intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng tới phát thải về 0 (Netzero): Kinh nghiệm từ các quốc gia, thực trạng và bài học cho Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu: nghiên cứu hai trường hợp mô hình hướng tới Netzero tại EU và Nhật Bản; đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp nhằm đạt được cam kết Net zero tại Việt Nam; đề xuất kiến nghị và giải pháp hướng tới mục tiêu này cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng tới phát thải về 0 (Netzero): Kinh nghiệm từ các quốc gia, thực trạng và bài học cho Việt Nam

  1. HƢỚNG TỚI PHÁT THẢI VỀ 0 (NETZERO): KINH NGHIỆM TỪ CÁC QUỐC GIA, THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Nguyễn Lê Hƣơng Trà(1), Nguyễn Quốc Phóng(2) TÓM TẮT: Việt Nam là một trong số những quốc gia có cam kết mạnh mẽ hướng tới Netzero vào năm 2050 và Ďã có những hành Ďộng Ďể thực hiện cam kết Ďó. Bài viết Ďưa ra hai mô hình xây dựng chiến lược hướng tới Netzero nổi bật trên thế giới tại EU và Nhật Bản, Ďưa ra những so sánh và các chiến lược Ďó. Ngoài ra, bài viết còn tập chung Ďánh giá thực trạng hành Ďộng của Việt Nam thông qua khung phân tích gồm 3 trụ cột và 5 hành Ďộng về Net zero. Nhóm phân tích Ďưa ra kết luận rằng, tại Việt Nam, vẫn còn tồn tại hạn chế nhất Ďịnh ở các mục tiêu: giảm phát thải toàn diện, loại bỏ CO2 có thận trọng, Ďền bù carbon hiệu quả, Ďiều chỉnh phù hợp với các mục tiêu sinh thái xã hội. Từ Ďó, nhóm tác giả Ďưa ra các Ďề xuất phù hợp Ďể Việt Nam có thể Ďạt Ďược Net zero. Từ khoá: Net zero, EU ETS, Nhật Bản, Việt Nam. ABSTRACT: Vietnam is considered one of the countries with a strong commitment towards Net zero by 2050 and has taken actions to implement that commitment. The article presents two models of building strategies towards Net zero that are prominent in the world in the EU and Japan, and provides comparisons and strategies. In addition, the article also focuses on assessing the current state of Vietnam's actions through an analytical framework of 3 pillars and 5 actions on Net zero. The analysis team concluded that in Vietnam, there still exist certain limitations in the goals: comprehensive emission reduction, careful CO2 removal, effective carbon compensation, and regulation of carbon emissions. consistent with socio-ecological goals. From there, the authors provide appropriate recommendations so that Vietnam can achieve Net zero. Keywords: Net zero, EU ETS, Japan, Vietnam. 1. Giới thiệu Nhiệt Ďộ toàn cầu Ďã tăng thêm 10 Ďộ C trong hai thập kỉ Ďầu thế kỉ XX, là nguyên nhân hàng Ďầu gây ra biến Ďổi khí hậu toàn cầu và các thảm hoạ liên 1. Trường Đại học Ngoại Thương. Email: huongtra2003tlym@gmail.com. 2. Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên. 1311
  2. quan Ďến thời tiết (IPCC, 2021). Khí CO2 (carbon Ďi-ô-xít, khí cacbonic) là một trong những thành phần chính của khí nhà kính, Ďóng một vai trò quan trọng trong hiện tượng nóng lên của bầu khí quyển Trái Ďất (Zhong & Haigh, 2013). Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), chỉ tính riêng lượng khí CO2 thải ra từ việc Ďốt cháy năng lượng và các quá trình công nghiệp Ďã Ďạt tới 36,8 triệu tấn, cao hơn mức trước Ďại dịch là 36,2 triệu tấn vào năm 2019. Năm quốc gia phát thải hàng Ďầu (Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên minh châu Âu, Liên bang Nga) chiếm khoảng 60 lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2021, gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 6 nghìn tỉ Ďô la Mỹ. Chính vì vậy, việc kiểm soát lượng khí thải CO2 trong khí quyển là Ďiều quan trọng Ďể Ďảm bảo sự phát triển bền vững của loài người và các nền kinh tế nói chung. Đặc biệt, Ďối với Việt Nam, một quốc gia rất dễ bị tổn thương trước sự biến Ďổi của khí hậu thì việc thúc Ďẩy quá trình chuyển Ďổi sang nền kinh tế phát thải ròng CO2 bằng 0 (Net zero) là vô cùng quan trọng. Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến Ďổi khí hậu (COP) là hội nghị thường niên tổ chức trong khuôn khổ Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến Ďổi khí hậu (UNFCCC), là nơi họp chính thức của các bên tham gia UNFCCC nhằm Ďánh giá quá trình Ďương Ďầu với biến Ďổi khí hậu. Tại Hội nghị COP lần thứ 26 (COP 26) diễn ra vào năm 2021, các quốc gia Ďã Ďặt ra mục tiêu giảm phát thải ròng CO2 về 0 (Net zero) vào năm 2050, nhằm giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng Ďã chính thức tuyên bố cam kết của Việt Nam phấn Ďấu Ďạt Ďược mục tiêu này vào năm 2050. Mặc dù tỉ lệ phát thải ở Việt Nam không cao nhưng tỉ lệ phát thải carbon năm 2020 Ďã tăng hơn 2.000 lần so với năm 1990 và Ďược dự Ďoán sẽ tăng trong tương lai (Crippa & cộng sự, 2021). Net zero Ďược hiểu là sự cân bằng giữa phát thải do con người tạo ra theo nguồn và loại bỏ bằng cách hấp thụ khí nhà kính (trong nửa sau của thế kỉ) (IEA, 2021). Krishnan & cộng sự (2021) cho rằng, Net zero về bản chất là bài toán giải phương trình cân bằng giữa nguồn phát thải và các hoạt Ďộng loại bỏ carbon. Để hiện thực hóa Ďược Net zero vào năm 2050, lượng phát thải CO2 toàn cầu phải Ďạt Ďỉnh vào năm 2030 (IPCC, 2018) - một mục tiêu khó nhưng cần thiết trước tình hình nguy cấp của khí hậu. Rất nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,... từ lâu Ďã triển khai các mô hình nhằm Ďạt Ďược mục tiêu giảm phát thải carbon hướng tới Net zero. Tuy nhiên, việc thực hiện Netzero còn chưa hiệu quả và có nhiều hạn chế. Báo cáo của Liên Hợp Quốc (2022) cho biết, cam kết của các chính phủ chưa Ďạt Ďược mục tiêu Ďề ra. Tại Việt Nam, Chính phủ Ďã ban hành Chiến lược quốc gia về biến Ďổi khí hậu giai Ďoạn Ďến năm 2050 và nhiều nghị Ďịnh, quyết Ďịnh khác Ďể hiện thực hóa cam kết tại Hội nghị COP26. Cuối năm 2023, Việt Nam chính thức công bố Kế hoạch huy Ďộng nguồn lực Ďể thực hiện Tuyên bố chính trị về thiết lập Quan hệ Ďối tác chuyển Ďổi năng lượng công bằng (JETP) tại phiên họp thứ 28 của Hội nghị các bên (COP 28) với Nhóm Ďối tác quốc tế (IPG) nhằm mở rộng Ďể phát triển các kĩ năng và năng lực cần thiết cho quá trình chuyển Ďổi năng lượng công bằng thông 1312
  3. qua giáo dục và Ďào tạo nghề kĩ thuật, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân, cũng như thiết lập một trung tâm xuất sắc về năng lượng tái tạo, thúc Ďẩy ngành năng lượng tái tạo và thúc Ďẩy ứng dụng về thu hồi, sử dụng và lưu trữ Carbon, ngoài việc xúc tác cho việc sản xuất thiết bị lưu trữ năng lượng và pin, sản xuất hydro xanh và phát triển năng lượng gió ngoài khơi. Nghiên cứu này Ďược thực hiện với mục tiêu: (i) nghiên cứu hai trường hợp mô hình hướng tới Netzero tại EU và Nhật Bản; (ii) Ďánh giá tình hình thực hiện các biện pháp nhằm Ďạt Ďược cam kết Net zero tại Việt Nam; (iii) Ďề xuất kiến nghị và giải pháp hướng tới mục tiêu này cho Việt Nam. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong bài viết này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Ďể phân tích về chiến lược hướng tới Netzero của một số quốc gia trên thế giới, các báo cáo về tình hình thực hiện hoạt Ďộng này tại Việt nam; kết hợp với các phân tích, nhận Ďịnh của chuyên gia, nhà khoa học nhóm Ďã Ďánh giá và Ďề xuất các giải pháp thúc Ďẩy mục tiêu Netzero của Việt Nam. 3. Kinh nghiệm trên thế giới về xây dựng chiến lƣợc hƣớng tới Net zero 3.1. Cơ chế mua bán phát thải ETS tại châu Âu ETS là viết tắt của cụm từ Emissions Trading System: ―Chương trình mua bán phát thải của Liên minh châu Âu‖ - một chương trình pháp lí do Liên minh châu Âu thiết kế Ďể cung cấp cho các quốc gia thành viên việc phân bổ và mua bán giấy phép phát thải. EU ETS là một hệ thống thương mại và trần Ďiển hình Ďược lấy cảm hứng