YOMEDIA
ADSENSE
Kế hoạch đổ bộ lên Nhật của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ II
113
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ngày 7 tháng 5 năm 1945, nước Đức phát xít đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Quân đội Anh Mỹ bắt đầu tập trung lực lượng giải quyết chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Đối với họ, đây là nơi khó khăn nhất, vì quân Nhật chiến đấu liều chết một cách cuồng tín, thua cũng không đầu hàng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch đổ bộ lên Nhật của Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ II
- Kế hoạch đổ bộ lên Nhật của Mỹ trong WW II Ngày 7 tháng 5 năm 1945, nước Đức phát xít đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Quân đội Anh Mỹ bắt đầu tập trung lực lượng giải quyết chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Đối với họ, đây là nơi khó khăn nhất, vì quân Nhật chiến đấu liều chết một cách cuồng tín, thua cũng không đầu hàng. Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ dự kiến việc giải quyết chiến trường này sẽ mất ít nhất 18 tháng, trong đó đã xét tới việc Liên Xô tham chiến đánh Nhật theo thoả thuận ở Yalta tháng 2 năm 1945. Lúc ấy Nhật còn khoảng 7 triệu quân (chưa kể nguỵ quân của các nước bị Nhật chiếm), một nửa đóng ở Trung Quốc (TQ), các nước Đông Nam Á và các đảo Nhật đã chiếm được, một nửa ở trong nước, gồm 2,25 triệu lục quân và 1,25 triệu hải quân. Quân Mỹ áp dụng chiến thuật nhảy cóc, bỏ qua các đảo Nhật chiếm trên Thái Bình Dương mà tiến sát chính quốc Nhật. Tháng 4.1945 Mỹ chiếm được đảo Okinawa, một đầu cầu quan trọng cách Nhật 540 km. Hàng nghìn máy bay Mỹ ngày ngày cất cánh từ Trung Quốc và các tàu sân bay ném bom rải thảm khắp các đô thị Nhật, dùng bom cháy là chính để tạo cảnh tàn phá, gây sức ép tâm lý với dân Nhật. Hàng nghìn tàu chiến vây xung quanh nã pháo vào các công sự phòng ngự 4 đảo chính quốc là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku. Nhật đã mất quyền kiểm soát trên không và trên biển, phải co vào phòng ngự. Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ trình lên Tổng thống Truman kế hoạch tấn công chính quốc Nhật Bản, gọi là Operation Downfall, do các tướng MacArthur, Nimitz, King, Leahy, Hap Arnold và Marshall dự thảo. Kế hoạch chia 2 bước, gồm chiến dịch Olympic và chiến dịch Coronet (Vòng Hoa), đều mở màn bằng một đợt ném bom rải thảm dài ngày dùng máy bay lục quân cất cánh từ TQ và Triều Tiên. Ngày 7 tháng 5 năm 1945, nước Đức phát xít đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Quân đội Anh Mỹ bắt đầu tập trung lực lượng giải quyết chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Đối với họ, đây là nơi khó khăn nhất, vì quân Nhật chiến đấu liều chết một cách cuồng tín, thua cũng không đầu hàng. Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ dự kiến việc giải quyết chiến trường này sẽ mất ít nhất 18 tháng, trong đó đã xét tới việc Liên Xô tham chiến đánh Nhật theo thoả thuận ở Yalta tháng 2 năm 1945. Lúc ấy Nhật còn khoảng 7 triệu quân (chưa kể nguỵ quân của các nước bị Nhật chiếm), một nửa đóng ở Trung Quốc (TQ), các nước Đông Nam Á và các đảo Nhật đã chiếm được, một nửa ở trong nước, gồm 2,25 triệu lục quân và 1,25 triệu hải quân. Quân Mỹ áp dụng chiến thuật nhảy cóc, bỏ qua các đảo Nhật chiếm trên Thái Bình Dương mà tiến sát chính quốc Nhật. Tháng 4.1945 Mỹ chiếm được đảo Okinawa, một đầu cầu quan trọng cách Nhật 540 km. Hàng nghìn máy bay Mỹ ngày ngày cất cánh từ Trung Quốc và các tàu sân bay ném bom rải thảm khắp các đô thị Nhật, dùng bom cháy là chính để tạo cảnh tàn phá, gây sức ép tâm lý với dân Nhật. Hàng nghìn tàu chiến vây xung quanh nã pháo vào các công sự phòng ngự 4 đảo chính quốc là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku. Nhật đã mất quyền kiểm soát trên không và trên biển, phải co vào phòng ngự. Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ trình lên Tổng thống Truman kế hoạch tấn công chính quốc Nhật Bản, gọi là Operation Downfall, do các tướng MacArthur, Nimitz, King, Leahy, Hap Arnold và Marshall dự thảo. Kế hoạch chia 2 bước, gồm chiến dịch Olympic và chiến dịch Coronet (Vòng Hoa), đều mở màn bằng một đợt ném bom rải thảm dài ngày
- dùng máy bay lục quân cất cánh từ TQ và Triều Tiên. Chiến dịch Olympic dự kiến bắt đầu ngày 1 tháng 11, sử dụng 11 sư đoàn lục quân và 3 sư đoàn lính thuỷ đánh bộ, dùng tàu chở quân dưới sự yểm hộ của hải quân và không quân đổ bộ lên chiếm vùng cực nam đảo Kyushu (đảo nhỏ thứ 3, chiếm 11% diện tích nước Nhật), xây dựng nhiều sân bay ở đây để ném bom quy mô lớn phía Bắc Kyushu và đảo Honshu (đảo lớn nhất Nhật), gây sức ép buộc Nhật đầu hàng. Nếu Nhật vẫn không hàng thì chuyển sang chiến dịch Coronet, tấn công đảo Honshu để kết thúc chiến tranh. Chiến dịch dự kiến bắt đầu vào ngày 1 tháng 3 năm 1946, ngày hoàn thành phụ thuộc vào tình hình diễn biến thực tế. Coronet Operation sẽ sử dụng 12 sư đoàn bộ binh và 3 sư đoàn lính thuỷ đánh bộ. Vấn đề quan trọng nhất, đau đầu nhất là dự kiến số thương vong của phía Mỹ. Dự kiến chiến dịch Olympic thương vong 456 nghìn người, trong đó chết 109 nghìn; chiến dịch Coronet thương vong 1,2 triệu người, chết 267 nghìn. Đây chỉ là dự kiến tối thiểu, vì chưa lường hết khả năng lợi hại của cách đánh tự sát của địch, chưa đánh giá được khả năng chiến đấu của ngót 100 triệu thường dân Nhật, khi mỗi người dân đều là một du kích quân. Mỹ chưa có kinh nghiệm về mặt này, vì trên chiến trường châu Âu, Đức đánh theo kiểu khác. Quân Đức không cuồng tín liều chết kiểu Võ Sĩ Đạo như người Nhật. Trận Stalingrad, Thống chế Paulus dẫn 91 nghìn lính Đức ra đầu hàng Hồng quân Liên Xô. Người Nhật thì khác. Khi thua trận, các sĩ quan chỉ huy Nhật đều không đầu hàng mà tự sát. Tàu đắm thì hạm trưởng cột mình vào tàu cùng chìm. Nước Đức có hơn 5000 người bị hành quyết vì âm mưu ám sát Hitler, trong đó có Thống chế Rommel tư lệnh quân đội Đức tại Bắc Phi và nhiều tướng khác. Hitler từng nói, hắn không tin vào ai hết