. Đối với trẻ vãng lai của tỉnh/huy ện khác có thể ghi riêng vào 1 trang. − Ghi rõ ràng chính xác họ tên, ngày tháng, năm sinh, địa ch ỉ vào sổ. Mỗi trẻ ghi 1 dòng, hàng tháng tổng hợp số trẻ tiêm được trong tháng c ủa mỗi địa phương (theo quận/huyện hoặc xã/phường). − Ghi rõ ngày, tháng, năm trẻ được tiêm vắc xin VGB li ều s ơ sinh vào cột tương ứng ≤24 giờ hoặc >24 giờ. − Nếu trẻ không được tiêm vắc xin VGB ghi rõ lý do vào cột ghi chú. 2.9 Báo cáo kết quả tiêm chủng − Hàng tháng tổng hợp báo cáo số liệu tiêm chủng vắc xin viêm gan B theo mẫu “Báo cáo kết quả tiêm chủng trẻ em” và danh sách trẻ tiêm của từng địa phương gửi Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh, huyện. 18
  19. 3.0 Báo cáo các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng − Các khoa/phòng tiêm chủng trong bệnh viện, cơ sở tiếp nhận trường hợp phản ứng sau tiêm chủng phải báo cáo ngay trong vòng 24 giờ cho TTYTDP Tỉnh, huyện và Sở Y tế để có hành động kịp thời và ti ến hành điều tra đối với các trường hợp nghiêm trọng bao gồm: sốc phản vệ, hội chứng sốc nhiễm độc, nghi ngờ do sai sót trong tiêm ch ủng và tử vong. Có thể báo cáo qua điện thoại, Fax, email hoặc gửi theo đường bưu điện cho Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng. − Các trường hợp phản ứng nhẹ nhưng số trường hợp bị phản ứng vượt quá tỉ lệ thường gặp cũng phải báo cáo theo quy định. 19
  20. Phụ lục Phụ lục 1. Báo cáo nhận vắc xin - dung môi (Mỗi lần nhận sử dụng 1 báo cáo) Tên đơn vị nhận văcxin: Tên đơn vị cấp văcxin: Phần I: Thủ tục giấy tờ giao nhận vắc xin Chứng từ Số công Ngày nhận Giấy phép Hoá đơn gửi Hoá đơn văn cv hàng (nếu có) Kiểm định quốc xuất kho gia Trước khi nhận CóKhông Khi nhận hàng CóKhông CóKhông Có Không Phần II: Chi tiết vắc xin-dung môi nhận: Loại vắc xin Số Số lô Số hộp Số liều Hạn Hãng sản xuất Nước sản liều/l dùng xuất ọ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
69=>0