từ sự thành công thực tế của chương trình buôn bán và hạn mức SO2 tại Mỹ. Mục Ďích chính của cơ chế này là giảm phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả về mặt chi phí, bằng cách thành lập một lộ trình giảm phát thải khí nhà kính công nghiệp Ďược xác Ďịnh và cho phép thực hiện các giao dịch riêng lẻ về Ďịnh mức carbon giữa các doanh nghiệp tìm ra các phương án giảm thiểu rẻ nhất. Chương trình Ďược chia thành 4 giai Ďoạn vận hành: giai Ďoạn 1 từ 2005 Ďến 2007, giai Ďoạn 2 từ 2008 Ďến 2012, giai Ďoạn 3 từ 2013 Ďến 2020 và giai Ďoạn 4 từ 2021 Ďến 2030. Hình 1. Cơ chế của EU ETS Nguồn: Tổng hợp bởi Từ Thuý Anh (2022) 1313
  4. ETS là một kế hoạch ―giới hạn và giao dịch‖ tiêu chuẩn. Cơ chế này Ďược hiểu rằng, các quốc gia, A, B, C, D là thành viên trong EU ETS. A và B Ďược cấp 100 khoản trợ cấp phát thải miễn phí. Trong năm Ďó, A chỉ sử dụng hết 88 giấy phép phát thải, còn dư 12 giấy phép. Khi Ďó, A sẽ có 3 lựa chọn là huỷ Ďi, giữ lại 12 giấy phép cho năm sau và bán Ďi kiếm lời. Trong khi Ďó, nước B lại sử dụng Ďến 128 giấy phép nên thiếu 28 giấy phép. Khi Ďó, B có thể nộp phạt vì Ďã quá hạn mức Ďến 28 giấy phép xả thải hoặc mua thêm 28 giấy phép Ďể bù Ďắp dựa vào chi phí của phương án nào là khả thi hơn. Thông thường, các nhà hoạch Ďịnh chính sách sẽ cố gắng tăng mức phạt nhằm làm cho thị trường mua bán giấy phép trở nên hấp dẫn, nhộn nhịp hơn và là sự lựa chọn tối ưu. Khi lựa chọn mua giấy phép, B có 3 cách Ďể mua: thứ nhất, mua từ cơ quan cấp phép thông qua Ďấu giá trợ cấp phát thải; thứ hai là mua tín dụng quốc tế từ thị trường bắt buộc, cụ thể là CER (Giảm phát thải có chứng nhận) và ERU (Đơn vị giảm phát thải); thứ ba là mua tín dụng bù Ďắp từ thị trường tự nguyện thông qua các dự án. Tổng số giấy phép Ďược cấp có thể giảm Ďi theo từng năm nhằm khuyến khích các quốc gia tập trung Ďầu tư vào năng lượng sạch nhiều hơn. EU ETS chiếm hơn 40 tổng lượng phát thải khí nhà kính của EU. Hệ thống giao dịch khí thải Ďược kiểm soát và thực hiện thống nhất trên khắp châu Âu. Nó dựa trên các Ďịnh mức phát thải có thể bán Ďược trên thị trường Ďể thiết lập tổng khối lượng phát thải tối Ďa cho tất cả các bên tham gia trong các lĩnh vực Ďược chỉ Ďịnh. Các khoản trợ cấp miễn phí sẽ Ďược loại bỏ dần bắt Ďầu từ năm 2026 khi không có khoản trợ cấp miễn phí nào Ďược phân bổ cho các hạng mục thuộc phạm vi Ďiều chỉnh của Cơ chế Ďiều chỉnh biên giới carbon. Các khoản trợ cấp cũng sẽ trở nên có mục tiêu và có Ďiều kiện hơn Ďối với nỗ lực khử carbon của các công ty. Để Ďảm bảo việc thực hiện cơ chế ETS Ďược rõ ràng, minh bạch. Cơ chế Giám sát, Báo cáo và Xác minh (MRV) trong ETS Ďược sử dụng. Đây là một hệ thống giám sát, báo cáo và xác minh Ďầy Ďủ, nhất quán, chính xác và minh bạch cần thiết Ďể tạo niềm tin trong giao dịch phát thải. Những người tham gia thị trường carbon và các cơ quan chức năng Ďều muốn Ďảm bảo rằng lượng khí thải CO2 tương Ďương với một tấn Ďược báo cáo, Ďảm bảo rằng các nhà khai thác Ďáp ứng nghĩa vụ của họ Ďể trả trợ cấp Ďầy Ďủ. mức Ďộ phù hợp với lượng khí thải của họ. Thời gian tuân thủ: Từ ngày 1/1 Ďến ngày 30/4 của năm tiếp theo (16 tháng). Hình phạt: Các hình phạt trong EU ETS là toàn diện, bao gồm một hoặc nhiều hình thức sau: phạt tài chính, khiển trách công khai vì không tuân thủ và hình phạt hình sự. Theo số liệu mới nhất Ďược ICAP cập nhật vào ngày 22/3/2019, những người tham gia phải chịu “hình phạt phát thải vượt mức” bằng cách trả 100 EUR (118 USD) cho mỗi tấn CO2 thải ra mà không có bất kỳ khoản nào Ďược nộp. Tên của thành viên vi phạm cũng Ďược công bố công khai. 3.2. Chiến lược tăng trưởng xanh hướng tới trung hoà carbon tại Nhật Bản Nhật Bản là một trong những quốc gia Ďi Ďầu trong xây dựng chiến lược nhằm hướng tới mục tiêu trung hoà carbon (Nieto, 2022). Trong Ďó, nổi bật là Chiến lược tăng trưởng xanh hướng tới trung hoà carbon Ďến năm 2020 Ďược 1314
  5. Bộ Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Ďưa ra vào tháng 12/2020 và cập nhật vào tháng 6/2021. Chiến lược Ďặt ra các mục tiêu Ďầy tham vọng cho 14 lĩnh vực ưu tiên và nhằm Ďạt Ďược những mục tiêu này, Chính phủ sử dụng năm công cụ chính sách bao gồm: (1) Thông qua Quỹ Đổi mới Xanh, 15 nghìn tỉ yên R&D sẽ Ďược phân bổ Ďể hỗ trợ R&D của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp ưu tiên nhằm xanh hoá năng lượng và Ďiện khí hoá, hiện thực hoá nền kinh tế hydro, cố Ďịnh và tái chế CO2. (2) Chính phủ sẽ miễn thuế Ďể tăng mức khấu trừ thuế tối Ďa, tạo ra khoảng 1,7 nghìn tỉ yên Ďầu tư tư nhân trong thời gian 10 năm. (3) Các biện pháp sẽ Ďược Ďưa ra Ďể khuyến khích Ďầu tư vào các cơ sở carbon thấp tiên tiến thông qua việc sử dụng các hợp Ďồng thuê hoạt Ďộng, có tác Ďộng thúc Ďẩy Ďầu tư vốn Ďáng kể, dẫn Ďến khoản Ďầu tư hơn 150 tỉ yên. (4) Cải cách và tiêu chuẩn hóa pin hydro, năng lượng gió, ô tô và EV (Xe Ďiện) (5) Hợp tác quốc tế với các nước lớn sẽ Ďược thúc Ďẩy và khuyến khích Bảng 1. Các công cụ chính sách của chiến lƣợc tăng trƣởng xanh Cụm Hành động Ngành CN ngành CN Công nghiệp sản - Tạo thị trường nội Ďịa hấp dẫn. xuất Ďiện gió - Xúc tiến Ďầu tư và hình thành chuỗi cung ứng. ngoài khơi - Phát triển công nghệ và hợp tác xuyên biên giới. - Phát triển công nghệ Ďồng Ďốt ( Ďốt Ďồng thời hai hoặc nhiều loại nguyên liệu) trong ngành Ngành công nghiệp nhiệt Ďiện với 20 là khí amoniac tham gia vào nhiên liệu amoniac quá trình sản xuất nhiệt Ďiện. - Xây dựng thị trường sản xuất amoniac cho NGÀNH ngành nhiệt Ďiện. CN LIÊN - Chính phủ sẽ hỗ trợ sớm kiểm Ďịnh chất lượng QUAN các tua bin phát Ďiện hydro Ďể Ďẩy nhanh quá ĐẾN trình thương mại hóa tại Nhật Bản, chiếm lĩnh NĂNG thị trường toàn cầu. Công nghiệp hydro LƯỢNG - Đẩy nhanh quá trình thương mại hoá xe chạy bằng nhiên liệu hydro và xây dựng các trạm sạc nhiên liệu hydro. - Chính phủ sẽ hỗ trợ thành lập công nghệ và thị trường sản xuất thép khử hydro Ďầu tiên trên thế giới. Chính phủ hỗ trợ hoạt Ďộng R&D trong sản xuất Công nghiệp hạt lò phản ứng môĎun nhỏ, lò phản ứng làm mát nhân bằng khí nhiệt Ďộ cao, phát triển năng lượng nhiệt hạch cũng như Ďưa các sản phẩm này ra thị trường quốc tế. 1315
  6. Công nghiệp ô tô Thúc Ďẩy Ďiện khí hoá phương tiện, phương tiện và pin trung hoà carbon và tăng tính kinh tế của các pin khi so sánh với xe chạy bằng xăng. Chất bán dẫn/ - Thúc Ďẩy số hoá nhằm giảm phát thải CO2. thông tin và - Tiết kiệm năng lượng Ďiện vận hành trong truyền thông ngành kĩ thuật số hoá. Ngành vận tải Phát triển tàu chạy bằng nhiên liệu thân thiện biển với môi trường. NGÀNH CN LIÊN Hậu cần, con Chính phủ sẽ nỗ lực Ďạt Ďược mức trung hoà QUAN người và cơ sở hạ carbon thông qua phát triển công nghệ và thực ĐẾN VẬN tầng kĩ thuật dân hiện xã hội trong từng giai Ďoạn xây dựng. TẢI VÀ dụng SẢN Lương thực, nông Giảm thiểu và hấp thụ khí nhà kính. XUẤT lâm thuỷ sản - Phát triển công nghệ Ďiện khí hoá cho máy Công nghiệp máy bay, máy bay chạy bằng hydro. bay - Giảm trọng lượng cho máy bay và tăng hiệu suất Ďộng cơ. - Hạ giá thành của bê tông hấp thụ CO2, phát Công nghiệp tái triển sản phẩm chống gỉ sét. chế carbon - Phát triển công nghệ phản lực sinh học bằng nuôi cấy vi tảo. Công nghiệp nhà - Thúc Ďẩy tiết kiệm năng lượng và sử dụng pin NGÀNH ở và công nghiệp mặt trời. CN LIÊN xây dựng - Xây nhà thấp tầng sử dụng kết cấu bằng gỗ. QUAN ĐẾN HỘ Các ngành liên - Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. GIA ĐÌNH/ quan Ďến tuần - Sử dụng các nguyên liệu thân thiện môi trường, hoàn tài nguyên tái sử dụng, tái chế và tận dụng chất thải. VĂN PHÒNG Các ngành liên Phổ biến lối sống giảm carbon. quan Ďến lối sống (Nguồn: Bộ Năng lượng, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản) 4. Thực trạng việc triển khai thực hiện Net zero tại Việt Nam Để phân tích tình hình thực hiện các chính sách nhằm Ďạt Ďược cam kết Netzero, theo Fankhauser & cộng sự (2022) Ďược nhóm tác giả sử dụng. Theo Ďó, khung phân tích gồm 3 trụ cột: tính cấp thiết của phát thải về 0, tính toàn vẹn của phát thải ròng và sự nhất quán với các mục tiêu phát triển bền vững cùng với 5 mục tiêu chính và quan trọng nhất gồm: Giảm phát thải toàn diện, loại bỏ CO 2 1316