trừ con chó Blondi yêu quý và cô nhân tình Eva Braun của hắn. Trước khi tự sát, hắn còn quyết định khai trừ hai chiến hữu thân cận nhất là Goering và Himmler ra khỏi đảng Quốc Xã. Tình hình nước Nhật thì khác. Chưa từng có người Nhật nào tỏ ý chống lại Thiên Hoàng Nhật Bản – được toàn dân Nhật coi là thần thánh chứ không phải người thường. Lính Nhật khi xung phong đều hô “Thiên Hoàng vạn tuế !” Trận Okinawa, 3 sư đoàn Nhật trên đảo chống lại cuộc tấn công của Mỹ gấp 3 lần về quân số và hàng chục lần về trang bị, cầm cự được hơn 100 ngày mới thua; thường dân trên đảo đều tham gia chiến đấu. Nhật chết gần 200 nghìn (cả quân và dân), số còn lại hầu hết đều tự sát, Mỹ chỉ bắt được 8000 lính, đều là thương binh. 4000 dân vào rừng đánh du kích. Thương vong phía Mỹ là hơn 70 nghìn, riêng chết hơn 12 nghìn người. 2000 máy bay Nhật đánh theo kiểu tự sát, đánh chìm 13 tàu khu trục Mỹ, đánh bị thương gần 400 tàu, 800 máy bay Mỹ rơi. Trận đảo Saipan, hơn 3000 lính Nhật đánh đến người cuối cùng, thương binh nổ lựu đạn tự sát chết; ngoài ra còn động viên thường dân trên đảo nhảy từ vách núi cao xuống biển tự tử; một số đàn bà trẻ em không dám nhảy đều bị đảy xuống. Các đảo nói trên đều bị hải quân và không quân Mỹ bao vây cách ly, quân Nhật ho àn toàn không có chi viện từ bên ngoài. Nếu Mỹ đánh lên chính quốc Nhật thì sẽ khác, lính Nhật ẩn trong công sự ngầm hoặc hang động ven biển, lại có sự chi viện mạnh của máy bay và pháo từ phía sau, lúc ấy quân Mỹ khác nào những tấm bia sống. Chưa kể thường dân Nhật đều tham gia chiến đấu và tiếp tế. Hậu phương Nhật với ngót 100 triệu dân là một sức mạnh đáng sợ. Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ biết rõ là họ rất khó dự kiến mức độ ác
- liệt của tác chiến với Nhật. Rõ ràng, thương vong của hai bên sẽ lên đến mức khủng khiếp chưa từng thấy và cuộc chiến sẽ kéo dài. Lúc ấy Nhật đã chuẩn bị một lực lượng chiến đấu tự sát đáng kể. Ngo ài 5500 máy bay cảm tử Kamikaze, còn có nhiều vũ khí khác. Lính Mỹ sợ nhất là tàu ngầm bỏ túi kiểu Koryud do 5 người điều khiển, có thể chạy dưới nước 40 phút ở vận tốc 16 hải lý hoặc 50 giờ ở vận tốc 2,5 hải lý, mang theo 2 ngư lôi hoặc chở đầy thuốc nổ lao vào tàu địch. Mỗi tháng Nhật sản xuất được 180 chiếc Koryud, hiện có 540 chiếc. Nhật còn định chế tạo tàu ngầm Kairyu 2 người điều khiển, lắp 2 ngư lôi hoặc chở đày bộc phá. Ngoài ra còn có 650 “ngư lôi sống”, mỗi ngư lôi phóng từ tàu ngầm ra có một người lái ngư lôi đâm vào tàu địch. Số “ngư lôi sống” sẽ tăng lên 4000. Các vũ khí tự sát này chủ yếu để tấn công tàu chở quân Mỹ đổ bộ. Ngoài ra, phía Mỹ không thể không xét đến một tình hình đặc biệt là Nhật có thể trả thù việc tấn công lên đất Nhật bằng cách tàn sát tù binh và thường dân các nước Đồng Minh, hoặc dùng họ làm bia đỡ đạn. Phát xít Nhật nổi tiếng về ngược đãi tù binh và thường dân đối phương. Vụ tàn sát 300 nghìn người TQ ở Nam Kinh sau khi quân Nhật chiếm thành phố này là một thí dụ. Khi chiếm bán đảo Bataan (Philippines, 