  7. một cách thận trọng, Ďền bù carbon có hiệu quả, chuyển dịch công bằng sang NetZero và tính bền vững trong sinh thái xã hội. Hình 2. Khung hành động hướng tới phát thải về 0 Nguồn: Tổng hợp từ tác giả 4.1. Mục tiêu giảm phát thải toàn diện Đây là việc xử lí Ďược tất cả các khí thải và trọng tâm của các chiến lược giảm phát thải là năng lượng và cần mở rộng quy mô năng lượng sạch. Đối với các lĩnh vực khác như công nghiệp nặng, xây dựng, thực phẩm và nông nghiệp, hàng không và khai thác mỏ, trạng thái phát thải ròng bằng 0 Ďược coi là trở nên khó khăn hơn, Vì vậy, nó Ďòi hỏi cần một khung chính sách Ďủ rõ ràng và hợp lí cùng sự phối hợp của các cấp các ngành và cả người dân. Tại Việt Nam, với mục tiêu này, một số chính sách Ďã Ďược Ďưa ra và còn tồn tại một số vấn Ďề, bao gồm: - Các nhà máy nhiệt Ďiện than vẫn Ďang chiếm ưu thế và Ďây là nguồn phát thải carbon lớn nhất của Việt Nam, chiếm 30 tổng lượng phát thải (Cục Điều tiết Ďiện lực - Bộ Công Thương, 2023). - Việt Nam Ďang thực hiện khử carbon trong lĩnh vực sản xuất (17 lượng khí thải) với sự Ďa dạng của các công nghệ Ďược sử dụng trong các cơ sở sản xuất. Ví dụ, sản xuất thép và xi măng thải ra một lượng lớn carbon, nhưng mỗi ngành sản xuất sử dụng các loại thiết bị khác nhau. Bắt kịp chiến lược ―Ďịnh giá carbon‖ Ďã Ďược thực hiện thành công với Hệ thống Thương mại châu Âu (ETS), Ďược thành lập vào năm 2005 tại 31 quốc gia và hiện bao phủ 45 tổng lượng phát thải nhà kính của EU, Việt Nam Ďã có kế hoạch Ďúng Ďắn Ďể khởi Ďộng một thị trường carbon như vậy. - Ngoài ra, việc khử carbon trong lĩnh vực vận chuyển tại Việt Nam cũng Ďang Ďược chú ý. Giao thông vận tải chiếm khoảng 10 lượng phát thải nhà kính của Việt Nam. Đặc biệt, sự phát triển kinh tế nhanh chóng vẫn Ďang làm gia tăng 1317
  8. mạnh mẽ của vận tải Ďường bộ, với mức tăng trưởng bình quân hằng năm là 9,43% trong giai Ďoạn 2011 - 2019. Trước bối cảnh này, Kế hoạch hành Ďộng chuyển Ďổi năng lượng xanh và giảm phát thải khí carbon và khí mê-tan trong ngành giao thông vận tải (Quyết Ďịnh số 876/QĐ-TTg) Ďược phê duyệt vào tháng 7/2022. Tuy nhiên, sự chuyển Ďổi lớn sang xe Ďiện Ďòi hỏi phải có các trạm sạc Ďiện trên khắp Ďất nước. Nguồn cung cấp Ďiện tái tạo sẽ phải tăng lên Ďể có thể cung cấp năng lượng cho lượng xe Ďiện ngày càng tăng Ďược Ďưa vào sử dụng. Một vấn Ďề khác Ďược Ďề cập tới là sự phối hợp liên ngành trong hành trình Ďạt Net zero Ďã dần Ďược hình thành, Ďặc biệt khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh giai Ďoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Nhằm triển khai hiệu quả Chiến lược, Ban Chỉ Ďạo quốc gia về tăng trưởng xanh Ďã Ďược thành lập do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, với các Ďại diện là lãnh Ďạo các bộ, ngành, cơ quan. 4.2. Mục tiêu loại bỏ CO2 một cách thận tr ng Việc tiến hành nghiên cứu, phát triển và triển khai các công nghệ loại bỏ carbon cần thận trọng và xem xét kĩ lưỡng. Cần Ďánh giá cẩn thận các lợi ích và rủi ro có thể mang lại của từng phương pháp nhằm Ďảm bảo chúng Ďược triển khai theo cách phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, các nhà máy nhiệt Ďiện vẫn hoạt Ďộng và sản xuất ra rất nhiều Ďiện nhằm Ďảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Nếu dừng sản xuất nhiệt Ďiện khi chưa có phương án thay thế phù hợp chỉ vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 sẽ gây lãng phí khi nhiều nhà máy nhiệt Ďiện vẫn còn hoạt Ďộng tốt và gây ra sự thiếu Ďiện ảnh hưởng lớn tới sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, việc loại bỏ nhiệt Ďiện sẽ tác Ďộng trực tiếp Ďến người lao Ďộng trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông và sử dụng than. Trong bối cảnh nhiều Ďối tác bắt Ďầu xem xét Ďến việc tính toán lượng khí thải tạo ra khi sản xuất 1 Ďơn vị sản phẩm, loại bỏ carbon sẽ là rào cản thương mại mới Ďối với doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn trong việc cập nhật thông tin về các cam kết giảm phát thải hay thay Ďổi công nghệ cũ chuyển sang công nghệ sản xuất xanh hơn. 4.3. Mục tiêu đền bù carbon c hiệu quả Chính phủ có thể Ďạt Ďược sự cân bằng thông qua mua bán cacbon thông thường, hoặc mở ra thị trường giao dịch phát thải carbon. Từ Ďó, tạo Ďiều kiện cho sự Ďền bù carbon trở nên có hiệu quả hơn, do sự Ďền bù carbon Ďược hiểu là việc cân bằng lượng khí thải carbon tạo ra bằng cách tài trợ cho các dự án môi trường làm giảm khí nhà kính trong khí quyển. Tại Việt Nam, thị trường carbon vẫn còn khá mới mẻ và vẫn Ďang trong giai Ďoạn phát triển và hoàn thiện. Ngày 31/10/2021, Ý Ďịnh thư về mua bán giảm phát thải Ďược ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức 1318
  9. tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) cho 11 tỉnh vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Theo Ďó, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho Emergent - cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) 5,15 triệu tấn CO2 với giá tối thiểu là 10 USD/tấn (tương Ďương 51,5 triệu USD) cho giai Ďoạn 2022 - 2026. Ngày 7/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị Ďịnh 06/2022/NĐ-CP quy Ďịnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Trong Ďó, giai Ďoạn Ďến hết năm 2027 sẽ xây dựng quy Ďịnh quản lí tín chỉ carbon, hoạt Ďộng trao Ďổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon;... và từ năm 2028 sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức. 4.4. Mục tiêu chuyển dịch công bằng sang Net zero Để Ďạt Ďược Netzero, các quốc gia nên Ďạt Ďến phát thải không nhanh hơn nhằm tạo khoảng trống cho những quốc gia có thể mất lâu hơn Ďể Ďạt Ďến phát thải ròng bằng không. Ngoài ra, mỗi quốc gia hoàn toàn có thể tự xây dựng các chính sách thực hiện hướng tới Netzero của riêng mình. Cuối cùng, các nước Ďang phát triển rất cần các nước và thế giới Ďược hỗ trợ về mặt tài chính, công nghệ nhằm Ďạt mức phát thải bằng không. Vì vậy, Netzero cần phải Ďạt Ďược theo nguyên tắc phát triển bền vững, phù hợp với mục tiêu kinh tế và môi trường. Tháng 4/2022, EU và Vương quốc Anh Ďã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ mới Việt Nam tham gia Ďàm phán về chuyển Ďổi năng lượng công bằng (JETP). Tháng 6/2022, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Ďầu mối Ďàm phán xây dựng Tuyên bố chính trị về JETP với Anh, EU và các nước G7. 4.5. Mục tiêu tính bền vững trong sinh thái xã hội Khi theo Ďuổi mục tiêu phát thải ròng bằng không, cần xem xét và quan tâm Ďến nhóm các giải pháp dựa vào môi trường thiên nhiên nhắm giúp hạn chế sự nóng lên toàn cầu và làm chậm sự suy giảm Ďa dạng sinh học Ďồng thời hỗ trợ con người trên nhiều phương diện khác nhau, bao gồm sức khoẻ cộng Ďồng, môi trường sinh sống và Ďảm bảo về lương thực. Ngày 26/2/2022, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và các cơ quan thuộc huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội tổ chức khởi Ďộng dự án trồng cây hướng Ďến mục tiêu phát thải ròng bằng ―0‖ (Netzero) vào năm 2050. Ngoài ra, còn rất nhiều hoạt Ďộng khác vừa giúp người dân tạo nguồn thu nhập, tránh biến Ďổi môi trường sinh thái và góp phân làm giảm phát thải khí CO2. 5. Một số kiến nghị giải pháp thúc đẩy mục tiêu Netzero của Việt Nam Để thúc Ďẩy thực hiện mục tiêu Netzero tại Việt Nam trên cơ sở phân tích thực trạng triển khai Netzero tại Việt Nam hiện nay và kinh nghiệm của thế giới về chiến lược Netzero nhóm tác giả Ďề xuất một số giải pháp sau: 1319
  10. Thứ nhất, th c hiện tài chính xanh thông qua công nghệ bloc chain: Việc xây dựng Ďược một thị trường trao Ďổi tín chỉ carbon thông minh, minh bạch sẽ Ďóng góp rất lớn cho việc Ďạt Ďược mục tiêu phát thải về 0. Hiện tại, cách tiếp cận phổ biến nhất của doanh nghiệp Ďể Ďạt Ďược các tiêu chuẩn về khí cacbonic là thông qua thị trường bù Ďắp carbon. Tuy nhiên, qua thị trường carbon, những doanh nghiệp hoặc quốc gia có thể dễ dàng bù Ďắp lượng khí thải CO2 của họ. Do Ďó, một cơ chế Ďảm bảo các công ty không chỉ mua lượng carbon bù Ďắp mà vẫn thực sự Ďể giảm lượng khí thải CO2 là rất cần thiết. Bên cạnh Ďó, khả năng theo dõi, ghi chép và giám sát dữ liệu phát thải cũng rất Ďáng quan tâm. Công nghệ blockchain có thể cải thiện báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) bằng cách cung cấp một nền tảng minh bạch và Ďáng tin cậy cho các doanh nghiệp Ďể theo dõi, báo cáo và Ďánh giá tác Ďộng của hoạt Ďộng của họ Ďến môi trường, xã hội và quản trị. Một trong những ứng dụng tiêu biểu của blockchain trong việc cải thiện báo cáo ESG là việc xác thực thông tin. Các doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ blockchain Ďể Ďảm bảo tính toàn vẹn và Ďộ chính xác của thông tin báo cáo ESG bằng cách lưu trữ thông tin trên các khối blockchain có tính bảo mật cao cũng như tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong việc Ďánh giá và giám sát ESG. Thứ hai, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững. Để làm Ďược Ďiều này cần: Một là, thay Ďổi tập quán sản xuất lúa gạo bằng việc áp dụng các thực hành CSA (Nông nghiệp thông minh với khí hậu) như quản lí tưới ướt khô xen kẽ kết hợp với thực hành nông nghiệp tốt như ―Một phải, Năm giảm‖, trong Ďó, ―Một phải‖: phải sử dụng giống Ďược chứng nhận, ―Năm giảm‖: giảm lượng nước tưới, giảm tỉ lệ gieo sạ, giảm phân Ďạm, giảm thuốc trừ sâu, giảm thất thoát sau thu hoạch trong quá trình sấy và chế biến xay xát) giúp cắt giảm Ďáng kể lượng khí thải CH4 và N2O. Hai là, quản lí tốt hơn sản phẩm thải ra từ sản xuất lúa lúa gạo: Sản phẩm thải ra từ sản xuất lúa gạo (rơm rạ và trấu) có thể Ďược tái sử dụng cho các mục Ďích khác như làm thức ăn gia súc, làm giá thể trồng cho các loại cây trồng khác như nấm, làm nguyên liệu cho sản xuất năng lượng sinh học và các sản phẩm phụ như phân bón hữu cơ. Ba là, giảm thất thoát và lãng phí lương thực. Tăng hiệu suất xay xát lúa gạo lên 70 và hiện Ďại hoá các kho bảo quản gạo có thể giúp giảm tổn thất sản phẩm, Ďảm bảo Ďược chất lượng gạo và giảm phát thải khí nhà kính. Bốn là, Ďa dạng hoá nông nghiệp bằng cách tăng năng suất lúa gạo một cách bền vững sẽ cho phép Ďa dạng hoá ở một số nơi sang các loại cây trồng khác có giá trị cao hơn mang lại thu nhập tốt. Thứ ba, chuyển dịch sử dụng năng lượng xanh: Chính phủ Việt Nam ban hành các chính sách ưu tiên cho lĩnh vực chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững. Một số vấn Ďề liên quan Ďến quản trị trong chuyển dịch năng lượng 1320
  11. cần Ďược chú trọng, Ďó là thị trường minh bạch, cạnh tranh, môi trường pháp lí Ďầy Ďủ, rõ ràng và ổn Ďịnh, Ďặc biệt là các quy Ďịnh về xây dựng, truyền tải và phân phối năng lượng cho các nhà sản xuất. - Xây dựng Ďược một thị trường năng lượng minh bạch và cạnh tranh bằng việc Chính phủ thực hiện các hoạt Ďộng như hình thành khuôn khổ Ďấu thầu cạnh tranh các dự án năng lượng tái tạo, áp dụng hoàn toàn thị trường bán buôn, tiếp tục cổ phần hoá các công ty phát Ďiện thuộc Tập Ďoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và tách bạch Trung tâm Điều Ďộ hệ thống Ďiện quốc gia (NLDC). - Xây dựng Ďược môi trường pháp lí Ďầy Ďủ và rõ ràng và ổn Ďịnh trên cơ sở rà soát lại toàn bộ các Ďịnh hướng, chiến lược và chính sách cho việc phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam sao cho Ďảm bảo sự thống nhất từ trên xuống. Các chính sách Ďược ban hành cũng cần Ďảm bảo tính ổn Ďịnh và lâu dài, bởi Ďầu tư cho năng lượng tái tạo Ďòi hỏi nguồn lực tài chính rất lớn. - Chuyển dịch năng lượng thông qua việc giữa cách thức sản xuất năng lượng và cách thức tiêu dùng năng lượng. Do Ďó, các thiết chế Ďang chi phối ngành này (như PVN và EVN), cần Ďịnh vị lại mình trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng năng lượng trong bối cảnh mới, với tầm nhìn dài hạn tới năm 2050. Thứ tư, tăng cường trách nhiệm doanh nghiệp: Đề xuất này có thể Ďóng góp vào mục tiêu 2 khi giúp tăng cường sự hợp tác giữa các bên trong hành trình giảm phát thải. Những năm gần Ďây, các bên ngày càng chú trọng hơn tới vấn quan trên thị trường toàn cầu Ďể kinh doanh có trách nhiệm và việc tuân thủ các chuẩn mực về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Các công ty Việt Nam, Ďặc biệt là các nhà xuất khẩu, nếu muốn thành công tại các thị trường quan trọng nhất của Việt Nam như châu Âu và Hoa Kỳ cần có cái nhìn dài hạn, chú trọng vào việc thực hiện ESG, giám sát và báo cáo tuân thủ. Đầu tư vào kinh doanh có trách nhiệm và ESG có nghĩa là Ďầu tư cho tương lai bền vững, nó phải là một phần trong chiến lược và khuôn khổ quản trị công ty. Nếu chứng tỏ Ďược cam kết kinh doanh có trách nhiệm của mình, công ty sẽ có khả năng thu hút và giữ chân khách hàng và Ďối tác mới, Ďồng nghĩa với việc thu Ďược nhiều lợi nhuận hơn. Về lâu dài, họ sẽ góp phần Ďáng kể vào việc thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen, M., Dube, O. P., Solecki, W., Aragón-Durand, F., Cramer, W., Humphreys, S., & Kainuma, M. (2018). Special Report: Global Warming of 1.5 C. Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC). 2. Crippa, M., Guizzardi, D., Solazzo, E., Muntean, M., Schaaf, E., Monforti- Ferrario, F., Banja, M., Olivier, J.G.J., Grassi, G., Rossi, S., Vignati, E., (2021). GHG emissions of all world countries - 2021 Report, EUR 30831 EN, Publications Office of the European Union, Luxembourg, ISBN 978-92-76- 41546-6, doi:10.2760/173513, JRC126363. 1321
  12. 3. Fankhauser, S., Smith, S. M., Allen, M., Axelsson, K., Hale, T., Hepburn, C., ... & Wetzer, T. (2022). The meaning of Net zero and how to get it right. Nature Climate Change, 12(1), 15-21. 3. IEA. (2023). CO2 Emissions in 2022. 4. Krishnan, M., Nauclér, T., Pacthod, D., Pinner, D., Samandari, H., Smit, S., & Tai, H. (2021). Solving the net-zero equation: Nine requirements for a more orderly transition. McKinsey & Company, 10. 4. Ministry of Economy, Trade and Industry of Japan (METI). (2020). Green Growth Strategy Through Achieving Carbon Neutrality in 2050. 5. Masson-Delmotte, V. P., Zhai, P., Pirani, S. L., Connors, C., Péan, S., Berger, N., ... & Scheel Monteiro, P. M. (2021). Ipcc, 2021: Summary for policymakers. in: Climate change 2021: The physical science basis. contribution of working group i to the sixth assessment report of the intergovernmental panel on climate change. 6. Nieto, M. (2022). Whatever it takes to reach Net zero emissions around 2050 and limit global warming to 1.5 c: the cases of United States, China, European Union and Japan. Baffi carefin Centre Research Paper, (2022-170). 10. United Nations. (2022). For a livable climate: Net‐zero commitments must be backed by credible action. 11. Zhong, W., & Haigh, J. D. (2013). The greenhouse effect and carbon dioxide. Weather, 68 (4): 100-105. 1322
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1