4.1942), Nhật bắt được 75 nghìn tù bình Mỹ, chúng giết chết 7000 người. Trong một công trình làm đường sắt, đã có gần 13 nghìn trong số 61 nghìn tù binh Đồng Minh bị chết, chưa kể 270 nghìn thường dân. Thống kê sau chiến tranh cho thấy: 253 nghìn tù binh Anh, Mỹ bị Đức bắt có 9 nghìn người chết (4%); 132 nghìn tù binh Anh, Mỹ, Úc bị Nhật bắt có 36 nghìn người chết (27%). Phía Nhật còn bắn tin là nếu quân Mỹ đổ bộ lên đất Nhật thì lập tức chúng sẽ hành quyết toàn bộ số tù binh Đồng Minh mà chúng đã bắt họ đào sẵn hố tự chôn mình. Tình báo Mỹ cũng nhận được các nguồn tin chứng tỏ Nhật đang chuẩn bị “Bản thổ quyết chiến”, sẵn sàng “hy sinh cả 100 triệu dân”. Đại tướng Suzuki nhậm chức Thủ t ướng đầu tháng 4.1945 tuyên bố ngay với mọi người: “Nếu tôi hy sinh, xin chư vị băng qua xác tôi mà tiến lên !” Sau khi Đức đầu hàng, tháng 6, Chính phủ Nhật họp vẫn quyết định chiến đấu đến người cuối cùng trong trận “bản thổ quyết chiến” và tin rằng Mỹ sẽ thua vì thương vong vô cùng nặng nề, Nhật có thể phản công thắng lợi. Ngày 26 tháng 7, Tuyên ngôn Potsdam được công bố trên toàn thế giới, đòi Chính phủ Nhật phải lập tức đầu hàng không điều kiện và cảnh cáo: bất cứ sự lựa chọn nào khác đều chỉ có thể dẫn đến sự huỷ diệt nhanh chóng và toàn diện của nước Nhật. Thế nhưng ngày 28, Thủ tướng Nhật Suzuki Kantaro vẫn nói: Chính phủ Nhật sẽ chiến đấu đến cùng. Bộ trưởng Lục quân Anami ra “Thông cáo gửi t ướng sĩ toàn quân” kêu gọi: “Thề quyết bảo vệ đất thiêng này, chiến đấu đến cùng, dù cho núi sông cây cỏ tan tành, hãy tin là từ chỗ chết sẽ tìm được đường sống.” Thái độ ngoan cố của Chính phủ Nhật đã dẫn đến hậu quả là Tổng thống Mỹ Truman quyết định dùng bom nguyên tử để doạ Nhật phải đầu hàng. Kế hoạch chiến dịch Olympic và Coronet bị xếp xó không bao giờ dùng đến. Ngay cả sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, nơi đóng bản doanh Bộ Tư lệnh miền Nam và tập kết lực lượng phòng thủ Nhật, các tướng lĩnh chỉ huy quân đội
- Nhật vẫn chưa tin là Mỹ có bom nguyên tử. Khi xác nhận đúng là bom nguyên tử, họ lại nói Mỹ chỉ có mỗi một quả bom này mà thôi, không có gì đáng sợ. Chỉ sau khi bom lại rơi xuống thành phố công nghiệp đóng t àu Nagasaki, nơi sản xuất ra những tầu sân bay, tầu tuần dương, tầu khu trục và tầu ngầm nổi tiếng của Nhật Bản, Nhật Hoàng mới dứt khoát chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam, đồng ý đầu hàng. Biết tin này, một số sĩ quan trẻ trong quân đội Nhật đã làm đảo chính, định tiêu diệt phái chủ hàng và buộc nhà vua chấp nhận quyết chiến đến cùng. Rất may là cuộc đảo chính bất thành và Chiếu thư Ngừng chiến vẫn được công bố trên đài phát thanh. Nếu không có Thánh chỉ này của nhà vua, chắc nước Nhật sẽ chiến đấu đến người cuối cùng. Khi Chiếu thư của Thiên Hoàng vừa ban ra, nhiều tướng lĩnh và sĩ quan đã tự sát, trong đó có Bộ trưởng Lục quân Anami, Đại tướng cựu Tổng Tham mưu trưởng Sugiyama, Đại tướng Tư lệnh miền Đông Tanaka v.v...
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn